Nghĩa tựa đề “Thuốc”: Thuốc là một nhan đề đa nghĩa:

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 36)

- Nghĩa gốc: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh lao: bánh bao tẩm máu người.

- Nghĩa chuyển: chỉ phương thuốc chạy chữa căn bệnh tinh thần cho quốc dân Trung Quốc:

+ Sự ngu muội, lạc hậu, mê tín dị đoan của quần chúng nhân dân. + Thái độ thờ ơ, lãnh đạm, xa rời cách mạng của quần chúng.

+ Sự sai lầm trong đường lối hoạt động của cách mạng Tân Hợi – Trung Quốc: hoạt động đơn lẻ, xa rời quần chúng, chưa tận dụng được sức mạnh của nhân dân...

Câu 76. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người

- “Chiếc bánh bao có tẩm máu người” nghe như chuyện thời Trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng nghĩa thứ nhất – thuốc chữa bệnh lao (Thứ mà lão Hoa Thuyên xem là tiên dược để cứu thằng con

trai mười đời độc đinh nhưng không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó). Đây còn là thứ thuốc mê tín dị đoan.

- Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái gỡ và đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Tầng nghĩa thứ 2 của nó mang tính khai sáng – đây là thứ thuốc độc – mọi người cần giác ngộ, cần tỉnh giấc không được ngủ say trong nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ.

- Chiếc bánh bao – liều thuốc độc hại lại được pha chế bàng máu của người CM Hạ Du – một người xả thân vì nghĩa, đổ máu vì sự nghiệp giải phóng nông dân,... Nhưng những người dân ấy lại dững dưng mua máu anh như mua máu súc vật. Với hiện tượng này, Lỗ Tấn đã đặt ra vấn đề hệ trọng: ý nghãi của sự hi sinh. Từ đó dẫn đến tầng nghĩa thứ ba: tìm phương thuốc chữa bệnh cho quần chúng, làm cho CM gắn bó với quần chúng.

Câu 77. Hình tượng người chiến sĩ cách mạng Hạ Du

Nhân vật Hạ Du xuất hiện gián tiếp qua sự bàn luận của những người trong quán trà.

- Hạ Du là một trong những người cách mạng tiên phong của cách mạng Trung Quốc đầu thế kỉ XX, anh có lí tưởng rõ ràng: lật đổ ngai vàng và đánh đuổi ngoại tộc giành độc lập cho dân tộc. Hạ Du hiên ngang đứng trước cái chết, dũng cảm tuyên truyền cách mạng với cả tên cai ngục trong những ngày ở tù chờ án chém. Thế nhưng tất cả ý chí, mục đích và hành động của anh lại bị nhận thức một cách méo mó, đầy sai lạc trong con mắt của quần chúng nhân dân và cả người thân trong gia đình.

- Đối với quần chúng thì Hạ Dụ chỉ là "thằng khốn nạn", "nhãi con không muốn sống", "quân làm giặc", "kẻ điên khùng", "đáng tội chết". Đối với họ hàng thì "may mà tố giác được không thì cả nhà mất đầu". Đối với người bị bệnh thì "may phúc quá" khi lấy được thứ thuốc đặc hiệu. Với những kẻ khác thì "thích quá", "ái chà chà", "nghe như chuyện làm giặc cơ vậy"... Thật xót xa và đau đớn cho hình ảnh người

chiến sĩ cách mạng trong con mắt của quần chúng mê muội.

- Qua nhân vật Hạ Du, tác giả tỏ thái độ trân trọng đối với người cách mạng, nhưng cũng có ngầm ý phê phán anh ta xa rời quần chúng, xa rời đến nỗi mẹ anh ta cũng không biết con mình làm cách mạng. Đây là sai lầm của những người làm cách mạng. Cái chết của Hạ Du là bi kịch của người CM.

Câu 78. Hình ảnh con đường mòn và ý nghĩa vòng hoa trên mộ Hạ Du

- Hình ảnh con đường mòn có 2 ý nghĩa.

+ Vô tình, những người chiến sĩ CM cũng bị xem là giặc. Con đường mòn là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, trở thành suy nghĩ đương nhiên.

+ Con đường mòn chia cắt nghĩa địa của người chết chém (người phản nghịch, người CM) với nghĩa địa người chết bệnh (người lao động nghèo khổ). Đây là biểu tượng của ranh giới vô hình của lòng người, của những định kiến xã hội.

+ Cuối truyện phải qua thời gian giác ngộ, hai bà mẹ mới bước qua con đường mòn đến với nhau, hiểu nhau và cảm thông cho nhau.

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w