1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường thpt

43 1.3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT SƠ YẾU LÍ LỊCH KHOA HỌC I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN. - Họ và tên: TRƯƠNG THỊ HUYỀN - Sinh ngày: 15- 07-1985. - Địa chỉ: 375/4 Tân Yên – Gia Tân III – Thống Nhất – Đồng Nai. - Điện thoại: 01642222171. - Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn. - Đơn vị công tác: Trường THPT Kiệm Tân. II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO. - Học vị: Cử nhân khoa học - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Lịch Sử. III KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có khinh nghiệm: Lịch Sử - Số năm kinh nghiệm : 7 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm trong 5 năm gần đây: 1. Một vài biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học Lịch sử. 2. Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT bằng phương pháp hoạt động nhóm. 3. Ứng dụng CNTT qua việc thiết kế một tiết dạy bằng giáo án điện tử. Trường THPT Kiệm Tân Trang 1 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lý do chọn đề tài……………………………………… Trang 4 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Trang 4 3. Phạm vi nghiên cứu Trang 5 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trang 5 5. Kết cấu của đề tài Trang 5 PHẦN II. NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận. 1.Cơ sở lý luận Trang 6 2.Cơ sở thực tiễn Trang 9 Chương II. “ Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử lớp 12 ở trường Trung học phổ thông”. 1. Biện pháp sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch sử Trang 10 2. Biện pháp sử dụng “sơ đồ hóa” – “sơ đồ tư duy” trong dạy học bộ môn Lịch sử Trang 21 Chương III. Kết quả 1. Kết quả thử nghiệm, hiệu quả của đề tài Trang 33 2. Bài học kinh nghiệm Trang 34 PHẦN III. KẾT LUẬN Trang 36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 39. Trường THPT Kiệm Tân Trang 2 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước,hiếu học. Từ xưa cha ông đã để lại cho chúng ta nhiều tư tưởng giáo dục như “học để hành, hành để học”, “Học một biết mười”… Hiện nay việc học với thói quen truyền thụ kiến thức một chiều cho học sinh chiếm ưu thế và ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đào tạo. Do đó đòi hỏi người dạy phải thay đổi phương pháp dạy và học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”, phát huy tối đa năng lực tự học của học sinh. Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỉ XX.Vấn đề này cũng đã được xác định trong Nghị quyết TW 4 khoá VII (1.1993), Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12.1996) và được thể chế hoá trong Luật Giáo dục 2005, điều 28 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [14, 2].Nghị quyết số 29: NQ/ TW ngày 4/11/2013 về”đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Lịch sử là bộ môn khoa học xã hội. Cùng với những bộ môn khoa học khác thì bộ môn lịch sử có vai trò rất quan trọng trong xã hội. Tuy nhiên hiện nay chất lượng môn lịch sử ở trường phổ thông chưa làm cho xã hội an tâm, học sinh không yêu thích môn lịch sử, chỉ biết học vẹt, học đối phó, thậm chí không học Do đâu mà có tình trạng này, theo tôi thì có nhiều nguyên nhân: Phương pháp giáo dục hiện nay là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.Trong học tập nhất là môn lịch sử, học sinh xem là môn phụ nên học một cách qua loa, học sinh học chỉ là đối phó để có điểm. Trường THPT Kiệm Tân Trang 3 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Giáo viên giảng, học sinh nghe, giáo viên ghi bảng học sinh chép, giáo viên hỏi học sinh sử dụng sách giáo khoa trả lời. Khi kiểm tra các em đọc từ chữ đầu đến chữ cuối mà không hiểu mình đang đọc cái gì. Một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn lịch sử là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, chưa gây cho học sinh hứng thú thực sự để nâng cao chất lượng bộ môn, trong khi đó nhà trường hiện nay còn thiếu nhiều phương tiện dạy học. Theo tôi một trong những nguyên nhân chính là do phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng như là phương pháp học của học sinh, học sinh chưa biết cách học. Cho đến nay trong lí luận cũng như thực tiễn, không ai phủ nhận vai trò to lớn của người học, bởi suy cho cùng kết quả tiếp thu (nhận) kiến thức khoa học của học sinh càng cao bao nhiêu, càng bền vững bao