Mối quan hệ sự phát triển dân tộc Mường với sự phát triển chung của lịch sử Việt Nam

Một phần của tài liệu tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam (Trang 64)

ĐÁNH GIÁ, THỰC TRẠNG VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC

3.1.3 Mối quan hệ sự phát triển dân tộc Mường với sự phát triển chung của lịch sử Việt Nam

của lịch sử Việt Nam

Ngay từ khi ra đời, đồng bào dân tộc Mường đã có những cống hiến đặc sắc không chỉ là về văn hóa mà còn những giá trị lịch sử sâu sắc, góp phần làm giàu lịch sử của bản thân dân tộc Mường nói riêng và lịch sử của đất nước Việt Nam nói chung. Điều này này đã được minh chứng qua nhiều thời kỳ lịch sử của đất nước.

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

Một trong những ví dụ tiêu biểu nhất cho mối liên hệ giữa lịch sử dân tộc Mường đối với lịch sử Việt Nam nói chung là: từ thời kì xuất hiện của văn hóa Đông Sơn đã cho thấy những dấu hiệu giao thoa, tiếp biến lẫn nhau giữa chúng.

Như chúng ta đã biết nền văn hóa Đông Sơn- một trong những nền văn hóa ở buổi đầu văn minh của lịch sử Việt Nam- nền tảng cho sự xuất hiện của Nhà nước Văn Lang của các vua Hùng sau đó là Nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương được ra đời trên địa bàn một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và miền bắc trung bộ Việt Nam như: Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An. Do cùng chung khu vực địa lí nên văn hóa dân tộc Mường nói chung có sự liên hệ mật thiết đối với văn hóa Đông Sơn. Niên đại xuất hiện sớm nên văn hóa Đông Sơn xuất hiện ở khu vực này được coi như một nền tảng, bản lề tạo điều kiện cho văn hóa Mường phát triển. Sự tác động này được thể hiện ở nhiều yếu tố mà cho đến ngày nay nó vẫn còn biểu hiện khá đậm nét. Ví dụ như tín ngưỡng của cư dân Đông Sơn cổ đã được cư dân Mường kế thừa - như sự thờ các thế lực tự nhiên, tín ngưỡng vạn vật hữu linh vẫn còn được thể hiện rất đậm nét trong văn hóa người Mường. Hay như mối liên hệ tiêu biểu giữa văn hóa Đông Sơn với văn hóa Mường được thể hiện trên các cạp váy của người Mường sau này. Cạp váy- biểu hiện cao nhất của đặc sắc trong trang phục Mường nói chung nhưng đồng thời cũng là chứng minh tiêu biểu cho mối liên hệ văn hóa Đông Sơn- văn hóa dân tộc Mường. Cho đến ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn băn khoăn với giả thiết những hoa văn trên cạp váy Mường là “cảm hứng” cho cư dân Đông Sơn làm nên những hoa văn đặc sắc trên trống đồng hay ngược lại. Nguồn thông tin này cần có quá trình xác minh và nghiên cứu sau này song nó đã thể hiện được mối liên hệ khăng khít giữa một bên là một nhóm dân tộc nói riêng- đối với cả một nền văn hóa mang tính chất dân tộc như nền văn hóa Đông Sơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình phát triển của mình thì dân tộc Mường cũng đóng góp những phần không nhỏ trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Lịch sử của người Việt Nam nói chung và người Mường nói riêng đều là lịch sử của những cuộc đấu tranh, bảo vệ nền độc lập, khẳng đinh chủ quyền của mình. Người Mường có truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng. Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược thế kỉ XIII tiêu biểu là hai anh em thủ lĩnh nghĩa quân Hà Đặc và Hà Chương. Người Mường còn ủng hộ phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, các căn cứ của nghĩa quân được xây dựng trên đất Mường. Trong phong trào chống thực dân Pháp, người Mường đã tham gia thích cực các cuộc khởi nghĩa, mà tên tuổi của các nhà yêu nước, các sĩ phu đã gắn bó với dân tộc Mường, phải kể đến những nhân vật tiêu biểu như Nguyễn Quang Bích, Đốc Ngữ,

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

Tống Duy Tân, Hà Văn Mạo, Cẩm Bá Thước. Tinh thần của họ còn sống mãi trên khắp bản Mường. Người Mường còn có nhiều đóng góp vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.. Sự đóng góp sức lực của những đồng bào trong quá trình lịch sử của đất nước cho thấy tinh thần yêu nước, không chịu khuất phục của cả cư dân Việt Nam- góp phần duy trì và củng cố nền hòa bình trong sự phát triển chung của cả dân tộc.

Ngày nay, cùng với 53 đồng bào các dân tộc anh em còn lại, cư dân Mường đã và đang cố gắng tích cực xây dựng đời sống theo xu hướng phát triển, bắt kịp với yêu cầu của thời đại, tạo tiền đề cho đất nước phát triển. Bằng chính những bản sắc văn hóa của mình, cư dân Mường nói chung, cư dân Mường ở Tây Bắc nói riêng đã góp phần đưa đất nước phát triển lên theo con đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa thể theo đúng chủ trương và đường lối mà Đảng, Chính phủ đã đề ra. Tuy nhiên do đời sống cư dân còn nhiều khó khăn nên cần có những chính sách hơn nữa để ưu tiên phát triển cho những khu vực này, góp phần cải thiện đời sống dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống; là tiền đề đưa Việt Nam trở thành một quốc gia vững mạnh và phát triển toàn diện.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w