“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồn
Trang 1ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Khoa Điềm
Đề 1: Phân tích đoạn thơ mở đầu đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa
Điềm.
“Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó”.
MỞ BÀI
1 Dẫn dắt vào vấn đề:
- “Có mối tình nào cao hơn là Tổ quốc?” - Trần Mai Ninh Bằng tình cảm yêu
thương sâu nặng ấy, các nhà thơ - chiến sĩ đã có biết bao bài thơ rất hay về Tổ quốc,đất nước Việt Nam thương yêu
- Nếu như các nhà thơ khác thường dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tínhbiểu tượng, tạo ra một khoảng cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thìNguyễn Khoa Điềm lại cảm nhận về đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ,bình dị
2 Tác giả, tác phẩm:
- Vị trí: Nguyễn Khoa Điềm là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế
hệ các nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
- Phong cách điển hình:
+ Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư, ý thức của mộtcông dân yêu nước về vai trò, trách nhiệm của thế hệ trẻ trong cuộc chiến đấu chung
Trang 2của cả dân tộc
+ Thơ ông còn thể hiện những nhận thức sâu sắc về nhân dân, đất nước quanhững trải nghiệm của chính mình
3 Vấn đề nghị luận:
- Xuất xứ, vị trí của đoạn thơ:
Đoạn trích mang tên Đất Nước thuộc phần đầu chương V, trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm viết ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần
đầu 1974
- Nội dung cơ bản:
+ Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị bị tạm chiếm miềnNam,
+ mở rộng ra là sự tự ý thức của tuổi trẻ Việt Nam, hướng về nhân dân, đất nước,
ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
- Nội dung đoạn trích:
+ Đất nước là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác văn học, đặc biệt là trongthơ ca hiện đại
+ Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận, suy tư của mình về đất nướcmột cách thật độc đáo
+ Đoạn thơ mở đầu được xem là những cảm nhận riêng của tác giả về đất nước qua những hình tượng cụ thể, sinh động, gợi cảm với một giọng thơ thiết tha, sôi nổi
THÂN BÀI:
1 Đất Nước có từ bao giờ?
- Nguyễn Khoa Điềm tập trung thể hiện những khám phá mới mẻ về đất nước trên
ba phương diện: chiều dài của thời gian lịch sử, chiều rộng của không gian địa lí và chiều sâu của truyền thống văn hóa dân gian.
- Khi khám phá đất nước ở chiều dài miên viễn của thời gian lịch sử, Nguyễn
Khoa Điềm không dựa vào sử liệu hay những khái niệm trừu tượng mà chọn những
hình ảnh tự nhiên, bình dị để cảm nhận về đất nước Đất Nước, hai chữ thiêng liêng cao cả ấy chẳng phải ở đâu xa mà ở ngay trong mỗi gia đình chúng ta: từ lời kể
Trang 3chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, đến phong tục tập quán quen thuộc, tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo, hòn than, cái kèo, cái cột trong nhà…
- Bằng giọng tâm tình, dịu ngọt như lời kể truyện cổ tích, Nguyễn Khoa Điềm đãthể hiện những cảm nhận, suy tưởng của mình về cội nguồn sâu xa của đất nước
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa…" mẹ thường hay kể”
+ Lịch sử sâu thẳm của đất nước ta được tác giả cắt nghĩa không phải bằng sự nối tiếp của các vương triều hay các sự kiện lịch sử trọng đại như Nguyễn Trãi đã từng
viết trong “Bình Ngô Đại Cáo”:
“Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc – Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương”
mà bằng những hình ảnh gần gũi, thân quen, bằng cách nói rất dung dị
+ Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Hình như nhà thơ không cố tình làm thơ.
