1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full

176 5,8K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

NGỮ VĂN ÔN THI ĐẠI HỌC FULL A-Kinh nghiệm thi môn Ngữ Văn Các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ với thí sinh những lưu ý quan trọng về cách làm bài thI môn Ngữ văn để đạt kết quả cao nhất. Môn văn: phải biết tổng hợp vấn đề Theo dõi các đề thi tuyển sinh ĐH môn văn nhiều năm gần đây, chúng ta thấy nội dung đề thi thường nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11, 12 gồm chương trình cơ bản và nâng cao. Trong đó thí sinh cần chú ý một số nội dung. Câu 1 là phần kiểm tra kiến thức, thường xoay quanh năm tác giả: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu. Câu hỏi thường yêu cầu làm rõ ý nghĩa nhan đề của tác phẩm, tình huống truyện, phong cách sáng tác, nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm, so sánh các giai đoạn văn học… Đây là câu lý thuyết nên thí sinh cần làm chính xác, rõ ràng những kiến thức trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ có vậy mà thí sinh cần trình bày cả cách hiểu, cảm nhận của mình về vấn đề đó. Câu 2: luôn là câu nghị luận xã hội. Đề thường xoay quanh các chủ đề tư tưởng – đạo lý và những hiện tượng trong đời sống. Lưu ý, trong khi làm bài, tuy phần giải thích rất quan trọng, nhưng nếu cảm thấy từ ngữ đó có thể nêu được khái niệm mà không thể nào giải thích được thì chỉ nên nêu nội dung chung, để tránh trường hợp giải thích sai. Bởi vì khi đã giải thích sai, mọi việc lập luận hoặc mô tả sau đó đều đi sai hướng. Hãy nhớ thêm rằng tuy đề tài mênh mông, nhưng tất cả đều có một mục đích là giúp chúng ta sống tốt hơn và có ích hơn. Câu 3: đây là phần nghị luận văn học (câu 3a, 3b) và là nội dung có số điểm nhiều nhất, nhưng rất nhiều học sinh thường chỉ tập trung vào chương trình 12 và bỏ hẳn chương trình 11, hoặc chỉ học văn xuôi và hoàn toàn bỏ phần thơ. Thí sinh không nên học tủ như thế mà nên học tất cả những tác phẩm chính có trong chương trình thi. Các kiểu đề thường gặp như sau: phân tích giá trị nhân đạo của tác phẩm, cảm nhận về hình tượng văn học, bình giảng một đoạn thơ, bài thơ; so sánh các hình tượng văn học trong cùng một tác phẩm hoặc hai tác phẩm khác nhau, phân tích tác phẩm hoặc một hình tượng để làm rõ một vấn đề nào đó… Ngoài ra, những tác phẩm về cảm hứng thế sự sau năm 1975 cần luyện tập kỹ, vì phần lớn thí sinh rất lúng lúng khi tiếp cận đề tài này. Với những đề liên quan đến hai tác phẩm của hai tác giả, thí sinh không chỉ cần có kỹ năng phân tích thơ mà phải có khả năng tổng hợp khái quát được vấn đề. Những bài làm được điểm cao ở câu này là những bài có vốn kiến thức văn học, có kỹ năng làm bài tốt và có tư duy khái quát, tổng hợp vấn đề. Ngoài ra thí sinh cũng cần có những cảm xúc về nét đẹp trong văn học. - GV NGUYỄN ĐỨC HÙNG * Bố trí thời gian hợp lý: Theo kinh nghiệm của nhiều thầy cô cho biết, các thí sinh thậm chí là học sinh giỏi đều hay mắc phải lỗi về bố trí thời gian không hợp lý nên khi hết giờ vẫn chưa làm xong hoặc cuống cuồng viết vội vài dòng kết luận cụt ngủn. Và những bài làm như thế sẽ bị đánh giá thấp dẫn đến kết quả không khả quan. Để tránh được lỗi đó, các thí sinh cần đọc kỹ đề thi một lượt, xác định điểm và thời gian làm cho từng câu. Đối với phần hỏi về tác giả, tác phẩm (2 điểm) các bạn nên làm trong khoảng 30 phút. Bởi vì đây là phần kiểm tra kiến thức cơ bản nên thí sinh cần học thuộc và nắm chắc những ý chính mà câu hỏi yêu cầu, tránh lan man, dài dòng. Đối với câu nghị luận các bạn cũng chỉ dành từ 30 – 45 phút để triển khai ý và viết, còn lại dành thời gian để làm câu tự luận vì đây là phần chiếm số lượng điểm khá lớn. (Cần lưu ý phải lập dàn ý sơ giản hoặc chi tiết trước khi viết bài để tránh thiếu ý, trình tự các ý lộn xộn và lạc đề. Tiếp đến cần xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi về các phương diện như kiểu bài: xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng kỹ năng nghị luận nào: trình bày, giải thích, chứng minh, bình giảng, phân tích, so sánh hay kiểu bài tổng hợp đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng nghị luận). * Đối tượng và nội dung nghị luận: Đề bài yêu cầu giải quyết vấn đề gì? Phạm vi kiến thức và dẫn chứng: Để giải quyết vấn đề đó, cần huy động và sử dụng những kiến thức và dẫn chứng nào cho phù hợp và có sức thuyết phục cao nhất).