0
Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Cấu tạo và trang trí cạp váy phụ nữ Mường:

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ NGƯỜI MƯỜNG VÀ TRANG PHỤC NGƯỜI MƯỜNG TÂY BẮC- VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

• Trang phục tang lễ

2.4.1 Cấu tạo và trang trí cạp váy phụ nữ Mường:

Phần đặc biệt và đặc sắc nhất của trang phục Mường được thể hiện trong nữ phục Mường, chính là phần cạp váy. Cạp váy là bộ phận khăng khít của nữ phục Mường. Người Mường gọi nó là “Klốôc wăl” (trốc váy, đầu váy). Đối với phụ nữ Mường, cạp váy là một vật quan trọng, có vị trí đặc biệt và được gọi là k’lốc vẳyl (đầu váy hoặc trốc váy), có ý nghĩa chỉ đó là phần đầu, bộ phận đầu trên của váy.

Cấu tạo:

Cạp váy là một phần rất rực rỡ bởi được thêu bởi chỉ màu cầu kỳ và sặc sỡ. Cạp váy do ba bộ phận dệt riêng biệt rồi can lại với nhau đó là “rang trên”, “rang dưới” và “phần cao”.

Phần trên cùng người Mường gọi là rang trên hay còn gọi là Đang, có chiều rộng gần 20 cm. Rang trên có màu sắc chủ yếu là màu đen và trắng.

Tiếp theo phần ở giữa là rang dưới hay Trôch, đây là bộ phận quan trọng nhất của cạp váy, được dệt với màu đỏ và vàng nổi trên nền đen. Rang dưới khác hẳn hai bộ phận khác của cạp váy, về kích thước và tính chất trang trí..

Phần cuối cùng của cạp nối với thân váy gọi là cao. Cao là một chuỗi những vệt màu đứng thẳng. Cao váy rộng từ 10-15 cm được dệt các sọc màu, mỗi sọc to nhỏ khác nhau, cao là phần vải trung gian, rộng chừng 10 cm nối thân váy với cạp váy phía trên.

Phần “rang trên” và “rang dưới” đều có chiều rộng khoảng 20 cm. Chu vi của cạp váy cũng tương đương với chu vi của thân váy khoảng 160cm.

Họa tiết, hoa văn:

Cạp váy là nơi thể hiện những nét độc đáo và đặc sắc của người Mường, nhất là các cô gái Mường.

Rang trên có hoa văn trang trí là hoa văn hình học (hình thoi hoặc hình vuông, hình tam giác…). Rang trên thường chỉ có hai màu đen trắng để toạ hoa văn, màu đen thì tạo hình hoa văn chìm hình vuông hoặc hình tam giác to nhỏ khác nhau, màu trắg thì tạo hoa văn nổi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp có thêm các màu đỏ, màu vàng để dệt đường biên (hai cạnh) cũng có khi được chấm phá theo một thứ tự nhất định vào các hoa văn trắng, đen, chúng tạo nên sự ấn tượng độc đáo và đồng thời cũng lung linh huyền ảo.

Rang trên thường có sáu loại hoa văn, mỗi loại chia làm hai phần, phần giống nhau có tên chung là Hoa Đĩa, phần hoa văn khác nhau thì có tên khác nhau. Ví dụ như Quả mây thì khác với móc câu, chân mủng khác với kèo nhà…Mỗi loại thường

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

ghép hai hình hoa văn xen kẽ nhau tạo thành một mối to chung rộng hết cả chiều rộng của Rang.

Có tới 15 loại hình của Rang trên: 1. Hoa đĩa quả mây

2. Hoa đĩa móc câu 3. Hoa đĩa chân mủng 4. Hoa đĩa kèo nhà 5. Hoa đĩa đồng tiền 6. Hoa đĩa ngôi sao

7. Hoa đĩa hai lòng và chìa khoá

8. Hình cánh chuồn chuồn 9. Hình vuông thủng giữa 10. Hình quả trám hoa văn Mèo 11. Hình mặt phà Lào

12. Hình vuông chữ thọ 13. Đồng tiền hoa nở

14. Rang trên lộn (không mặt trái) 15. Hình kèo nhà cánh bướm

Tiếp theo là rang dưới, đây là bộ phận quan trọng nhất của cạp váy, được dệt với màu đỏ và vàng nổi trên nền đen với hoa văn hình động vật như: rồng, hươu, nhện, bướm, ếch, rùa, công, con phượng… Ngoài ra, phần rang dưới này được trang trí bằng nhiều màu sắc và chúng có các dải ngăn cách bằng hoa văn hình chong chóng. Hoa văn trang trí chủ yếu của rang dưới là động vật.

Ba Loóng hoa văn vàng thì ở hai bên, đỏ ở giữa làm trung tâm, lại có hai đường Thăng Cẳn màu trắng ở hai bên nên nó càng thêm nổi bật. Loóng nọ cách Loóng kia bằng đường kẻ ngăn cách, sau đó có thể là Quả núi…

Tất cả động thực vật, ngoài những dải, những đường chỉ màu ngăn cách làm vìên thì những chấm phá tô điểm, tôn tạo hoa văn đều thể hiện bằng màu vàng, màu đỏ. Bởi thế mà có thể nói Rang dưới khá chỏi chang, lộng lẫy.

Trong hoa văn động vật của Rang dưới tiêu biểu nhất là hình tượng Rồng, đây cũng là hình tượng đẹp nhất, những nhà Lang xưa kia thường cấm dân thường mặc những chiếc váy áo có hình này, nếu mặc thì sẽ bị cho là chống lại nhà Lang (cường cun).

Rang dưới có tới 47 loại hình:

• Rồng lượn (quel) • Rồng cụt • Rồng cái • Rồng con • Rồng ấp • Con ngan • Con phượng • Gà lôi • Con nhện • Con cá

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VỀ NGƯỜI MƯỜNG VÀ TRANG PHỤC NGƯỜI MƯỜNG TÂY BẮC- VIỆT NAM (Trang 48 -48 )

×