Nhà thơ như chỉ muốn nói lên điều mà bất kì ai cũng có thể nói lên Nhà thơ nói lêncho mình mà cũng cho tất cả mọi người, cho tất cả bạn bè cùng trang lứa với mình.+ Lắng nghe cho kĩ, người đọc có thể nghe xôn xao trong câu thơ là cả một niềm
tự hào mãnh liệt và niềm biết ơn mênh mông
“Lớn lên” thì “Đất Nước đã có rồi”, Đất Nước có trong lịch sử hàng ngàn năm,
điều mà không phải bất kì Đất Nước nào trên mặt đất này cũng có được
“Đất Nước đã có rồi”: bất cứ con người Việt Nam khi sinh ra ngay lập tức đã
được bao bọc, đã được nâng niu, chở che trong một cái nôi ấm áp, thân yêu vô cùng làĐất Nước
“Lớn lên” thì “Đất Nước đã có rồi”, ta đang có được Đất Nước từ công lao của
hàng ngàn thế hệ con người, với bao nhiêu hi sinh xương máu, bao nhiêu nước mắt và
mồ hôi
Trang 4+ Từ cảm xúc tự hào và biết ơn của mình, nhà thơ tìm cho mình những điều khẳngđịnh:
“Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể” + Giản dị và bất ngờ quá, Đất Nước bắt đầu từ “ngày xửa ngày xưa…” có nghĩa
là Đất Nước được bắt nguồn từ những câu chuyện truyền thuyết xa xưa Từ chuyệnLạc Long Quân dựng nên Đất Nước, chuyện Thánh Gióng đánh giặc… Ngoài ra, hình
ảnh “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể” gợi hình ảnh đất nước thanh bình
trong những câu chuyện cổ tích Có tâm hồn Việt Nam nào mà không được nuôi
dưỡng từ những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” ấy.
+ Nhưng thử hỏi: nếu không có Đất Nước từ “ngày xửa ngày xưa”, thì làm sao
có được những câu chuyện để cho bây giờ “mẹ thường hay kể”? Mà “ngày xửa ngày xưa” là lúc nào? Là mấy trăm năm, mấy ngàn năm trước, từ thuở đất trời còn hồng
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”
+ Phát hiện thật bất ngờ nhưng cũng thật chính xác Không biết ngày xưa, ai là
người đầu tiên ăn miếng trầu để rồi có “miếng trầu bây giờ bà ăn” Có lẽ con người
không hề nghĩ rằng với miếng trầu ấy, cũng bắt đầu một tập tục Việt Nam, một nétvăn hóa Việt Nam Bắt đầu tạo dựng văn hóa, cũng là bắt đầu tạo nên Đất Nước Bởinếu không có nền văn hóa thì làm sao có thể gọi là Đất Nước
+ Qua phát hiện đó, ta thấy Đất Nước còn là những gì gần gũi, thân quen ngay
trong đời sống con người Hình ảnh “miếng trầu bây giờ bà ăn” gợi ta nhớ đến câu chuyện cổ tích “Trầu cau”
Qua câu chuyện cổ tích ấy, ta thấy được những nét đẹp trong phong tục tập quáncủa dân tộc: phong tục nhuộm răng ăn trầu, phong tục ăn trầu giao tiếp của nhân dân
Trang 5“miếng trầu là đầu câu chuyện”, phong tục cưới hỏi “miếng trầu nên dâu nhà người”
Đất Nước thật lớn lao kì vĩ nhưng chẳng phải bắt đầu từ những điều bé nhỏ đósao!
+ Đất Nước còn lớn lên cùng truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc
“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”
+ Nhà thơ thật sâu sắc khi nói đến việc “dân mình đánh giặc” mà nhắc đến việc
Đúng như nhà thơ Nguyễn Duy đã viết:
“Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
+ Con người Việt Nam trồng nên cây tre còn để khi cần thì biến cây tre thành vũkhí đánh giặc
Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm phải chăng gợi lên truyền thuyết Thánh Gióng
-Hình ảnh cậu bé vươn vai thành tráng sĩ nhổ tre đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi làtinh thần yêu nước kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dântộc hơn bốn ngàn năm lịch sử
Truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân đã trở thành bài ca giữnước hào hùng của nhân dân ta, đã trở thành lịch sử đất nước:
“Ta như thuở xưa thần Phù Đổng Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt Chí căm thù ta rèn thép làm roi Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi”
(Tố Hữu)
Trang 6+ Như vậy, lịch sử lâu đời của đất nước được kết tinh trong từng câu chuyện kể,
trong miếng trầu bà ăn thường ngày, trong “cây tre đánh giặc” thân quen quanh ta.
