tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam

72 3K 18
tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Là một quốc gia đa dân tộc, Việt Nam có 54 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống với những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời với những nghi lễ, lễ hội mang nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin trong tín ngưỡng, tôn giáo, những đặc sắc, sáng tạo trong văn học, nghệ thuật…Sự đa dạng thành phần dân cư tạo nên một nền văn hóa chung có sự giao thoa, kế thừa, phát triển, làm nên một nền văn hoá Việt Nam đa dạng trong sự thống nhất. Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu về các dân tộc với nền văn hóa riêng của mình trở thành một vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Để thuận tiện cho việc nghiên cứu về đặc điểm của từng tộc người ở Việt Nam, các nhà dân tộc học đã chia 54 dân tộc ra thành 3 nhóm ngữ hệ chủ yếu: ngữ hệ Nam Á, ngữ hệ Nam Đảo, ngữ hệ Hán – Tạng. Trong mỗi ngữ hệ đó lại chia ra thành các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Sự phân chia này tuy chỉ mang tính chất tương đối, nhưng phần nào đã thể hiện được sự đồng nhất giữa các tộc người trong một nhóm ngôn ngữ, hay trong một ngữ hệ, giúp chúng ta tìm hiểu được các đặc điểm chung và đặc trưng của từng tộc người. Điều đó được thể hiện rõ nét qua nhiều đặc điểm của đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của mỗi dân tộc nói riêng và nhóm các dân tộc nói chung đã làm nên một bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam đa dạng, đầy sắc thái. Với sự hứng thú, ham mê tìm hiểu về nhóm ngôn ngữ Việt- Mường (thuộc nhóm ngữ hệ Nam Á) đặc biệt là dân tộc Mường, đồng thời nội dung tìm hiểu gắn bó chặt chẽ với chương trình Thực tập chuyên môn vừa qua, nhóm sinh viên chúng em đã đã chọn đề tài “Tìm hiểu về trang phục dân tộc Mường ở Tây Bắc”, làm nội dung cho Báo cáo thực tập chuyên môn này. 2. Lịch sử nghiên cứu: Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với thành phần gồm 54 dân tộc anh em được chia thành 2 ngữ hệ chính (chiếm phần đông số lượng các dân tộc): ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo. Thành phần của mỗi ngữ hệ cũng lại được chia thành nhiều loại như ngữ hệ Nam Á được cấu thành bởi các nhóm ngôn ngữ: Việt- Mường, Môn- Khmer, Tày- Thái, H’mông- Dao và nhóm ngôn ngữ Kađai. Người Mường thuộc nhóm dân tộc ngôn ngữ Việt- Mường- một trong những nhóm ngôn ngữ có số lượng dân cư đông đúc nhất. Nghiên cứu về các dân tộc là một chủ đề hay nên đã được nhiều các nhà nghiên cứu, các nhà dân tộc học đề cập đến. Mà cụ thể chúng ta đã thấy trong cuốn: SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 1 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc 1. Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam, Nguyễn Văn Huy, NXB Giáo dục, 1997. 2. Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Vịêt Nam, Ngô Văn Lệ, NXB Giáo dục. 3. Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam, Viện dân tộc học, NXB Văn học, 1983. 4. Phong tục tập quán các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997. Ngoài ra còn có rất nhiều nguồn tài liệu khác mà chúng ta có thể tham khảo như tài liệu thế giới và thông tin trên các mạng truyền thông như mạng Internet, báo chí… Song các nguồn tài liệu trên còn nhiều điểm hạn chế như chưa tổng hợp được một cách khái quát nhất sau đó đưa ra những nhận định, đánh giá cụ thể về những đặc sắc tiêu biểu trong văn hóa dân tộc Mường- thể hiện rõ trên lĩnh vực trang phục. Đó chính là lý do cần có một đề tài nghiên cứu về vấn đề này. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu: Đi nghiên cứu, tìm hiểu về một tộc người, tiêu biểu như dân tộc Mường sẽ làm mỗi cá nhân sẽ có thêm kiến thức về nguồn cội, về những người “anh em” cùng trong đất nước. Thêm vào đó là tăng thêm tình cảm đối với đồng bào của mình, và cùng nhau xây dựng, thắt chặt khối đại đoàn kết dân tộc. Cùng với những tài liệu, giáo trình sẵn có, kết hợp với nguồn thông tin từ Internet và kiến thức thực tiễn, đề tài đã khái quát một cách chung nhất về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc Mường ở khu vực Tây Bắc mà trong đó tiêu biểu là Mường Hòa Bình. Nội dung đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc sắc trong văn hóa Mường Hòa Bình được thể hiện như thế nào qua trang phục của họ. Những nét đặc sắc ấy có tác động như thế nào đối với đời sống của người Mường nói riêng hay đã giúp văn hóa Mường được nổi bật ra sao trên nền chung của văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung là nội dung cơ bản mà nội dung bài báo cáo thực tập đã đề cập, làm rõ. 4. Phương pháp nghiên cứu: Vì đây là một vấn đề khá rộng và có nhiều vấn đề đáng quan tâm mà khi nghiên cứu về đề tài “Tìm hiểu về trang phục dân tộc Mường ở Tây Bắc”, chúng em đã vận dụng kết hơp nhiều phương pháp nghiên cứu như lựa chọn tài liệu, đọc tài liệu, đối chiếu, liệt kê, chứng minh, so sánh, phân tích. 5. Bố cục: gồm 3 phần lớn Phần mở đầu Phần nội dung Chương 1 SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 2 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC MƯỜNG 1.1 Lịch sử hình thành 1.1.1 Dân số và địa bàn cư trú 1.1.2 Tên gọi 1.1.3 Nguồn gốc 1.1.4 Ngôn ngữ 1.2. Đời sống xã hội 1.2.1 Sinh hoạt kinh tế 1.2.2 Tổ chức xã hội 1.3 Đời sống vật chất 1.3.1 Nhà ở 1.3.2 Ẩm thực và phong vị Mường 1.3.3 Giao thông và phương tiện vận chuyển 1.4 Đời sống tinh thần: 1.4.1 Hôn nhân 1.4.2 Tang ma 1.4.3 Tục thờ cúng, tín ngưỡng, tôn giáo 1.4.4 Văn học nghệ thuật 1.4.5 Lễ hội và trò chơi Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC NGƯỜI MƯỜNG Ở VIỆT NAM 2.1 Sơ lược về lịch sử trang phục người Mường 2.2 Cơ cấu trong trang phục Mường 2.2.1 Trang phục nữ 2.2.2 Trang phục nam 2.2.3 Trang phục lễ hội 2.3.4 Trang phục nghi lễ 2.3 Nghệ thuật dệt và nhuộm màu: 2.3.1 Dệt 2.3.2 Nhuộm màu 2.4 Tinh hoa cạp váy phụ nữ Mường 2.4.1 Cấu tạo và trang trí cạp váy phụ nữ Mường 2.4.2 Mối quan hệ giữa hoa văn trên cạp váy phụ nữ Mường và hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Chương 3 SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 3 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc ĐÁNH GIÁ, THỰC TRẠNG VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC 3.1 Đánh giá 3.1.1 Đánh giá chung về văn hóa dân tộc Mường 3.1.2 Đánh giá về trang phục dân tộc Mường 3.1.3 Mối quan hệ sự phát triển dân tộc Mường với sự phát triển chung của lịch sử Việt Nam 3.2. Thực trạng về việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá 3.2.1 Bản sắc văn hóa Việt: 3.2.2 Thực trạng của nền văn hoá Việt Nam 3.2.3 Vấn đề bảo tồn và cách tiếp cận mới 3.2.4 Vấn đề quá trình hội nhập văn hoá - kinh tế Phần kết luận SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 4 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC MƯỜNG Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á, giáp biển