Trang phục lễ hội của nam giới đơn giản hơn, áo ngắn cổ tròn thấp, có nẹp viền (may kép) quanh, rộng chừng 2 cm.Áo có lá môl là miếng vải khâu đệm từ phía mở bên nộ sang bên kia, theo vòng cổ áo, rộng chừng 15 cm. Áo có nẹp rộng từ 3 - 4 cm, khâu bên trong dọc theo hai bên đường mở trước ngực từ cổ đến gấu, đơm khuy và cài cúc. Chiều dài thân áo, tùy theo người cao, thấp, may sao cho khi ngồi gấu vừa chấm sàn nhà. Mở tà từ eo lưng xuống gấu. Từ bên trên chỗ xẻ tà chừng 3 – 4 cm may nẹp dọc xuống hai bên đến gấu. Từ mép tà xẻ trở lên hết chỗ khâu nẹp “thít con rôi” (tết hình con sâu), giưqx cho tà áo khỏi toạc trở lên. Có hai túi áo phía trước, cách từ chân gấu áo lên chừng 10 cm, cách cúc và lỗ từ 2 – 4 cm, hình vuông, miệng túi có miếng vải bẻ gập khâu xuống bên ngoài thành đường viền trang trí, cách miệng túi từ 3 – 4 cm. Đường viền này thường cắt cong, khâu vào bằng miếng vải nhỏ khác màu ở đường may, gọi là “chép” ở áo các chàng trai. Trên ngực phía trái có túi nhỏ hơn, cũng kiểu cách như túi dưới.
Áo chùng nam màu thâm và trắng bằng vải tự dệt và mua chợ. Sau này có thêm các áo lương, áo kép, áo đoạn, sa tanh, khăn xếp ở các tầng lớp Lang, Đạo, các Âụ. Khi dùng đôi, mặc áo trắng bên trong dài hơn áo thâm bên ngoài 2 – 3 cm, gọi là “chắp chél lá đền” (mắp é lá bương). Ngoài việc dùng đôi, còn may áo lót ở áo kép. Áo chùng cổ cao hơn áo ngắn, xếp trước ngực, cài khuy hay cúc nụ về phía bên phải ở
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
nách. Áo dài đến bắp chân ngoài. Cũng mở tà thít tà… từ eo lưng người trở xuống như áo ngắn. Tuy mặc áo chùng, bên trong vẫn mặc áo ngắn. Mùa rét có thêm áo dạ.
Quần nam, trên đầu (k’lốc quần) dùng đường biên khổ vải cho đỡ cộm để gấp, xếp chặt vào lưng mà thắt khăn lụa xanh, đen hay tím buộc thành 8 hoặc 12 dải tỏa xuống che phần dưới, dài, rộng như đênh của nữ. Quần thường có lá què (miếng vải cụt ghép để mỏe đũng), ống thẳng đều, gấu to từ 3 – 4 cm, dài tới mắt cá chân. Do cách mặc như vậy, quần hay tuột nên thường túm hai bên quần xoắn buộc lại thành mối hai bên trên rốn. Quần nam thường dùng các màu nâu, xanh, trắng.
Nam giới còn ba loại khăn đầu. Người xưa có câu:
“…Khăn đầu một vòng
Khăn lau vuông quấn chéo…”
Là để nói không có khăn đầu dài theo nghĩa bóng. Người Mường kia làm khăn lau bằng một vuông vải tự dệt, cài ở khăn quần hoặc để ở túi áo khi cần dùng. Khăn lau vuông quấn chéo, khi quấn thì gấp và quấn như bít k’lốc buông của nữ để che tốc khi đi rừng, lợp nhà… khỏi bụi. Loại này không dùng thường xuyên. “Khăn một vòng”, chỉ quấn một lượt trên đầu từ gáy về đằng trước, mỗi đầu khăn đến một bên tai để cài tỏa xuống đầu, gọi là khăn đầu rìu, trông rất vui mắt. Thực ra khăn phải quấn được ba vòng đầu người. Khi quấn để một đầu khăn ở trên tai bên trái, chừa đầu khăn phần để tỏa ra rồi tay phải quấn khăn vòng qua đầu đè lấy đầu khăn ấy. Ba vòng quấn, phía gáy quấn chồng lên nhau bên dưới búi tóc, ở bên trán, vòng thứ hai đè lên vòng thứ nhất phải để thò mép khăn vòng trước ra chừng 1 – 2 cm và vòng thứ ba cũng phải để mép như vậy. Nếu là khăn năm vòng thì cũng phải làm như thế cho đến hết. Khi quấn lần cuối, đến phía tai bên phải thì giắt khăn vào bên trên các lượt đã quấn, để thò dầu khăn ấy cũng thành dải đăng đối với bên trái.
Khăn đầu nam màu đen, tím than bằng vải địa phương tự dệt và nhuộm.Người nhuộm giã hột bông buộc vào bốn góc bốn túm nhỏ, để khi nhuộm chỗ này có màu khác làm mắt khăn. Khăn không có mắt là khăn đui (mù), dùng cho trẻ em. Sau này có khăn nhiễu, khăn lượt, khăn xếp mua ở chợ. Đặc biệt là lớp các bậc gọi là “bố cá đá muông” (giỏi đánh cá săn muông), họ có mũ bằng da rái cá, đội không chỉ ấm mà che đêm hôm không bị sương gió độc hại. Mũ da báo, da hổ, muông thú để săn bắn, không những tránh độc hại mà còn có uy thế, không sợ muông thú khác làm hại.
Đồ trang sức của nam giới có lẽ duy nhất là ống xáp (Loong kháp) đựng thuốc lào bằng bạc, bằng đồng đen, tròn và vuông, có loại trơn, loại chạm trổ, kéo chỉ. Loong kháp tròn có đường kính 4 – 5 cm, cao 5 cm thành hai nắp, nắp trên rộng hơn để úp ống dưới. Ống dưới có một gờ ở dưới chân đế làm cho dễ mở. Nếu ống trơn thì nắp trên chỉ có gờ trên cùng cân đối với nắp dưới. Loong kháp chỉ chạm trổ ở ống (nắp) trên. Sát dưới chân nắp trên kéo một đường chỉ bằng hình chạm.Trên mặt nắp
Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc
cũng vậy, nếu chạm kéo dài thì kéo hai chỉ. Ở thân ống nắp trên chia thành 4 hay 6 ô vuông cách nhau bằng cột dọc cham nổi lên. Trong mỗi ô vuông chạm nổi lên hình con nhện chăng tơ, con bướm bay lượn. Trên mặt Loong kháp chạm chấm li ti xung quanh ngoài, ở giữa chạm nổi lên một hình hoặc nhện hoặc bướm. Nếu là đồng đen thì không chạm mà kéo chỉ bạc quanh trên đầu, trên mặt và chân Loong kháp.
Các trang trí khác, cũng chỉ thấy đeo vòng cổ lúc còn nhỏ như nữ để còn vưa xem bệnh, nếu thấy chiếc vòng đổi sang màu xám đen, nhưng không đeo vòng tay. Song, khi độ trăng tròn cũng có những chàng trai mượn của mẹ một chiếc vòng tay trúc đeo khoe duyên với các nàng. Hoặc cũng có chàng đã níu kéo được ở nàng nào đó trao cho đem đeo ở tay trái, chỉ đeo ở tay trái, mà cũng chỉ một chiếc mà thôi.
2.3.4 Trang phục nghi lễ:
Cũng như nhiều loại trang phục khác, trang phục nghi lễ của cư dân Mường cũng rất đa dạng. Biêu biểu là hai loại trang phục được sử dụng trong đám cưới và đám ma.