Với cái nhìn độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước đã nằm sâu trong tiềm thứcmỗi chúng ta, mỗi người dân; trong đời sống tâm hồn của nhân dân từ thế hệ này quathế hệ khác
- Đất nước còn là phong tục búi tóc thành cuộn sau gáy rất quen thuộc của ngườiphụ nữ Việt Nam từ bao đời nay:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu”
+ Bắt đầu tạo dựng, rồi Đất Nước lớn lên, trong khoảng thời gian đằng đẵng mấynghìn năm Đất Nước đã làm nên biết bao điều, tạo nên biết bao giá trị từ vật chất chođến tinh thần Những chuyện ấy hôm nay vẫn còn đó Có những chuyện tưởng chừng
như rất nhỏ: “Tóc mẹ thì bới sau đầu”.
+ “Thì bới sau đầu”, hóa ra cái bới tóc sau đầu ấy là một một nét đẹp tự nhiên của người mẹ Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp cần thiết bởi “cái răng cái tóc là góc con người”
+ Nét đẹp ấy cũng là nét đẹp góp phần làm nên bản sắc văn hóa Việt Nam
“Tóc ngang lưng vừa chừng em búi
Để chi dài bối rối lòng anh”
(Ca dao cổ)
- Đất nước Việt Nam còn mang vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam: tình nghĩađậm đà, thuỷ chung son sắt của cha mẹ:
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
Ý thơ được toát lên từ những câu ca dao đẹp:
“Tay bưng đĩa muối chén gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Hay:
“Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta tình nặng nghĩa đầy
Dù ba vạn sáu ngàn ngày cũng chẳng xa”
Trang 7Gừng bao giờ cũng cay, muối bao giờ cũng mặn Đó là một giá trị, một đạo lícủa gia đình Việt Nam Ý thơ nhằm ca ngợi lối sống giàu tình nghĩa và tấm lòng thuỷchung son sắt của người Việt Nam.
- Tiếp tục suy nghĩ về những giá trị mà các thế hệ cha anh đã tạo dựng nên, đếnđây nhà thơ lại có một phát hiện bất ngờ mà thú vị:
“Cái kèo, cái cột thành tên”
+ “Cái kèo, cái cột” là tên gọi những bộ phận quan trọng trong cấu trúc ngôi nhà
truyền thống Việt Nam:
“Có cây thì dây mới leo,
Có cột có kèo mới có đòn tay”
(Ca dao)+ Như vậy là, từ thuở xa xưa, con người Việt Nam, không chờ ai dạy bảo, đã biết
tự mình làm nên nhà cửa để che mưa trú nắng, ổn định nơi ăn chốn ở để có thể tồntại vững bền trên dải đất bên bờ biển Đông quanh năm đầy nắng mưa giông bão này
+ Lại còn chuyện này nữa: “Cái kèo, cái cột thành tên”, bởi đó là những tên gọi
quen thuộc mà người Việt Nam ngày trước đã dùng để đặt tên cho con cái mình,
những tên gọi hồn nhiên lấy từ những sự vật quen thuộc, như tên Cột, Kèo, Chanh, Khế, Nụ, Búp, Khoai, Sắn… Đó là những tên gọi không thể viết bằng chữ Hán,
những tên gọi hoàn toàn Việt Nam
Như thế là từ mấy nghìn năm trước, không đợi tới người Hán đến đây, dân tộc ta
đã có tiếng nói riêng mà bây giờ ta gọi là tiếng mẹ đẻ
- Tạo nơi ăn chốn ở, tạo nên tiếng nói, tạo nên Đất Nước, tổ tiên ta còn tạo nênmột điều vô cùng quan trọng:
“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
+ Với người Việt Nam vốn gắn bó lâu đời với nền văn minh lúa nước, hạtgạo trở thành gia bảo vô cùng cần thiết cho cuộc sống Cho nên ngay khi còn là đứatrẻ mới lớn, cảm nhận về vật chất đầu tiên phải là hạt gạo trải qua một quá trình lam
lũ, vất vả kết tinh mồ hôi, nước mắt của người lao động
+ Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm như gói gọn cả quy trình lao động vất vả củacon người Việt Nam để làm nên hạt gạo qua nghìn đời nay Để từ đất mà làm nên hạt
Trang 8lúa, phải “một nắng hai sương”, bao nhiêu khó nhọc Rồi từ hạt lúa mà có được hạt gạo để có bát cơm ăn, còn bao nhiêu công việc phải đổ mồ hôi: “xay, giã, giần, sàng…”, phải suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, “dầm mưa dãi nắng”
+ Hình ảnh thơ của Nguyễn Khoa điềm làm ta gợi nhớ tới câu ca dao mẹ ru thuởnào:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
+ Như vậy thì rõ ràng là từ mấy nghìn năm trước, con người ở đây đã biết tự mìnhlàm nên hạt gạo để có miếng ăn hàng ngày cho mình, để cho các thế hệ con cháu vữngvàng mà làm nên Đất Nước, để tạo dựng cho mình một nền văn minh riêng mà các
nhà nghiên cứu ngày nay gọi là “nền văn minh sông Hồng”!
