1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các dạng đề văn ôn thi Đại học bài RỪNG XÀ NU của Nguyễn Trung Thành

22 14,3K 54

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 131 KB

Nội dung

3/Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Rừng xà nu”: - Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng: + Ý nghĩa tả thực : Nhà văn nói về cây xà nu- một loài câ

Trang 1

“RỪNG XÀ NU”( Nguyễn Trung Thành)

I/ Định hướng kiến thức cơ bản :

1 Vài nét về nhà văn Nguyễn Trung Thành (NguyênNgoc):

- Là nhà văn có sự gắn bó mật thiết , sâu nặng và có nhiều hiểu biếtphong phú về mảnh đất và con người Tây Nguyên

- Sáng tác của Nguyễn Trung Thành trong 2 cuộc kháng chiến chốngPháp và chống Mỹ thường đề cập đến những vấn đề trọng đại của dân tộc,của đất nước.Ông rất nhạy cảm với những gì quyết liệt và có chất hoang

dã, dữ dội.Tác phẩm của Nguyễn Trung Thành luôn thể hiện khuynhhướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng mạn

2 Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Rừng xà nu”:

- Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành viết vào năm

1965 Đây là thời điểm Mỹ đổ quân tham chiến ở Miền Nam Chiến tranh

ở Miền Nam đến hồi quyết liệt Mỹ ngụy điên cuồng đánh phá cách mạngmiền Nam nhưng tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân

và cách mạng miền Nam không thể nào tiêu diệt nổi, ngược lại càng pháttriển mạnh mẽ từ miền xuôi đến miền ngược

3/Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Rừng xà nu”:

- Nhan đề “Rừng xà nu” vừa mang ý nghĩa hiện thực , vừa mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Ý nghĩa tả thực : Nhà văn nói về cây xà nu- một loài cây sống

thành rừng ở Tây Nguyên.Loài cây này có sức sống mãnh liệt , không chịukhuất phục trước sự thay đổi của thời tiết.Cây xà nu luôn gắn bó mật thiết

và quan hệ chiếu ứng với cuộc sống của người dân Tây Nguyên

+ Ý nghĩa biểu tượng: Qua sức sống mãnh liệt của cây xà nu, rừng

xà nu, nhà văn nói đến nỗi đau và sức sống , phẩm chất kiên cường bấtkhuất của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ

4/ Tóm tắt cốt truyện và ý nghĩa của tác phẩm:

Trang 2

a/ Cốt truyện:

Truyện kể về nhân vật Tnú, người dân làng Xô Man, thuộc dân tộcStrá ở Tây Nguyên

+ Tnú tham gia cách mạng Giặc bắt vợ con anh, đánh đập dã man để

dụ bắt anh Tận mắt chứng kiến cảnh đau đớn ấy, Tnú không chịu nổi, anhxông ra giữa vòng vây của kể thù để cứu vợ con Mai Nhưng anh khôngcứu được: Vợ con anh chết, anh thì bị giặc bắt và bị đốt cháy 10 đầu ngóntay Anh được dân làng cứu

+ Sau đó Tnú vẫn xin nhập quân giải phòng Ba năm sau anh xin đơn

vị cho nghỉ phép một đêm về thăm buôn làng Trong đêm hôm đó, Cụ Mếttriệu tập cả bản và kể chuyện về Tnú và chuyện về buôn làng cho cả làngnghe nhằm giáo dục truyền thống anh hùng, bất khuất cho cả buôn làng + Sáng hôm sau cụ Mết và Dít và bé Heng lại tiễn Tnú lên đường

trước hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời”.

b.Ý nghĩa : Rừng xà nu là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong

nhận thức cách mạng của dân làng XôMan cũng như của dồng bào Tây

Nguyên Chân lý tất yếu mà họ nhận ra là : chỉ có dùng bạo lực cách

mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng

5: Ý nghĩa cụ thể và giá trị tượng trưng của hình ảnh cây xà nu trong tác phẩm:

- Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh một khu rừng ngày nào cũng bị

đại bác bắn phá và kết thúc cũng bằng hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” Điều này vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có gía trị

tượng trưng:

- Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho sự mất mát, đau thương, uất hận của dân làng Xô Man:

