THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 174)

- Giải pháp: Biện pháp, khắc phục hoặc giải pháp cần cụ thể và thiết thực (Từ phía nhà nước cần có chủ trương chính sách thế nào? Giải pháp xã hội, cộng

THAM KHẢO

Đề 1. Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vô cảm trong một bộ phận thanh niên, học sinh hiện nay.

Người VN có truyền thống vô cùng tốt đẹp là "thương người như thế thương thân", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"... Thế nhưng có những cách sống ngày nay đang gặm nhấm những truyền thống tốt đẹp đó. Hiện nay đang phát triển một căn bệnh của thế giới hiện đại - đúng hơn là mặt trái thuộc thế giới hiện đại. Đó là căn bệnh không có trong danh mục của ngành y, nhưng "những điều trông thấy" luôn "làm đau đớn lòng". Đó chính là căn bệnh vô cảm mà nhiều người dân Việt - nhất là tầng lớp thanh niên- mắc phải.

Thế nào là “vô cảm”? “Vô” là không, “cảm” là những cảm xúc của con người. “Vô cảm” là sự thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm đến mọi người

và mọi việc đang diễn ra xung quanh mình, ngay cả khi cần thiết. “Vô cảm” không chỉ dừng lại ở trạng thái không có cảm xúc, không buồn, không vui, không giận hờn, yêu ghét, mà trái tim người vô cảm không còn biết rung động trước bất kì điều gì. Đây là căn bệnh “tinh thần” nguy hiểm, không chỉ gây hại cho người mắc bệnh mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới những người xung quanh.

Người vô cảm sống thường thu hẹp bản thân, thu mình trong cái vỏ ích kỉ, vô tình. Ở nhà họ chỉ biết thu vén cho bản thân và gia đình mình, mà quên đi tình làng nghĩa xóm, nhà hàng xóm có chuyện buồn: bị mất trộm, hay có người thân vừa qua đời, người vô cảm dửng dưng, thờ ơ như không có chuyện gì, nếu có cũng chỉ là những hành động mang tính gượng ép, thủ tục mà không xuất phát từ lòng chân thành. Người vô cảm không bao giờ tham gia vào những công việc chung: bàn việc của tổ dân phố, khu phố… ngoài xã hội, người vô cảm đem đến những luồng gió lạnh cho cuộc sống. Họ dường như không nhìn thấy gì, không nghe thấy gì, họ thờ ơ với tất cả những gì diễn ra xung quanh mà đối với họ là không liên quan, không ảnh hưởng đến mình. Đi ẩu, vượt đèn đỏ, vi phạm luật giao thông là một trong những biểu hiện của sự vô cảm. Đáng phê phán hơn khi những người chứng kiến vụ tai nạn cũng có thái độ lạnh lùng, vô cảm. Nhiều người liếc qua rồi dửng dưng bỏ đi. Rất nhiều trường hợp đáng tiếc đã xảy ra do sự cấp cứu chậm trễ này…Bên cạnh đó, sự dửng dưng, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của người khác: nghe một câu chuyện buồn, chứng kiến những hoàn cảnh bi thảm với thái độ bàng quang đáng sợ là những biểu hiện thường nhận thấy nhất ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. Ngoài ra, người vô cảm sống thu hẹp nên rất khó hoà nhập với tập thể, khó cộng tác với người khác khi làm công việc chung Những thái độ và hành vi vô cảm đó xuất phát từ sự nhận thức nông

cạn, thiển cận của cá nhân. Họ chỉ thấy được lợi ích trước mắt, lợi ích của cá nhân

mình, không quan tâm đến người khác. Hơn nữa bệnh vô cảm còn do lòng ích kỉ, sự hẹp hòi gây ra, người vô cảm chỉ biết nghĩ đến cái lợi của bản thân mình mà quên lợi ích chung, dẫn đến những lời nói, hành động, thái độ vô tâm, vô tình,

nguy hiểm hơn nữa là sự vô nhân tính, mất nhân đạo. Kết quả của sự vô cảm chính là thái độ bàng quan với cuộc sống, mơ hồ, mờ nhạt về lý tưởng, hoài bão và lẽ sống. Mang tâm lý “mackeno” bước vào đời sẽ gây cho không ít bạn trẻ cảm giác chán nản, buồn phiền và khó hòa nhập với mọi người. Đó không chỉ là nỗi bất hạnh của cá nhân mà còn là của gia đình và xã hội.

Ngăn chặn căn bệnh vô cảm này trước hết là ở bản thân mỗi người, ở chính tấm lòng và dũng khí của mỗi con người. Ta cần mở rộng lòng mình sống nhân ái, chan hòa với tất cả mọi người. Kế đến cần phải xây dựng cho mọi người lối sống đẹp, đầy chất nhân văn, đầy tình người. Làm giàu tâm hồn bằng những tác phẩm văn học có ý nghĩa. Nó sẽ là liều thuốc tinh thần bổ ích chữa bệnh vô cảm. Phát động các phong trào tuổi trẻ tình nguyện, sống vì cộng đồng, phát triển những tố chất tích cực của thanh niên:

có chí hướng, có khát khao, có hoài bão, dám nghĩ, dám làm, giàu lòng nhân ái, biết sống vì người khác... Mỗi cá nhân cần nhận thức đúng đắn và tự giác, tự nguyện góp sức, nhắc nhở nhau để có những ứng xử và hành động đẹp.

Đề 2. Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng hút thuốc lá trong học sinh hiện nay.

Đề 3. Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng vi phạm giao thông của một số học sinh hiện nay.

Đề 4. Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng nghiện Ka-ra-ô-kêInterrnet trong nhiều bạn trẻ hiện nay.

Đề 5. Mặc dù biết là sai, song nhiều học sinh vẫn học “tủ” dẫn đến những kết quả không mong muốn trong các kì thi. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 174)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w