BÚT KÍ “AI ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG” – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG.

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 111)

III. Tổng kết: Ghi nhớ SGK trang

BÚT KÍ “AI ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG” – HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG.

TƯỜNG.

Ai đó đã từng viết “Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau. Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã

song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Với sở trường về bút ký và đặc sắc trong sáng tác là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý, nhà văn đã đem đến cho người đọc những vẻ đẹp đa dạng về con sông Hương.

- Bút kí “Ai đặt tên cho dòng sông?” là một trong những bài tùy bút đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, được viết ở Huế vào dịp tiết Cốc Vũ ngày 4.1.1981. Sau được in trong tập bút kí cùng tên (1986). Bài bút kí ca ngợi vẻ đẹp huyền ảo thơ mộng của sông Hương, gắn với bao địa danh và tâm hồn con người nơi cố đô Huế. Đến kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường con sông Hương đã trở thành một người con gái đẹp có tâm hồn, có cá tính dịu dàng và một vẻ đẹp sang trọng đằm thắm, một vẻ đẹp đầy văn hoá

Vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên: Khác với nhiều con sông “sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”, nghĩa là sông Hương gắn liền với Huế. Điểm nhìn nghệ thuật của bài kí là sông Hương. Sông Hương nhìn từ cội nguồn là dòng chảy có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Trong mối quan hệ này sông Hương mang tính lưỡng thể:

Hùng vĩ với sức sống mãnh liệt, hoang dạimột bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu hùng tráng dữ dội “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”, bằng biện pháp nghệ thuật nhân hoá “giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như như một cô gái Di - gan phóng khoáng và man dại”. Tác giả kết luận “rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Dịu dàng và say đắmgiữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Ra khỏi rừng, sông thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Tất cả đều nói lên chất nữ tính vừa dịu dàng, e lệ vừa mãnh liệt, hoang sơ. Ở đoạn này, nhà văn chú ý khám phá vẻ đẹp tâm hồn thăm thẳm mà ngay cả dòng sông cũng không muốn bộc lộ. Dòng sông đã được thổi bằng ngọn gió tâm hồn dào dạt nhạy cảm, liên tưởng tự do để càng mạnh mẽ hơn, đắm say hơn ở địa phận thượng.

Sông Hương trong mối quan hệ với thành phố Huế khăng khít với Huế như một người tình. Hành trình sông về với Huế được ví như “cuộc tìm kiếm người tình trong mộng”. Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, xứ Huế là “người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” chờ sông Hương đến đánh thức. Hình ảnh này gợi nhớ câu truyện cổ “Công chúa ngủ trong rừng”. Trước khi gặp Huế, từ ngã ba Tuần đến đồi Thiên Mụ, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn. Ra khỏi vùng núi, sông chuyển dòng liên tục. Với tư cách chuyên gia địa lí, Hoàng Phủ Ngọc Tường xem xét hướng chảy của sông, rồi mô tả nó bằng ngôn ngữ huyền diệu của nhà tùy bút. Khi thì “sông uốn mình

theo những đường cong thật mềm”, lúc lại chủ động “vẽ một hình cung thật tròn về phía đông bắc...”. Lúc chảy qua Vọng Cảnh, Tam Thai,... sông Hương “mềm như tấm lụa”. Đến với những dãy đồi phía tây nam, sông ánh lên “sắc màu kì ảo: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.

Qua lăng tẩm các vua triều Nguyễn, sông bộc lộ “vẻ đẹp trầm mặc” “như triết lí, như cổ thi”. Đó là những phép so sánh độc đáo. Không miêu tả trực tiếp con sông, tác giả mở rộng tầm nhìn sang hai bên bờ: “giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của các vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch...”. Hoàng Phủ Ngọc Tường con trích dẫn cả thơ cố để khắc họa vẻ kiêu hãnh, âm u của khu lăng tẩm đồ sộ:

“Bốn bề núi phủ mây phong

Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng Vạn Niên”.

Miêu tả mặt nước phẳng lặng và đôi bờ u tịnh, tác giả làm nổi bật vẻ đẹp thâm nghiêm, ngàn năm không thay đổi của dòng sông. Ẩn sau các con chữ là “cái tôi” nghệ thuật rất riêng của HPNT

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w