1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các dạng đề văn ôn thi Đại học bài TÂY TIẾN của Quang Dũng

28 9,4K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Tác giả đã sử dụng nhiều bút pháp để miêu tả, dựng hình ảnh, có khi tả cậncảnh, dừng lại ở những chi tiết khá cụ thể, có khi lại lùi xa để bao quát khungcảnh rộng, mở ra bức tranh phóng

Trang 1

Nhận xét về nét đặc sắc của nghệ thụât, ngôn ngữ, giọng điệu

trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng.

1 Hình ảnh thơ:

- Hình ảnh trong bài thơ được sáng tạo bằng nhiều bút pháp khác nhau, tạonên những sắc thái thẩm mỹ phong phú Trong bài thơ có hai hình ảnh chính:thiên nhiên miền Tây và người lính Tây Tiến, đồng thời cũng còn có hình ảnh vềcụôc sống của đồng bào miền Tây gắn với người lính Tây Tiến Ở mỗi loại hìnhảnh có hai dạng chính, tạo nên sắc thái thẩm mỹ phối hợp, bổ sung cho nhau + Thiên nhiên có cái dữ dội, khắc nghiệt, hoang sơ, hùng vĩ:

Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

+Bên cạnh đó, có những hình ảnh thiên nhiên đầy thơ mộng, ẩn hiện trongsương khói, trong màn mưa, đong đưa bóng hoa: Sài Khao sương lấpđoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Tác giả đã sử dụng nhiều bút pháp để miêu tả, dựng hình ảnh, có khi tả cậncảnh, dừng lại ở những chi tiết khá cụ thể, có khi lại lùi xa để bao quát khungcảnh rộng, mở ra bức tranh phóng khoáng và hùng vĩ của miền Tây.– hình ảnhcon người cũng hiện ra với nhiều sắc thái, chủ yếu là hào hùng và hào hoa.Hàohùng ở ý chí, tư thế hiên ngang, coi thường gian khổ:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Áo bào thay chiếu anh về đất

Hào hoa ở tâm hồn nhạy cảm trước thiên nhiên, đằm thắm tình người và cảnhững khát khao, mơ mộng:

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trang 2

.

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

2 Ngôn ngữ thơ : Đặc sắc ngôn ngữ của Tây Tiến là sự phối hợp, hòa trộn của

nhiều sắc thái phong cách với ngôn ngữ những lớp từ vựng đặc trưng

+ Có thứ ngôn ngữ trang trọng, mang màu sắc cổ kính, chủ yếu miêu tả

hình ảnh Tây Tiến và sự hi sinh bi tráng của họ

+ Có lớp từ ngữ sinh động của tiếng nói hàng ngày, in đậm phong cách

người lính

+ Một nét sáng tạo trong ngôn ngữ là có những kết hợp từ độc đáo mới lạ tạo nghĩa mới hoặc sắc thái mới : nhớ chơi vơi, đêm hơi, súng gửi trời, mưa sa

khơi

- Sử dụng địa danh : tạo ấn tượng về tính cụ thể, xác thực của bức tranh thiên

nhiên và cuộc sống con người; gợi được cẻ hấp dẫn của xứ lạ phương xa

3.Giọng điệu thơ : Cả bài thơ được bao trùm trong nỗi nhớ Nỗi nhớ ấy gợi về

những kỉ niệm, những hình ảnh với nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau, đượcdiễn tả bằng những giọng điệu phù hợp với mỗi trạng thái cảm xúc

- Đọan 1 chủ đạo là gịong tha thiết, bồi hồi, được cất lên thành những tiếng

gọi những từ cảm thán

- Đọan 2 tái hiện kỉ niện về những đêm liên hoan thắm tình quân dân, giọng

điệu chuyển sang hồn nhiên , tươi vui; sau đó bâng khuâng, man mác khi gợi lạimột cảnh chia tay trong một chiều sương mờ bao phủ Châu mộc

- Đọan 3 giọng thơ trang trọng bi tráng, tái hiện hình ảnh người lính Tây

Tiến và sự hi sinh cao cả của họ

- Đọan 4 tha thiết bồi hồi….