Đông, có vị trí chiến lược quan trọng, có diện tích trên 300 nghìn km vuông, dân số hơn 80 triệu người, bao gồm 54 dân tộc anh em đang sinh sống hòa bình, đoàn kết, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Êđê… đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em một nhà”. Người Mường cư trú nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, riêng Hòa Bình được mệnh danh là đất cổ, là nơi sinh ra họ, cho nên có rất nhiều di chỉ văn hóa Hòa Bình với niên đại trên dưới một vạn năm. Nếu niên đại trống đồng có từ thiên niên kỉ III trước công nguyên, thì người Mường (Mường – Việt) cũng khai sinh từ đấy. Trong tiến trình lịch sử của đất nước Việt Nam, người Mường đã góp công sức đáng kể, tạo nên nền kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội đầy bản sắc dân tộc trong cộng đồng đa dân tộc Việt Nam. Cùng với nền văn hóa tinh thần đặc sắc, văn hóa vật chất phong phú như nhà sàn, ruộng vườn, nương rẫy và phong tục tập quán cùng các mối quan hệ gia đình, mối quan hệ giao tiếp đã làm nên cái đẹp, cái chân – thiện – mĩ cho cuộc sống người Mường, xứng đáng là một trong cái nôi của “nền văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng ấy. 1.1 Lịch sử hình thành Hòa Bình là một tỉnh miền núi phía tây bắc Việt Nam, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,9%; người Việt, Thái, Dao, Tày, Mông và người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Hòa Bình là một trong bốn tỉnh ở Việt Nam mà trong đó người Việt không chiếm đa số, đồng thời tỉnh này được coi là thủ phủ của người Mường. Với địa hình đồi núi trùng điệp, các hang động, rừng nhiệt đới nguyên sinh, sức người và thiên nhiên đã tạo cho Hòa Bình một vẻ đẹp thơ mộng, mang giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng dân cư. Thấp thoáng các bản người Mường, bản Dao, bản Tày sinh sống đã tạo nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Trong quá trình cộng cư dân tộc Mường đã tạo nên nền văn hóa đặc sắc, mang đậm nét bản địa, được truyền lại qua bao thế hệ, với bài ca “Đẻ đất đẻ nước”, biết trồng hạt thóc, cây ngô, để hôm nay vẫn vươn lên một sức sống lâu bền và mạnh mẽ - một nền văn hóa hết sức giản dị, mộc mạc mà độc đáo. SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 5 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc 1.1.1 Dân số và địa bàn cư trú Theo số liệu thống kê năm 2009, người Mường có số dân là 1.268.963 người. Không gian văn hóa Mường khá rộng, phân bố 63 tỉnh thành trong cả nước, họ cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La ,Yên Bái, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Tây và rải rác ở một số tỉnh khác như Hà Nam, các tỉnh Tây Nguyên. Nhiều nhất ở Hoà Bình (501.956 người, chiếm 63,9% dân số toàn tỉnh và 39,6% tổng số người Mường sống tại Việt Nam), Thanh Hoá (341.359 người, chiếm 10,0% dân số toàn tỉnh và 26,9% tổng số người Mường tại Việt Nam), Phú Thọ (184.141 người, chiếm 14,0% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Mường tại Việt Nam), Sơn La (81.502 người), Hà Nội (49.339 người), Ninh Bình (22.614 người), Đắc Lắc (15.510 người), Yên Bái (14.619 người), Bình Dương (10.227 người). Riêng tỉnh Hòa Bình, dân tộc Mường chiếm 63,9% dân số trong tổng 83 vạn người Mường ở Hòa Bình. Tỉnh Hòa Bình được coi là “tỉnh Mường”, một tỉnh nằm sát Hà Nội, song dân tộc Mường ở Hòa Bình vẫn giữa được những nét bình yên riêng. Người Mường luôn sống yêu thương, đoàn kết. Ở Hòa Bình ngoài dân