+ Cả rừng xà nu đều bị thương, có những cây bị “chặt đứt ngang

thân”, “chỗ vết thương nhựa ứa ra”, “bần đen và đặc quyện thành từng

Trang 3

cục máu lớn” -> ấy là hình ảnh cả làng Xô Man khi bị bọn Mỹ ngụy khủng bố: “tiếng kêu khóc dậy cả làng”; bà Nhan bị chặt đầu, anh Xút bị

treo cổ, mẹ con Mai bị đánh đập dã mang đến chết Tội ác của giặc làmnên lòng câm thù bằng sức phản kháng của dân làngXô Man

- Cây xà nu tượng trung cho sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man:

+ Cây xà nu sinh sôi rất khỏe, “rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn che chở cho làng” – cũng như cả dân làng Xô Man dù bị khủng bố, vừa bị tra khảo,

nhưng không ai khai nửa lời Họ đoàn kết lại, dùng giáo mác tiêu diệt cảtiểu đội giặc

- Cây xà nu còn tượng trưng cho các thế hệ người dân Tây Nguyên kế tiếp nhanh chóng trưởng thành trong chiến tranh:

+ Cạnh một cây mới ngả gục, có bốn năm cây con mọc lên “chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây ngã xuống” - cũng như anh Quyết hi sinh

thì có Tnú nối tiếp Mai ngã xuống thì có Dít thay, và tiếp đến là béHeng

- Cây xà nu tượng trưng cho khát vọng, tự do của người dân Tây Nguyên:

+ Cây xà nu là một loại cây họ thông, gỗ và nhựa rất quý, sinh sôi nảy

nở “rất khỏe, rất ham ánh sáng mặt trời”, “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng” Cây xà nu có một sức sống mãnh liệt và chịu đựng dẻo dai “đạn đại bác không giết nổi chúng” Nhà văn đã mượn những tính chất

này của cây xà nu để nói lên sức sống mãnh liệt của người dân TâyNguyên trong khát vọng vươn đến tự do trước sự đàn áp dã man của quânthù

+ Nhà văn kết cốt truyện bằng hình ảnh “những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời” là một sự khẳng định chắc chắn không gì có thể ngăn

được sức sống mãnh liệt của cây xà nu và cũng chính là sức sống mãnh liệt

Trang 4

của người dân làng Xô Man và đồng bào dân tộc Tây Nguyên vươn đếnánh sáng của lý tưởng cách mạng.

 Cây xà nu là hình tượng nghệ thuật đặc sắc , có sức hấp dẫn đặc

biệt, tượng trưng cho những phẩm chất cao quý, tinh thần quật cường của đồng bào Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

6/ V ẻ đẹp của các hình tượng nhân vật và ý nghĩa tư tưởng của các hình tượng đó trong tác phẩm:

@/ Cụ Mết: 60 tuổi, thủ lĩnh tinh thần của người dân Xô Man.

+ Hình dáng: “quắc thước , râu dài tới ngực, mắt vẫn sáng và xếch

ngược Ông ở trần ngực căng như một cây xà nu lớn ” -> tràn đầy sức

sống

+ Lời nói: Chắc nịch, dứt khoát, là đại diện của quần chúng, là các

gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc “cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn”; “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”.

+ Hành động: Cụ Mết đã thay mặt Tnú lành buôn làng nỗi dậy đồng

khởi, với “lưỡi mác dài trong tay thằng Dục nằm dưới lưỡi mác của cụ Mết”.

Cụ Mết là biểu tượng cho sức mạnh tinh thần và vật chất có tính truyền thống và cội nguồn – là chỗ dựa tinh thần và là pho sử sống – là nhịp cầu nối giữa quá khứ và hiện tại của các thế hệ người dân Tây Nguyên Hình ảnh cụ Mết trong đoạn cuối thể hiện rất rõ vị trí của con

người này: “Thế là bắt đầu rồi Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ,

người đàn ông, người đàn bà, mội người phải tìm lấy một cây dáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa Ai không có thì vót, không năm trăm cây chông Đốt lửa lên”.

Trang 5

@/ Tnú : là nhân vật anh hùng, người con vinh quang của dân làng Xô

Man được nhà văn khắc họa bằng những đường nét độc đáo, giàu chất

sử thi:

+ Là người Strá, mồ côi cha mẹ, sống trong tình thương của dân làng Xô

Man.Cuộc đời của Tnú đúng như lời của cụ Mết : “cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này nuôi nó Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.

