1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các dạng đề văn ôn thi Đại học bài VIỆT BẮC của Tố Hữu

26 19,6K 80

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  •                                     Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

  • Ta về ta nhớ những hoa cùng người"

  • Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ "mình có nhớ ta", câu thơ thứ hai là tự trả lời, điệp từ "ta" lặp lại bốn lần cùng với âm "a" là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn. Với Tố Hữu, người cán bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ "bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng", mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của Hoa cùng Người. Ở đây, hoa tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc. Còn con người là con người Việt Bắc với tấm áo chàm nghèo khổ nhưng đậm đà lòng son. Hoa và Người quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên cái nét riêng biệt, độc đáo của vùng đất này.Chính điều ấy đã tạo nên cái cấu trúc đặc sắc  cho đoạn thơ.Trong bốn cặp lục bát còn lại câu sáu dành  cho nhớ hoa, nhớ cảnh, câu tám dành cho nhớ người.Cảnh và Người trong mỗi câu lại có những sắc thái đặc điểm riêng thật hấp dẫn.

  • Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Nhưng đến với Việt Bắc trong  thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông bỗng ấm áp lạ thường:

  • Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

  •                                Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

Nội dung

ĐỀ 1: Cảm nhận về đoạn thơ sau đây trong bài thờ “Việt Bắc” của Tố Hữu: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không? Nhìn cây nhớ núi , nhìn song nhớ nguồn Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi Aó chàm đưa buổi phân ly Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. * Định hướng 1 : I. Mở bài : - Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Cách mạng Việt Nam. - “Việt Bắc” là một trong những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ “tống biệt” của Tố Hữu.Mặc dù là đề tài cũ,nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi “Việt Bắc” ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến vào tháng 10/1954. - Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ không mang cảnh trạng của một cuộc chia ly với nỗi buồn đầy nước mắt, mà là nỗi niềm chia ly trong tình cảm giữa cán bộ và nhân dân sâu đậm ân tình. - Đoạn thơ mở đầu của bài thơ là sự thể hiện tinh tế và sâu sắc những rung động trong trái tim của người đi và người ở trong giờ phút phân ly: “Mình về mình có nhớ ta …. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”. II. Thân bài: 1. Toàn đoạn thơ có 8 câu, được viết theo thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng tha thiết mang âm hưởng của ca dao dân ca, là lời ướm hỏi và sự giãi bày nỗi niễm, cảm xúc của cả người đi lẫn người ở lại. 2 . a. Trước hết, mở đầu đoạn thơ là 4 câu thơđầu là lời ướm hỏi chân thành của Việt Bắc với cán bộ kháng chiến trong giây phút ban đầu của cuộc chia tay: “Mình về mình có nhớ ta. … Nhìn cây nhớ núi nhìn song nhớ nguồn”. - Gịong thơ như chảy ra từ trong nguồn mạch của ca dao. + Cách xưng hô “mình- ta” cứ như lời bày tỏ tình yêu đôi lứa trong dân gian .