- Kết lại đoạn thơ, Nguyễn Khoa Điềm khẳng định:
“Đất Nước có từ ngày đó”.
+ Đất Nước của bây giờ là “Đất Nước có từ ngày đó”, thuở đó.
- Cách cảm nhận cội nguồn đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thật gần gũi, thânquen mà cũng không kém phần thi vị, độc đáo, dễ làm lay động trái tim hàng triệuđộc giả
- Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng khéo léo các kiểu cấu trúc thơ “Đất nước
đã có…”, “Đất nước bắt đầu…”, “Đất nước lớn lên…”, “Đất nước có từ…” đã giúp
cho ta hình dung được cả quá trình hình thành và phát triển của đất nước trongtrường kì lịch sử nằm sâu trong tâm thức của con người Việt Nam qua bao thế hệ
- Trường từ vựng: ông, bà, cha, mẹ gợi về tình cảm gia đình ruột thịt thân
thương
+ Đất Nước hiện ra trong mối quan hệ với mẹ, với những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa” mà mẹ kể cho chúng ta nghe Đất Nước hiện ra trong mối quan hệ với người bà, với hình ảnh “miếng trầu bà ăn” hàng ngày Đất Nước hiện ra trong mối quan hệ nghĩa tình của cha mẹ “thương nhau bằng gừng cay muối mặn”
+ Đất Nước luôn hiện hữu trong hình ảnh của ông bà, cha mẹ, cháu con Đó
Trang 9cũng là khởi nguồn cho đất nước Bởi nói như nhân vật chú Năm “con sông gia đình cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng nước ta” (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi).
KẾT LUẬN
- Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc thường ngày, bằng chất liệuvăn hoá dân gian, truyền thuyết, cổ tích, chỉ qua một đoạn thơ ngắn, Nguyễn KhoaĐiềm đã trình bày được một ý niệm về đất nước thật độc đáo, hấp dẫn; vừa thiêngliêng, vừa hiện hữu rõ ràng, vừa có chiều sâu văn hoá lịch sử , vừa bình dị thânquen với cuộc sống nhân dân hàng ngày
- Đó là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu thêm ý niệm
về đất nước của nhân dân cho thơ ca hiện đại
ĐỀ RA: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn KHoa Điềm.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH
I MỞ BÀI
Trang 10Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận rất riêng về Đất Nước, bởi thế Đất Nước, Tổ quốc hiện lên muôn màu muôn vẻ Nếu như các nhà thơ cùng thời
thường chọn điểm nhìn về Đất Nước bằng những hình ảnh kỳ vĩ, mỹ lệ hay cảm hững về lịch sử qua các triều đại thì Nguyễn Khoa Điềm lại chọn điểm nhìn gần gũi, quen thuộc bình dị để miêu tả về Đất Nước Đếnvới bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm ta như đứng trước muôn màu văn hóa, truyền thống, phong tục tươi đẹp vô ngần Vẻ đẹp ấy đượchiện lên sâu sắc nhất qua chín câu thơ đầu
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
II THÂN BÀI
1 Khái quát trước khi phân tích: Đất nước là nguồn cảm hứng bất tận
của thơ ca Ở bài thơ này, Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêngliêng, tươi đẹp Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng trong tâm tưởng ta qua
Trang 11những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậmdấu ấn con người Việt.
2 Câu thơ mở đầu được viết theo thể câu khẳng định “Khi ta lớn
lên Đất Nước đã có rồi” Với cách vào đầu rất tự nhiên ấy, nhà thơ khẳng định: Đất Nước đã có từ rất lâu, có trước khi ta sinh ra vì thế khi ta lớn lên thì ta đã thấy Đất Nước Bốn chữ cuối của câu thơ vang lên đầy tự hào “Đất Nước đã có rồi” Đó là lời khẳng định chắc nịch về sự trường