+ Tham gia liên lạc cho cách mạng từ nhỏ, Tnú là một người gan góc và táo bạo, dũng cảm và thông minh, giàu tự trọng (vào rừng cùng Mai tiếp

tế cho anh Quyết, khi học chữ thua kém Mai thì lấy đá đạp vào đầu, khi bịbắt và bị tra tấn đã chỉ tay vào bụng mình và nói: Cộng sản ở đây )

+ Tnú còn là một con người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá

nhân: Chứng kiến kẻ thù giết vợ con trong nỗi đau đớn và xót xa vô cùng

Anh đã bất chấp sự can ngăn của cụ Mết xông ra giữa vòng vây của kẻ thù

để cứu vợ con Bị bắt, Tnú chịu đựng sự tra tấn man rợ của kẻ thù, hai bàn

tay bị đốt cháy, “mười ngón tay đã trở thành mười ngọn đuốc” anh vẫn

không kêu van Sau đó anh vẫn tham gia bộ đội để giết giặc trả thù chongười thân và quê hương

+ Tnú có tính kỉ luật cao: Tuy nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng phải được

cấp trên cho phép mới về, và chỉ về đúng một đêm như quy định trong giấyphép

+ Tnú còn là người giàu tình thương yêu đối với mọi người; là con người

chung của dân làng Xô Man, của dân Strá (cảnh Tnú trở về được ngườidân: già, trẻ, lớn, bé đón chào, yêu mến )

 Tnú là điển hình cho số phận và con đường Cách mạng của dân

làng Xô Man; những phẩm chất đẹp đẻ của người anh hùng Tnú mang

ý nghĩa tiêu biểu cả làng Xô man từ già đến trẻ đều có những phẩm chất

tương tự (gan dạ, kiên trung, anh hùng, yêu nước )

Trang 6

@/ Dít: là một cô gái gan dạ, có tinh thần trách nhiệm cao, có bản

lĩnh từ bé: liên lạc cho du kích, bị bắt, bị uy hiếp “đạn xượt qua tai, xém

tóc, cày đất xung quanh cho hai chân nhỏ đôi mắt vẫn nhìn bọn giặc bình thản ”

 Dít là hiện thân và là sự tiếp nối của Mai: tự giác và quyết liệt trong

cuộc đối mặt với kẻ thù.

@/ Bé Heng: là hình ảnh tươi trẻ, sống động xuất hiện ở phần đầu tác

phẩm.Nhân vật bé Heng là người ra đón Tnú trở về. Là hình ảnh tượng

trưng mang những nét tương đồng với lứa cây xà nu mới lớn, mang trong mình bao sinh lực và nhựa sống hứa hẹn sẽ trở thành những cây

xà nu mạnh mẽ và bất tử.

7/ N hững nét đặc sắc về nghệ thuật thể hiện trong truyện ngắn “Rừng

xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành.

- Khắc họa những nhân vật anh hùng, tập thể anh hùng vừa mang

dấu ấn thời đại vừa đậm đà phong cách Tây Nguyên

- Tác phẩm dào dạt cảm hứng sử thi Những nhân vật đại diện cho

cộng đồng được ca ngợi bằng giọng văn say mê, trang trọng, hùng tráng

- Cách xây dựng hình tượng của nhà văn cũng độc đáo: Dùnghình

tượng cây xà nu làm biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của các dân tộc

Tây Nguyên; dùng hình tượng mười ngón tay Tnú bốc cháynhư mười

ngọn đuốc để biểu trưng cho lửa căm hờn và lửa đấu tranh của dân làng XôMan

II Các đề vận dụng:

* Đề 1: Phân tích hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong truyện ngắn

“rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành, để làm rõ ý nghĩa tượng trưng cho sức sống và phẩm chất của người dân Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ.

Dàn bài gợi ý

Trang 7

I/ Mở bài:

- “Rừng xà nu” là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về cuộc kháng

chiến chống Mỹ vĩ đại của dân tộc ta Tác phẩm được viết vào mùa hè năm

1965, khi Mỹ bắt đầu ào ạt đổ quân vào miền Nam

- Một trong những thành công nổi bật của tác phẩm là nhà văn đã xây dựngđược một hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa biểu trưng giàu chất lãngmạn: đó là hình tượng cây xà nu, rừng xà nu

II/ Thân bài: Có nhiều cách lập ý và sắp ý để phân tích làm rõ luận

đề:

** Cách 1:

1/ Cây xà nu, rừng xà nu là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc:

- Là một loại cây thanh nhã mà rắn rỏi, ham khí trời và ánh sáng: “Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luông thẳng tắp”

- Cây xà nu bất chấp bom đạn, tồn tại vượt lên sự huỷ diệt của kẻ thù; hàohùng, hiên ngang ngay cả khi gục ngã:

+ “Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão ”.

