Nghệ thuật: Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 33)

hiện về đời sống. Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.

Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT – LƯUQUANG VŨ QUANG VŨ

Câu 67. Cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ

- Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê ở Đà Nẵng. Cha cũng là nhà soạn kịch nên năng khiếu nghệ thuật bộc lộ ngay từ nhỏ.

- Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ tài hoa đã để lại dấu ấn trong nhiều thể loại: thơ, văn xuôi, vẽ tranh và đặc biệt là kịch. Kịch là phần đóng góp đặc sắc nhất với những vở gây chấn động dư luận như: Lời nói dối cuối cùng, Nàng Xi-ta, Chết cho điều chưa có, Bệnh sĩ, Tôi và chúng ta, Hồn Trương Ba, da hàng thịt,… Lưu Quang Vũ không những là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch, được coi là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật VN hiện đại vào những năm 80 của thế kỉ XX. Ông mất giữa lúc tài năng đang vào độ chín, hứa hẹn một sự nghiệp văn chương to lớn. Năm 2000, ông được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

Câu 68. Ý nghĩa nhan đề Hồn Trương ba, da hàng thịt

Nhan đề Hồn Trương ba, da hàng thịt gợi cảm giác về độ vênh lệch của hai yếu tố quan trọng trong một con người. Hồn là phần trừu tượng, da thịt thân xác là cái cụ thể, là cái bình có thể chứa linh hồn, hồn nào xác ấy. Nhưng ở đây hồn người người này lại ở trong xác người kia. Hồn và xác lại không tương hợp. Về tính cách, hành động, lối sống của Trương Ba và anh hàng thịt trái ngược nhau. Tên gọi của vở kịch đã thâu tóm được những mâu thuẫn, xung đột bên trong của một con người.

Câu 69. Xuất xứ của vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt có gì đặc biệt? Hãy chỉ rõ những điểm khác biệt giữa truyện cổ dân gian và vở kịch của Lưu Quang Vũ?

Vở kịch được xây dựng dựa vào một câu chuyện dân gian cùng tên, nhưng tác phẩm có những sáng tạo riêng độc đáo:

+ Trong truyện dg, hồn Trương Ba sống yên ổn trong xác anh hàng thịt. HTB, DHT dg thể hiện một

tư tưởng đơn giản, ngắn gọn là tuyệt đối hóa linh hồn, đề cao linh hồn, không chú ý đến mối quan hệ giữa thể xác và linh hồn.

+ Trong vở kịch, LQV đã sáng tạo ở phần kết của vở kịch, đồng thời nhấn mạnh vào sự phản kháng của linh hồn nhân hậu, thanh cao chống lại sự lấn át và chế ngự của thể xác thô lỗ phàm tục. Vở kịch tập trung diễn tả tình cảnh trớ trêu, nỗi đau khổ, giày vò của TB từ khi “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”. Từ đó đưa đến tư tưởng mới: sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn và khẳng định một quan niệm đúng đắn về cách sống.

Những hư cấu sáng tạo của LQV từ câu chuyện cổ tích dân gian nhằm truyền đến người đọc thông điệp của thời đại những vấn đề xã hội mang tính triết lý sâu sắc.

Câu 70. Câu nói của Hồn Trương Ba: “Không thể bên trong một đằng,

bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn” có ý nghĩa như

thế nào?

- Câu nói cho thấy nỗi đau khổ, giằng xé tột cùng của HTB trước hoàn cảnh hiện tại của bản thân.

- Câu nói cũng cho thấy khát vọng mãnh liệt được sống với ý nghĩa đích thực. Được sống làm người thật quý giá, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn với những giá trị mình vốn có và còn theo đuổi quý giá hơn.

- Câu nói còn thể hiện một tư tuởng triết học sâu sắc: nó phản ánh đòi hỏi sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, giữa tư tưởng và biểu hiện hành động.