nhiêu thì chất lượng dạy học tốt bấy nhiêu. Song thực tế cho thấy việc dạy học ở trường phổ thông vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại, chất lượng dạy học còn thấp, việc dạy học theo cách thức truyền thống còn phổ biến, hiện tượng “thầy đọc, trò chép”, nhồi nhét kiến thức vẫn còn tồn tại nhiều nơi. Mặc dù phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều, tuy nhiên nhìn chung phương pháp dạy học lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo. Có thể nói phương pháp dạy học lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp nhận những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học mà còn tiến hành giảng dạy theo kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt chưa chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh. Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm giúp học sinh hứng thú học tập, phát huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh tư duy và nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học, góp phần Trường THPT Kiệm Tân Trang 4 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng, làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thông qua từng khóa học, chương, bài học cụ thể…. đó chính là lí do tôi lựa chọn đề tài:“Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT”(chương trình chuẩn) với mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bộ môn. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu. 2.1 Mục đích: Trên cơ sở lí luận phương pháp dạy học lịch sử, đề tài đi sâu vào đề xuất một vài biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử ở một số bài của lớp 12. 2.2 Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Tìm hiểu những lí luận dạy học nói chung, bộ môn nói riêng để lí giải rõ nội hàm khái niệm tính tích cực học tập của học sinh. - Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa lịch sử lớp 12 - Tiến hành điều tra thực tiễn việc dạy học hướng vào phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở trường THPT. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh nâng cao hơn nữa năng lực tự học của học sinh đối với bộ môn lịch sử ở lớp 12 nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. 3. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện về mặt thời gian và trình độ của bản thân có hạn, khi đề xuất các biện pháp sư phạm, đề tài chỉ đi vào đề cập một số biện pháp khi dạy học một số đề mục, ở một số bài trong Chương trình chuẩn lớp 12 ở trường phổ thông. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Cơ sở phương pháp luận Trường THPT Kiệm Tân Trang 5 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục và giáo dục lịch sử. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Ngoài phương pháp nghiên cứu khoa học chung: nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá. 5. Kết cấu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo , nội dung đề tài gồm 3 phần:: PHẦN I. MỞ ĐẦU PHẦN II. NỘI DUNG Chương I : Cơ sở khoa học và thực tiễn 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn Chương II: “Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 10 và lớp 12 ở trường THPT” 1. Biện pháp 1. . Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch Sử 2. Biện pháp 2. Sử dụng “ sơ đồ hóa” – “sơ đồ tư duy” trong dạy học lịch sử sử ở trường THPT. Chương III: Kết quả. PHẦN III. KẾT LUẬN PHẦN II. NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Cơ sở lý luận : Cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là việc tích lũy, phát triển kinh nghiệm giáo dục, mà điều quan trọng hơn là tiến hành trên cơ sở nghiên cứu khoa học. Bởi phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình dạy học và quá trình nhận thức.Vì vậy không thể coi nhẹ phương pháp dạy học, xem đó là kinh nghiệm, thủ thuật của cá nhân. Trường THPT Kiệm Tân Trang 6 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Việc bồi dưỡng về phương pháp dạy học là điều cần thiết và cấp thiết nhằm làm cho việc dạy học Lịch sử thu được nhiều kết quả đáp ứng được nhu cầu cải cách giáo dục hiện nay và góp phần phát triển bộ môn. Các nhà giáo dục lịch sử hiểu rằng: phương pháp dạy học lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong một quá trình thống nhất giảng dạy (giáo viên) và học tập nhận thức (học sinh), nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến thức lịch sử (về sự kiện, lý thuyết, thực hành) Phương