Đồng thời, xác định nội dung và hình thức trình bày bài viết. Điều này sẽ giúp bài văn không bị lạc đề, xa đề. Các bạn cũng cần vận dụng nhuần nhuyễn các kiểu bài sau: - Các kiểu bài phân tích văn học thường có trong đề thi là: Phân tích tác phẩm hoặc một đoạn tác phẩm, phân tích hình tượng nhân vật, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật, phân tích các vấn đề văn học, phân tích chi tiết nghệ thuật và nhan đề tác phẩm. - Còn bình giảng văn học chỉ khám phá những điểm nút, những từ ngữ chìa khoá, những mạch ngầm để mở đường thưởng thức văn bản, chứ không che lấp hay thay thế văn bản nghệ thuật. Khi bình giảng, cần chú ý tới những chỗ trống, chỗ lạ hoá, khác thường trong văn bản, đặc biệt là cách cấu tạo hình tượng, các chi tiết giàu ý nghĩa, các từ ngữ dùng đắt hoặc kết hợp đặc biệt. Từ chỗ độc đáo đặc thù đó, tìm đến mạch lạc bên trong của bài thơ, bài văn, khám phá mối liên hệ không gian, thời gian, cách cảm nhận riêng của tác giả cũng như cấu tứ, bố cục của tác phẩm. - Khi bình giảng thơ, để hệ thống ý của bài văn được chặt chẽ, điều quan trọng nhất là phải hiện ra cấu trúc của đoạn thơ, bài thơ. Đối với các bài thơ, đoạn thơ có sử dụng hình thức lặp cấu trúc, liệt kê, điệp từ như Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thì khi bình giảng, để tránh bài viết lặp lại một cách nhàm chán, tuyệt đối không được bình từng dòng, mà phải nhóm các chi tiết, hình ảnh thành một hệ thống, rồi mới giảng và bình về hệ thống ấy. Chẳng hạn, 9 dòng đầu của đoạn thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), có sự lặp đi, lặp lại của điệp khúc“Đất Nước đã có…”, “Đất Nước có trong…”, “Đất Nước bắt đầu…”, “Đất Nước lớn lên…”, “Đất Nước có từ…” cho thấy nhà thơ trầm tư suy ngẫm về thời điểm ra đời của Đất Nước (gồm các dòng 1,3,9), quá trình lớn lên (dòng 4) và phạm vi tồn tại của Đất Nước (dòng 2). Vì vậy, khi bình giảng đoạn thơ này, cần chú ý nhóm các dòng thơ 1,3,9 thành một ý, dòng 4 là một ý và dòng 2 là một ý. Từ “ngày đó” là phép thế đại từ có ý nghĩa thay thế cho các dòng 5,6,7,8, nên để hiểu được ý nghĩa dòng thơ thứ 9, cần hiểu được các dòng thơ trước đó. MỘT SỐ MỞ BÀI THAM KHẢO 1. Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một ( tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó) ví dụ: 1. người nông dân chân chất hiền lành, bị những rào cản của xã hội thực dân-phong kiến tha hóa và biến chất đẩy đến bước đường cùng 2. người phụ nữ ba nổi bẩy chìm lênh đênh số kiếp trên con đường đi tìm hạnh phúc và bứt mình khỏi những rào cản tăm tối. 3. số phận éo le, hoàn toàn mờ nhạt trong cái bộn bề, sóng gió bấp bênh của cuộc sống… Note: Cái này vân dụng cho tất cả các bài văn yêu cầu phân tích nhân vật 2. Thời gian vẫn trôi đi và bốn mùa luôn luân chuyển. Con người chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật đích thực thì vẫn còn mãi mãi với thời gian. T ác phẩm “ABC/XYZ” của nhà văn/ nhà thơ….là một trong số những tác phẩm nghệ thuật như thế. Đặc biệt là trích đoạn….( nếu người ta yêu cầu phân tích đoạn trích) 3. Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy mà bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc… Và nhân vật Y được phác họa như …( coi lại những nhân vật hay gặp phải đã liệt kê ở cái 1) 4. Nếu là con chim chiếc lá Thì chim phải hót, lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình" Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/ nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật… ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ Cho và Nhận trong đời. 5. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. ”…….” Của nhà văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy. Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất nước/ Nhân vật chính trong tác phẩm ( tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc (Note: Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính), ví dụ: Tây Tiến,… 6. Từ ngàn đời nay văn chương đã dành bao nhiêu lời đẹp ý hay để nói về người mẹ, về tình mẫu tử, nhưng đề tài quen thuộc ấy vẫn ko bao giờ là chuyện xưa cũ. Với tuổi ấu thơ, người mẹ, tình mẹ lại luôn gắn liền với lời ru. Dòng sữa & lời hát ru ngọt ngào của mẹ đã nuôi đứa trẻ lớn lên “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”(Nguyễn Duy). Tình mẹ & ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con ng đã được nhà thơ …… gửi gắm trong những vần thơ nhẹ nhàng mà đậm chất triết lí: ( Tên bài thơ) Note: Cái này dành cho gia đình, quê hương, Mẹ, Cha… 7. Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều (Đỗ Trung Quân) Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm ấy dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành công hình ảnh con ng VN có tình yêu làng quê tha thiết. Nhưng có lẽ thành công hơn cả là nhà văn…. Với nhân vật…… 8. Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ… Note: Cái này áp dụng cho Truyện Kiều, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A-phủ…. 9. Trong vô số những nạn nhân của xã hội phong kiến có một tầng lớp mà hết thảy các nhà văn nhân đạo đều đau sót trân trọng và tập chung viết về họ đó là người phụ nữ. trong số những tác phẩm viết về đề tài này nổi bật nhất phảI kể đến tác phẩm…. 10. Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi …… (tên nhân vật) bước ra từ những trang sách của nhà văn…… , thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa Note: Áp dụng cho Chí Phèo ( Nam Cao), hay những tác phẩm viết về thân phận con người bị áp bức, bóc lột.   Hội những người học khối D1 Nhà thơ Tố Hữu AD:Lê Nguyễn 1 Tiểu sử: (1920-2002) - Tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. - xuất thân trong 1 gia đình nhà nho nghèo. Song thân của TH rất say mê sưu tầm ca dao, tục ngữ. - Quê hương xứ Huế thơ mộng, nổi tiếng vùng văn hóa phong phú và gia đình đã góp phần quan trọng và việc hình thành hồn thơ của TH. - Mồ côi mẹ từ năm 12t, 1năm sau ông vào học trường Quốc học Huế. - Năm 1937, TH giác ngộ CM. - 1938, TH được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ đó sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp CM. -4/1939, TH bị thực dân Pháp bắt giam. -3/1942 ông vượt ngực Đắc Lay (kon tum) ra Thanh Hóa và tiếp tục hoạt động CM. - CM 8/1945,TH làm Chủ tịch ‡y ban khởi nghĩa ở Huế. - Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, TH được điều động làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa 1 thời gian rồi lên Việt Bắc công tác ở cơ quan TƯ Đảng đặc trách về văn hóa, văn nghệ. - trong 2cuộc kháng chiến và cho đến 1986, TH liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy Đảng và Nhà nước: ‡y viên Bộ chính trị Đảng cộng sản VN, Bí thu TƯ đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. -1994 được tặng thưởng Huân chương sao vàng -1996 được tặng thưởng HCM về VH nghệ thuật -1999 được tặng giải thưởng VN ASEAN. => Ở TH, con người chính trị và con người nhà thơ thống nhất chặt chẽ với nhau làm 1, sự nghiệp thơ gắn liền với sự nghiệp CM, TH được coi là" con chim đầu đàn của thơ CM VN" 2. Nét chính trong phong cách NT thơ TH: *** Nội dung: a/ Thơ TH là thơ trữ tình chính trị: - Con đường thơ của TH bắt đầu cùng lúc với quá trình giác ngộ CM của nhà thơ nên quá trình sáng tác gắn bó mật thiết với quá trình hoạt động CM. - Lí tưởng cộng sản là ngọn nguồn mọi cảm hứng NT của thơ TH. - TH làm thơ là hoạt động CM nhằm tuyên truyền giáo dục đấu tranh cho thắng lợi của lí tưởng CM. - Lí tưởng, thực tiễn đời sống CM và những mục tiêu, nhiệm vụ CM đã chi phối quan niệm NT(đề tài, chủ đề, nhân vật trữ tình; ). => TH là nhà thơ của lẽ sống, của tình cảm, là niềm vui lớn của con người VN và cuộc sống CM, do vậy TH là 1 thi sĩ - chiến sĩ. B/ Thơ TH mang đậm tính sử thi: - cái tôi trữ tình trong thơ TH là cái tôi - chiến sĩ, cái tôi - công dân, cái tôi nhân danh dân tộc, CM. - nhân vật trữ tình là những con người đại diện cho những phẩm chất của giai cấp, dân tộc, thậm chí mang tầm vóc lịch sử và thời đại( anh giải phóng quân, Nguyễn