Nghệ thuật dệt và nhuộm màu

Một phần của tài liệu tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam (Trang 41)

• Trang phục tang lễ

2.3Nghệ thuật dệt và nhuộm màu

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

Để làm ra được những bộ trang phục là cả một quá trình thử thách tài năng của các cô gái Mường. Quá trình đó trải qua nhiều khâu đoạn nhưng đặc sắc và công phu nhất là giai doạn dệt và nhuộm màu cho vải trước khi đem vải đó tạo nên những chiếc áo, chiếc váy để có thể làm nên những bộ trang phục đặc sắc nhất.

2.3.1 Dệt:

Đối với các cô gái Mường thì công việc dệt vải đã trở thành quen thuộc ngay từ bé. Trong nhà nào cũng có khung dệt.

Khung dệt vải thường cao khoảng 40cm, có 4 cái chân, mỗi chân rộng 16 cm và dày 10cm. Mỗi khung dệt ở đầu đều có hai tấm khung dài 190cm, rộng 16 cm, dày 10cm. Trong đó mỗi tấm khung ở phía đầu phía cuộn sợi đục lỗ tròn để tra que quấn sợi (Trái Đách), hai bên úp lỗ đục lại với nhau để tra trục quấn sợi, nhưng lỗ đó không được đục thủng. Cách Trái Đách chừng 40cm là chân giường cửi, đầu cuối đều có hai chân như vậy. Cách chân từ phía Trái Đách là xà ngang từ khung bên này sang khung bên kia để giữ cho cả khung cửi đứng yên với nhau. Từ cuối phía ngồi, cách đầu xà từ 5 đến 6cm có đục lỗ tra xà ngồi, lỗ này vuông hoặc hình chữ nhật để xà khỏi quay. Xà ngồi rộng khoảng 20cm, dày khoảng 5 đến 6cm, dài theo chiều rộng cả khung cửi, khoảng 1m, để thò đầu ra bên ngoài xà khung cái chừng 10 cm người ta đặt sào thả Trái Đách và đục lỗ đóng con xỏ lại.

Từ xà ngồi trở lên 40cm là cột tra trục quấn vải, gọi là Cuồn vải, ở trên cạnh khung cái, cao 18 tới 20cm, bên ngoài đẽo tròn, hai bên mặt phẳng quay lại với nhau, cột gần như hình bán nguyệt. Lỗ trục Cồn vải được đục tròn, một bên có đường đục chéo từ trên đầu về phía người ngồi chếch xuống, để hai đầu trục khít vào hai cột mà vẫn lắp vào được, không bị rơi ra. Đường kính của cột bán nguyệt ấy cao 14cm, rộng 7cm, dày 7cm. Trục Cuồn vải tròn, có rãnh đặt que kẹp sợi hay vải để khỏi bị tuột khi kéo căng.

Trái Đách dùng để quấn sợi có 4 que xỏ vào lỗ, hai lỗ thông thành 4 đầu que có tác dụng ngáng giữ lại mà kéo sợi cho căng để dệt hoặc khi dệt đã lên cao muốn quấn vải lại thì thả xuống một ngáng là được. Que giữ ngáng quấn sợi làm bằng tre hay nứa loại nhỏ, nó to tầm khoảng ngón chân cái, người ta đục lỗ vào xà này để lắp que ngáng và đem buộc que vào xà khung cửi phía Trái Đách mà đặt dọc theo xà khung cái để ở chỗ ngồi dệt để có thể kéo xuống đẩy lên. Ở giữa khung cái có cột để căng sợi cao lên tầm độ 1m làm cho sợi chếch chéo thấp xuống về hai đầu khung cửi.

Trái Đách thường làm bằng gỗ chắc, đường kính 5cm có rãnh nhỏ để đặt que kéo sợi, hai đầu que được buộc lại để giữ cho chắc.

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

Nếu là dệt vải, dệt lụa với cách đan lóng mốt lóng hai thì giường cửi phải có thêm bộ phận đưa khổ lên xuống gọi là Chằm Pông. Nếu dệt riêng cạp váy thì không cần có Chằm Pông mà thay bằng Cẩu Cẩu.

Chằm Pông là trục dài 65cm, ở mỗi đầu 10cm đường kính nơi dùng để luồn vào lỗ xà khung cái, ngoài đầu trục đục lỗ và được chốt đinh tre lại cho khi quay đi quay lại khỏi bị tuột. Chằm Pông có cột từ trục lên cao 60cm thì làm que ngáng giữ hai đầu cột. Từ que ngáng lên 30cm nữa là đầu cột có lỗ đục ngoạm xuống để tra tay dệt. Giữa cột Chằm Pông và tay dệt có 1 lỗ chốt dinh tre lại nhưng nó có thể cử động được như khủy tay người.

