Tổ chức cho học sinh làm những bài tập ngắn trong giờ học

Một phần của tài liệu skkn hình thành năng lực tự học cho học sinh qua dạy học bài đọc thêm ở sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 và lớp 11 (Trang 26 - 28)

* Đặc điểm, phạm vi sử dụng

Để rèn luyện phẩm chất nhân cách cho học sinh, giáo viên phải sử dụng nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau, trong đó bài tập có thể xem là phương tiện có hiệu quả và thường dùng nhất. Thế mạnh của bài tập là ở chổ rèn luyện ý chí và niềm tin vào khoa học, vào sức mạnh bản thân. Niềm tin này có được là do trong quá trình độc lập vận dụng kiến thức, độc lập tìm tòi đáp số đã giúp các em giải quyết đúng đắn các vấn đề đặt ra. Lúc này kiến thức đã trở thành của riêng của các em, các em thấy mình lớn mạnh hơn trong việc giải quyết các vấn đề tự nhiên và xã hội. Sau mỗi lần giải bài tập thành công niềm tin của các em vào khoa học cũng như năng lực vận dụng tri thức của các em càng được phất triển và củng cố.

Sự đào bới những hiểu biết của mình, sự vận dụng chúng để biết giải quyết các vấn đề thực tiễn, chẳng những làm cho các em hiểu rõ hơn bản chất, đặc điểm và khả năng của kiến thức, nắm vững vị trí của mỗi yếu tố kiến thức trong hệ thống tương ứng, mà dần dần làm cho họ có khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn. Việc giải bài tập không những có ý nghĩa về mặt nhận thức mà còn làm cho học sinh thông minh thêm, làm cho bộ óc phát triển. Ăng ghen nói “sự phát triển của trí tuệ con người không tách rời khỏi sự vận động của bộ não"

Chúng ta biết rằng, một yêu cầu có tính chất quan trọng trong học tập là học phải đi đôi với hành. Hoạt động học văn trong nhà trường không chỉ là hoạt động khám phá khai mở tri thức mà còn là sự vận dụng tri thức đã học. Chính vì vậy, xây dựng hệ thống bài tập tạo điều kiện để học sinh vận dụng những hiểu biết của mình ngay trong giờ học cũng có những tác dụng nhất định trong việc kích thích trí tò mò, khai mở những khả năng sáng tạo của học sinh.

Biện pháp này không chỉ làm thay đổi không khí của giờ học mà đặc biệt còn khuyến khích được hoạt động học tập tích cực, độc lập, kích thích hoạt động tư duy của học sinh. Đây là điều kiện quan trọng để giúp học sinh chiếm lĩnh các đơn vị tri thức trong tác phẩm. Đồng thời cũng thông qua việc làm những bài tập này mà giúp GV nắm bắt được những thông tin phản hồi có giá trị. Từ đó, hiểu được từng đối tượng và sẽ có cách điều chỉnh phù hợp. Biện pháp này có thể sử dụng cho tất cả các

bài học Ngữ văn.

* Cách thức tiến hành

Bước 1: Định hướng xây dựng bài tập

Giáo viên chuẩn bị những bài tập ngắn có thể là trắc nghiệm hoặc tự luận trước ở nhà. Điều quan trọng ở bước này là giáo viên phải xác định rõ được mục đích xây dựng các bài tập. Các bài tập nhằm kiểm tra những tri thức, kĩ năng cũng như cần phát triển những năng lực gì ở học sinh. Từ đó có hướng xây dựng câu hỏi, bài tập cho phù hợp. Và một điều nữa cần lưu ý: tùy thuộc vào những bài học, tiết học, lớp học cụ thể mà giáo viên xây dựng hệ thống bài tập cho một giờ lên lớp.

Bước 2:Chọn lựa kiểu câu hỏi, bài tập

Tùy thuộc vào nội dung, đặc điểm của từng bài dạy mà giáo viên có sự lựa chọn những kiểu câu hỏi tự luận hay trắc nghiệm khác nhau. Trong giờ dạy học bài đọc thêm, có thể sử dụng các kiểu dạng bài tập sau:

Bài tập giúp học sinh vận dụng năng lực nhận biết.

Bài tập giúp học sinh bộc lộ những rung động, cảm xúc, thái độ. Bài tập giúp học sinh vận dụng năng lực liên tưởng.

Bài tập giúp học sinh vận dụng tư duy tổng hợp, đánh giá.

Bước 3:Tổ chức cho học sinh làm bài tập trên lớp

- Với hình thức trắc nghiệm, giáo viên có thể cho học sinh làm trên phiếu trắc nghiệm mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc làm qua máy chiếu có sử dụng phầm mềm Power Point có cài đặt các liên kết dẫn đến những câu trả lời dưới dạng đúng sai. Với hình thức này, giáo viên nên cho học sinh làm trên máy chiếu. Bởi lẽ, việc tổ chức cho học sinh trắc nghiệm trên máy tính này sẽ giúp ta thu hoạch ngay được kết quả đồng thời kích thích được các em tham gia vào hoạt động giải bài tập.

- Hình thức tự luận chủ yếu hướng đến những yêu cầu tổng hợp, khái quát, khắc sâu nhận thức hoặc vận dụng tri thức đã học vào việc giải quyết một vấn đề liên quan. Học sinh suy nghĩ, viết ngắn gọn vào giấy rồi trình bày nhanh bằng lời nói hoặc nộp lại để giáo viên đánh giá. Hình thức này có ưu điểm là phát triển được cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết cho học sinh.

* Yêu cầu

Hệ thống bài tập cho một giờ lên lớp phải có tác dụng nâng cao chất lượng giờ lên lớp vì vậy phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Bảo đảm tính hệ thống

- Góp phần tăng cường rèn luyện năng lực thực hành của học sinh

- Bảo đảm tính đa dạng để phục vụ các yêu cầu về nội dung và các bước của quá trình dạy học.

- Bài tập đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng HS, phải vừa sức không đánh đố học sinh. Kiến thức ra trong bài tập phải xoáy vào phần kiến thức trọng tâm và được đưa ra hợp lí, phù hợp với lô gic của bài học, với thời gian cho phép, bảo đảm để các em có điều kiện học tập tập trung, nhưng nhẹ nhàng, thư thái và hứng thú.

Một phần của tài liệu skkn hình thành năng lực tự học cho học sinh qua dạy học bài đọc thêm ở sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 và lớp 11 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w