tộc Mường còn có các dân tộc anh em khác sinh sống như người Kinh, Thái, Hoa, Tày, Dao, Mông trong đó, các huyện Lạc Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Kì Sơn, Cao Phong là những huyện có mật độ dân Mường sinh sống dày đặc. Thời phong kiến kể từ triều Lê nằm trong trấn Hưng Hóa (phủ Gia Hưng). Thời thuộc Pháp, triều đình Huế ký nghị định ngày 22/6/1886 lập tỉnh Bờ, sau đổi thành tỉnh Phương Lâm, vì chuyển về Phương Lâm. Tháng 7/1888 tỉnh được ghép thêm tỉnh Mộc Châu, Yên Châu, Phù Yên Châu. Tháng 9/1898 tỉnh rời Chợ Bờ về Hòa Bình chính thức có từ ấy. Trong đó địa hình chia thành nhiều vùng, mỗi vùng có những thung lũng lớn nhỏ do các mường đã khai phá, tụ cư sinh sống mà thành. Những thung lũng này do các núi cao, dãy đồi bát úp có ngăn cách, có thông nhau chia thành ba miền: - Miền thung lũng nhỏ: trên các dãy núi cái (Trường Sơn) kéo dài từ Tây Bắc Việt Nam về địa đầu Mai Châu, núi Spailinh về núi Thạch Bi, Huyện Tân Lạc, Toàn Thắng, Lũng Vân xuôi về Nam qua đất Lạc Sơn thuộc vùng xã Ngọc Lâu, Ngọc Sơn, Tự Do đến Yên Thủy nơi núi rừng nổi tiếng là rừng nguyên sinh với Cúc Phương, núi Pu Luông ở phía nam huyện Bá Thước tỉnh Thanh Hóa. Vùng cao trên các dãy đồi núi này thường có khí hậu chênh lệch so với thung lũng thấp, có khi tới 1-2 0 C. - Miền thung lũng thấp: rộng thoáng kéo dài theo hai triền Sông Đà, từ Tây Bắc chảy xuôi vùng Mường Sơn La, xưa gọi là Tất Đất, Mường Tấc, đặt từ thời Lê, trước là Phù Hoa, vua Thiệu Trị năm 1841 đổi từ Phú Yên (Sổ tay địa danh Việt Nam, tr413), về Đồng Nghê Nước Mọc qua núi Puy Úc, xuống xã Đoàn Kết, Tiền Phong, SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 6 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc các núi Phu Canh, Phu Bua xã Trung Thành, đến núi Biêu hướng Tây Bắc-Đông Nam.Từ núi Biêu vòng hướng Bắc về núi Đồi Giang đến núi Cá ngăn cách giữa Mường và người Tày huyện Đà Bắc ở thung lũng sâu, cao hơn. Rồi xuống suối Rút, Chợ Bờ, nơi có thác đẹp, vua Lê Thái Tổ đề thơ trên vách đá. Nay là lòng hồ sông Đà, nhà máy thủy điện Hòa Bình, một quang cảnh du lịch đẹp đẽ, hấp dẫn, cung cấp điện cho các nơi trong cả nước. Thung lũng Bi - Vang kéo dài từ các khe lạch và các nhánh sông Bưởi qua châu lị hợp lại chảy xuôi qua Cúc Phương cổ kính vào thung lũng vùng huyện Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Mường Thanh Hoá, hoà nhập với sông Mã anh hùng. Thung lũng Kim Bôi - Lạc Thủy, từ các ngọn nguồn tạo nên con sông Bôi chảy xuôi phía Nam giữa dòng huyện lị về đất thung lũng Mường Măng huyện Lạc Thủy ở phía Tây Nam, nhập vào sông Hoàng Long, huyện Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình. Nơi các thung lũng văn hóa, tạo nên văn hóa Quêl Mường, được mệnh danh: nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động. Nó là thung lũng lớn nhất nhì tạo nên nền kinh tế giàu có, dân cư đông đúc, uy thế chính trị to lớn, có tiếng. Nối với các thung lũng lớn ấy là các thung lũng nhỏ thông nhau thành Văn hóa thung lũng của cả tỉnh. - Miền đất vàng: như huyện Yên Thủy, huyện Lạc Thủy và huyện Lương Sơn, là những nơi giáp ranh với Hà Nội, Nam Hà và Ninh Bình. Đó là miền dọc theo đường 21, từ chợ Đồn, Lương Sơn đi chợ Bến, bên ngoài dãy đồi Bù xã Liên Sơn, kéo sang Đông tới núi Ba Rá ở xã Tân Thành cùng huyện Lương Sơn. Rồi kéo về Nam qua Chồn Mâm Chợ Trời, thuộc Mường Muôn, Mõ, huyện Kim Bôi, ở về phía Bắc bản đồ. Theo những nhà nghiên cứu của những công trình về khảo cổ học, ngôn ngữ học cho rằng dân tộc Mường và dân tộc Kinh (Việt) hơn ngàn năm trước có chung một nguồn gốc, đó là người Việt Cổ. Trong quá trình phát triển một bộ phận của người Việt Cổ đa xuôi theo các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã…tiến hành khai phá đồng bằng, gây dựng cuộc sống mới. Từ đây bắt đầu có sự phân chia: những bộ phận ở lại thung lũng, chân núi thành người Mường hiện nay; còn bộ phận di cư gây dựng cuộc sống ở đồng bằng là những người Kinh. 1.1.2 Tên gọi: Chữ "Mường" mới xuất hiện vào thời hậu Lê thế kỉ thứ XVI (năm 1533) từ chữ "mang" đọc theo âm có nghĩa là mường. "Mường" đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc hiện nay. Thực ra đó là thuật ngữ dùng để chỉ một địa phương, một khu vực, một vùng (Mường Bi, Mường Vang, Mường Ống tùy theo từng địa phương). Theo Trần Từ (tức Nguyễn Đức Từ Chi), “Mường” là từ dùng để chỉ một vùng cư trú của người Mường bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng đặt dưới sự cai quản của một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lưu giữa người Mường và người Kinh, người Kinh đã sử SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 7 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc dụng từ Mường để gọi dân tộc này. Trước đây họ tự gọi mình là Mol hoặc Mon, Muan, Mual và Mọi Rợ với ý xấu do bọn đế quốc Pháp và phong kiến chia rẽ. Thực tế người Mường gọi mình là Monl là do phát âm theo tiếng địa phương. Mol có nghĩa là “người”. Vì lẽ đó mà người Mường tự xưng là con Mol hoặc con Monl. Còn từ "Mường" vốn là từ “mương” người Mường dùng để nơi cư trú chứ không liên quan đến tộc danh ngày nay của mình. Cùng với sự biến động của lịch sử cũng như quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các dân tộc khác, cho đến nay "Mường" đã trở thành tên chính thức của tộc người này. 1.1.3 Nguồn gốc: Người Mường có nguồn gốc với người Việt, cư trú lâu đời ở vùng Hòa Bình. Người Mường cho rằng tổ tiên của họ có từ thời đẻ đất đẻ nước xa xưa mà Hòa Bình là quê hương của họ. Nguồn gốc của họ thể hiện sâu sắc qua truyền thuyết và sử thi. Cũng như các dân tộc khác, để lí giải về nguồn gốc của dân tộc mình, dân gian Mường ở Hoà Bình còn lưu giữ và truyền kể những huyền thoại về sự xuất hiện dân tộc mình dưới dạng những áng Mo (các bản mo hát với phiên bản dài ngắn khác nhau). Sử thi thần thoại "Đẻ đất đẻ nước" (người Mường gọi là “te tấc te đác”) là bộ sử thi lớn, kể rằng, thuở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn hán, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như thổi trở thanh to lớn, cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành rụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành cây si làm tổ. Cành si gãy. Chim bay lên cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái Ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao (thuộc mường Thàng - Cao Phong, Kì Sơn). Cái Ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người. Đó là người Mường và người Kinh. Người Mường từ trứng thiêng để ra và cư trú làm ăn trên mảnh đất này mà phát triển lan toả đi các nơi. Trong truyền thuyết Đức Thánh Tản Viên (thần núi Ba Vì), người Mường Thanh Sơn còn cho rằng Đức Thánh Tản Viên (còn gọi là Sơn Tinh) - con rể vua Hùng Vương thứ 18 - là người Mường Thanh Sơn. Truyện kể rằng ở vùng mường Xuân đài, Khả Cửu ngày xưa có một cô gái nhà Lang tên là Đinh Thị Đen (người Mường Thanh Sơn gọi là Đinh Thị Điên ). Cô là người đen