ĐÁNH GIÁ, THỰC TRẠNG VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC
3.2.4 Vấn đề quá trình hội nhập văn hoá kinh tế:
Toàn cầu hóa là kết quả của một quá trình lịch sử lâu dài và hiện nay đang vận động trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, với xu thế mở rộng khuynh hướng tự do và thực tế đó đã có tác động to lớn đến đời sống chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của nước ta. Do tiếp xúc với những thông tin về thế giới bên ngoài và do sự kích thích của nền kinh tế thị trường, bà con các dân tộc thiểu số miền núi như người Mường cũng đã quan tâm nhiều hơn đến “cái chữ” số người lớn biết chữ ngày càng đông, số trẻ em đến tuổi được huy động đến trường học chiếm tỉ lệ ngày càng lớn. Điều đáng mừng nhất là hầu hết các tỉnh miền núi chiếm số đông các dân tộc thiểu số có bà con thiểu số sinh sống đều đã phổ cập giáo dục tiểu học.Sự hiểu biết về các vấn đề thời sự trong và ngoài nước đước nâng cao. Khoa học kĩ thuật được từng bước đưa vào cuộc sống vừa tạo năng suất trong sản xuất vừa tạo tiến bộ trong đời sống.
Qua giao lưu văn hóa quốc tế, nhiều giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số được giới thiệu quảng bá ra thế giới và được đánh giá cao. Điều đó giúp bà con khẳng định và tự hào về truyền thống, văn hóa của dân tộc mình. Nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, đáp ứng những đòi hỏi của xu thế toàn cầu hóa và phát triển kinh tế-xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam ngày càng tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc, đưa ra những nhiệm vụ bảo tồn và phát huy văn hóa của các tộc người thiểu số; coi trọng, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng phát triển những giá trị văn hóa mới của các tộc người thiểu số. Khuyến khích thế hệ trẻ thuộc các đồng bào dân tộc học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Đầu tư và điều tra, sưu tầm nghiên cứu phổ biến các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân tộc người thiểu số kém phát triển. Tuy vậy do trình độ phát triển kinh tế- xã hội của đồng bào các dân tộc còn thấp, trước xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa của họ còn gặp phải các vấn đề khó khăn và phức tạp hơn rất nhiều lần. Từ một nền kinh tế còn lạc hậu với lối sống đơn sơ thuần phác bước vào hội nhập kinh tế thế giới và trình độ khoa học công nghệ cao dễ bị choáng ngập bởi những thành tựu và kinh tế của nước ngoài để dẫn tới thái độ “sùng ngoại” và coi nhẹ những giá trị quá khứ và hiện tại của dân tộc. Tình hình này
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
đã và đang diễn ra, nhiều thanh thiếu niên dân tộc không thích học, nói tiếng dân tộc thậm chí coi đó là sự trở ngại cho sự phát triển cùa mình. Vì lí do đó mà nhiều giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể của bà con các dân tộc đang có nguy cơ bị xem nhẹ và lãng quên. Như vậy là dưới tác động của toàn cầu hóa, văn hóa các dân tộc ít người đang trải qua những biến động dữ dội vừa có tích cực mà lại còn nhiều hạn chế. Điều này cũng đang là một thách thức không chỉ riêng đối với người Mường mà còn là vấn đề chung cho toàn thể cộng đồng các dân tộc thiểu sổ Việt Nam. Chúng ta cần có những biện pháp tích cực nếu không văn hóa của chúng ta sẽ bị chính chúng ta làm thui chột, hủy hoại mà không biết.
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
KẾT LUẬN
Như vậy là về cơ bản chúng ta đã tìm hiểu được những nét khái quát cơ bản nhất về đời sống sinh hoạt của dân tộc Mường nói chung và những nét đặc sắc trong trang phục Mường nói riêng. Với nội dung tìm hiểu ở trên các mảng: đời sống kinh tế, xã hội và đời sống vật chất tinh thần sau là những nét đặc sắc trong trang phục ta đã phần nào giúp ta phần nào có cái nhìn tổng thể nhất nhưng đồng thời chúng cũng giúp ta rút ra được những nhận xét, đánh giá về trình độ phát triển của cư dân Mường thông qua các hoạt động so sánh, đối chiếu.
Có thể rút ra một lời kết luận chung nhất cho văn hóa dân tộc Mường đã, sẽ và đang góp phần thêm đa dạng bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam với những đường, nét đặc sắc mang đậm chất “dân tộc” của chính bản thân dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Việt- Mường này. Điều đó có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển của dân tộc Mường nói riêng và sự phát triển của nền văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung. Bởi đó là một phần yếu tố cấu thành nhưng đồng thời, bản thân nó cũng cần có sự duy trì và bảo tồn - một trong những chính sách rất quan trọng. Muốn duy trì một cái chung lâu bền thì về cơ bản những phần cấu tạo trong đó phải được đảm bảo phát triển… Sự phát triển của từng tộc người, nhóm tộc người sẽ làm phong phú, đa dạng thêm bản sắc dân tộc Việt Nam
Các dân tộc trên đất nước ta trong đó có dân tộc Mường là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng, cư trú phân tán và đan xen nhau trên mọi vùng miền của đất nước với cơ cấu dân số và trình độ phát triển không đồng đều. Bản sắc văn hoá từng dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hoá Việt Nam. Đoàn kết các dân tộc luôn là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta. Đoàn kết gắn bó là đảm bảo sự sống còn của từng dân tộc cũng như của cả cộng đồng các dân tộc trong quá trình phát triển. Các dân tộc sinh sống trên đất nước ta có chung một vận mệnh lịch sử, sự liên kết các thành phần dân cư sớm có ý thức tự giác, cùng chung sống trong một đất nước ngay từ buổi bình minh của lịch sử đã tạo nên một cộng đồng quốc gia dân tộc bền vững.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng được củng cố và phát triển, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đã đưa đất nước ngày càng vững mạnh. Bản thân mỗi dân tộc, như dân tộc Mường cần tự ý thức được vai trò, sứ mạng của mình để chung tay cùng các dân tộc anh em khác xây dựng và bảo vệ đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.