Đại từ “mình” trong dân gian chỉ thể hiện ở cao trào của tình yêu khi hai con người hoá thân thành một. Ở đây, tác giả lấy phép màu nhiệm của tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho mối quan hệ gắn bó giữa các bộ với nhân dân. + Điệp ngữ và kết cấu câu hỏi tu từ “ mình về mình có nhớ”được láy lại 2 lần như khơi vào trong kỷ niệm của người đi và người ở. + Cách dùng những từ ngữ gợi ý niệm về thời gian “mười lăm năm…” làm cho nỗi nhớ càng như thăm thẳm .Con số mười lăm nămvừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa hư ảo : đó là mười lăm năm các mạng. mười lăm năm chiến khu Việt Bắc nhưng đồng thời cũng là mười lăm năm gắn bó thuỷ chung giữa cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc ( như mối tình Kim- Kiều qua bao nhiêu năm thử thách vẫn hướng về nhau). +Cách dùng hình ảnh gợi ý niệm về không gian “cây…núi”; “sông… nguồn” làm cho nỗi nhớ bồng bềnh, thăm thẳm . Các cặp hình ảnh “ cây-núi”; “sông-nguồn” cũng vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ảo > gợi được không gian núi rừng Việt Bắc với những nét riêng, đặc thù. Ngoài ra, nó còn gợi lên tình cảm chung thuỷ trong mối quan hệ cội nguồn : Cán bộ từ dân mà ra. Nhớ về nhân dân, như nhớ về cội nguồn  Cách liên tưởng so sánh trong bài thơ đã nới rộng về không gian của nỗi nhớ, làm cho kỷ niệm cứ được tuôn ra tầng tầng lớp lớp. b.Tiếp theo, 4 câu sau là sự thể hiện tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn của người đi với người ở lại Tiếng ai tha thiết bên cồn …. Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay. -Giây phút chia li trong tưởng tượng diễn ra cực kỳ sâu sắc với những cảm xúc ghìm nén trong tâm trạng của người đi : + Đại từ “ai” phiếm chỉ tạo nên một cõi mơ hồ, mông lung trong nỗi nhớ ( như cách bày tỏ trong ca dao : Ai về ai có nhớ ai…). + Những từ láy “ tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” diễ tả chính xác con sóng lòng đang dấy lên trong tâm hồn nhà thơ lúc phân ly. + Hình ảnh hoán dụ “Aó chàm” ( chỉ người Việt Bắc) đã thể hiện tình cảm gắn bó của nhà thơ với những người dân Việt Bắc giản dị, nghèo khổ mà sâu đậm ân tình. + Cách ngắt nhịp 3/3; 3/3/2 ở hai câu thơ cuối đoạn diễn tả mộc cách thân tình cái ngập ngừng , bịn rịn trong tâm trạng, trong cử chỉ của người đi kẻ ở.Kỷ vật trao rồi mà mà lòng vẫn quyến luyến không thể rời xa. III. Kết bài : - Có thể nói, đây là đoạn thơ hay nhất của bản tình ca Việt Bắc, bởi lẽ : + Nhà thơ đã miêu tả rất đúng quy luật nỗi nhớ trong tình cảm của con người ở vào giờ phút chia li : nỗi nhớ nào cũng làm cho thời gian đằng đẵng và không gian mênh mông. Nhớ nhau , người ta tính từng khoảng cách. Có điều ở đây, chưa chia li mà đã nhớ. Người còn đấy, cảnh còn đây, mặt đối mặt mà lòng đã bâng khuâng , lưu luyến. + Dù miêu tả tình cảm mang tính chất chính trị, nhưng đoạn thơ không khô khan, trừu tượng bởi tác giả nắm vững quy luật của tình đời, tình người.  Chính vì thế, đoạn thơ ( nói riêng) ; “Việt Bắc” ( nói chung) đã vượt qua ranh giới của thời đại, thấm sâu vào hồn của người đọc qua nhiều thế hệ. * Định hướng 2 I.Mở bài ( vận dụng cách mở bài của các đề trên) II. Thân bài: 1.Bốn câu đầu là lời Việt Bắc tỏ bày với người cán bộ chiến sĩ khi chia tay: Mình về mình có nhớ ta Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn ? - Điệp từ “nhớ” luyến láy trong cấu trúc câu hỏi tu từ đồng dạng, tràn đầy thương nhớ. - Cách xưng hô ”mình – ta” mộc mạc, thân gần gợi liên tưởng ca dao: “Mình về ta chẳng cho về Ta nắm dải áo, ta đề bài thơ”. + “15 năm” là chi tiết thực chỉ độ dài thời gian từ năm 1940 thời kháng Nhật và tiếp theo là phong trào Việt Minh, đồng thời cũng là chi tiết gợi cảm – nói lên chiều dài gắn bó thương nhớ vô vàn. Câu thơ mang dáng dấp một câu Kiều – Mười lăm năm bằng thời gian Kim – Kiều xa cách thương nhớ mong đợi hướng về nhau. (Những là rày ước mai ao – Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình). Cảm xúc đậm đà chất dân gian, đậm đà chất Kiều. - Âm điệu ngọt ngào, giọng thơ nồng ấm, tình cảm do vậy dạt dào thiết tha. - Việt Bắc hỏi về : “Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”. Câu hỏi chất chứa tình cảm lưu luyến, bao hàm lời dặn dò kín đáo: đừng quên cội nguồn Việt Bắc – cội nguồn cách mạng. 2.Bốn câu tiếp theo là nỗi lòng của người về: Tiếng ai tha thiết bên cồn Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay -“Bâng khuâng, bồn chồn” là hai từ láy gợi cảm, diễn tả trạng thái tâm lí tình cảm buồn vui, luyến tiếc, nhớ thương, chờ mong… lẫn lộn cùng một lúc. Mười lăm năm Việt Bắc cưu mang người cán bộ chiến sĩ, mười lăm năm gian khổ có nhau, mười lăm năm đầy những kỉ niệm chiến đấu, giờ phải chia tay rời xa để làm nhiệm vụ mới về tiếp quản tại thủ đô Hà Nội (10/1954), biết mang theo điều gì, biết lưu lại hình ảnh nào, tâm trạng của người về do vậy không tránh khỏi là nỗi niềm bâng khuâng khó tả. -“Áo chàm đưa buổi phân li” vừa là một hoán dụ,vừa ẩn dụ : màu áo chàm, màu áo xanh đen đặc trưng của người miền núi Việt Bắc – tác giả hướng nỗi nhớ Việt Bắc qua hình ảnh cụ thể “áo chàm”, chiếc áo, màu áo bình dị, đơn sơ, mộc mạc của vùng quê nghèo thượng du đồi núi nhưng sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước. - Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”đầy tính chất biểu cảm – biết nói gì không phải không có điều để giãi bày mà chính vì có quá nhiều điều muốn nói không biết phải nói điều gì. Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khuôn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng… III. Kết bài: - Tóm lại, đoạn thơ trên là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc. - Đoạn thơ trên tiêu biểu sắc thái phong cách Tố Hữu, giọng điệu thơ ngọt ngào truyền cảm, mang đậm phong vị ca dao dân gian, đề cập đến con người và cuộc sống kháng chiến. -Thông qua hình tượng Việt Bắc, tác giả ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân ta, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt của người cán bộ, chiến sĩ đối với “Việt Bắc”. Đề 2 : Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Việt Bắc ” của Tố Hữu: “Nhớ gì nhơ nhớ người yêu Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương. Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia sông Đáy, suối Lê vơi đầy Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây, ta đó đắng cay ngọt bùi” * Định hướngI. Mở bài ( vận dụng cách mở bài của đề 1): - Giới thiệu ngắn gọn hoàn cảnh sang tác của bài thơ. - Đoạn thơ “ Nhớ gì như nhớ người yêu……Mình đây , ta đó đắng cay ngọt bùi thuộc phần 2 của bài thơ Việt Bắc - Sau bối cảnh phân li là lời đối đáp của kẻ ở người đi : người ở lại nhắn nhủ người ra đi mười hai dòng lục bát.Còn người đi đáp lại người ở lại những 72 dòng. Trong 72 dòng ấy, nỗi nhớ được khơi ra chồng chất; vàmột trong nhiều nỗi nhớ ấy có nỗi nhớ da diết “ như nhớ người yêu” của người đi. .II. Thân bài: 1. Trước hết, ở 2 câu đầu của đoạn thơ : “Nhớ gì như nhớ người yêu. Trăng lên đầu núi , nắng chiều lưng nương” - Tố Hữu đã lấy thước đo giá trị của nỗi nhớ trong tình yêu để cắt nghĩa, lý giải cho tình cảm của cán bộ đối với nhân dân. Không phải là nỗi nhớ của ý thức , của nghĩa vụ mà nhớ bằng cả trái tim yêu thương chân thành và da diết. - Câu thơ “Trăng lên đầu núi…” như được phân ra làm 2 nửa thời gian :vế đầu là hình ảnh gợi tả đêm trăng hò hẹn của tình yêu; vế sau là hình ảnh gợi không gian của buổi chiều lao động trên nương rẫy. Thời gian như chảy ngược - nỗi nhớ như đi từ gần tới xa, thăm thẳm trong quá khứ. Tình yêu gắn liền với lao động; lao động nảy sinh ra tình yêu .Câu thơ cùng lúc thể hiện hai không gian của tình yêu và lao động, tạo nên sự hài hoà giữa nghĩa vụ và tình cảm. 2. Đến hai câu thơ tiếp, tình yêu như chuyển thành nỗi nhớ trong tình cảm gia đình. Toàn không gian núi rừng Việt Bắc được gói gọn trong không khí gia đình ấm áp tình thương. “Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về” - Nỗi nhớ không còn mông lung, mơ mộng nữa mà đã cụ thể trong những bản làng, những mái nhà thấp thoáng trong những làn khói sương hư ảo. ( Hình ảnh khói sươnglà đặc điểm của cuộc sống Việt Bắc, vừa là khói sương của thiên nhiên, đồng thời như là hơi ấm của tình đời, tình người toả ra) .Có hình ảnh của ai đó đang chờ đợi bên bếp lửa suốt đêm dài thao thức ( cứ như cảnh vợ chờ cơm chồng).  Quan hệ giữa cán bộ và nhân dân như tụ họp ở ngọn lửa bất diệt thiêng liêng ấy. 3.Kết thúc khổ thơ , tình cảm lại toả ra tràn ngập cả núi rừng Việt Bác.Những kỷ niệm chung và riêng đan xen nhau, lần lượt hiện ra trong tưởng tượng của người đi : “Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy suối Lê vơi đầy Ta đi ta nhớ những ngày, Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi” - Bằng phép liệt kê làm cho những kỷ niệm khơi ra tầng tầng lớp lớp, hết hình ảnh này, đến hình ảnh khác. + Những hình ảnh “rừng nứa bờ tre” chính là nơi hẹn hò, gặp gỡ cái thở ban đầu ,lúc mới quen nhau. Đây cũng là những danh từ chungmô tả đặc điểm của không gian Việt Bắc với bao nét đẹp mơ mộng. + Còn “Ngòi Thia , sông Đáy , suối Lê … là những địa danh lịch sử , đã từng khắc ghi trong lịch sử Cách mạng- nơi đã diễn ra nhiều chiến công oanh liệt .  Những gắn bó gian khổ, ngọt bùi đã trở thành những kỷ niệm da diết trong trái tim người đi khó có thể quên được. III. Kết :Đoạn thơ là những hồi ức và nỗi nhớ thương da diết của người đi với Việt Bắc > Tấm lòng của CBKC với Việt Bắc sâu đậm ân tình.Đoạn thơ còn là sự thể hiện thành công phong cách thơ Tố Hữu : ngọt ngào tha thiết và đậm đà tính dân tộc ĐỀ 4: Phần tích ( hay cảm nhận) về đoạn thơ sau đây trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu: “Ta về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo nắng ánh dao gài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giangVe kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hoà bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.”( Theo Văn học 12- tập 1- NXBGD)* ĐỊNH HƯỚNG- Cách 1:lập ý phân tích theo cách cắt ngang ( bức tranh 4 mùa).I.Mở bài: -Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thưc dân Pháp xâm lược, có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc đến “Việt Bắc” của Tố Hữu. Đây là một bài thơ mang đậm đà màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Thông qua đó, thể hiện niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm sắt son đầm thắm của nhân dân Việt Bắc với cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiến với thiên thiên, núi rừng và con người Việt Bắc. -Đoạn thơ gồm năm câu lục bát nhắc lại những cảnh thân thiết và tươi đẹp nhất về cảnh và người Việt Bắc trong hồi ức của người cán bộ cách mạng miền xuôi, ở đây chính là nhà thơ. “Ta về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ những hoa cùng người ……………… Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” II. Thân bài:Đoạn thơ có 10 câu, được viết theo thể thơ lục bát với giọng thơ ngọt ngào tha thiết , diễn tả sâu sắc nỗi nhớ của người đi với Việt Bắc:1.Trước hết là 2 câu thơ : Ta về mình có nhớ taTa về ta nhớ những hoa cùng người. - Đây là hai câu thơ mở đầu nhưng nó mang cảm xúc chung cho toàn đoạn. + “Ta” là người ra đi cũng chính tác giả. Ở đây đoạn thơ kết cấu theo lối đối đáp thông thường trong dân ca truyền thống. Do đó, đây chính là lời hỏi ngọt ngào của người ra đi với người ở lại, dễ liên tưởng người được hỏi ở đây là một thiếu nữ địa phương. Và câu hỏi tu từ này là cái cớ bày tỏ tình yêu của một chàng trai miền đồng bằng với cô gái miền