đủi xấu xí nhất trong gia đình dòng họ nên bị bố mẹ, anh chị em hắt hủi. Từ đó cô có thai và bị nhà Lang hắt hủi đuổi đi. Cô đã lang thang lần đến vùng mường Tất Thắng. Dân ở đó thế cô đói khát đã cho cô ăn uống. Từ Tất Thắng, cô lại đi tiếp đến động Lăng Xương (thuộc xã Trung Nghĩa SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 8 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc Huyện Thanh Thủy ngày nay) thì đẻ ra Thần Tản Viên. Dân bản ở đây đã thương tình đóng cho cô một bè nứa và đưa hai mẹ con cô vượt sông Đà sang vùng Ba Vì (thuộc Hà Nội ngày nay). Mẹ con bà Đinh Thị Đen được bà Ma Thị là chúa các động Mường cưu mang nhận làm con nuôi. Khi Tản Viên lớn lên thần được bà Ma Thị truyền cho quyền cai trị và bảo vệ các xứ Mường.Thần đã lấy con gái Vua Hùng thứ 18 tên là Ngọc Hoa làm vợ. Trên đây chỉ là một vài truyền thuyết tiêu biểu của người Mường Thanh Sơn giải thích về nguồn gốc dân tộc mình. Mặc dù truyền thuyết mang tính hoang đường và đôi khi tản mạn nhưng lại là tư liệu quý. Người Mường quan niệm mình và người Kinh vốn cùng một cha mẹ sinh ra, cùng máu mủ dòng giống. Chính vì lẽ đó mà cho đến tận ngày nay, người Mường vẫn còn lưu truyền câu ca: “Ta với mình tuy hai mà một. Mình với ta tuy một thành hai”. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, người Việt (Kinh) và người Mường có chung một nguồn gốc và là cư dân bản địa ở nước ta. Họ đều là con cháu của người Lạc Việt (hay người Việt cổ) và là một trong những chủ nhân của nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng ở nước ta. Do những nguyên nhân lịch sử, từ khối cộng đồng chung, người Việt và người Mường phân thành hai dân tộc như hiện nay. Tuy vậy, do cư trú gần nhau và nhất là cùng chung sức chung lòng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, nên Việt và Mường vẫn giữ được nhiều mối quan hệ gần gũi, thân thiết. 1.1.4 Ngôn ngữ: Người Mường nói chung và người Mường ở Hòa Bình nói riêng, tiếng Mường thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường (ngữ hệ Nam Á), rất gần với tiếng Việt (khoảng 75%): - Những từ không dấu trong tiếng Việt thì giữ nguyên là tiếng Mường như: Con, con chim, con voi, ăn, cho, tiêu pha… Một số từ khác phụ âm đầu: tay = thay, đi = ti, con dê = con tê… - Những từ có dấu hỏi trong tiếng Việt cũng giữ nguyên: của cải = của cải, đểu = đểu, giả = giả - Những từ có dấu nặng thì chuyển thành dấu sắc: nặng = nắng, tận = tấn. - Những từ có dấu ngã thì chuyển thành dấu hỏi như: đã = đả, những = nhửng. - Những từ có âm “ặc, ịt, ục” thì giữ nguyên không chuyển dấu: đông đặc =đông đặc. - Những từ có dấu huyền thì chuyển thành dấu sắc và ngược lại dấu sắc thì thành dấu huyền. SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 9 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc - Một số từ không theo quy luật: cây tre = cân pheo, xưng hô (chú = ô, cháu = xôn), nhìn (ngắm) = hẩu, trông thấy = hẩu kia, ở giữa = ở khừa (điều này khá giống với phương ngữ Thanh - Nghệ - Tĩnh). 