+ “Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngục lại bị đạn đại bác chặt đứt làm đôi ”.

+ “Rừng xà nu” “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng”, hứng

lấy hàng loạt đạn đại bác Cả rừng xà nu không cây nào không mangthương tích > đây cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho sự mất mát,đau thương, uất hận của dân làng Xô Man

- Trong đau thương dữ dội, rừng xà nu vẫn đẹp, vẫn xanh Bom đạn kẻ thùkhông ngăn nổi sức vươn lên mãnh liệt của rừng xà nu Lớp này ngãxuống, lớp khác lại nảy mầm lên Cạnh một cây mới ngã gục có bốn năm

Trang 8

cây con mọc lên “chúng vượt lên rất nhanh thay thế những cây đã ngã”

>Sự sống từng phút, từng giờ sinh sôi, vượt lên trên cái chết

 Hình ảnh rừng xà nu không chỉ là khung cảnh thiên nhiên hoành tráng ở một buôn làng cụ thể Nó còn là hình ảnh, là không gian nghệ thuật tượng trưng của đất rừng Tây Nguyên bất khuất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Nhà văn đã tạo ra một không gian sử thi đầy bi tráng của đất và người Tây Nguyên anh dũng

2/ Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu tượng trưng cho sức sống và phẩm chất của người dân Tây Nguyên:

- Hình ảnh rừng xà nu tầng tầng, lớp lớp kế tiếp nhau lớn lên dưới bomđạn kẻ thù như hình ảnh dân làng Xô Man từ thế hệ này sang thế hệ khácnối tiếp nhau đứng lên giữ gìn xứ sở và truyền thống của dân tộc mình

- Lịch sử làng Xô Man là lịch sử của những chuỗi ngày đau thương màanh dũng trong kháng chiến chống Mỹ (anh Quyết hi sinh có Tnú, Maiđứng lên; Mai hi sinh có Dít, có bé Heng đứng lên nối tiếp )

> các thế hệ nối tiếp nhau như lớp lớp cây rừng xà nu bất khuất trước bom đạn của kẻ thù

- Cây xà nu bất chấp bom đạn cũng như con người Tây Nguyên kiêncưòng, dũng cảm, không khuất phục trước kẻ thù (Cụ Mết, Tnú, Mai, bàNhan, anh Xút )

Chọn cây xà nu làm biểu tượng, tác giả đã tạo ra được sự phù hợp

kì lạ giữa những phẩm chất của cây và người Tây Nguyên trong tác phẩm - Một sự chiếu ứng thật kì diệu

III/ Kết bài:

- “Rừng xà nu” là bản anh hùng ca, ca ngợi ý chí kiên cường, sức mạnhđoàn kết và chiến thắng của những người dân Tây Nguyên yêu nước trong

Trang 9

cuộc kháng chiến chống Mĩ.- Tác phẩm mang đậm tính sử thi, chất anhhùng ca và cảm hứng lãng mạn.

- Hình tượng cây xà nu, rừng xà nu là một thành công độc đáo trong sáng

tạo nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành.Bài văn tham khảo: “Rừng xà

nu” là một truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành và của văn học

thời chống Mĩ Trong tác phẩm, với hình tượng cây xà nu, Nguyễn TrungThành đã làm nổi rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, một đặcđiểm cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 Khuynh hướngnày đã chi phối sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn trong giai đoạn vănhọc này

* Đề 2:Phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của

Nguyễn Trung Thành”

Dàn bài gợi ý 1:

I/ Mở bài:

- Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu về nhân vật Tnú

II/ Thân bài: Học sinh có thể tìm ý và sắp ý theo chiều hướng khác nhau,

nhưng phải đạt được các ý chính:

- Giới thiệu khái quát về nhân vật: Tnú là người Strá, mồ côi cha mẹ từ

rất sớm, được dân làng Xô Man cưu mang- đùm bọc Từ nhỏ Tnú đã giácngộ cách mạng và làm liên lạc cho cách mạng rất thông minh, gan dạ, giàu

tự trọng

.- Lần lượt phân tích những biểu hiện phẩm chất anh hùng của Tnú:

1/ Một con người gan góc, táo bạo, dũng cảm, trung thành tuyệt đối với cách mạng:

+ Tiếp tế cho các cán bộ ở trong rừng mà không sợ bị chặt đầu hoặc treocổ

Trang 10

+ Làm liên lạc, giặc vây các ngả đường thì xé rừng mà đi, qua sông lựa

chỗ thác mạnh mà bơi, “vì chỗ nước êm thằng Mĩ hay phục”.

+ Bị giặc bắt thì nuốt luôn cái thư vào bụng, bị tra tấn không khai; mộtmình xông ra giữa vòng vây của kẻ thù trong tay không có vũ khí; bị giặcbắt, bị đốt mười đầu ngón tay vẫn không kêu than

+ Học chữ thua Mai thì lấy đá đập vào đầu -> lòng tự trọng và ý chí quyếttâm cao

 Phẩm chất anh hùng là cơ sở để làm nên hành động anh hùng của

Tnú.

2/ Một người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch cá nhân:

+ Mồ côi, được dân làng nuôi nấng, sau này trở thành người con ưu tú củadân làng

+ Bản thân 2 lần bị giặc bắt, bị tra tấn dã man( tấm lưng chằng chịt những vết chém, hai bàn tay bị đốt mỗi ngón chỉ còn lại hai đốt; vợ con bị giặc giết hại ) Tnú không khuất phục, kiên cường, bền gan gia nhập bộ đội để

cầm súng bảo vệ dân làng, quê hương, đất nước

3/ Là người có ý thức và tinh thần kỷ luật cao : Xa bản làng ba năm, tuy

nhớ nhà, nhớ quê hương, nhưng phải được cấp trên cho phép anh mới về

và chỉ về đúng một đêm như qui định trong giấy phép

4/ Là một người giàu tình yêu thương người thân và quê hương bản làng :

- Yêu thương vợ con : Chứng kiến cảnh vợ con bị kẻ thù tra tấn dã man anh

không kìm được nỗi đau đang đốt cháy lòng mình: “anh đã bứt đứt hàng chục trái vả mà không hay Anh chồm dậy ( ) ở chỗ hai con mắt anh bây giờ là hai cục lửa lớn” ->Yêu thương – căm thù đốt cháy trong hai con

mắt - một chi tiết dữ dội, bi thương

- Yêu bản làng, yêu quê hương đất nước: Trên đường trở về thăm làng,

Tnú nhớ từng gốc cây, nhớ tiếng chày giã gạo cũng chính vì tình yêu quê

Trang 11

hương mà Tnú đã tham gia là cách mạng, chịu nhiều đau thương vì sựyên bình của quê hương, đất nước.

 Tnú là một nhân vật tư tưởng có sôi lôi cuốn không chỉ bởi tính triết

lý mà còn mà còn bởi tính trữ tình, tính hình tượng.

Đặc biệt hình ảnh bàn tay Tnú là chi tiết nghệ thuật giàu sức ám ảnh – Bàn tay ấy cũng có một cuộc đời:

+ Đó từng là bàn tay trung thực và tình nghĩa, từng cẩm phấn viết

chữ anh Quyết dạy cho, từng cầm đá đập vào đầu khi quên chữ,từng đặt lên bụng mình mà nói “Cộng sản ở đây này”, từng được Mai cầm bàn tay

ấy mà khóc khi Tnú thoát ngục trở về

+ Đó còn là bàn tay của đau thương và thù hận : Khi giặc đốt 10đầu ngón tay, bàn tay thành chứng tích của tôi ác và lòng hận thù Hận thù

đã khiến bàn tay Tnú thành bàn tay quả báo (mười ngọn đuốc từ ngón tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy của dân làng Xô Man; bàn tay chỉ còn hai đốt mỗi ngón vẫn cầm giáo, cầm súng lên đường trả hận

III/ Kết bài :

- Chân lý cách mạng là chân lý từ máu và nước mắt, nó đồng nghĩa vớichân lý cuộc sống Cuộc đời Tnú là bằng chứng sống cho qui luật nghiệtngã ấy

- Câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú - cuộc đời của một con người

mang ý nghĩa cuộc đời của một dân tộc Có thể nói nhân vật Tnú mang đậm tính sử thi – nhân vật ấy gánh nặng số phận lịch sử.

- Dù có nhiều dị biệt, Tnú vẫn là kiểu nhân vật sánh vai với các anh hùngtrong trường ca Đam San, Xinh Nhã của núi rừng Tây Nguyên

@/

Gợi ý 2

- Tnú là nhân vật trung tâm của truyện Cuộc đời của Tnú tiêu biểu cho

số phận và con đường của các dân tộc Tây Nguyên, từ trong đau thương,phẫn uất quật khởi vùng dậy chiến đấu

Ngày đăng: 13/04/2015, 14:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w