tồn của đất nước qua mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước
3 Hai câu thơ tiếp theo nhà thơ diễn tả cụ thể về sự ra đời của đất nước.
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
- Câu thơ thứ nhất, tác giả cho rằng Đất Nước có trong cái “ngày xửa ngày xưa” Nghĩa là Đất Nước có từ rất lâu đời, có tự ngày xưa Đất Nước có từ trước khi những câu truyện cổ ra đời rồi khi những câu truyện
cổ có mặt trong đời sống tinh thần của ta, ta lại thấy Đất Nước hiện diện trong truyện cổ Đó là Đất Nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết Chính những câu chuyện cổ và những bài hát ru thuở ta còn nằm nôi là nguồn sữa ngọt lành chăm bẵm cho ta cái chân thiện mĩ và lớn lên ta biết yêu đất nước con người Về ý nghĩa của truyện cổ với đời sống tinh thần con người, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã xúc động mà viết nên:
Tôi yêu truyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Trang 12Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng gần
(Truyện cổ nước mình)
- Câu thơ thứ hai, nhà thơ diễn tả Đất Nước có trong “miếng trầu bây giờ
bà ăn” Gợi nhắc phong tục ăn trầu của người Việt Câu thơ gợi nhớ về câu truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” được xem là xưa nhất trong những câu truyện cổ Tục ăn trầu cũng từ câu truyện này mà nên Như vậy là thẩm thấu vào trong miếng trầu dung dị ấy là 4000 năm phong tục, 4000 năm dân ta gìn giữ phong tục ăn trầu Miếng trầu là biểu tượng của tình yêu, vật chứng cho lứa đôi cũng là biểu tượng tâm linh của người Việt
Từ phong tục ăn trầu, tục nhuộm răng đen cũng ra đời:
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
(Hoàng Cầm)
4 Câu thơ thứ tư, nhà thơ diễn tả sự trưởng thành của Đất Nước
Đó là sự trưởng thành từ truyền thống đánh giặc giữ nước qua hình tượng Thánh Gióng và cây tre: “Đất Nước lớn lên khi dân mình
biết trồng tre mà đánh giặc”
- Câu thơ gợi nhắc cho ta nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, chàng traiPhù Đổng Thiên Vương nhổ tre làng Ngà đánh giặc, gợi lên vẻ đẹp khỏe khoắn của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường, bất khuất:
Ta như thuở xưa thần Phù Đổng
Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân
Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt
Trang 13Chí căm thù ta rèn thép thành roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi
(Tố Hữu)
- Truyền thống vẻ vang ấy đã theo suốt chặng đường dài của lịch sử dântộc mãi đến hôm nay trong thời đại chống Mỹ bao tấm gương tuổi trẻ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ giống nòi Phải chăng, đó chính là vẻ đẹp của các chị, các anh đã tạc vào lịch sử Việt Nam dáng đứng kiêu hùng bất khuất: Võ Thị Sáu, Trần Văn Ơn, Nguyễn Văn Trỗi… Vẻ đẹp ấy songhành với hình ảnh cây tre Việt Nam Cây tre hiền hậu trên mỗi làng quê
Nó như là sự đồng hiện những phẩm chất trong cốt cách con người Việt Nam: thật thà chất phác, đôn hậu thuỷ chung, yêu chuộng hoà bình nhưng cũng kiên cường bất khuất trong tranh đấu Tre đứng thẳng hiên ngang bất khuất cùng chia lửa với dân tộc "Một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ ", bởi:
"Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường"
5 Bốn câu thơ tiếp theo nhà thơ mang đến cho người đọc vẻ đẹp thuần phong mỹ tụccủa con người Việt:
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Trang 14- Đó là vẻ đẹp giản dị của người phụ nữ Việt Nam Không ai khác là những người mẹ với phong tục “búi tóc sau đầu” (tóc cuộn thành búi sau gáy tạo cho người phụ nữ một vẻ đẹp nữ tính, thuần hậu rất riêng) Nét đẹp ấy gơi nhớ ca dao:
Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài cho rối lòng anh
- Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục gắn dòng suy tưởng đến con người ngàn đời cư trú, lao động, chiến đấu trên mảnh đất Việt để giữ gìn tôn tạo mảnh đất thân yêu Ở đó đạo lí ân nghĩa thủy chung đã trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" Ý thơ được toát lên từ những câu ca dao đẹp:
“Tay bưng đĩa muối chén gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
- Thành ngữ “gừng cay muối mặn” được vận dụng một cách đặc sắc trong câu thơ nhẹ nhàng mà thấm đượm biết bao ân tình Nó gợi lên được ân nghĩa thủy chung ở đời: gừng càng già càng cay, muối càng lâu năm càng mặn, con người sống với nhau lâu năm thì tình nghĩa càng đong đầy Có lẽ chính vì vậy mà Đất Nước còn ghi dấu ấn của cha của
mẹ bằng Hòn trống mái, núi Vọng Phu, Hòn Trống Mái… đi vào năm tháng
- Câu thơ "Cái kèo cái cột thành tên", gợi nhắc cho người đọc nhớ đến tục làm nhà cổ của người Việt Đó là tục làm nhà sử dụng kèo cột giằng giữ vào nhau làm cho nhà vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió, thú
dữ Đó cũng là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình đoàn tụ bên nhau; siêng
Trang 15năng tích góp mỡ màu dồn thành sự sống Từ đó, tục đặt tên con “cái Kèo, cái Cột” cũng ra đời.
