VỢ CHỒN GA PHỦ TÔ HOÀI ĐỀ

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 124)

- Nỗi lưu luyến khi rời khỏi kinh thành: Rời khỏi kinh thành, như sực nhớ điều gì chưa kịp nói, sông đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối Đó là điều rất lạ vớ

VỢ CHỒN GA PHỦ TÔ HOÀI ĐỀ

ĐỀ 1

Đề bài Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Mở bài Tô Hoài là nhà văn của núi rừng Tây Bắc. Sự nghiệp sáng tác của ông khá đồ sộ với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông cũng đa dạng về đề tài và thể loại. Trong đó, mảng tác phẩm viết về đề tài miền núi chiếm vị trí quan trọng. “Vợ chồng A Phủ” được xem là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Đây là tác phẩm hội tụ tinh hoa của ngòi bút Tô Hoài. Trong tác phẩm, nhà văn tỏ ra rất công phu trong việc xây dựng những nhân vật tâm đắc của mình, đặc biệt truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị để qua đó ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng và khả năng đến với cách mạng của nhân dân Tây Bắc

Thân bài

HCST

Vợ chồng A Phủ” (1952) được in chung trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953) của Tô Hoài, được giải nhất của Hội Văn nghệ VN 1954-1955. Tập truyện là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi 8 tháng này, n/văn sống chung với đồng bào dân tộc ít người, hiểu được cuộc sống tủi nhục của họ. Từ đó, Tô Hoài có thêm chất liệu và cảm hứng để sáng tác thành công tập “Truyện Tây Bắc” nói chung và “Vợ chồng A Phủ”

Sau hơn nửa thế kỉ đến nay, t/phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và có sức thu hút đối với nhiều thế hệ người đọc.

Phân tích

Giới thiệu chung

Nếu trong tập “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài, “Vợ chồng A Phủ” là truyện thành công nhất, thì trong “Vợ chồng A Phủ”, nhân vật Mị là nhân vật máu thịt nhất. Ở Mị có hai mặt tưởng như đối lập nhưng lại rất thống nhất: thứ nhất, Mị bị chà đạp nặng nề, cam chịu đến mất cả sự sống; thứ hai là ngay trong tình trạng đó, Mị vẫn tiềm ẩn một sức sống để từ đó vươn dậy và cuối cùng là tháo củi sổ lồng tìm lại lẽ sống cho mình. Mị là hình ảnh tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ nghèo khổ dưới ách thống trị của bọn quan lại phong kiến miền núi.

Vợ chồng A Phủ” mở đầu bằng cách giới thiệu nhân vật Mị ở trong cảnh tình đầy nghịch lý và cuốn hút độc giả: “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa . Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cách giới thiệu tạo ra những đối nghịch về một cô gái âm thầm lẻ loi, âm thầm như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng đá, tàu ngựa ; cô gái là con dâu nhà thống lí quyền thế, giàu có nhưng sao mặt lúc nào “buồn rười rượi”. Khuôn mặt đó gợi ra một số phận đau khổ, đắng cay, bất hạnh.

Mị - cô gái

đáng yêu

Mị là cô gái vùng dân tộc Mèo xinh đẹp, có tài thổi sáo “Mị uốn chiếc lá trên môi thổi lá hay như thổi sáo”. Mà tài năng âm nhạc bao giờ cũng báo hiệu sự sống tràn trề của vẻ đẹp tâm hồn. Mị cũng có trái tim sôi nổi và khao khát yêu thương. Đã bao lần cô bồi hồi trước âm thanh của những buổi hẹn hò. Mị cũng đã từng được nhiều người yêu “có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này đến núi khác… Trai đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”. Mị cũng là cô gái chăm chỉ và hiếu thảo. Đáng lý ra với những phẩm chất như vậy, Mị phải có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng vì gia đình nghèo, Mị không có cuộc sống như mình mong muốn.

Mị con dâu gạt nợ của nhà thống lý Pá Tra - nạn nhân của thần quyền

Nhưng người con gái tài hoa miền sơn cước đó phải chịu một cuộc đời bạc mệnh. Để cứu cha, cuối cùng cô đã chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí. Món nợ nhà giàu truyền kiếp đã cướp trắng tuổi trẻ dạt dào khát vọng. Mị bị cướp đoạt tình yêu đã đành, đến lễ hỏi cưới xin cũng không có “tiền bạc để cưới, bố tôi bảo đã đưa cho bố cả rồi”. Mị chính là nạn nhân của sự đầu độc áp chế về mặt tinh thần. Bọn thống lý Pá Tra đã lợi dụng thần quyền, óc mê tín để bắt người nô lệ phải cam chịu “nó đã bắt mình về trình ma nhà nó thì chỉ đợi ngày chết ở đây thôi”.