Đế 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng:

‘Tây Tiến đòan binh không mọc tóc

………

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Trang 3

Tây Tiến là bài thơ độc đáo của ngườI nghệ sĩ tài hoa Quang Dũng đượcsáng tác năm 1948, sau khi chuyển đến công tác ở đơn vị khác Bài thơ đựơcviết theo thể hành rắn rỏi, chi có 34 câu nhưng câu nào cũng hay, chẳng có chữnào thừa Bài thơ là sự hồi tưởng những kỉ niệm trong kháng chiến của nhữngngười lính trẻ hầu hết xuất thân từ Hà Nội, tái hiện khung cảnh núi rừng hoang

dã đến những tình cảm thắm thiết của hậu phương lúc dừng quân Đặc biệt khổthơ thứ ba trong bài thơ đă khắc họa sinh động hình ảnh người lính Tây Tiến: Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

…………

Sông mã gầm lên khúc độc hành

Thật vậy, mở đầu đọan thơ là hình ảnh người lính Tây Tiến hiện ra với dáng

vẻ khác thường :

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Đó là người lính “không mọc tóc” và” xanh màu lá”.Chỉ hai chi tiết thôinhưng tác giả đã tái hiện hình ảnh người lính với hiện thực khốc liêt của bệnhtật Rừng sâu, nước độc đã tàn phá ngoại hình những chàng trai trẻ đất HàThành Bệnh sốt rét rừng đã khiến cho tóc rụng trọc, da xanh Nhưng với sứcsống của tuổi thanh niên, ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng đã nắm bắt hiệnthực cuôc chiến, tô đậm và phóng đại, hiện lên dáng vẻ người lính đẹp lạthường Cũng là bệnh sốt rét rừng ấy nhưng với ngòi bút hiện thực, người línhcùng thời của Chính Hữu có vẻ tiều tụy quá “ anh vớI tôi biết từng cơn ớn lanh,sốt run người vầng trán ướt mồ hôi” Còn người lính Tây Tiến thì phủ nhận hiệnthực đó Đầu “không mọc tóc” chứ không phải là do tóc không mọc đựơc, da

“xanh màu lá” không phải vì sốt rét da xanh mà do tác động của sắc màu núirừng đó thôi ! Người lính không hề ở trong tư thế bị động mà trái lại chủ độnghiên ngang đầy khí phách “ dữ oai hùm”

Bên trong ngoại hình ấy là tâm hồn rất mộng mơ:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Trang 4

Ôm giấc mộng giết giặc cứu nưóc, những chàng trai ấy bỏ lại sau lưng quêhương với biết bao kỉ niệm êm đềm, có người ngoảnh mặc ngăn dòng nứơc mắt,

bỏ mặc gia đình với những bóng dáng yêu thương.Họ dấn thân ra biên ải vớigiấc mộng giết giặc bảo vệ sự vẹn toàn của tổ quốc, khát vọng lập chiến công: “Gửi mộng qua biên giới” với ánh mắt hờn căm, nảy lửa nhìn xuyên không giannhư muốn thiêu đốt quân thù: “mắt trừng” Nhưng đôi mắt ấy chợt dịu lại khi

mơ về người con gái thanh lịch Hà thành đã một lần đi qua trong nỗi nhớ củaanh :

“ Đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm”

Cách nhớ không giống Hồng Nguyên với“ Những người vợ trẻ, mòn chân bêngối gạo canh khuya”( Nhớ) Nỗi nhớ của người lính Tây Tiến không cụ thể

“dáng kiều thơm”.Đó không hẳn là người vợ, người yêu, cũng không hẳn là côláng giềng ; có thể chỉ là một bóng hồng bất chợt đi qua trong những ngày còn