Cột Chằm Pông có dạng hình hộp chữ nhật rộng 6cm, cao 4cm. Trục Chằm Pông tròn đường kính khoảng 6cm, có hai lỗ ở chân giường cửi, cách xà khung cái 5cm để cắm vào hai chân ở hai bên.

Ngáng ở Chằm Pông có 8 cạnh, đường kính 10cm, có sức nặng vừa phải để khi đưa đẩy và dập sợi được kín. Hai tay dệt mắc vào hai miếng gỗ có rãnh kẹp khổ. Trên đầu người ngồi, cách khoảng 2m có "ác dệt" là hình một con chim. Ác được treo để có thể cử động gật gù lên xuống Trên Áo, mỏ hướng về phía trước người ngồi, đuôi hướng về sau, người ta phải luồn dây vào hai lỗ dùi ở mỏ và đuôi mà treo go cái. Hai đầu dây ở mỏ buộc vào hai đầu go cái phía dưới (có hai go cái). Hai đầu que là hai cánh chim, buộc mỗi đầu một dây buông xuống buộc vào hai đầu ngoạm khổ để đưa đẩy. Ở bên dưới sợi, người ta buộc vào go cái mỗi chiếc một bàn đạp, gọi là Đép, để khi đạp chiếc Đép này thì sợi ở go được kéo xuống, đồng thời thả chiếc Đép kia lên cho ra Pâng (chỗ luồn thoi).

Cẩu Cẩu: Khi dệt hoa văn thì người ta bỏ bộ phận Chằm Pông, thêm que làm cần go để dệt sợi nền, gọi là Cẩu Cẩu. Que này gác qua xà ngang giường cửi theo chiều dọc của sợi, ở phía dệt mắc vào go, phía Trái Đách buộc dây buông thõng xuống buộc vào đầu con sào, để khi cần nhấc nền thì đạp chân vào con sào cho go kéo các sợi nền lên. Khi muốn kéo các sợi nền xuống thì đã có Go Áp - que ngáng luồn vào bên trên sợi nền để ở phía dưới các sợi dệt hoa văn. Hai đầu Go Áp được buộc dây dòng xuống mà luồn sợi bằng thoi mà dệt. Đối với hoa văn loại này thường được dệt bằng màu đen.

Ngoài Go Áp (go kéo nền lên) khung dệt còn phải có các go nhỏ nhấc bằng tay, tùy theo loại hoa văn mà có số go nhiều ít khác nhau. Mỗi go như vậy phải mắc mấy chân go gọi là Chùm Bông, để khi dệt một tay có thể nhấc go, một tay đưa Rạm (thoi dệt hoa văn) luồn rút chỉ qua. Sau đó lấy khổ dập dập, lượt sau thì lại phải ấn dập Rạm thật mạnh cho sợi kín lại, thường thì khi dệt kiểu này sẽ không có khổ cái như khi dệt vải, chỉ có khổ con dập sợi.

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

Lúc dệt Cao có sọc màu đứng, dải màu ngang theo chiều rộng thì phải dùng tới nhiều que (thoi) quấn sợi màu để khi đan hết màu này thì đan sang màu khác cho tiện hoặc muốn dệt xen kẽ màu cũng được.

Đối với các dải màu dài theo chiều cạp váy, người dệt đã mắc chỉ sẵn theo chiều cần thiết, khi dệt người ta chỉ việc nhấc go là được, các sợi đan loại này cũng thường là màu đen. Ở mỗi kẽ răng khổ có 4 sợi chỉ gồm hai sợi nền đan lóng mốt, hai sợi đan hoa văn để khi cần hoa văn nổi thì người ta nhấc kẽ lên khi muốn có hoa văn chìm thì lại đạp kéo xuống.

Khi dệt muốn vải được trơn sợi, người ta phải dùng hạt quả lai lấy trên rừng làm thứ bôi trơn, dùng bàn chải làm bằng lông lợn dài, cứng tết và dải đều ra, sau đó lấy nhựa trám đổ cho chúng kết dính với nhau ở đầu tay cầm. Hạt quả lai đem nướng chín, đập vỏ cứng, lấy nhân bóp nát từng tí bôi vào bàn chải mà chải sợi, go, răng, khổ. Gặp khi không sẵn hạt lai họ phải lấy lòng đỏ trứng gà thay thế. Mắc cửi, sau khi nhuộm đủ sợi theo từng loại màu thành từng guồng sợi theo chiều của Lá Bay thì guồng vào ống suốt to, gọi là ống Bàn.