cao. + “Hoa và người” thực là nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Ở đây, thiên nhiên hòa điệu với con người, giữa chúng ngoài mối quan hệ tương hỗ còn có mối tương sinh lẫn nhau. Việt Bắc sinh ra con người và con người làm nồng ấm quê hương Việt Bắc. 2.Tiếp theo , tám dòng lục bát còn lại như là một bức tranh tứ bình về thiên và con người Việt Bắc. Với bốn dòng lục, nhà thơ đã miêu tả phong cảnh núi rừng qua bốn mùa, mỗi mùa là một bức tranh thiên thiên có nét đẹp riêng biệt. Qua đây, ta thấy chỉ riêng đoạn thơ này đã thấm đậm tính chất dân gian. a.Đầu tiên là bức tranh tả cảnh và khơi gợi cho chúng ta tình cảm mến thương của mùa đông Việt Bắc. Tại sao lại là mùa đông? Vì đây là hồi ức của tác giả trong giờ phút chia tay. Chúng ta còn nhớ, vào một đêm mùa đông 1946, Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân kháng chiến. Đặc biệt ở Hà Nội, những người lính lặng lẽ rời thành phố, bí mật theo chân cầu sông Hồng ngược xuôi lên căn cứ cách mạng Việt Bắc. Sự kiện này, đến tận bây giờ vẫn còn chứng minh bởi một khúc hát quen thuộc: “Đêm cái đêm rét quá chân cầu Anh, anh đã hẹn ngày mai trở lại Sông, sông Hồng bên bờ hát mãi Tỏ niềm tin khúc khải hoàn ca”. Lưu Trọng Lưu trong “Một mùa đông” đã từng viết : “Đôi mắt em lặng buồn, Nhìn tôi mà không nói. Tình đôi ta vời vợi, Có nói cũng vô cùng Trời hết một mùa đông Không một lần đã nói…” Thế vậy mà, ở chốn núi rừng heo hút này Mùa đông rừng biếc xanh đột ngột bùng lên màu đỏ tươi của hoa chuối rừng như những bó đuốc thắp lên sáng rực. Vẻ đẹp nên thơ và rực rỡ của Việt Bắc vào mùa đông gợi những người đọc những rung động sâu xa. Thông qua bức tranh, ta thấy, dù mùa đông lạnh giá nhưng sự sống núi rừng vẫn cứ như tuôn trào, cảm giác đem đến cho lòng người sự ấm áp lại. Thiên thiên đáng yêu như thế, còn con người thì sao? Ta xét tiếp câu hát: “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng” b.Thời gian được xác định bởi yếu tố “ngày xuân”.Chính ấn tượng thời gian này tạo sự vật vận động, sinh sôi nảy nở. Không gian ở đây như là cổ tích. Mới vừa rồi màu xanh bạt ngàn điểm hoa chuối đỏ, bây giờ nở bung ra những rừng mơ trắng muốt thoảng hương thơm. Cái màu trắng dìu dịu tinh khiết ấy phủ lên cả cánh rừng, gợi lên trong lòng ta một cảm giác thơ mộng bâng khuâng. Ngoài ra màu trắng của hoa mơ gợi cho người ta cái thanh thoát hơn, đem lại cho lòng người sự thanh thản, thảnh thơi. Câu thơ làm cho ta thấy dường như màu xanh đã bị lấn [...]... tôn lên vẻ đẹp của nhau - Bức tranh như in rõ dấu ấn của tấm lòng nhà thơ với cái nhìn chứa chan tình yêu thi n nhiên, tình yêu con người của nhà thơ ============================= Đề 5: Phân tích đoạn thơ trích trong Việt Bắc của Tố Hữu Mình về mình có nhớ ta (…) Tân trào, Hồng Thái, mái đình cây đa * ĐỊNH HƯỚNG : I.Mở bài ( vận dụng cách mở bài của các đề trên) II Thân bài: 1.Bốn câu đầu là lời Việt. .. mang đậm phong vị ca dao dân gian, đề cập đến con người và cuộc sống kháng chiến Thông qua hình tượng Việt Bắc, tác giả ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân ta, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt của người cán bộ, chiến sĩ đối với Việt Bắc ĐỀ RA: Bình giảng bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc BÀI LÀM Nhắc đến Việt Bắc là nhắc đến cội nguồn của cách mạng, nhắc đến mảnh đất trung... như cách 1) II Thân bài: 1 Hai câu đầu : Khái quát nỗi nhớ - Hoa và người là những gì đẹp nhất của núi rừng Việt Bắc. “Hoa” là cách nói của nghệ thuật tượng trưng cho thi n nhiên và cũng là một bộ phận của thi n nhiên - Trong nỗi nhớ của người về, hoa và người là hai hình ảnh đồng hiện, soi chiếu vào nhau Hoa là hình ảnh đẹp nhất của thi n nhiên; người