ở Hà Nội mà thôi

Nỗi nhớ của Quang Dũng rất đáng trân trọng vì trong những người lính trẻ thời

ấy, mộng và mơ như hòa quyện trong nhau, trong tình yêu đất nước “gửi mộngqua biên giới”có tình cảm riêng tư của mỗi cá nhân “mơ hà nội dáng kiềuthơm” Câu thơ gợi nhớ đến người lính đánh Pháp năm nào của Nguyễn ĐìnhThi cũng có cùng cảm xúc “ Những đêm dài hành quân nung nấu, bỗng bồnchồn nhớ mắt người yêu”( Đất nước) Chính tình cảm riêng tư ấy đã chắp cánhcho tình yêu nước của anh Chính sự hài hòa của mộng và mơ đã tiếp thêm sứcmạnh để các anh vượt gian khổ lập nên chiến công hiển hách

Hai câu thơ tiếp theo, Quang Dũng đã bộc lộ được ý chí hào hùng của người lính Tây Tiến:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Trang 5

rải rác là thưa thớt, viễn xứ là nơi xa Quang Dũng không tránh né hiện

thực.Nhà thơ tái hiện một không gian lạnh giá, heo hút với hình ảnh trọng tâm

òa những nấm mồ hoang của những người con xa xứ ngoài biên ải

Những hình ảnh nghiệt ngã như thử thách những chàng trai đang phải đốimặt hằng ngày; cái chết không nhiều: “rải rác” nhưng trên vạn nẻo đường hànhquân, người lính đi đâu cũng thấy vài ba nấm mồ thấp lè tè qua mưa gió, thờigian của những người lính trẻ xa nhà đã vĩnh viễn nằm lại ngoài biên cương.Các anh cũng chỉ là con người, còn quá trẻ, lòng ham sống sao không khỏichạnh lòng khi không khỏi nghĩ đến một ngày nào đó mình cũng không về, mẹgià, chị yếu, em thơ còn bao nhiêu hệ lụy của cuôc đời ràng buộc Có lẽ cácanh đã không nén đựơc tiếng thở dài ! Nhưng trót làm trai thời loạn làm sao cóthể đặt tình nhà lên trên nợ nước? “ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” Anh

rũ bỏ tất cả, chân lại tiếp tục cùng đồng đội ra chiến trường nhắm thẳng đầu thù

để tiêu diệt không hề tiếc nuối “đời xanh”

Có thể nói, cuộc chiến khốc liêt cùng lam sơn chướng khí đã bào mòn sứckhỏe của người trai trẻ đồng bằng, cái gì đến cuối cùng cũng đã đến! Anh vĩnhviễn nằm xuống giữa núi rừng heo hút Cái chết đã đến, có thể do súng đạn cũng

có tểh do bệnh tật thiếu thuốc men “ áo bào thay chiếu anh về đất” “anh về đất”

là biện pháp nói giảm, nói tránh để chỉ cái chết của người lính, không có cáchhiểu thứ hai.Nhưng “áo bào thay chiếu anh về đất” là vấn đề có ý kiến khôngđồng nhất, ( lời thuật chuyện của Trần Lê Văn kể rằng : ngày ấy mỗi lần ngườilính ra trận thường đựơc đồng bào địa phương tặng cho chiếc chiếu, sống để đắp, chết bó thây Và thực tế đã được nhiều người vận dụng cho rằng : khi nằmxuống người lính chiến không có được cái hòm, chí có chiếc chiếu liệm thân anh

mà thôi! Nhưng căn cứ trên câu thơ “áo bào thay chiếu’ thì khi chết người línhkhông có cả chiếc chiếu để chôn thân, chiếc áo mặc lúc sống là chiếc quan tàiche kín thân anh ! hãy nghe Quang Dũng nói “ ngay cả khi nằm xuống, người tử

sĩ không có cả manh chiếu liệm Nói áo bào thay chiếu là cách nói của ngườilính chúng tôi, kiểu nói ước lệ.Câu thơ trên đây để an ủi những đồng chí củamình ngã xuống giữa rừng.” Như thế đã rõ những người lính chúng ta đã dâng

Trang 6

hiến đời mình cho dân tộc đẹp đến chừng nào Khi vĩnh viễn giã từ cụôc sống,không có một tiếng khóc của người thân.Đồng đội cố nén dòng lệ phân li để giữvững tinh thần, chỉ có dòng sông Mã thay lời nước non đang gầm lên tiễn đưangười con ưu tú của dân tộc về với đất mẹ Khúc điều văn bi tráng của sông Mã

đã nâng hình ảnh người lính lên tầm vóc núi sông, ngang tầm với trời đất

Tóm lại, trong số những bài thơ viết về người lính năm 1948 như Nhớ của Hồng Nguyên, Cá nước của Tố Hữu, Đồng chí của Chính Hữu thì Tây Tiến

của Quang Dũng nói nhiều đến sự hi sinh.Tác gỉa không ngần ngại nói đến cáichết của người lính ở chiến trường, ở rừng sâu nước độc, ở biên giới Tây Bắc,cái chết vì súng đạn, cái chết vì bệnh tật, thiếu thốn nhưng đoạn thơ và cả bàithơ vẫn không hề gây cảm giac bi lụy Chỉ có 8 câu nhưng Quang Dũng đã dựnglên đươc một bức tượng đài bất tử về người lính Tây Tiến hào hoa, dũng cảm.Nhà thơ đã tái hiện được hiện thực bi hùng trong niềm cảm hứng lãng mạn dạtdào

Đề 2: “Cảm hứng lãng mạng và tinh thần bi tráng là đặc điểm nổi bậc trong

bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng”.Hãychứng minh nhận định trên.

Quang Dũng là nhà thơ tài hoa về nhiều lĩnh vực nhưng ông đạt được sựthành công nhất ở thơ ca Thơ ông thể hiện một tâm hồn nhạy cảm, giàu chấtlãng mạn, khả năng cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, nghệthuật diễn tả hồn nhiên, bình dị, chân thật.Tây Tiến là một trong những bài thơđặc sắc của Quang Dũng.Nỗi bật trong bài thơ là cảm hứng lãng mạn và tinhthần bi tráng

Trước hết, là cảm hứng lãng mạn của bài thơ thể hịên ở cái tôi tràn đầy

tình cảm, xúc cảm Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, thủ pháp cường điệu và

phóng đại, đối lập để tô đậm cái phi thường, tạo nên ấn tượng mạnh mẽ về cáihùng vĩ và tuyệt mĩ.Thiên nhiên miền tây Bắc bộ vừa đa dạng vừa độc đáo, vừahùng vĩ vừa thơ mộng, hoang sơ mà ấm áp Hình ảnh những cô gái, những conngười miền Tây tô đậm thêm chất huyền bí, thơ mộng của núi rừng.Chất lãng

Trang 7

mạn được thể hiện ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sãn sàng xả thân hi sinh tất

cả cho lý tưởng dân tộc

Bức chân dung người lính Tây Tiến được dệt nên bởi cảm hứng lãng mạnqua cái nền hùng vĩ và thơ mộng của núi rừng Tay Bắc với tư thế đẹp, hùngdũng, với nỗi nhớ chơi vơi, heo hút cồn mây súng ngửi trời.Không nhữngvậy,bút pháp lãng mạn còn thể hịên qua âm thanh ghê rợn của thác gầm thét,cop trêu người nhàăm tô đậm vẻ hoang dại, bí mật của rừng thiêng dữ dội, rồiđột ngột mở ra một nỗi nhớ ấm áp :

“Nhớ ôi Tây Tiến…thơm nếp xôi”

Thực ảo đan xen trong đêm liên hoan : bừng lên hội đuốc hoa với cái nhìnngơ ngác lẫn cái e ấp tình tứ Từ cảnh liên hoan chuyển sang cảnh sông nước

đầy chất thơ bằng bút pháp chấm phá tinh tế( người đi châu mộc…hoa đong đưa) Cảnh như được phủ lên màn sương huyền thọai, da diết hồn của ngàn

lau…giống như một bức họa cổ.Hùng vĩ với thơ mộng là cái nhìn riêng của chấtthơ lãng mạn Quang Dũng