1.2. Đời sống xã hội 1.2.1 Sinh hoạt kinh tế: Do các tầng lớp núi đồi che chắn, bao bọc quanh các thung lũng tạo nên độ ẩm, có khí hậu thích hợp, thuận lợi cho việc sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, không khí lạnh ở vùng cao, thung lũng sâu, ngập úng, lở bồi đối với các nơi trũng của lòng chảo, xói mòn ở các nơi sườn đồi gây khó khăn cho sản xuất. Phương thức cơ bản vẫn là con trâu đi trước, cái cày theo sau, lối sản xuất tự cấp tự túc. Câu nói “rừng vàng biển bạc” có thể nói rất phù hợp với vùng đất nơi đây, mỗi loại, mỗi thứ trên rừng núi, thung lũng đều là vàng. Vàng là những cây cối, khu rừng rộng lớn do tự nhiên và nhân tạo cho biết bao gỗ quý làm nhà làm cửa; là những cây dược liệu phong phú; là những thú rừng, chim muông cho mật, cho cao, cho lông… cho thức ăn ngon đối với đời sống con người. Với lượng phù sa dọc theo các con sông, suối, những chất mùn, phân rừng, phân dơi tạo nên vùng đất màu mỡ, thuận lợi cho phát triển các cây trồng nông nghiệp, để con người sớm làm lúa nước, nương rẫy, hoa màu ở các thung lũng lớn nhỏ, cao thấp khác nhau. Trong sản xuất nông nghiệp: ruộng nước chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động kinh tế của người Mường. Xưa kia họ lấy cây lúa là chính, nhưng do kinh tế tự túc tự cấp nên nương rẫy, vườn tược đều phải có mỗi thứ một ít. Ngày xưa, người Mường ăn cơm nếp là chính, còn chỉ cần ít gạo tẻ để phòng khi có khách, không kịp đồ xôi thì nấu cho chóng. Có thể chia hai thế ruộng: nơi có địa hình bằng phẳng gần sông ngòi, đó là những đồng bằng thung lũng hay những doi đất nhỏ hẹp dưới chân các dãy núi, ven các đồi gò thấp; và ruộng bậc thang trên các ven đồi, có nguồn nước cao, thường hẹp về chiều rộng nhưng lại dài như những cánh cung vòng quanh các đồi gò. Mỗi sườn đồi nơi có nguồn nước là một cánh đồng ruộng bậc thang quanh quanh từ cao xuống thấp như xếp chồng lên nhau. Hệ thống tưới nước là những con mương to, nhỏ, dài ngắn lấy nước từ các bai đắp ngăn nước khe, lạch, suối cho chảy vào đồng. Nguyên liệu làm bai, có nơi chỉ kè đá là đủ, có nơi không thuận đa phải dùng gỗ, bương, tre, nứa làm chồng, làm ngáng, làm que chân để lấp phên đan kín xuống ngăn nước lại, rồi giã đất cho dẻo mà chạt theo phên đan đặt thoai thoải cho khỏi rò rỉ nước, gọi là bai Pháng (bai đắp nửa bên trên). Bai Khụ (đá) hay bai Đất do kè, đắp dưới chân to, lên mặt bai (đập) thu dần lại. Loại bai nào cũng vậy, chỉ để cao đủ lấy nước vào ruộng còn phòng khi mưa nước lũ SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 10 [...]... thống của người Mường dù ở mỗi vùng khác nhau nhưng đều có một nét chung là phản ánh nét đẹp của cộng đồng dân tộc hướng về cội nguồn và thể hiện quan niệm sống, ý nghĩa tâm linh của họ… SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 27 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC NGƯỜI MƯỜNG Ở VIỆT NAM 2.1 Sơ lược về lịch sử trang phục người Mường Trong... pha lẫn với các dân tộc khác Trang phục nam giới cũng bao gồm nhiều loại nhưng chủ yếu được chia theo những mục: trang phục ngày thường, trang phục lễ hội hay trang phục tùy theo những công việc Tùy vào nhu cầu mà có những kiểu trang phục sao cho phù hợp SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 33 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc Nam giới Mường thường mặc áo cánh phủ... lánh…Bộ trang phục đó không có nét diêm dúa như nữ phục của người Thái, không quá kín đáo như nữ phục của người Tày, không dư thừa mầu sắc như SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 29 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc người Mông, Dao Nữ phục Mường ẩn tàng những sắc thái riêng, qua đường nét cát may, qua màu sắc trang trí Xét về nhiều mặt, bằng cảm quan của nhiều người. .. • Trang phục ngày cưới: gọi là quấn áo du, chẩu (dẩu) là dâu, rể • Trang phục tang lễ: gọi là đồ đem (tem) • Trang phục cho người chết: gọi là Đồ Bang Khà., • Trang phục cho các Mo, Mỡi, Trượng: chỉ dành cho các gia đình có người làm những công việc này 2.2 Cơ cấu trong trang phục Mường 2.2.1 Trang phục nữ: Trong sự độc đáo đa dạng của văn hóa được thể hiện trên các bộ trang phục truyền thống thì trang. .. nền văn hóa Và khi nhắc tới văn hóa Mường chúng ta không thể không nhắc tới trang phục Mường So với một số dân tộc khác, trang phục của người Mường không có màu sắc rực rỡ mà đơn giản hơn nhiều, song cũng có những nét rất đặc trưng Người Mường có những đặc trưng riêng hết sức nổi bật về tạo hình và phong cách thẩm mỹ trên trang phục dân tộc Chính điều đó đã tạo nên sự độc đáo trong bộ trang phục truyền... bông Cơm clôồng như hoa” và: “ Cơm đỏ nhuộm vàng Cơm vàng nhuộm nghệ.” SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 17 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc Rượu cần của người Mường nổi tiếng cởi cách chế biến và hương vị đậm đà của men được đem ra mời khách quý và uống trong các cuộc vui tập thể Người Mường gọi rượu cần là Rạo Đoỏng, rượu phải đóng nén vào hũ, chĩnh, khi lấy... đó cũng là nét riêng, vẻ duyên thầm của váy Mường Có thể nói đặc sắc trong cạp váy Mường cũng chính là nét đặc sắc tiêu biểu nhất cho đặc sắc trang phục trong văn hóa Mường (được làm rõ hơn trong phần sau) SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 30 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc Khăn: trong trang phục của người phụ nữ Mường, ngoài những nét đặc sắc của hoa văn... sang đời khác, nhưng mỗi người, mỗi vùng có những biến cải, dần tạo ra những phong cách riêng Người Mương Hòa Bình từ xưa tới nay vẫn coi phụ nữ Mường Vang (huyện Lạng Sơn) là những người khéo tay nhất trong việc dệt hoa văn cạp váy này, còn dệt hoa văn chăn thì phải kể đến phụ nữ Mường Lai Châu 2.2.2 Trang phục nam Trang phục nam của người Mường cũng có những nét hết sức tinh tế và có những nét riêng... của người Mường là độc đáo hơn cả Cầm cạp váy của người Mường trên tay nhìn ngắm, không ai lại không khâm phục tài năng và sự cần cù của người phụ nữ, đã dồn bao tâm lực để tạo nên, nhưng khi cạp váy “nằm” trong bộ trang phục Mường, thì ta lại chỉ thấy nó le lói ẩn hiện qua khe áo ngắn mặc trong và áo chùng mặc ngoài, chứ không lồ lộ phô diễn như đầu khăn piêu của người Thái, thắt lưng, thân áo của người. .. trái Cô dâu cũng vậy, chỉ ở voóng buồng và cạnh bếp trong và chú rể ở cạnh bếp ngoài Cả dâu và rể đều không ngồi lên cối nhỏ giã chè ở trên nhà, không ngồi võng, ăn cơm không ngồi góc mâm phía trên (phía cửa voóng), mặc dù không có người ngồi Khi về già, rể về SV thùc hiÖn: Nhãm sinh viªn Líp §H Sö K10 19 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc nhà vợ cùng ăn cơm với các em, . Lễ hội và trò chơi Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TRANG PHỤC NGƯỜI MƯỜNG Ở VIỆT NAM 2.1 Sơ lược về lịch sử trang phục người Mường 2.2 Cơ cấu trong trang phục Mường 2.2.1 Trang phục nữ 2.2.2 Trang phục nam 2.2.3. K10 4 Báo cáo thực tập Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc PHẦN NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN VỀ DÂN TỘC MƯỜNG Nước Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á, giáp. (341.359 người, chiếm 10,0% dân số toàn tỉnh và 26,9% tổng số người Mường tại Việt Nam) , Phú Thọ (184.141 người, chiếm 14,0% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số người Mường tại Việt Nam) , Sơn

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan