- Nỗi lưu luyến khi rời khỏi kinh thành: Rời khỏi kinh thành, như sực nhớ điều gì chưa kịp nói, sông đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối Đó là điều rất lạ vớ
9. An-dec-xen sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bành mì để ăn Đi học lại luôn bị
cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào có đủ bành mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu xí. Vượt qua tất cả, với ước mơ trở thành nghệ sĩ, An-dec-xen đã lang thang lên thành phố Co-pen-ha-ghen, đóng những vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng nghị lực và tình yêu nghệ thuật đã giúp ông thành công. Những câu chuyện của ông mãi mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp. Nghị lực và tình yêu nghệ thuật là những nhân tố để thành công.
10.Walt Disney là con thứ tư trong một gia đình nông dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc. Sáu tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì không có tiền nên ông dùng than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này cái tên Walt Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. Walt Disney đã từng nói về bốn điều làm nên cuộc đời mình: Tin tưởng: Tin vào bản thân mình. Suy nghĩ: Suy nghĩ về những giá trị mà mình muốn có.
Mơ ước: mơ về những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình. Can đảm: can đảm để biến ước mơ thành hiện thực, dựa trên những niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính mình.
11.Chiến dịch The Earth Hours (giờ trái đất) do quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế tổ chức đã nhận được sự hưởng ứng của 62 quốc gia, hướng đến con số 1 tỷ người trên 1000 thành phố tham gia. Tất cả đã tắt đèn vào ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba lúc 20h30' để ủng hộ các hoạt động nhằm giảm thiểu những nguy cơ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Mỗi chúng ta cần có những hành động thiết thực vì môi trường.
12.Là một trong số ít người Việt Nam nhiễm HIV/ AIDS dám công khai thân phận- Phạm Thị Huệ quê ở Hải Phòng đã được tạp chí Times bầu chọn là “Anh hùng Châu Á”. Biết mình và chồng bị nhiễm bệnh, nhưng chị đã chiến thằng bản thân, đóng góp sức lực còn lại cho cuộc đời. Tháng 2/2005 chị trở thành viên Liên Hợp Quốc.
- Nhà soạn nhạc thiên tài nổi tiếng thế giới Beethoven để lại nhiều tác phẩm vượt thời gian, phần lớn đều là những sáng tác sau khi ông bị điếc. Điếc là đại họa của con người, nhất là đối với những nhà soạn nhạc, nhưng ông không buông xuôi mà nghĩ ra cách chiến thắng bản thân. Ông sáng tác
âm nhạc thông qua sự nhận thức về nhạc lý trong đầu, nhờ thế ông hoàn thành kiệt tác: Bản giao hưởng Định Mệnh.
Phật Thích Ca nói rằng: “Chiến thắng muôn quân không bằng chiến thắng chính mình, vì chiến thắng chính mình mới là chiến thắng oanh liệt nhất”. Chiến thắng bản thân là chiến thắng vĩ đại nhất. Chiến thắng bản thân chứng tỏ sức sống mãnh liệt của mình, bất luận người nào: thông minh hay ngu dốt, kiện toàn hay tàn tật,.. chỉ cần chiến thắng chính mình thì người đó sẽ đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp.
13.Chu Văn An (1292- 1370) - nhà Nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần, nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào đời Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém bảy nịnh thần (thất trảm sớ) nhưng không được chấp thuận. Ông treo ấn từ quan về quê dạy học, viết sách. Ông không vì trò làm quan to mà dựa dẫm, luôn thẳng thắn phê bình những trò thiếu lễ độ. Tấm gương về lối sống trung thực, bất chấp khó khăn vẫn đấu tranh cho lẽ phải….
14.Con người sẽ trở nên mạnh mẽ khi nhận thức, kiểm điểm bản thân một cách nghiêm túc, trung thực:
- Xô-cơ-rat bị tật nói ngọng. Ông ý thức về hạn chế của mình nên luyện nói, tập diễn thuyết trước sóng biển và trở thành nhà hùng biện nổi tiếng.
- Mạc Đỉnh Chi có ngoại hình xấu xí, đi thi suýt bị đánh hỏng đã dâng bài phú về hoa sen và đỗ Trạng Nguyên. Sau đi sứ sang Trung Quốc với tài năng nên được nể trọng và được phong làm Lưỡng quốc
Trạng nguyên,…