Văn Trỗi, em Lượm, ) -Thơ TH thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống CM và vận mệnh của dân tộc. Cảm hứng chủ yếu là cảm hứng lịch sử - dân tộc. C/ Thơ TH có giọng điệu tâm tình ngọt ngào: - Cách xưng hô với đối tượng trò chuyện rất gần gũi, thân mật (bạn đời ơi, ) cho đến cả thiên nhiên đất nước (đất nước ta ơi ). - TH tuyên truyền, vận động CM, nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình. - giọng tâm tình ngọt ngào còn liên quan đến "chất Huế" cuả hồn thơ TH. *** NT biểu hiện trong thơ TH mang tính dân tộc đậm đà: - Về thể loại: TH đã sử dụng thành công các thể thơ truyền thống của dân tộc: thơ lục bát: Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, thơ 7 chữ: Quê mẹ, Bác ơi - Về ngôn ngữ: TH đã sử dụng từ ngữ và lối nói quen thuộc của dân tộc, những ước lệ, những so sánh ví von. TH có tài trong việc sử dụng từ láy, dùng vần, các thanh điệu, nhịp thơ tạo thành nhịp điệu phong phú trong thơ. Những nét chính phong cách nghệthuật Nam Cao Vài nét vềNam Cao (0,5 điểm) - Nam Cao (1917 – 1951) là một trong những nhà văn xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam. Ông viết không nhiều, và thành tựu chủyếu là ởtruyện ngắn. - Trước cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung trên hai đề tài: người nông dân nghèo và người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Mỗi tác phẩm của ông đều thểhiện một dấu ấn tài năng, một phong cách nghệthuật độc đáo. Những nét chính phong cách nghệthuật Nam Cao (1,5 điểm) - Nam Cao đặc biệt quan tâm đời sống tinh thần con người, luôn có hứng thú khám phá “con người trong con người”. Trong sáng tác, ông có khuynh hướng đi sâu vào thế giới nội tâm của con người. Ông có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật. - Nam Cao sửdụng nhiều ngôn ngữ độc thoại, đối thoại và lối kết cấu tâm lý phóng túng, linh hoạt, đảo lộn trật tựthời gian, không gian trần thuật. - Tác phẩm Nam Cao giàu tính triết lý và có giọng điệu riêng: dửng dưng lạnh lùng mà đầy xót xa thương cảm, đằm thắm yêu thương. Tác gia Hồ Chí Minh AD:KYO I/Vài nét về tiểu sử (1890 – 1969) - Quê quán làng Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - Thuở nhỏ Người học trường quốc học Huế - 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước - 1919 Gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị hòa bình ở Véc-xây - 1920 dự đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập ra Đảng cộng sản Pháp. - Từ 1923 – 1941 Người trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào CM trong nước - 13/08/1942 trên đường sang TQ Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. - 1943 Người trở về nước trực tiếp lãnh đạo CM =>> 1945 cuộc khởi nghĩa đã diễn ra thành công. - 02/09/1945 tại quảng trường Ba Đình Người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập - 1946 Người được bầu làm chủ tịch nước VNDCCH => Chủ tịch Hồ Chí Minh La nhà yêu nước, nhà CM vĩ đại đồng thời cũng là nhà văn hóa lớn. II/Quan điểm sáng tác 1, Văn chương là vũ khí đấu tranh cách mạng - Lúc sinh thời người không có ý định sẽ trở thành nhà văn, nhà thơ, nhưng trên con đường hoạt động CM Người nhận ra rằng: Văn chương phục vụ rất đắt lực cho cuộc đấu tranh. Người khẳng định rằng: “Văn học nghệ thuật là một mặt trận, anh, chị, em nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận đó.” Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong 2/Văn chương phải mang tính chân thật và dân tộc - Người yêu cầu người nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hiện thực phong phú của đời sống. - Phải có ý thưc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, tránh những lối viết cầu kì, xa lạ. - Đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ. 