Cuộn vào ống Bàn có giường ống gồm guồng sa, làm như sa kéo sợi, chỉ khác là ở bên trái và ở đầu có làm thành khung có cột cao lên như phía guồng sa. Hai cột đó có chạc hay khoét ngoạm để bắc trục quay được. Hai đầu trục ngậm trong đầu cột, một đầu to đệm giẻ cuộn vào để đặt dây cuồn từ guồng sa lại, lúc quay sa thì quay trục đó.Ở đầu nhỏ của trục là nơi luồn ống Bàn vào để quấn sợi. Lỗ đầu cột phía ống Bàn được đục chéo từ trên xuống lỗ trục để nhấc ra đặt vào dễ dàng. Giữa cột guồng sa và trục ống Bàn nối nhau bởi xà, khoảng cách từ giữa xà chân hai cột guồng sa sang xà chân hai cột trục cuộn là 50cm.

Lá Bay cấu tạo giống guồng sa, chỉ khác là guồng làm tách riêng để nhấc ra đặt vào còn Guồng làm rộng hơn, thanh mảnh hơn, dây tết cũng đơn giản hơn. Người ta chỉ tết thưa dây để khi luồn vòng sợi vào có thể lấy tay ấn thu hẹp vòng guồng một đầu để đưa sợi vào cho dễ. Như vậy, ở đầu các thanh móc dây tết không có vòng tết buộc lại như guồng sa. Trục Lá Bay cũng dài 50cm không kể đầu bên ngoài trục cột.

Cột đặt Lá Bay được đẽo hình 4 cạnh bằng cây có hình 4cm để đặt xuống sàn nhà. Ở giữa của xà chân cột Lá Bay được đục lỗ thủng để người ta luồn que vào, mỗi bên phải bị thò ra khoảng 30cm để chấn giữ cho xà chân khỏi đổ. Nếu hai đầu xà là hai cột cao khoảng 50cm thì guồng ống Bàn là 40cm. Chiều dài của trục guồng sa là 30cm, còn trục guồng ống Bàn thì chỉ là 20cm. Như vậy, ngoài đầu nan ra thì chiều dài từ đầu nan này tới đầu nan kia là phần còn lại, với guồng sa là từ 15 tới 16cm, guồng ống Bàn là từ 12 tới 13cm.

Với nan thì các nan loại ở giữa thì to, dẹt để dùi lỗ xuyên trục. Cách lỗ trục khoảng 10cm, ở mỗi bên trở ra đầu nan được vót nhọn, tròn cho có hình thù đẹp hơn.

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

Bàn đi ống có hình chữ nhật uốn bằng dây song, ở giữa dây (trên đầu hình là chữ nhật) uốn hình cửa tò vò, dưới chân nối bằng cây khác làm xà (cạnh dưới chiều rộng của hình chữ nhật) nối hai đầu dây song lại. Ở giữa khung có xà ngăn chia khung ra thành hai nửa để đựng ống suốt cho cứng. Khung có chiều rộng từ 0,8 tới 1m, chiều cao từ 1,2m tới 1,4m. Theo chiều dài của khung, khung đựơc chia ra làm sáu phần, có sáu que, mỗi que lại có hai ống để khi dòng sợi được theo ý định của mình. Vì vậy nếu cần bao nhiêu sợi thì chỉ việc tính số lượt đi ống mà nhân lên.

Khi cần dệt, người mắc cửi thường dựa vào thế sẵn có như các cây cau trong nhà mà làm thêm cột căng sợi. Phần nhiều người ta dùng các chân cột của nhà sàn là rất thuận lợi cho những buổi mưa dầm hay rét mướt không đi làm đồng được thì bà con có thể ở nhà mắc cửi dệt vải.

Muốn dệt được bao nhiêu mét để được bao nhiêu cạp váy, bà con dùng cách đo theo đường dự tính đó là việc kéo dài sợi từ cột nọ tới cột kia, chéo sang cột khác và vòng trở lại cột khổ ban đầu (cột đặt khổ sợi). Từ cột khổ cho tới cột cuối theo chiều dài khi đã đủ lượng mét thì họ lại tính xem đi bao nhiêu lượt ống Bàn (chỉ) thì mới đủ để dệt hoa văn và mỗi lần dệt như thế thì dùn những màu gì?

Cột khổ nhất thiết phải được cắm riêng để còn vòng chỉ qua cọc và sau đó luồn sợi vào kẽ răng của khổ. Khi quấn chỉ thì nhổ cọc đi và giữ lại sợi bằng chiếc que, khi đã khều chỉ qua kẽ răng khổ thì xỏ chiếc que đó vào mà giữ sợi chỉ đó. Người ta có thể khi quấn chỉ vào Trái Đách mới căng chỉ ra dong khổ và chải sợi, chải được bao nhiêu thì cuộn vào Trái Đách bấy nhiêu. Đây là khổ thưa kẽ răng nên khi chải xong, lúc nhặt hoa văn còn phải dùng khổ mau răng hơn để dệt.