Cùng với cảm hứng lãng mạn là tinh thần bi tráng của bài thơ Tây

Tiến không hề che giấu cái bi Nhưng bi mà không lụy Cái bi được thể hiệnbằng một giọng điệu,âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng Người chiến sĩ TâyTiến luôn hiên ngang, bất khuất dù mất mát, đau buồn Trên cái nền thiên nhiên

tráng lệ, người lính xuất hiện với tâm vóc bi tráng khác thường : không mọc tóc, xanh màu lá dữ oai hùm, mắt trừng gửi mộng qua biên giới… Các câu tiếp theo nói về sự hi sinh phi thường (rải rác về đất).

Hai khổ thơ tạo hình dữ dội, nói lên cái gian khổ tột cùng lẫn cái lẫm liệt kiêuhùng.Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hòanh tráng Từ Hánviệt được sử dụng, tạo âm hưởng bi hùng Câu thơ “Sộng Mã gầm lên khúc độchành” giống khúc nhạc chiêu hồn tử sĩ thật dữ dội, bi tráng giữa không gian bátngát Tinh thần bi trang do đâu mà có? Chiến trường Tây Tiến ác liệt, hoang vu,nhiều thú dữ, bệnh sốt rét rừng gây tử vong, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống trênđường hành quân…Đó là cái bi, là hiện thực khốc liêt của cụôc chiến QuangDũng không lẩn tránh cái bi, nhưng đem đến cho cái bi màu sắc và âm hưởng

Trang 8

tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng Đó là nhờ cái “tráng” rất khỏe của thi

sĩ đã át đựơc, thắng được cái bi “Cái tráng” này là của Quang Dũng và cả mộtlớp trai trẻ thời ấy, mang trong lòng một bầu máu nóng, “môt ra đi là không trởvề” như hình mẫu những anh hùng trong truyện cổ mà họ từng ôm ấp, lại đượcluồng gió yêu nước thời đại anh hùng rực lửa lúc bấy giờ thổi vào, nên lại cànghào hùng, rực rỡ Đúng là ‘bài thơ này đã đựơc khí phách của một thời đại ùavào, chắp cánh” để cái chất bi tráng ấy bay lên như một nét đẹp hiếm có của bàithơ

Cảm hứng lãng mạn và sắc thái bi tráng tạo nên chất sử thi đặc biệt của bài thơ Bức chân dung người lính hào hoa, dũng cảm trên cái nền hùng vĩ, tráng

lệ đựơc tác giả hướng hồn thơ ngưỡng vọng vào cả một thế hệ anh hùng - nhữngngười lính “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”

Tóm lại, Tây Tiến là bài thơ hay về người lính Bài thơ góp tiếng nói độc

đáo cùng những bài thơ kháng chiến viết về người lính cuả Hồng Nguyên, ChínhHữu, Nguyễn Đình Thi….làm thành mảng đặc sắc trong thơ ca thờ kì khángchiến chống Pháp

Đề 3 : Anh /chị hãy phân tích đọan thơ sau đây

trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

………

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

Bài làm tham khảo Quang Dũng là một nghệ sĩ tài năng : làm thơ, viết văn, vẽ tranh và sọan

nhạc.Dù ở thể lọai nào, ông đều có những đóng góp đáng kể.Tây Tiến là mộttrong những bài thơ tài hoa của ông.Bài thơ được ra đời vào cuối năm 1948 khinhà thơ chia tay với đơn vị cũ là đòan quân Tây Tiến Có thể nói, Tây Tiến làmột nỗi nhớ da diết của nhà thơ về một miền quê Tây Bắc và về người chiến sĩTây Tiến một thời “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.Đặc biệt là đọan thơ sauđây :

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Trang 9

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

là sự thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ về con đường hành quân gian khổ của nhữngngười chiến sĩ Tây Tiến

Tòan đọan có mười bốn câu, được viết theo thể thơ tự do.Mở đầu đọan thơ

là hai câu thơ thể hiện một nỗi nhớ của Quang Dũng như bao trùm lên không gian tạo vật và con người Tây Tiến, Tây Bắc.Đó một nỗi nhớ da diết

khôn nguôi về núi rừng, về dòng sông Mã anh hùng :

“ Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.”