Câu 71. Qua vở kịch “Hồn TB, da hàng thịt”, tác giả muốn gởi đến người đọc thông điệp gì? (Ý nghĩa văn bản)

Qua đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, LQV muốn gởi tới người đọc thông điệp: được sống và làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thật sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hoà giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thành nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Đọc "Hồn Trương Ba da hàng thịt" càng thêm hiểu cần phải là chính mình. Đọc "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" ta để ý tơi cái chết cuối cùng của nhân vật Trương Ba. Có người nghĩ rằng chết là hết là kết thúc nhưng với Trương Ba đó lại là sự giải thoát, ông đã có thể là chính mình. Trương Ba chọn cái chết để không còn sự dằn vặt bản thân, để trong lòng được thảnh thơi. Vậy cái chết của ông không hề là một bi kịch mà là sự giải thoát cho bản thân. Qua tác phẩm chúng ta có thể hiểu thêm hãy là chính mình, hãy sống để không phải hối hận và hãy đứng lên bằng chính đôi chân của mình mà không phải dựa dẫm vào người khác.

PHẦN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀITHUỐC - Lỗ Tấn THUỐC - Lỗ Tấn

Câu 73. Trình bày hiểu biết về tác giả Lỗ Tấn?

- Lỗ Tấn (1881 – 1936), tên thật là Chu Thụ Nhân, bút danh là Lỗ Tấn là ghép từ họ mẹ (bà Lỗ Thụy) cùng với chữ “Tấn hành” (đi nhanh lên - một kỉ niệm thời thơ ấu). Quê ở tỉnh Triết Giang, miền đông nam Trung Quốc.

- Trước khi trở thành nhà văn, ông từng học: hàng hải (mong được đi đây đó để mở rộng tầm mắt), khai mỏ (mong muốn làm giàu cho đất nước), ngành y (với mong muốn chữa bệnh cho người nghèo, ốm mà không có thuốc như bố ông). Khi đang học y khoa ở Nhật, một lần xem phim, ông nhìn thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh đi xem người Nhật chém đầu người Trung Quốc, từ đó ông mới giật mình và nhận ra rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần và ông chuyển sang làm văn nghệ.

- Chủ đề trong các sáng tác của Lỗ Tấn là “Phê phán quốc dân tính”. Ông cho rằng các căn bệnh tinh thần đã khiến cho quốc dân mê muội, tự thoã mãn, ngủ say trong một “cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Ông hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của họ, chỉ cho họ thấy bước đi sai nhịp trên con đường hướng về phía tương lai với thái độ phê phán nghiêm khắc. Chủ trương của ông trong tất cả các sáng tác là dùng ngòi bút phanh phui các căn bệnh tinh thần của dân tộc và lưu ý mọi người phương chạy chữa. .

- Tác phẩm tiêu biểu: Gào thét, Bàng hoàng, Nấm mồ, Cỏ dại, Chuyện cũ viết theo lối mới,..

- Lỗ Tấn là nhà văn CM hiện thực xuất sắc nổi tiếng của văn học hiện đại Trung Quốc đầu TK XX. Năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới.

- HCST: Truyện được viết năm 1919, đúng vào lúc bùng nổ phong trào Ngũ tứ. Đây là thời kì Trung Quốc bị chèn ép bởi các thế lực đế quốc phương Tây. Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên tháng 5 – 1919, sau được in trong tập Gào Thét (1923).

- Ý nghĩa văn bản: Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê muội về

tinh thần. Nhân dân không nên "ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt" và người cách mạng thì không nên "bôn ba trong chốn quạnh hiu', mà phải bám sát quần chúng để vận động, giác ngộ. Người TQ cần suy nghĩ nghiêm túc về phương thuốc để cứu dân tộc.

Câu 75. Tóm tắt truyện “Thuốc” và cho biết ý nghĩa nhan đề?

-Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y thời bấy giờ). Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn, vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh. Lão Thuyên dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn với niềm tin tuyệt đối đứa con sẽ khỏi bệnh, mặc dù vừa mới ăn xong thằng thuyên nổi lên một cơn ho dữ dội và không bao lâu sau thì chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao. Trong khi đó, tại quán trà của lão Hoa Thuyên, bác Cả Khang và mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị chém sáng nay. Đó là Hạ Du, một nhà cách mạng kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, nhiều người cho anh điên, anh chán sống, vuốt râu hùm,… Năm sau vào tiết Thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con . Gặp nhau, hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau. Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm, bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã khuất .

Một phần của tài liệu Tài liệu ngữ văn ôn thi đại học full (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w