Khi cuộn sợi, một người giữ hai đầu Trái Đách. Do phải kéo căng chỉ ra nên họ lấy một chiếc đòn gánh hay que cứng để ở sau lưng mà tỳ người, lấy hai cái khăn hay dây buộc giữ hai đầu đòn gánh và Trái Đách. Một người cứ chải,chiếc khổ cứ dòng đi, người kia cứ cuộn cho chỉ chải đều ra.

Ở đầu cuối của sợi do đã được buộc một cái que hơi chéo đầu thò ra khỏi cây hay cột nhà mà mình tận dụng mắc cửi, để khi sợi chỉ căng đến đó thì sẽ móc vào mà quay trở lại nên dễ dàng lấy sợi ra, đầu sợi này sẽ là đầu dệt trước.

Về Thoi và Rạm: Thoi có hai đầu thon thon, tròn, nhọn, ở giữa phình ra, khoét rỗng để tra ống Khút – một loại ống suốt nhỏ, làm bằng nhánh bương nhỏ khoảng bằng chiếc đũa, dài 4cm. Hai đầu trong của chỗ khoét lỗ rỗng, người ta dùi hai lỗ nhỏ để xỏ que mềm vào ống Khút rồi cài vào hai lỗ dùi ở thoi. Ở cạnh hai bên ống Khút có lỗ nhỏ đủ để luồn sợi chỉ qua thoi để dệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rạm - giống hình lưỡi dao, dày 6cm, bên dày, bên mỏng và cũng như dao có bên lưỡi và bên lưng. Sở dĩ Rạm được làm thế nhằm khi muốn sợi chỉ ken kín lại họ chỉ cần nhấc go lên, luồn Rạm vào lấy bên mỏng ấn, dập là được. Trên lưng Rạm,

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

cũng có khoét lỗ tra ống Khút như ở thoi nhưng không khoét thủng thông sang hai bên như ở thoi mà chỉ khoét sâu xuống vừa đủ rồi dùi lỗ, cài que và lỗ luồn sợi chỉ.Thoi thường dùng để dệt vải, lụa, Rạm thì dùng để dệt hoa văn cạp váy.

Ngày nay đã thấy người dệt muốn cho sinh động hơn, họ không để rạch ròi từng loại văn ở từng Loóng (dải) mà đã dệt 2, 3 hình ở một Loóng như: lá ven lẫn trái en, rồng lẫn với xởng, cò lẫn với công, hươu lẫn với rồng. Thậm chí có người dệt cả tên mình trên một Loóng làm của để dành, khi về nhà chồng làm quà biếu.. Từ đó làm đa dạng hơn các hoa văn, họa tiết được trang trí trên các váy, áo đồng thời cũng cho thấy sức sáng tạo của đồng bào Mường…

2.3.2 Nhuộm màu:

Bà con các dân tộc Mường không chỉ khéo trong cách dệt vải mà còn rất khéo và sang tạo trong cách pha chế, dùng những loại củ, quả có trong tự nhiên để pha màu nhuộm rất bền và đẹp cho vải. Có một số màu mà họ thường hay sử dụng trong việc tạo ra những bộ trang phục như:

Màu vàng: nhuộm bằng cách lấy quả Bông khù trồng ở bờ rào – loại quả có lông, tách lấy hạt nấu riêng. Sau đó lấy rễ cà dại, còn gọi là Cà Rồ, mọc ở quanh làng, cùng cà Quẹng đắng - loại cà quả nhỏ như đầu đũa, ăn đắng và cỏ gianh nấu sắc với nhau cho đặc. Lấy hai thứ nước nấu một là hạt quả Bông khù và nước hỗn hợp cà dại, cà Quẹng, cỏ gianh hòa với nhau và đem nhuộm. Nếu không có Bông Khù thì lấy lá K’ lồng thay thế. Màu vàng còn có thể được nhuộm bằng màu của củ nghệ và củ Vàng Thắt – một loại củ cây rừng.

Màu đỏ: họ lấy máu loãng của trâu, bò đem nhuộm. Sau khi nhuộm thì cho vải nhúng lại với nước rau má nấu. Cách làm này thường các nhà lang hay làm, nhà người dân chỉ dùng cây vang nhuộm và đem ngâm bùn thì sẽ thành màu đỏ.

Màu xanh xiên (xanh hơi tím): họ lấy quả mùng tơi vò ra lấy nước đem nhuộm, sau đó cho nhúng lại với nước cà dại, cà Quẹng đắng, lá cỏ gianh cho bền màu. Màu xanh xiên hơi tím, giống màu nhiễu điều, còn thuốc nhuộm màu xanh lá mạ thì được mua ở chợ.

Màu trắng: do màu chỉ tằm là màu vàng nên họ phải làm cho trắng. Người dệt mang đồ chỉ tằm lên cho chín, sau đó lấy lá Dù Mại giã nhỏ, nấu lấy nước

Một phần của tài liệu tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam (Trang 41)