Cách dùng cặp từ láy “chơi vơi” để diễn tả nỗi nhớ của Quang Dũng thật mới

lạ,giàu sáng tạo.Bởi lẽ , thông thường ít ai lại nói như vậy.Nhưng đặt trong vănbản thơ tái hiện cảnh núi rừng hùng vĩ, dữ dội, gợi lại những kỷ niệm ấm áp

“một đi không trở lại” , nỗi nhớ thương như không bám riết vào đâu.Từ đó kháiniệm “nhớ chơi vơi” tự nhiên có cơ sở và có sức sống của nó Một nỗi nhớkhông hình, không ảnh , không thể cân đong , đo đếm…nhưng lại da diết và sâu

nặng đến vô cùng.Kết cấu câu cảm thán và điệp từ “nhớ” có tác dụng cộng

hưởng, nhấn mạnh nỗi nhớ.Lời thơ như lời mời gọi và khơi gợi biết bao hoàiniệm của một thời đau thương nhưng anh dũng, gian khổ nhưng vĩ đại hào hùng

Để rồi từ đó, nhà thơ để cho tình cảm của mình trở về với từng kỷ niệm cụ thể

Trước hết là nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc gắn với các địa danh xa lạ :

Sai Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu …làm cho ngườiđọc thêm cái ấn tượng xa ngái, hoang sơ Thêm vào đó, cách phối hợp thanhbằng, thanh trắc tạo âm hưởng lạ tai, mông lung, vừa tạo cảm giác âu u, kíchthích hứng thú phiêu lưu mạo hiểm cho người đọc :

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống…”

Có thể nói : với tần số thanh trắc xuất hiện dày đặc trong các câu thơ trê, nhà thơ

đã giúp cho người đọc cảm nhận một cách cụ thể về những con đường hành

Trang 10

quân gian nan , hiểm trở,nhiều đèo nhiều dốc, gập gềnh, khúc khuỷu mà người

lính Tây Tiến đã phải đi qua Đặc biệt nghệ thuật đối ngữ, tương phản “ngànthức lên cao >< ngàn thước xuống” càng gợi lên cảm giác hiểm trở rợn ngợp cảngười về địc thế hiểm trở của một vùng đất Tây Bắc nổi tiếng là rừng thiêng ,nước độc Để rồi đi hết con đường ấy là một viễn cảnh hết sức lãng mạn với “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” Câu thơ như một nét vẽ về hình ảnh của nhữngngôi nhà sàn ở Pha Luông như đang hiện lên mờ mờ trong sương , trong nhữnglàn mưa bụi thật đẹp Đối lập với những câu thơ tòan thanh trắc ở trên, câu thơnày tòan là thanh bằng như trải ra , như chạy dài trong trí tưởng tượng về mộtkhung cảnh thanh bình và thơ mộng Đó chính là sự khám phá nghệ thuật độcđáo và rất đẹp của Quang Dũng

Trên cái nền của thiên nhiên Tây Bắc hũng vĩ và dữ dội ấy, là hình của nhữngngười chiến sĩ Tây Tiến Họ hiện lên thật oai phong lẫm liệt với hình ảnh “súngngửi trời”.Một hình ảnh vừa gợi vẻ đẹp oai hùng vừa gợi chút tinh nghịch, nênthơ Đặc biệt, trên con đường hành quân gia khổ ấy, đã không ít những ngườichiến sĩ trẻ đã nằm lại :

“Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”

Ở đây, Quang Dũng không hề nói đến từ “chết”, mà chỉ nói “không bước nữa”,

“gục lên súng mũ bỏ quên đời”.Cách nói này làm cho sự hy sinh của người lính

bi mà không lụy ; bi mà tráng, bi mà hùng.Từ đó, sự hy sinh của người línhmang vẻ mỹ học sâu sắc