pháp dạy học lịch sử không chỉ là một phương pháp đơn nhất, mà bao gồm một hệ thống các phương pháp có quan hệ chặt chẽ, tác động, hỗ trợ nhau trong quá trình dạy học như: phương pháp thông tin, tái hiện lịch sử, phương pháp nhận thức lịch sử; phương pháp tìm tòi, nghiên cứu… Hệ thống phương pháp này được thực hiện thông qua nhiều phương pháp,biện pháp, cách dạy học cụ thể, chủ yếu là trình bày miệng, sử dụng đồ dùng trực quan (và các phương tiện dạy học hiện đại như vi deo, chiếu bóng…) Như vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn lịch sử giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp nhằm phát huy tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh: khai thác kênh hình trong sách giáo khoa (SGK),ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào thiết kế, xây dựng bộ câu hỏi học tập, các bài tập thực hành, đố vui lịch sử, thư viện thông tin… cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự học, sử dụng sơ đồ hóa, sơ đồ tư duy trong giảng dạy… Việc học tập lịch sử thông qua các biện pháp trên tạo nhiều hứng thú cho các em trong học tập, các em được tiếp cận, nhận thức các sự kiện lịch sử và bài học lịch sử sống động hơn, gần với quá khứ hơn. So với những bài giảng thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu những sự kiện, nhân vật mà thầy cô thuyết giảng thì với việc học trên bài giảng điện tử, khai thác các kênh hình, tìm tòi và nghiên cứu học sinh đã được trực quan sinh động với những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy của học sinh, từ đó, nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ hơn và in sâu hơn vào trong trí nhớ của các em, giờ Trường THPT Kiệm Tân Trang 7 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT học sẽ trở nên sôi nổi hơn, hiệu quả hơn với sự tham gia đóng góp những ý kiến có chất lượng của nhiều học sinh và học sinh sẽ thực sự chủ động quá trình dạy học, giáo viên có thể hoàn thành vai trò hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức bền vững hơn. Qua thực tế việc sử dụng sơ đồ hóa, sơ đồ tư duy trong giảng dạy đã tạo hứng thú cho học sinh. Mỗi học sinh có thể tự lập sơ đồ tư duy cho mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên để bài học trở nên dễ thuộc, dễ hiểu, dễ nhớ hơn. Cùng một nội dung nhưng các em có thể thêm nhánh, thêm chú thích dưới dạng hình vẽ nhiều màu sắc tùy vào cách hiểu, cách lĩnh hội kiến thức trong bài học của mình. Điều này không là vấn đề mới như N.G. Đairi, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, NXB Giáo dục, Hà Nội 1973, đã nêu lên yêu cầu học tập lịch sử đối với học sinh “học tập lịch sử không phải chỉ chờ vào trí nhớ mà còn phải dựa vào tư duy logic và sự phán đoán” [5, 22]. Từ đó, ông đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học lịch sử. T.A.Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội 1973 đã đưa ra một số biện pháp sư phạm như: phương pháp làm việc với sách giáo khoa, phương pháp học tập ở phòng thí nghiệm, phương pháp luyện tập, ôn tập đặc biệt là phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh. I.F.Kharlamốp trong công trình “Phát triển tính tích cực của học sinh như thế nào”, NXB Giáo dục, 1978 đã khẳng định dạy học là một quá trình lĩnh hội một cách vững chắc kiến thức của học sinh, song việc nhận thức của học sinh không phải là do giáo viên hình thành mà là quá trình tự lĩnh hội kiến thức, học sinh chỉ thực sự nắm vững cái mà chính bản thân giành được bằng lao động của chính mình. Từ đó, ông đưa ra yêu cầu về quá trình học tập tích cực của học sinh. A.A.Vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” cũng trình bày các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, trong đó nêu ý nghĩa của việc sử dụng một số biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như: sử dụng sách giáo khoa, đồ dùng trực quan Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt trong cuốn Giáo dục học, NXB Giáo dục, Hà Trường THPT Kiệm Tân Trang 8 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Nội, 1978 đã nêu lên ý nghĩa và việc sử dụng một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh như: sử dụng đồ dùng trực quan, dạy học nêu vấn đề Theo tác giả Bùi Văn Huệ trong cuốn Tâm lí học, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2000, đã nêu lên sự lĩnh hội trí thức của học sinh là quá trình hiểu biết bản chất sự vật hiện tượng và