Nghệ thuật: Cốt truyện đơn giản, khả năng lực chọn tình tiết và cách sắp xếp không gian, thời gian

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 38)

cách sắp xếp không gian, thời gian

nghệ thuật cùng cách tạo tính đa nghĩa của ngôn từ và hình tượng.

- Chủ đề: Phê phán sự lạc hậu của quần chúng và bi kịch của người chiến sĩ CM tiên phong. Từ đó làm bật lên tư tưởng: làm thế nào để tìm phương thuốc chữa bệnh cho dân tộc Trung Quốc

- Câu hỏi “Thế này là thế nào?” được lặp lại như một điệp khúc gợi nhiều day dứt. Câu hỏi trước hết cho thấy sự bế tắc lạ lẫm vì ngay cả bà cũng không hiểu việc làm của con trai mình. Câu hỏi còn là lời tự trách. Đặt câu hỏi ở cuối truyện, tác giả muốn gợi cho người đọc suy ngẫm về cái chết của Hạ Du và gửi gắm sự day dứt về mối quan hệ giữa quần chúng và CM.

ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ (Trích) Hê – minh - uê. Câu 81. Vài nét chính về tác giả Hê-minh-uê

- Ơ-nit Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn hiện thực Mĩ. Từng nhận giải thưởng Pu-lit-dơ (1953), giải Nô-ben văn học (1954). Ông từng tham

gia thế chiến thứ I, nội chiến Tây Ban Nha và thế chiến thứ II với tư cách là người lính, là nhà báo, là phóng viên mặt trận. Sau đó bị thương trở về Hoa Kì, nhưng ông hoàn toàn thất vọng về xã hội đương thời, tự nhận mình là thế hệ mất mác. Cuối đời ông sống ở Cu-Ba.

- Ông đã góp phần trong việc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới. Văn phong của Hê-minh-uê giản dị, trong sáng. Dù viết về đề tài nào, ông đều nhằm ý đồ “viết một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người” và thực nghiệm thành công về nguyên lý “Tảng băng trôi” (Như một tảng băng trôi trên biển chỉ có một phần nhỏ nổi trên mặt nước, phần lớn chìm dưới mặt nước. Nhà văn không trực tiếp công khai phát biểu ý tưởng của mình mà để người đọc tự rút ra ẩn ý).

-Các tác phẩm: Mặt trời vẫn mọc (1926), Giã từ vũ khí (1929), Chuông nguyện hồn ai (1940),…

Câu 82. Tóm tắt, nêu HCST và ý nghĩa văn bản “Ộng già và biển cả” 1. Tóm tắt: Lão Xan-chi-a-gô 74 tuổi đã lâu không câu được con cá nào. Hôm nay lão quyết định một mình đi ra biển và câu được một con cá kiếm lớn. Ông phải chiến đấu với nó suốt ba ngày đến kiệt sức nhưng nhờ kiên trì và dũng cảm, cuối cùng ông cũng giết được nó và buộc nó sau thuyền hướng vào bờ. Bỗng đàn cá mập xuất hiện, tấn công con cá kiếm. Lão lại phải chiến đấu với lũ cá mập hung dữ và khi con cá mập cuối cùng bị đánh đuổi thì con cá kiếm chỉ còn trơ lại bộ xương. Ông cũng mệt ngoài và lên bờ ngũ mơ về những con sư tử ở Châu Phi.

2. HCST: Sau gần 10 năm sống ở Cu-Ba, ông cho ra đời tác phẩm“Ông già và biển cả” (1952). Bối cảnh là một làng chài yên ả bên cảng La- “Ông già và biển cả” (1952). Bối cảnh là một làng chài yên ả bên cảng La- ha-ba-na. Tác phẩm ra mắt người đọc trước khi Hê-minh-uê được

giải thưởng Nôben văn học 1954. Tác phẩm có những nét mới mẻ trong lối kể chuyện của Hê-minh-uê.

3. Ý nghĩa văn bản: Hành trình đơn độc và nhọc nhằn của con ngườivì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lý: “con người có thể bị vì một khát vọng lớn lao là minh chứng cho chân lý: “con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.

Câu 83. Trình bày giá trị của tác phẩm “Ông già và biển cả”

Thời gian và nhân vật được thu hẹp đến mức cực hạn, nhưng câu chuyện cực kì đơn giản ấy lại mở ra nhiều tầng ý nghĩa:

- Một cuộc tìm kiếm con cá kiếm lớn nhất, đẹp nhất đời. - Hành trình đầy khó nhọc và dũng cảm của người lao động.

- Thể nghiệm thành công và thất bại của người nghệ sĩ đơn độc khi theo đuổi ước mơ sáng tạo.

- Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Ông già và biển cả” còn rất tiêu biểu cho nguyên lý “Tảng băng trôi” mà Hê-minh-uê đề xướng (mượn hình ảnh tảng băng trôi trên trên mặt nước

chỉ có một phần nổi, bảy phần lớn chìm). Hê-minh-uê yêu cầu: nhà văn phải tạo ra được những văn bản giàu “khoảng trống”, tạo tính đa nghĩa cho câu chuyện. Tác giả chủ trương tự giấu mình, không trực tiếp nói ra ý tưởng của mình mà với văn phong giản dị, kết hợp độc thoại nội tâm, xây dựng những hình tượng có nhiều sức gợi để người đọc tự hiểu, tự rút ra ẩn ý.

Câu 84. Ý nghĩa hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm? Câu 85. Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng của nó?

Câu 86. Thế nào là nguyên lý Tảng băng trôi? Nguyên lý Tảng băng trôi được thể hiện trong đoạn trích như thế nào?

Câu 87. Ý nghĩa tựa đề Ông già và biển cả?

Câu 88. Trong đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, ông lão Xan-ti-a-gô gặp phải hoàn cảnh khó khăn như thế nào? Nguyên nhân nào giúp ông lão vượt qua những khó khăn ấy ?

- Hoàn cảnh của ông lão: đơn độc giữa đại dương bao la, tuổi già, sức lực cạn dần khi phải đối đầu với con cá kiếm to lớn.

- Nguyên nhân giúp lão vượt qua hoàn cảnh khó khăn là nhờ: có kinh nghiệm, trí tuệ sáng suốt, ý chí, nghị lực, khát vọng lớn lao.

Câu 89. Đoạn trích truyện Ông già và biển cả của Hê-minh-uê kể lại sự việc gì ? Nhân vật Xan-ti-a-go là một người như thế nào qua sự việc ấy?

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 38)