- Đâu chỉ có những vẻ đẹp trên, dân tộc ta còn có truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó “Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã
dần sàng”
Thành ngữ “Một nắng hai sương” gợi nên sự cần cù chăm chỉ của cha ông ta những ngày long đong, lận đận trong đời sống nông nghiệp lạc hậu Đó là truyền thống lao động cần cù, chịu thương chịu khó Các động
từ “Xay – giã – dần – sang” là quy trình sản xuất ra hạt gạo Để làm ra hạt gạo ta ăn hằng ngày, người nông dân phải trải qua bao nắng sương vất vả gieo cấy, xay giã, giần sàng Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là
mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của giai cấp nông dân Bởi vậy, ăn hạt gạo dẻothơm ta phải nhớ công ơn người đã làm ra nó:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần
6 Câu thơ cuối cùng khép lại một câu khẳng định với niềm tự hào:
“Đất Nước có từ ngày đó”
- “Ngày đó” là ngày nào ta không rõ nhưng chắc chắn “ngày đó” là ngày
ta có truyền thống, có phong tục tập quán, có văn hóa mà có văn hóa nghĩa là có đất nước Đúng như lời Bác dặn trước lúc đi xa “Rằng muốn yêu tổ quốc mình, phải yêu những câu hát dân ca” Dân ca, ca dao là đặc trưng văn hóa của Việt Nam, muốn yêu Đất Nước trước hết phải yêu
và quý trọng văn hóa nước nhà Bởi văn hóa chính là Đất Nước Thật
Trang 16đáng yêu đáng quý, đáng tự hào biết bao lời thơ dung dị, ngọt ngào của Nguyễn Khoa Điềm.
7 Nghệ thuật:
- Thành công của đoạn thơ trên là nhờ vào việc vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp Nhà thơ sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ…Điệp ngữ Đất Nước được nhắc lại nhiều lần Nhà thơ luôn viết hoa hai từ Đất Nước tạo nên sự thànhi ính, thiêng liêng… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí
III KẾT BÀI
Tóm lại, đoạn thơ ta vừa phân tích ở trên là đoạn thơ hay nhất trong bài
thơ Đất Nước Qua đoạn thơ, nhà thơ đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của một Đất Nước giàu văn hóa cổ truyền Đất Nước của truyền thống, phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng Đất Nước của nhân dân
ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Khoa Điềm
Phân tích đoạn thơ sau để làm rõ tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” trong đoạn
trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Trang 17Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
Với chương Đất Nước trong Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã
nói lên những cảm nhận sâu sắc về đất nước, về nhân dân, về dân tộc và trách nhiệmlớn lao của tuổi trẻ Việt Nam trước non sông đấtnước
2 Vài nét về tác giả và tác phẩm.
- Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 ở Thừa Thiên Huế, là con nhàphê bình văn học Hải Triều, một nhà phê bình xuất sắc đã từng chủ trì lý thuyết
“nghệ thuật vị nhân sinh” trong cuộc tranh luận với Hoài Thanh năm 1936 – 1969
- Đất Nước thuộc chương V của trường ca Mặt đường khát vọng (1974) Bản
trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ sinh viên các đô thị tạm chiếm ở miềnNam trước năm 1975 trước vận mệnh hiểm nghèo của đất nước; kêu gọi họ hướng
về nhân dân mà xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc kháng chiến của toàndân tộc
- Trong các nhà thơ trẻ thời chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suytưởng, xúc cảm dồn nén, thể hiện một chiều sâu văn hoá, đặc trưng của thế hệ
Trang 18các nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước đã có một hành trang văn hóa chuẩn bị kháchu đáo trước khi bước vào chiến trường.