Danh nghĩa là con dâu nhà thống lý giàu có, sung sướng nhưng thực chất Mị là một nô lệ, một thứ tù khổ sai chung thân. Đời Mị chỉ gắn với những công việc nối nhau, mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng cứ thế mà làm đi làm lại “Mị cúi mặt không nghĩ ngợi gì nữa mà lúc nào cũng chỉ nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẻ ra trước mặt. Mỗi năm, mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm

Sức sống tiềm tàng của Mị

lại. Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, se đay. Đến mùa thì đi nương bẻ bắp. Và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi”. Thân phận Mị còn thua cả con trâu, con ngựa “Con trâu, con ngựa làm còn có lúc đêm nó được đứng gãi chân nhai cỏ. Đàn bà con gái nhà này thì vùi vào làm việc cả đêm cả ngày”.

Từ đấy, Mị sống cam chịu nhẫn nhục đến tê liệt cả ý thức phản kháng, sống mà như đã chết, buông xuôi cho số phận: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa,… ”. Mị co mình lại né tránh tất cả trong cô độc tuyệt đối “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Và Mị cũng không mong đợi bất cứ điều gì, không có ý niệm cả không gian và thời gian. Mị về làm dâu nhà thống lý đã mấy năm, từ năm nào cô cũng không nhớ cũng không còn ai nhớ. Từ đó, đời cô gắn liền với căn buồng. Hình ảnh căn buồng được miêu tả nhiều lần trong tác phẩm: “ căn buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng, mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi”. Hình ảnh căn buồng có ý nghĩa hiện thực. Nó như một thứ ngục thất tinh thần giam hãm thân xác Mị, cách ly tâm hồn cô với cuộc đời, cầm cố tuổi xuân và sức sống của Mị. Rõ ràng, Mị đang sống cuộc sống tinh thần mòn mỏi, tàn lụi.

Có thể thấy, Tô Hoài đã diễn tả chân thực nỗi cực nhọc về thể xác của Mị để nói lên tiếng nói tố cáo chế độ phong kiến miền núi đã chà đạp lên quyền sống của con người. Cái chế độ ấy đáng lên án, nó làm cạn khô nhựa sống, làm tàn lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống trong những con người lao động.

Nhưng cũng có lúc hoàn cảnh không thể dập tắt được sức sống của một con người. Tâm hồn Mị không hoàn toàn giá băng. Lòng ham sống và muốn sống trong yêu thương vẫn âm ỉ cháy trong đáy sâu tiềm thức của Mị. Ở Mị vẫn đang tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, sức sống ấy sẽ trỗi dậy nếu gặp cơ hội. Trong truyện, sức sống tiềm tàng của Mị trỗi dậy ba lần.

Lần 1 Ở lần thứ 1, đó là sau khi bị bắt về làm dâu gạt nợ nhà thống lý, có đến mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc. Rồi không thể chịu đựng Mị đã trốn về nhà chào bố với nắm lá ngón tự tử. Trong hoàn cảnh đó, chết cũng là một cách để chống lại số phận. Niềm khao khát được sống như một con người đã khiến cô không chấp nhận thân phận nô lệ. Tìm đến cái chết lúc này là dấu hiệu của sự phản kháng. Lần 2 Trong đêm tình mùa xuân

Mùa xuân là mùa tết, mùa của tình yêu hạnh phúc. Ngoại cảnh tác động vào nội tâm của Mị đã đánh thức tâm hồn khao khát lứa đôi của Mị. Hơi men và tiếng sáo là tác nhân đánh thức lòng ham sống của Mị. “Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ừng ực từng bát” trong trạng thái khác thường. Cách uống “ừng ực từng bát” như thế dường như cô đang uống đắng cay của cuộc đời mình vì hơi men giúp Mị quên hiện tại cay đắng và tiếng sáo làm Mị phơi phới trở về ngày trước. Mị ý thức được bản thân mình, cõi lòng đã phơi phới trở lại, nhưng một ý nghĩ

rất lạ lùng mà chân thực xuất hiện “nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại nữa”. Nghịch lí trên nhưng chính là niềm khao khát hồi sinh.

Lúc này “trong lòng Mị đột nhiên vui sướng như những đêm ngày tết trước”. Mị tìm ra lý lẽ để đấu tranh cho quyền được sống. Lập luận ngày càng chặt chẽ từ thấp đến cao “Mị trẻ lắm, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày tết. Huống chi Mị và A Sử không có lòng với nhau”. Và hành động đầu tiên có ý nghĩa như sự thức tỉnh đó là “Mị thắp sáng ngọn đèn, rồi Mị quấn tóc lại ,lấy cái váy hoa chuẩn bị đi chơi như ngưòi tự do”. Đây là ý nghĩ hết sức táo bạo, chứng tỏ khát vọng tự do đã lên đến đỉnh điểm và ngày càng mãnh liệt.

Nhưng ý định của Mị không thực hiện được, khát vọng sống vừa trỗi dậy đã bị dập tắt. A Sử trở về, phát hiện ra ý định của Mị nên đã trói đứng Mị vào cột nhà bằng một thúng sợi đay. Rồi hắn còn quấn luôn tóc Mị lên cột làm cho Mị không cúi, không nghiêng được. Đây là một hành động vô cùng độc ác, dã man và ích kỉ, tàn tệ của A Sử, một trong những nhân vật đại diện cho thế lực phong kiến ở đây. Mặc dù thân thể bị hành hạ nhu thế, nhưng tâm hồn Mị vẫn còn sống với những khát vọng cháy bỏng. Mị vẫn nghe tiếng sáo và có cảm tưởng như đang bước đi. Nhưng bị dây trói thít lại đau nhức từng cơn “Mị không còn nghe tiếng sáo nữa và chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách”. Đau đớn làm Mị trở về với thực tại và ý thức được được rằng thân mình không bằng con ngựa. Khi cận kề với cái chết, Mị lại cảm thấy sợ chết “Mị sợ quá. Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết”. Điều này rất quan trọng bởi đây là cái tiềm tàng của tình yêu cuộc sống nơi Mị. Có thể thấy, tâm hồn Mị câm lặng mà ngầm chứa một sức sống lạ lùng. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm.

Lần 3 Trong đêm mùa đông ở rẻo cao giải thoát cho A Phủ

Đây là đoạn văn hay nhất trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Đoạn này chứng tỏ ngòi bút phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài rất sắc sảo. Nhân vật của ông luôn là con người tâm trạng để tiến tới một hành động. Đoạn văn này được miêu tả rất khéo léo.

Đêm đầu tiên, Mị nhìn thấy A Phủ bị trói vào cột nhà “Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay. Nếu như A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi”. Cả mấy đêm như vậy, tâm hồn Mị có vẻ dửng dưng vô cảm bởi vì việc trói người được lặp đi lặp lại thường xuyên ở nhà thống lí Pá Tra: ngày xưa chị dâu Mị bị trói, Mị cũng bị trói và hôm nay đến lượt A Phủ. Hình ảnh dây trói được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong tác phẩm vừa mang ý nghĩa hiện thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là sợi dây trói buột của xã hội phong kiến đối với những người lao động nghèo.

Nhưng rồi một đêm, Mị trở dậy thổi lửa hơ tay và qua ánh lửa bập bùng, Mị thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, đây là biểu hiện sự đau đớn tuyệt vọng của A Phủ. Mị bắt đầu xúc động. Mị nhớ lại chính mình ngày trước, cũng từng bị trói đến chết ở đây “nhiều lần nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không biết lau đi

được”. Từ sự thật trước mắt và bản thân,Mị nhận thức được bản chất của bọn thống trị “chúng nó thật độc ác”. Và Mị nhận ra cái chết của A Phủ sẽ thật là đau đớn và vô lí. Lúc này, Mị đang đứng giữa hai con đường: một là cam chịu, hai là phản kháng. Cuối cùng tinh thần phản

kháng đã chiến thắng, Mị đi đến một hành động táo bạo là “cắt dây cởi trói cho A Phủ”. Nhưng nếu Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ thì ai sẽ là người thay thế A Phủ chịu trói vào cái cột ấy.Vì thế Mị có thêm một quyết định nữa là chạy theo A Phủ “A Phủ cho tôi đi với …ở đây thì tôi chết mất”. Như vậy, hành động cởi trói cho A Phủ cũng là cởi trói cho chính mình . Ở đây cùng một lúc, Mị đã cắt đứt hai sợi dây trói: sợi dây trói cụ thể và sợi dây trói vô hình. Qua việc cởi trói cho A Phủ, nhà văn Tô Hoài muốn đặt ra một vấn đề, chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới có thể thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau để cùng giải thoát cho chính mình.

Nhận xét chung

Qua cuộc đời bị đoạ đày tàn lụi của Mị, tác giả đưa ra bản cáo trạng lên án thế lực phong kiến xấu xa chà đạp lên con người. Đồng thời thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với những kiếp sống bé mọn. Qua diễn biến tâm lý của nhân vật Mị, ta thấy lòng xót thương, đồng cảm của tác giả với ngọn lửa sống khi cháy sáng, khi âm ỉ nhưng chưa bao giờ tắt trong lòng trái tim con người cơ cực. Nhà văn Tô Hoài đã viết về Mị với tất cả lòng yêu thương, thông cảm và chỉ có lòng yêu thương thông cảm, Tô Hoài mới phát hiện ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những con người ham sống như Mị.

Kết bài

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, qua việc khắc hoạ sâu sắc cuộc đời, số phận, tính cách Mị, nhà văn đã tố cáo hùng hồn, đanh thép những thế lực phong kiến, thực dân tàn bạo áp bức bóc lột, đọa đày người dân nghèo miền núi. Đồng thời, tác giả cũng khẳng định khát vọng tự do hạnh phúc, sức sống mạnh mẽ và bền bỉ của những người lao động, đặc biệt đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Chính điều này đem lại sức sống và sự vững vàng trước thời gian của “Vợ chồng A Phủ”.

ĐẾ 2

Đề bài Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.

Mở bài Tô Hoài là nhà văn của núi rừng Tây Bắc. Sự nghiệp sáng tác của ông khá đồ sộ với số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Sáng tác của ông đa dạng về đề tài và thể loại. Trong đó, mảng tác phẩm viết về đề tài miền núi chiếm vị trí quan trọng. “Vợ chồng A Phủ” được xem là tác phẩm thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Đây là tác phẩm hội tụ tinh hoa của ngòi bút Tô Hoài. Trong tác

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w