3/ Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến mục đích, đối tượng, hình thức - Người đặt vấn đề: + Viết cho ai? (Đối tượng) + Viết để làm gì? (Mục đích) + Viết như thế nào? (Hình thức) - Người luôn nhấn mạnh ý thức và vai trò của người cầm bút. III/ Sự nghiệp văn học 1, Văn chính luận - Sáng tác với mục đích đấu tranh chính trị, thể hiện nhiệm vụ CM qua các trặng đường lịch sử, mang tính chiến đấu hết sức mạnh mẽ. - Những áng văn chính luận viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ, sắc sảo, lời văn ngắn gọi, súc tích. - Tiêu biểu: “Bản án chế độ thức dân Pháp” lên án chính sách tàn bạo của TD Pháp, kêu gọi người nô lệ đoàn kết đâu tranh. - “Tuyên ngôn Độc lập” là áng văn chính luận mẫu mực, tiêu biểu. - “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” 2/Truyện và kí - Được viết bằng lối văn sắc sảo, cô đọng, ý tưởng thâm thúy, kín đáo, trí tuệ, sâu sắc viết theo lối văn vừa truyền thống vừa hiện đại. - Truyện kí của Người có tính chiến đấu và nghệ thuật trào phúng sắc bén. - Tiêu biểu: + Lời than vãn của bà Trưng Trắc + Vi hành + Những chò lố của Varen hay Phan Bội Châu 3/ Thơ ca - Đây là lĩnh vực quan trọng trong sáng tác văn chương của Người - Tác phẩn “Nhật kí trong tù” (Ngục trung nhật kí) được sáng tác (1942 -1943) gồm 134 bài thơ tứ tuyệt viết bằng chữ Hán - Nội dung: Phơi bày bộ mặt xấu xa, tàn bạo của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch và là bức chân dung tự họa về con người có tâm hồn, dũng khí có trí tuệ lớn. - Là sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và hiện đại - Kết hợp giữa trong sáng giản dị, thâm trầm sâu sắc - Thơ HCM và thơ chữ Hán của HCM phản ánh tâm hồn và nhân cách của người chiến sĩ. => Sự nghiệp văn học khá phong phú và đa dạng, nhiều thể loại mang tầm vóc tư tưởng lớn. IV/ Phong cách nghệ thuật 1/Văn chính luận - Bộc lộ 1 tư duy sắc sảo, giàu trí thức văn hóa, gắn liền với lí luận thực tiễn - Lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, luận cứ tiêu biểu, văn phong sắc sảo =>> Giàu tính chiến đấu. - Giọng văn đa dạng khi hì hùng hồn, đanh thép, khi thì ôn tồn lặng lẽ thấu tình đạt lí. 2/Truyện và kí - Chất trí tuệ và tính hiện đại là nét đặc sắc trong thể loại truyện và kí, cách tạo ra mâu thuẫn là bật cười, châm biếm, sắc sảo, thâm thúy và tinh tế. - Cách tạo ra tình huống độc đáo, trí tuệ còn thể hiện ở ngôn ngữ hóm hỉnh, hài hước. 3/ Thơ ca - Bút pháp uyển chuyển, linh hoạt - Phong cách thơ chia làm 2 loại: + Thơ ca nhằm mục đích tuyên truyền - Được viết như một bài diễn ca, dễ nhớ, dễ thuộc - Giàu màu sắc dân gian +Thơ nghệ thuật: - Thơ người nó ít hiều nhiều, là loại thơ có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lắng. =>> Ý ở ngoài lời - Phong cách thơ Bác là sự kết hợp hài hoài giữa bút pháp cổ điển và hiện đại được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị, hàm xúc, tú thơ độc đáo. - Bút pháp chấm phá, như ghi lấy linh hồn của tạo vật =>> Phong cách nghệ thuật của HCM rất đa dạng, phong phú về nội dung, thể loại nhưng thống nhất cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị, sử dụng linh hoạt các thủ thuật nghệ thuật Nguyễn Tuân Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau Cách mạng. Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn… sau cách mạng nhà văn để lại dấu ấn sâu sắc qua một số tùy bút: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Sông Đà… Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trích trong tập Vang bóng một thời. Nổi bật trong tác phẩm Chữ người tử tù đó chính là hình tượng người anh hùng Huấn Cao mang vẻ đẹp tài hoa và khí phách anh hùng lẫm liệt khiến mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên. Là nhà văn “duy mỹ”, suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết mang đến cho người đọc bao hình tượng đẹp. Tập truyện Vang bóng một thời có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ, đánh thơ…Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí. Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy và Huấn Cao là nhân vật được ông miêu tả đặc sắc nhất. Đó là anh hùng thời loạn hội tụ những phẩm chất tài năng: khí phách hiên ngang – thiên lương trong sáng – tài hoa uyên bác. Huấn Cao là một nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX, là hiện thân của võ tướng – người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương, một nhà thơ, nhà thư pháp Cao Bá Quát lững lẫy một thời. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, nguyên mẫu lịch sử này đã tự nhiên đi vào trang văn và hiện lên lung linh sáng tỏa trên từng con chữ. Sinh thời Cao Bá Quát có hai câu thơ sáng ngời nghĩa khí: Thập cổ luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Mười năm lặn lội tìm gươm báu Chỉ biết cúi đầu trước cành hoa mai) Ngay từ đầu tác phẩm, Huấn Cao đã hiện lên như ánh hào quang phủ kín cả bầu trời tỉnh Sơn. Qua lời trò chuyện của quản ngục và thơ lại ta thấy tiếng tăm của Huấn Cao đã nổi như cồn. Điều làm cho bọn ngục quan phải kiêng nể không chỉ là tài viết chữ đẹp mà còn là “tài bẻ khóa, vượt ngục” của ông Huấn. Tuy nhiên, đây không phải là trò của bọn tiểu nhân vô lại đục tường khoét vách tầm thường mà là hình ảnh của một người anh hùng ngang tàng, một nam tử Hán đại trượng phu “Đỉnh thiên lập địa” không cam chịu cảnh tù đày áp bức, muốn bứt phá gông cùm xiềng xích để thoát khỏi vòng nô lệ. Huấn Cao mang cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Những kẻ theo học đạo Nho thường thể hiện lòng trung quân một cách mù quáng. Nhưng trung quân để rồi “dân luống chịu lầm than muôn phần” thì hóa ra là tội đồ của đất nước. Ông Huấn đã lựa chọn con đường khác: con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vô tội. Bị triều đình phán xét là kẻ tử tù phản nghịch, tội xử chém, là “giặc cỏ” nhưng trong lòng nhân dân lao động chân chính ông lại là một anh hùng bất khuất, một kẻ ngang tàng “chọc trời khuấy nước” sống ngoài vòng cương tỏa, lững lẫy chẳng khác gì 108 vị anh hùng Lương Sơn Bạc ở Trung Hoa năm xưa. Tuy chí lớn của ông không thành nhưng ông vẫn hiên ngang bất khuất, lung linh sáng tỏa giữa cuộc đời. Trước uy quyền của nhà lao, con người ấy càng sáng tỏa. Trò tiểu nhân thị oai, dọa dẫm của bọn tiểu lại giữ tù càng làm cho ông thêm phần ngang ngạo. Ông vẫn giữ thái độ bình thản, xem thường, dỗ gông, phủi rệp, hóm hỉnh đùa vui. Huấn Cao “cúi đầu thúc mạnh đầu thang gông xuống đất đánh thuỳnh một cái” làm vỡ tan đi chốn trang nghiêm của chốn ngục tù. Đó là thái độ ngang tàng, bất chấp luật pháp của một xã hội dơ bẩn. Người xưa thường nói “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại” (Một ngày ở trong tù bằng nghìn thu ở ngoài). Thay vì buồn rầu, chán nản “gậm một mối căm hờn trong cũi sắt” thì ông lại thản nhiên nhận rượu thịt và ăn uống no say coi như một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình. Chứng tỏ ông nào xem nhà tù là chốn ngục tăm tối mà chỉ xem nhà tù như một chốn dừng chân để nghỉ ngơi “Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù”. Đối với quản ngục, Huấn Cao rất: lạnh lùng, khinh bạc xưng hô "ta - ngươi", miệt thị hạ nhục “Ngươi bảo ta cần gì, ta chỉ cần ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”. Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; “đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là ” Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội. “Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có “thiên lương” , bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Có lẽ chính vì vậy mà khi nghe tin xử trảm: ông vẫn thản nhiên, không sợ hãi, chỉ khẽ mỉm cười, bất chấp cái chết, coi thường cái chết. Bên cạnh dũng khí ngất trời của một bậc hảo hán, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của con người tài hoa. Ông có tài viết chữ đẹp. Trong thị hiếu thẩm mĩ của người xưa, ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc, viết chữ đẹp là cả một nghệ thuật cao quý (Thư pháp). Chơi chữ đẹp là một thú chơi thanh tao. Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao do đó là biểu hiện của nét đẹp của văn hoá một thời. "Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm". Đẹp đến mức người ta khát khao, ngưỡng vọng "có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật trên đời". Tuy nhiên, ông lại là người có ý thức giữ gìn cái đẹp, có lòng tự trọng: “ Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Nỗi khổ của quản ngục là có Huấn Cao trong tay, dưới quyền mình nhưng lại không thể nào có được chữ ông Huấn. Quản ngục và Huấn Cao là hai con người ở hai thế giới cách biệt, đối lập nhau: Quản ngục đại diện cho thế