là sản phẩm kỳ diệu tuyệt vời của tạo hoá Vì vậy,... bài : Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài Việt Bắc Cảnh thi n nhiên và con người trong đây được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp, tràn ngập sức sống Và với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như một bản tình ca về lòng chung thủy sắt son của người cách mạng đối với cả nhân dân, quê hương Việt Bắc - Cách 2: lập ý kết hợp cắt ngang và bổ dọc : I Mở bài ( như cách...lướt Mùa xuân ở đây không tưng bừng như mùa xuân của Xuân Diệu mà nó đến một cách lặng lẽ, âm thầm nhưng không kém niềm vui “Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang” + Mùa xuân miêu tả trong câu thơ rất đặc trưng cho mùa xuân Việt Bắc Sợi giang là sản phẩm của Việt Bắc Do vậy người lao động đó là người Việt Bắc chứ không phải là người miền xuôi Nhìn thấy được từng sợi giang,... tình thủy chung" Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông diễn tả những tình cảm cách mạng thật nhẹ nhàng mà cũng thật đậm sâu Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung Bài thơ được viết vào tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến từ giã "Thủ đô gió ngàn" về với "Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình" Cả bài thơ là một... đây là của chúng ta/ Trời xanh đây là của chúng ta" Đấy là cái tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi: Giữa núi và nắng, giữa trời cao bao la và rừng xanh mênh mang Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc Đông qua, xuân lại tới Nhắc đến mùa xuân ta liên tưởng ngay đến sức sống mới của cỏ cây, hoa lá, của trăm loài đang cựa mình thức dậy sau mùa đông dài Mùa xuân Việt bắc. .. gợi lên nét đẹp trong sang trong tâm hồn của con người Việt Bắc Có thể nói, màu trắng của hoa mơ là màu sắc đặc trưng của núi rừng Việt Bắc c Bức tranh mùa hè hiện lên trong nỗi nhớ người đi không chỉ có màu sắc, đường nét, ánh sang mà còn có cả âm thanh ngân vang của tiếng ve gọi hè:”ve kêu rừng phách…” Ve kêu gọi hè, hè về là rừng phách chuyển màu Sống ở Việt Bắc, con người thường hay có cảm xúc bang... thi n nhiên Việt Bắc phong phú, rực rỡ, tươi thắm tượng trưng cho vẻ đẹp của bốn mùa: a.Trước hết, bức tranh mùa đông với “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”: - Mùa đông xuất hiện bằng màu một gam màu lạnh- nền xanh mênh mông tĩnh lặng của rừng già  gợi ra một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, xa vắng…Trên cái nền màu lạnh ấy lại nổi lên một gam màu nóng của “hoa chuối đỏ tươi” ( ở đây có thể liên tưởng : màu đỏ của. .. khéo léo tấm “lòng son” của người cán bộ chiến sĩ Xin đừng quên thời kỳ “kháng Nhật thuở còn Việt Minh”, đừng quên cội nguồn cách mạng, đừng quên để chăm lo giữ gìn sự nghiệp cách mạng Mình đi, mình có nhớ mình Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa III Kết bài: Tóm lại, đoạn thơ trên là nỗi lòng thương nhớ, là lời tâm tình của Việt Bắc Đoạn thơ trên tiêu biểu sắc thái phong cách Tố Hữu, giọng điệu thơ ngọt . thơ ca Cách mạng Việt Nam. - Việt Bắc là một trong những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ “tống biệt” của Tố Hữu. Mặc dù là đề tài cũ,nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi Việt Bắc ra đời trong. ta không thể nào không nhắc đến Việt Bắc của Tố Hữu. Đây là một bài thơ mang đậm đà màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Thông qua đó, thể hiện niềm nhớ thương tha thi t. của người đi với Việt Bắc > Tấm lòng của CBKC với Việt Bắc sâu đậm ân tình.Đoạn thơ còn là sự thể hiện thành công phong cách thơ Tố Hữu : ngọt ngào tha thi t và đậm đà tính dân tộc ĐỀ

Ngày đăng: 13/04/2015, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w