- Chương Đất Nước khai triển có vẻ phóng túng, tự do như một thứ tuỳ bút thơ, nhưng thật ra tứ thơ vẫn tập trung thể hiện tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” qua các bình diện chủ yếu: Đất Nước trong chiều dài thời gian lịch sử, Đất Nước trong chiều rộng không gian lãnh thổ địa lý, Đất Nước trong bề sâu truyền thống văn hoá, phong tục, lối sống tâm hồn, cốt cách dân tộc.
- Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là một tư tưởng rất tiến bộ của thơ ca
thời đại Cách mạng Đoạn trích bình giảng trên đây đã thể hiện một cách sâu sắc và
cụ thể sự “ hoá thân ” của nhân dân vào đất nước muôn đời
THÂN BÀI
Trọng tâm của đoạn thơ nằm ở phần lí giải: “Ai làm nên Đất Nước?” và bằng
lí giải đầy sức thuyết phục của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định: Nhân dân
làm nên đất nước, “Đất Nước này là đất nước của nhân dân”.
a Nguyễn Khoa Điềm đã có những phát hiện mới mẻ về thiên nhiên địa
lí của đất nước:
- Để nói lên công lao to lớn của nhân dân trong quá trình dựng nước và giữnước, nhà thơ đã nhắc đến những danh lam thắng cảnh, những tên đất, tên làng trênmọi miền đất nước từ Nam chí Bắc
+ Nguyễn Khoa Điềm đã nhìn thấy hình sông, thế núi là sự kết tinh đời sốngtâm hồn của nhân dân Xuất phát từ quan niệm của nhà Phật (hóa thân), tác giả đãtrình bày những cảm xúc, suy tưởng của mình: chính nhân dân đã hoá thân thành
đất nước “hóa thân cho dáng hình xứ sở” làm nên đất nước vĩnh hằng
+ Qua cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, những danh lam thắng cảnh khôngcòn là những cảnh thú thiên nhiên thuần tuý nữa mà đã được cảm nhận thông quanhững cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp củanhân dân, sự “hoá thân” của những con người không tên không tuổi
Chúng chỉ trở thành thắng cảnh khi đã gắn liền với cuộc sống của nhân dân,với con người, được tiếp nhận, cảm thụ quan tâm hồn nhân dân và qua lịch sử củadân tộc
Trang 19- Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” khiến cho những địa danh ngàn đời của
Tổ quốc qua cái nhìn sắc sảo đầy khám phá của nhà thơ chính là sự hoá thân của
những con người bình dị, vô danh những con người “không ai nhớ mặt đặt tên”
“nhưng họ đã làm ra đất nước”:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái”
+ Những địa danh, những hình sông thế núi mang hình người, linh hồn dântộc Chúng là sự tượng hình kết tinh đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân mangđậm chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo Việt Nam
+ Núi Vọng Phu ở Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bình Định…, hòn Trống Mái ở
Sầm Sơn là do "những người vợ nhớ chồng" hoặc những "cặp vợ chồng yêu nhau" mà
"góp cho", "góp thêm", làm đẹp thêm, tô điểm cho Đất Nước Núi Vọng Phu, hòn Trống
Mái cũng là kết tinh tình yêu thuỷ chung của biết bao người vợ chờ chồng trongchiến tranh liên miên, của sự gắn kết muôn đời, bất chấp mọi bão tố của thời gian:
“Không hoá thạch kẻ ra đi mà hóa thạch kẻ đợi chờ Đợi một dáng hình trở lại giữa đơn côi”
- Tác giả không chỉ chiêm ngưỡng những hình ảnh núi Bút, non Nghiên mà
còn nhìn ra trong đó phẩm chất, truyền thống hiếu học và khát vọng trí tuệ của dântộc ta từ bao đời nay
+ Những núi Bút, non Nghiên phô bày vẻ đẹp mỹ lệ giữa đất trời nước Việthay là hình tượng những người học trò nghèo đã gửi gắm quyết tâm, ước vọng củamình vào đấy:
“Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên”
"Nghèo" nhưng “người học trò” vẫn góp cho đất nước ta “núi Bút non Nghiên”, làm
rạng rỡ nền văn hiến Đại Việt, văn hiến Việt Nam Đó cũng chính là truyền thống hiếuhọc, vượt khó vươn lên của nhân dân ta
- Nhà thơ đã tìm về cội nguồn để cảm nhận sâu sắc dáng hình đất nước.