Đặc biệt ở cuối đọan thơ, nhà thơ bộc bạch nỗi nhớ Tây Tiến bằng hai câu : “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” Hai câu thơ ngân lên như tiếng hát của một bài ca hoài niệm vừa ngọt ngào, vừabâng khuâng, tha thiết.Hai tiếng “nhờ ôi” không những thể hiện tình cảm thủychung mà còn là niỗi nhớ cồn cào , nhớ mênh mang như một tiếng vang bật lên

từ cõi nhớ

Trang 11

Tóm lại, đây là một trong những đọan trích hay nhất của bài thơ Tây

Tiến.Đọan thơ có sự kết hợp hài hòa giữa khuynh hướng sử thi và cảm hứnglãng -mạn Nhiều câu thơ có sự phối hợp điêu luyện các kỹ thuật tạo hình , hộihọa, điện ảnh, điêu khắc và gần gũi với âm nhạc truyền thống.Phải là một câybút tài hoa mới có được những vần thơ nghệ thuật đến như vậy.Qua đọan thơ,Quang Dũng đã giúp ta có dịp cảm nhận được vẻ độc đáo của nùi rừng Tây Bắc,cảm nhận sâu sắc về sự gian khổ và vẻ đẹp hào hùng của đòan quân Tây Tiếntrong những năm đầu kháng chiến chống Pháp Từ đó để lại trong ta những tìnhcảm yêu kính và ngưỡng mộ với thế hệ cha anh đi trước

Đề 4: Anh /chị hãy bình giảng đọan thơ sau đây

trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

-* Hướng dẫn làm bài :

- Phần mở bài cần giới thiệu ngắn gọn về nhà thơ Quang Dũng, hòan cảnh sáng

tác và cảm xúc chủ đạo của bài thơ Tây Tiến ; nêu được vị trí và nội dung của 4câu thơ

Trang 12

*Bài tham khảo :

Quang Dũng là một nghệ sĩ tài năng : làm thơ, viết văn, vẽ tranh và sọan

nhạc.Dù ở thể lọai nào, ông đều có những đóng góp đáng kể.Tây Tiến là mộttrong những bài thơ tài hoa của ông.Bài thơ được ra đời vào cuối năm 1948 khinhà thơ chia tay với đơn vị cũ là đòan quân Tây Tiến Có thể nói, Tây Tiến làmột nỗi nhớ da diết của nhà thơ về một miền quê Tây Bắc và về người chiến sĩTây Tiến một thời “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.Đọan thơ sau đây :

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Là một trong những đọan thơ trong Tây Tiến thể hiện cung bậc về nỗi nhớ củanhà thơ về Tây Bắc gắn với kỷ niệm khó quên về một vùng quê Châu Mộc đầythơ mộng và sương khói

Thật vậy, sau cảm hứng bi tráng về cuộc hành trình đầy gian nan , vất vả

nhưng cũng rất đỗi tự hào của các chiến binh Tây Tiến, bài thơ khơi gợi những

kỷ niệm tha thiết yêu thương , tươi đẹp của một thời nhà thơ từng gắn bó vớiđòan quân Tây Tiến.Bên cạnh nét đẹp của núi rừng biên giới với vẻ e ấp của các

cô gái trong xiêm áo rực rỡ của những đêm hội đuốc hoa tưng bừng là cảnh sôngnúi miền Tây Bắc mênh mang, mờ ảo và thơ mộng.Không gian dòng sông trongbuổi chiều sương ở Châu Mộc thật lặng lẽ , hoang dại, đậm màu sắc cổ tích vàhuyền thoại:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”

Ở đây, hình ảnh những hoa lau phất phơ dọc theo triền núi, dọc bờ Châu Mộcnhư có hồn phảng phất trong gió, như quyến luyến, tiễn đưa Câu thơ mang đậmtâm hồn của một người nghệ sĩ tài hoa Quan Dũng

