ô Kim Long sông vui tươi hẳn lên như tâm trạng nao nức, bồi hồi của người đi xa “tìm đúng đường về”. Giáp mặt thành phố, uốn một cánh cung rất nhẹ, dòng sông mềm mại như “một tiếng vâng không nói ra của tình yêu”. Đây là một phép so sánh lạ không thể gặp lại lần thứ hai. Tác giả đã dùng tiếng “vâng” e ấp, ngập ngừng, ý vị, kín đáo, thiêng liêng trên đôi môi cô gái đang yêu để tả hình dáng mềm mại, uyển chuyển của sông Hương. Tiếp đó, tác giả đã có nhiều liên tưởng, so sánh, suy tư rất độc đáo để miêu tả dòng sông.
Cũng như Nguyễn Trãi đặt các triều đại Việt Nam ngang hàng cùng các vương triều Trung Hoa, Chủ tịch Hồ Chí Minh so sánh Tổng khởi nghĩa tháng Tám với hai cuộc cách mạng ở Mĩ và Pháp, khi miêu tả sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường liên tưởng đến sông Xen (Paris), sông Đa-nuýp (Bu-đa-pét), sông Nê va (Pê-téc- pua) - những biểu tượng văn hóa của ba quốc gia lớn ở Châu Âu. Từ đó, ta thấy lòng tự hào về sông Hương và Huế của tác giả. So sánh với dòng sông của các thành phố khác, nhà văn khắc họa được vẻ đẹp riêng của sông Hương. Giống như sông Xen, sông Đa-nuyp..., sông Hương cũng chảy giữa lòng thành phố nhưng cho đến nay, Huế vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ. Đối chiếu với sông Nê-va, tác giả nhấn mạnh điệu chảy lững lờ mà sông Hương dành riêng cho Huế. Điều này có thể cảm nhận bằng mắt qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh, ngập ngừng như nuốn đi, muốn ở, chao nhẹ trên mặtt nước sông Hương đêm Lễ Vu Lan.