lực nhà tù, nắm giữ pháp luật; Huấn Cao là kẻ tử tù . Huấn Cao là người sáng tạo cái đẹp; quản ngục là người yêu quý cái đẹp lại là người bị ông trời “chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”. Trên bình diện xã hội họ là hai kẻ đối lập nhưng trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm tri kỷ. Tình huống truyện là ở chỗ ấy, cả hai kẻ lại gặp nhau trong cảnh éo le này. Lúc hiểu được tấm lòng viên quản ngục: Ông Huấn “lặng nghĩ”, “mỉm cười”, ngạc nhiên “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Lời nói rất chân tình, xúc động. Điều này cho thấy Huấn Cao là một người hiên ngang, khí phách nhưng cũng rất có nghĩa khí. Không thể phụ một “thanh âm trong trẻo chen lẫn giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Hai con người đồng nhất tỏa sáng trong đêm cho chữ “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Nguyễn Tuân đã dồn hết bút lực của mình vào cảnh này. Nhà văn đã huy động vốn ngôn ngữ, tâm huyết và tài năng của mình dồn tụ lại trong một không khí cổ xưa hoành tráng của nghệ thuật thanh cao: VIẾT THƯ PHÁP. Nhà văn dựng cảnh thật tài tình và đầy dụng ý nghệ thuật. Thủ pháp tương phản làm nên cảnh cho chữ bi tráng chưa từng thấy. Đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng; giữa sự dơ bẩn của xã hội nhà tù và thiên lương trong sáng, khí phách rạng ngời. Tương phản giữa bó đuốc sáng rực trên vách nhà với đêm đen thăm thẳm; tương phản giữa vuông lụa trắng, thoi mực thơm và tường nhà, đất đầy mạng nhện, đầy phân chuột, phân gián. “Ở đây sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối cứ giằng co nhau quyết liệt. Bóng tối quánh đặc như muốn nuốt tươi ánh sáng. Nhưng không, ánh sáng ở đây vẫn ngời chói vẫn ngời tỏ, sáng rực, chứ không như ánh sáng leo lét, buồn rầu của ngọn đèn con chị Tý và ánh sáng rực tỏa, chói lọi như đoàn tàu rồi lại chìm vào hư không của bóng đêm trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Song xét sâu xa hơn thì ánh sáng đó không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa sắc màu vật lý mà ánh sáng đó mang sắc màu ý nghĩa nhân sinh đậm nét: ánh sáng của sự lương tri, của nhân tâm, của thiên lương trong sáng đã chiến thắng bóng tối của cường quyền, bạo lực. Sự chiến thắng đó là điều tất yếu sẽ xảy ra, bởi vì mọi cái thiện, cái cao cả, chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng. Với ánh sáng ấy đã cảm hóa con người một cách mạnh mẽ, nâng đỡ những con người có đức, mến mộ cái tài, nhưng yếu ớt trở về cuộc sống lương thiện Sự chiến thắng đó là bản hùng ca, ca ngợi chữ tâm của con người thiên lương” (Lưu Thế Quyền) Viết thư pháp là nơi thư phòng thư sảnh sạch sẽ thoáng mát, có hoa có nguyệt, có men rượu cay nồng. Nhưng khung cảnh thường thấy ấy lại không hiện diện nơi đây. Ở đây, sự dơ bẩn, phàm tục được hiện hữu rất rõ: “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Sự nhem nhuốc, phàm tục lên đỉnh điểm. Nhưng sự xuất hiện của phiến lụa, của thoi mực thơm đã xua tan đi mùi ô uế. Nhưng sự ô uế dần dần biến mất, bởi “Cái đẹp là địa hạt của sự sống, cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp hèn, cái đẹp nâng đỡ con người”. Vì thế dù “Cổ đeo gông chân vướng xiềng” nhưng ông Huấn vẫn tung hoành ngang dọc cái khát khao của đời mình lên từng vuông lụa trắng. Đó là thái độ uy nghi, đường hoàng, một thái độ của “hùm thiêng” khi đã “sa cơ” mà chẳng hèn chút nào. Thái độ ấy, đúng là “Thân thể ở trong lao - Tinh thần ở ngoài lao”. Người tù ấy đã ngự trị nơi bóng tối này [...]