vận dụng tri thức vào những tình huống khác nhau, trong đó ông nhấn mạnh đến việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. PGS.TS Đặng Thành Hưng trong tác phẩm Dạy học hiện đại lí luận - biện pháp- kĩ thuật, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002, đã nêu lên một số kĩ thuật sử dụng và khai thác các phương tiện dạy học trên lớp để phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh. GS. Phan Ngọc Liên (chủ biên) trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập I, II, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2002 đã giành hẳn một phần lớn đề cập đến hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, đặc biệt đã làm rõ các biện pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm. GS.TS Phan Ngọc Liên trong cuốn chuyên đề “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông” NXB ĐHSP, Hà Nội 2004, đã đề cập đến nội dung, phương pháp và tiếng nói từ giáo viên THPT, trong đó đều nhấn mạnh vai trò của các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Ngoài ra vấn đề này còn được đề cập qua nhiều tài liệu khác đăng tải trên các tạp chí Nghiên cứu giáo dục, Nghiên cứu lịch sử, Thông tin khoa học, mạng internet, các luận văn cao học, khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Tất cả đều khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng các biện pháp sư phạm nhằm phát triển tính tích cực trong học tập của học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử. “Trong nhà trường, điều chủ yếu không phải là nhồi nhét cho học trò một mớ kiến thức hỗn độn, tuy rằng kiến thức là cần thiết. Điều chủ yếu là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, rồi đến phương pháp nghiên cứu, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn Trường THPT Kiệm Tân Trang 9 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT đề”(Phạm Văn Đồng, “Hãy tiến mạnh trên mặt trận khoa học và kỹ thuật”, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1969) 2. Cơ sở thực tiễn. Qua thực tế giảng dạy ở trường, tìm hiểu các giáo viên khác cùng trường cũng như các trường khác tôi nhận thấy nhiều giáo viên (GV) chưa chú ý đúng mức việc giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong SGK, làm việc với sách giáo khoa lịch sử trong việc tự học ở nhà. Thường trên lớp khi tìm hiểu các kênh hình giáo viên thường nói chung chung hoặc khi học xong bài vào cuối giờ học trên lớp, giáo viên nhắc nhở một cách chung chung rằng: “Các em về nhà nhớ học bài cũ và làm các câu hỏi, bài tập trong sách giáo khoa”, có một số thầy cô có những gợi ý, hướng dẫn cụ thể cho học sinh học bài cũ như thế nào, chú ý những vấn đề gì trong bài học, cách thức trả lời các câu hỏi,làm bài tập như thế nào? Nhiều học sinh (kể cả một số giáo viên) chưa hiểu hết vị trí, ý nghĩa các thành phần trong sách giáo khoa lịch sử, ngoài bài viết. Vì vậy các em chỉ học thuộc bài viết, không nắm các yếu tố sư phạm của sách giáo khoa lịch sử, như tranh ảnh, bản đồ, câu hỏi, bài tập…, khi nào giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc với sách giáo khoa lịch sử một cách chu đáo, cẩn thận, tỉ mỉ thì các em hiểu được bài cũ một cách sâu sắc và chủ động, tích cực, hứng thú trong việc học tập bài mới. Không những thế, nếu dạy theo lối đọc chép, có nghĩa giáo viên một lần nữa tóm tắt sách giáo khoa, đọc cho các em chép rồi buộc các em phải học thuộc lòng. Làm như vậy, bộ môn lịch sử sẽ trở nên giáo điều, nhồi nhét, vì học sinh chẳng thể nào hiểu nổi một vấn đề, một sự kiện và như vậy việc học tập trên lớp trở nên vô bổ, thậm chí làm cho các em có cảm giác như bị “tra tấn” trong học tập bộ môn.Vì vậy giáo viên phải giúp cho các em am tường và biết cách vận dụng những tri thức lịch sử vào cuộc sống. Trong sách giáo khoa, các nội dung sự kiện được trình bày một cách cô đọng vốn đã rất cần sự phân tích diễn giải, minh hoạ, so sánh, đối chiếu để giúp học sinh hiểu vấn đề một cách thấu đáo. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông cần chú ý tới vấn đề bồi dưỡng và phát triển năng lực khai thác, tự học, lĩnh hội phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trường THPT Kiệm Tân Trang 10 [...].. .Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Chương II “MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG THPT Để việc nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học phổ thông có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh theo bản thân tôi cần tiến hành các biện pháp sau: 1 Biện pháp: Sử dụng di sản trong dạy học ở trường. .. đây là một minh chứng của học sinh lớp 12S2 - - em Trần Thị Minh Hà Trường THPT Kiệm Tân Trang 30 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Tổng khởi nghĩa 8-1945 học sinh lớp 12S5 – nhóm 1 cũng thiết kế sơ đồ tư duy trong quá trình thảo luận như sau: Trường THPT Kiệm Tân Trang 31 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ví... phương pháp học hợp lý nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ Trường THPT Kiệm Tân Trang 24 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT đề hay một mạch kiến thức,… nâng cao chất lượng giảng dạy của bộ môn. Vậy nên theo tôi cần đưa ra các biện pháp sau: 2.1 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học Lịch sử Ví dụ 1 : Trong chương trình SGK lịch sử lớp 12 -... – Lớp 12S5 sau khi học xong bài số 23.Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn Trường THPT Kiệm Tân Trang 32 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT toàn Miền Nam( 1973 – 1975).Ngoài ra các em khác cũng vẽ được nhiều kiểu khác nhau về sơ đồ tư duy bài này mà nội dung không thay đổi Trường THPT Kiệm Tân Trang 33 Một vài biện pháp nâng. .. và sử dụng tư liệu về di sản để tổ chức triển lãm, ra báo học tập Để khai thác và sử dụng tài liệu ở di sản vào hoạt động này trong nhà trường đạt kết quả cao, nhà trường và GV phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể, có mục đích rõ ràng GV Trường THPT Kiệm Tân Trang 13 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT nên phân công cho mỗi lớp khai thác tài liệu nói về một. .. thể nói rằng việc sử dụng phương pháp trên sẽ giúp học sinh phát huy được tính tư duy, khả năng nhận biết và biết vận dụng một cách lô giữa sự kiện lịch Trường THPT Kiệm Tân Trang 27 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT sử này với sự kiện lịch sử kia, đồng thời giúp các em gợi mở, tích cực, chủ động hơn trong các vấn đề tiếp theo Ví dụ 3 Ở bài 13 Phong trào... người học thực hiện một nhiêm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, thực tiễn Để vận dụng dạy học theo dự án trong môn học GV cần lựa chọn nội dung phù hợp và hướng dẫn HS chuẩn bị chu đáo Trường THPT Kiệm Tân Trang 12 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT + Sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Sử dụng di sản trong dạy học có khả năng... viên dẫn đến kiến thức của bài học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên Chương III KẾT QUẢ Trường THPT Kiệm Tân Trang 34 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT 1 Kết quả thử nghiệm, hiệu quả của đề tài: - Sau khi áp dụng các biện pháp trên trong suốt thời gian qua (trong học kì vừa rồi) tôi nhận thấy phần lớn các em đã quen với phương pháp mới Các em đã chủ động nghiên... cơ bản của bài học * Kết quả trước và sau khi áp dụng đề tài: + Trước khi áp dụng đề tài: Trường THPT Kiệm Tân Trang 35 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Lớp Giỏi - Khá Trung bình Yếu 12S2 20% 62,4% 17,6% 12S5 21,5% 68,7% 9,8% Lớp Giỏi – khá Trung bình Yếu 12S2 28% 62,5% 9,5% 12S5 38,9% 56,6% 4,5% + Sau khi áp dụng đề tài: Với kết quả như trên tôi nhận thấy... Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Tất cả những gì có ở đây đều được bảo quản cẩn trọng để thế hệ con cháu người Việt Nam và bạn bè khắp 5 châu tận mắt chứng kiến chiến thắng vẻ vang, oai hùng này 2 Biện pháp Sử dụng “Sơ đồ hóa hóa” – “sơ đồ tư duy" trong dạy học bộ môn Lịch sử * Sơ đồ tư duy: là công cụ tư duy mang tính tự nhiên, nếu vận dụng vào dạy học . sinh. Trường THPT Kiệm Tân Trang 10 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT Chương II “MỘT VÀI BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 12 Ở TRƯỜNG. Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử lớp 12 ở trường Trung học phổ thông”. 1. Biện pháp sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch sử Trang 10 2. Biện pháp sử. Trang 4 Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường THPT nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn. Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy

Ngày đăng: 28/02/2015, 07:10

Xem thêm: skkn một vài biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn lịch sử lớp 12 ở trường thpt

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w