Đặc biệt, nét độc đáo trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ là cách thi nhân

không tả mà chỉ gợi Cái “dáng người trên độc mộc” cũng là gợi nhưng vẫn làm

Trang 13

rõ cái dịu dàng , uyển chuyển, xinh xắn của những cô gái trên chiếc thuyền độcmộc lao nhanh trên dòng nước lũ đang chảy xiết :

“Có nhớ dáng người trên độc mộc”

Như hòa hợp vời con người, những bông hoa rừng cũng “đong đưa” làm duyêntrên dòng nức lũ.Hoa “đong đưa” chứ không phải là “đung đưa” “Đong đưa” lađưa qua đảo lại.Còn “đung đưa” là chao đi chao lại một cách nhẹ nhàng trongkhỏang không.Đây là bút pháp vửa tả thực vừa tả tình lãng mạn : nước lũ chảyxiết làm cho những bông hoa bên mép suối đung đưa, nhưng thi nhân nhìn thành

“đong đưa” như những điệu múa mềm mại của những cô gái đẹp, tài hoa, tìnhtứ

Tóm lại, bốn câu thơ thật đẹp, thật đặc sắc.Nó như một bức tranh thủy mặc

với những nét chấm phá tinh tế , mềm mại, sâu lắng.Từ đó nhà thơ như truyềncía sắc hồn của con người vào cảnh vật Phải là một nhà thơ của “Tây Tiến”mới sáng tạo được những vần thơ tài hoa đến như thế!

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến (Quang Dũng) : (KHỔ 2)

Doanh trại bừng lên hội đuốc, hoa

Kia em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

BÀI THAM KHẢO

Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… nhưngthành công nhất vẫn là thơ ca Các tập thơ tiêu biểu của Quang Dũng được bạn

Trang 14

đọc biết đến nhiều như “Mây đầu ô”, “Mùa hoa gạo”… Nhưng tên tuổi của

Quang Dũng có lẽ đã gắn liền với bài thơ Tây Tiến Bài thơ ra đời vào năm 1948

in trong tập “Mây đầu ô” là bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca kháng chiến chốngPháp Bài thơ có giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc mà tiêu biểu là đoạn thơsau đây:

“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947 Thành phầnchủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội Nhiệm vụ của họ là phối hợp với bộ độiLào bảo vệ biên giới phía Tây Năm 1948, Tây Tiến giải thể để thành lập trungđoàn 52 Quang Dũng cũng chuyển sang đơn vị khác Sau khi rời đơn vị cũ chưađược bao lâu Quang Dũng đã sáng tác bài thơ này Đoạn thơ ta đang phân tích làđoạn thơ thứ hai trong bài Tây Tiến

Bốn câu đầu, nhà thơ mang đến cho người đọc không khí tươi vui của đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kia em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

“Doanh trại” là nơi đóng quân của Tây Tiến cũng là nơi diễn ra lễ hội văn hóađậm đà tình quân dân Đồng bào dân tộc đã tụ họp về đây để sinh hoạt và gópvui tinh thần với bộ đội Tây Tiến Từ “Bừng” gợi cảm giác ấm áp, gợi niềm vuilan tỏa Đêm rừng núi thành đêm hội Ngọn đuốc nứa, đuốc lau thành “đuốchoa” (“Đuốc hoa” là hoa chúc – cây nến đốt lên trong phòng cưới, đêm tân hôn) Ở đây, “đuốc hoa” có ý nghĩa là gợi không khí ấm cúng gợi niềm vui, niềmhạnh phúc trong lòng các chiến sĩ “Bừng” chỉ ánh sáng của đuốc hoa, của lửatrại sáng bừng lên; cũng còn có nghĩa là tiếng khèn, tiếng hát, tiếng cười nóitưng bừng rộn rã Tố Hữu khi nhớ về Việt Bắc cũng từng viết về đêm liên hoan:

Ngày đăng: 13/04/2015, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w