... “Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ”? Những biểu hiện chứng tỏ Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ qua “Những đứa con trong gia đình”? - Nói Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam Bộ vì ông gắn bó với cuộc sống và con người Nam Bộ, ông hiểu rõ phong tục tập quán, tính cách, tâm lí và ngôn ngữ của họ - Những biểu hiện chứng tỏ Nguyễn Thi là nhà văn của người nông dân Nam... thành Hà Nội Ông chỉ học hết bậc tiểu học rồi vào đời kiếm sống bằng nhiều nghề Năm 1943 tham gia Hội Văn hoá cứu quốc Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm báo và hoạt động văn nghệ ở Việt Bắc - Tô Hoài là nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam Tác phẩm của ông đa dạng về đề tài và thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kí, tự truyện… Sáng tác của Tô Hoài thi n về diễn... khoản, thi n hạ, thi n lương, lương thi n, v.v ) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội Đúng như lời Vũ Ngọc Phan đã nói: " văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức" KHÁI QUÁT VHVN TỪ 1945 ĐẾN HẾT TK XX Câu 1 Nêu hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội có ảnh hưỏng tới nền văn học Việt Nam từ... chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt,… Lưu Quang Vũ không những là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch, được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật VN hiện đại vào những năm 80 của thế kỉ XX Ông mất giữa lúc tài năng đang vào độ chín, hứa hẹn một sự nghiệp văn chương to lớn Năm 2000, ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật Câu 68 Ý nghĩa nhan đề Hồn Trương ba,... Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh - Tác phẩm: Nên vợ nên chồng (tập truyện, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962), - Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn Ông thường viết về nông thôn và người nông dân với những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê Nói như Nguyên Hồng, ông là nhà văn một lòng đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn Năm... nhiên đoạn trích không chỉ đề cập tới cảnh quan thi n nhiên sông Hương xứ Huế mà còn thấy được sự gắn bó với lịch sử và văn hóa của cố đô Huế Tác phẩm tiêu biểu cho văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường - Nội dung (Ý nghĩa văn bản): Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thi t, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với... sông cho làn nước thơm tho mãi mãi” Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Rất có thể tác giả muốn khẳng đinh: chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử “đã đặt tên cho dòng sông” - Đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để nhằm mục đích: + Lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông: sông hương, sông... ngôn từ mới mẽ Thơ ông là tiếng nói của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về vấn đề xã hội và thời đại và cũng đặc biệt quan tâm đến những con người tài hoa nhưng có số phận ngang trái, bất hạnh như: NĐC, CBQ, A-ra-gông, Lor-ca,… - Tác phẩm tiêu biểu: Những người đi tới biển (1977), Dấu chân qua trảng cỏ (1978), Khối vuông ru-bích (1985), Năm 2001, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học. .. Giang, miền đông nam Trung Quốc - Trước khi trở thành nhà văn, ông từng học: hàng hải (mong được đi đây đó để mở rộng tầm mắt), khai mỏ (mong muốn làm giàu cho đất nước), ngành y (với mong muốn chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có thuốc như bố ông) Khi đang học y khoa ở Nhật, một lần xem phim, ông nhìn thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh đi xem người Nhật chém đầu người Trung Quốc, từ đó ông mới... kh/ch chống Pháp và chống Mĩ, từng giữ những chức vụ quan trọng trong Trung ương Đảng - Phạm Văn Đồng không chỉ là nhà hoạt động chính trị, ông còn là nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lý luận văn hóa văn nghệ lớn, có những đóng góp to lớn về lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, góp phần vào sự phát triển của nền văn học nước nhà - T/phẩm tiêu biểu: HCM một con người, một dân tộc; NĐC, ngôi sao sáng trên bầu . NGỮ VĂN ÔN THI ĐẠI HỌC FULL A-Kinh nghiệm thi môn Ngữ Văn Các giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm chia sẻ với thí sinh những lưu ý quan trọng về cách làm bài thI môn Ngữ văn để đạt. quả cao nhất. Môn văn: phải biết tổng hợp vấn đề Theo dõi các đề thi tuyển sinh ĐH môn văn nhiều năm gần đây, chúng ta thấy nội dung đề thi thường nằm trong chương trình ngữ văn lớp 11, 12. nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà. ”…….” Của nhà văn/ nhà

Ngày đăng: 13/02/2015, 22:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w