1. Năng lực tự học, tự nghiên cứu là yếu tố mang tính quyết định của tính tựlực, tự thân học tập. Có thể khẳng định rằng: năng lực tự học, tự nghiên cứu tạo cho lực, tự thân học tập. Có thể khẳng định rằng: năng lực tự học, tự nghiên cứu tạo cho người học một sự sẳn sàng về tâm lý tiếp nhận. Người học định hướng được nhu cầu
tiếp nhận của mình; ý thức được yêu cầu của xã hội, của cộng đồng đối với việc học tập. Từ ý thức được mục đích học tập và những nhu cầu học tập, người học sẽ phấn đấu thỏa mãn nhu cầu nhận thức bằng thái độ nghiêm túc học tập tự học tự nghiên cứu. Tinh thần tự chủ trong học tập giúp học sinh có suy nghĩ, nhận thức và đánh giá đúng những điều kiện và phương tiện học tập của mình, biết sử dụng một cách có hiệu quả các điều kiện học tập, trách được những ảnh hưởng, trở ngại và có những biện pháp, cách thức hữu hiệu trong việc giải quyết những nhiệm vụ và yêu cầu học tập. Chỉ có tự học, tự nghiên cứu, người học mới có thể dự đoán trước, lường trước được những diễn biến về nhận thức, tình cảm, ý chí, hành động của mình, đánh giá một cách chủ động, đúng mức tương quan giữa ước mơ và hiện thực, giữa điều kiện, hoàn cảnh và kết quả, nguyện vọng. Tự học, tự nghiên cứu độc lập, tự chủ tuy khó khăn vất vả nhưng người học lại thu được những kết quả bền vững. Người tự học, tự nghiên cứu thường phát huy được sự thống nhất biện chứng giữa phẩm chất và năng lực, giữa ý thức và tình cảm, hành động, giữa động cơ, khát vọng khám phá với phương pháp hoạt động tự học, tự nghiên cứu.
2. Đổi mới phương pháp dạy học luôn là yêu cầu đặt ra để nâng cao chất lượngvà hiệu quả dạy học. Xu hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là và hiệu quả dạy học. Xu hướng chung của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là đổi mới theo quan điểm đặt học sinh vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học. Quan điểm này có cơ sở lí luận từ việc nhận thức quá trình dạy học là quá trình có hai chủ thể thầy và trò. Cả hai chủ thể này đều chủ động, tích cực bằng các hoạt động khác nhau trong việc truyền đạt và lĩnh hội tri thức. Nghĩa là, nếu trước đây người ta quan tâm nhiều đến phương pháp dạy của người thầy thì nay phải đặc biệt quan tâm nhiều đến phương pháp học của trò. Bởi lẽ, việc học của học sinh là cả một quá trình tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ dưới sự hướng dẫn của thầy giáo. Là một loại hình hoạt động đặc thù và quan trọng nhất của học sinh, hoạt động học tập bao gồm một hệ thống các kĩ năng học tập, trong đó kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, xử lí tài liệu là vô cùng quan trọng cần được rèn luyện thường xuyên. Dạy học theo quan điểm đặt người học vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy học cần phải xác định lại, xác định đúng đắn hoạt động của thầy và trò trong tiến trình dạy học. Thầy phải là người đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, điều khiển, trọng tài, cố vấn trong quá trình học sinh tiếp nhận, lĩnh hội kiến thức từ bài học. Dưới sự hướng dẫn của thầy, người học khai phá tri thức, tự nghiên cứu xử lí thông tin. Không còn thụ động, ỷ lại, người học phải tự mình nêu ra các thắc mắc và dưới sự cố vấn của thầy, người học tự hành động, kiểm tra và giải đáp thắc mắc, chiếm lĩnh tri thức. Đó chính là phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
3.Từ cơ sở lí luận và thực tiễn đó, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp nhằm vận dụng để hình thành năng lực tự học cho học sinh một cách hiệu quả trong quá trình dạy học Ngữ văn. Đó là các giải pháp như xác lập kiến thức trọng tâm, tổ chức
cho học sinh thuyết trình, tổ chức đối thoại, thảo luận cá nhân, nhóm, hệ thống bài tập trên ngắn trên lớp, hệ thống bài tập về nhà… Qua quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Sông Ray một cách nghiêm túc, tuân thủ theo các nguyên tắc thực nghiệm, chúng tôi đã đánh giá được tính khả thi của các giải pháp mà đề tài đề xuất. Trên cơ sở phân tích kết quả thực nghiệm và các phiếu điều tra sau mỗi tiết học, chúng tôi nhận thấy rằng những giải pháp được nêu ra trong đề tài tỏ ra phù hợp với nhận thức, năng lực và bước đầu phát huy được tính tích cực của học sinh. Tiến trình dạy học trở nên sôi động, hứng thú và cho thấy những kết quả khả quan. Tuy vậy, đây chỉ là bước thử nghiệm ban đầu cho một hướng dạy học mới nên nó cần được quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ và sâu sắc hơn về cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như bổ sung thêm các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Ngữ văn nói riêng và dạy học nói chung ở bậc THPT.