Những hình ảnh thân quen của non sống đất nước gợi lên quá khứ hào hùng với
Trang 20truyền thống đánh giặc ngoại xâm oanh liệt của nhân dân ta qua truyền thuyết ThánhGióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân:
“Ta như thuở xưa thần Phù Đổng Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt Chí căm thù ta rèn thép thành roi Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi”
(Tố Hữu)cùng với sự nghiệp dựng nước đầy gian lao của vua Hùng:
“Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương”
Ở đây, Nguyễn Khoa Điềm đã ca ngợi vẻ đẹp của Đất Nước về mặt lịch sử
và truyền thống Chính cái "gót ngựa của Thánh Gióng" đã "để lại" cho đất nước bao ao đầm ở vùng Hà Bắc ngày nay "Chín mươi chín" núi con Voi đã quần tụ, chung sức chung lòng "góp mình dựng đất tổ Hùng Vương”.
- Cho đến “những con rồng nằm im” cũng góp phần làm nên “dòng sông xanh thẳm”, “con cóc, con gà quê hương cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh”
và cả những địa danh thật nôm na, bình dị “những ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm”
+ “Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm” Những dòng sông trên đất nước ta là do rồng "nằm im" từ bao đời nay Nhờ đó mà quê hương ta có "dòng sông xanh thẳm", thơ mộng cho nước ngọt phù sa, nhiều tôm cá, mênh mông biển lúa
bốn mùa
+ Tư tưởng "Đất Nước của nhân dân" cũng thể hiện trong kì quan nổi tiếng,
những tên tuổi có công với dân với nước:
"Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc, ông Trang, bà Đen, bà Điểm"
Theo cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, Hạ Long trở thành kì quan, thắng
cảnh là nhờ có "con cóc, con gà quê hương cùng góp cho"
Trang 21Những tên làng, tên núi, tên sông như "Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm " là do những con người vô danh, bình dị làm nên
+ Nguyễn Khoa Điềm đã đặt cái nhìn trân trọng của mình vào nhân dân
không tên không tuổi, “những người dân nào” không ai biết cũng làm nên tên núi,
tên sông và tất cả những cái bình thường trong cuộc sống hàng ngày của nhân dâncũng hoá thân thành “dáng hình xứ sở” Những địa danh ở vùng cực Nam đất nước
xa xôi này tượng trưng cho tinh thần xả thân vì cộng đồng, đức tính cần cù, siêngnăng, dũng cảm trong lao động sáng tạo của nhân dân ta
+ Để khẳng định và nhấn mạnh tư tưởng "Đất nước của nhân dân " và chínhnhân dân vô tận, những người vô danh không tên không tuổi đã làm nên đất nước, ở
đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng rất thành công điệp từ "góp", một động từ diễn đạt hành động "cùng mọi người đưa cái riêng của mình vào thành cái chung" (Từ điển Tiếng Việt - trang 758)
+ Đọc đoạn thơ này ta cảm thấy ngạc nhiên thích thú trước những lí giải củaNguyễn Khoa Điềm Ai ngờ những điạ danh, thắng cảnh quá thân quen lại có khảnăng nói được nhiều điều sâu xa như thế Số phận, cảnh ngộ, công lao của mỗi người
đã đóng góp, hoá thân vào Đất Nước Đất Nước thấm sâu vào tâm hồn, máu thịt củanhân dân
b Từ đó, Nguyễn Khoa Điềm đi đến kết luận mang tính khái quát sâu sắc giàu chất suy tư và triết luận về sự hoá thân của nhân dân vào đất nước:
- Tính khái quát của hình tượng thơ cứ được nâng dần lên Đó là một hình
dáng của tư thế truyền thống Việt Nam, truyền thống văn hiến của dân tộc có bốnnghìn năm lịch sử:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng, gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sống ta…”
+ Thì ra trên mọi miền Đất Nước của Tổ quốc Việt Nam, những tên núi, tên sông,
tên làng, tên bản, tên ruộng đồng , gò bãi… đều mang đậm “một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha”