Đánh giá chung về văn hóa dân tộc Mường:

Một phần của tài liệu tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam (Trang 59)

ĐÁNH GIÁ, THỰC TRẠNG VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC

3.1.1 Đánh giá chung về văn hóa dân tộc Mường:

Để có cái nhìn toàn diện hơn cả, đánh giá một cách khách quan nhất về nét đặc sắc trong trang phục Mường ta cần có cái nhìn tổng quát nhất, ban đầu từ những điều kiện cơ bản hay những nét nổi bật trong văn hóa dân gian Mường.

Người Mường sinh sống trên không gian mang tính chất lịch sử bởi những yếu tố của thời đại và nhu cầu phát triển xã hội tạo nên từ vật chất làm cơ sở cho văn hóa Mường. Không gian Mường có khoảng đất cứ trú liền nhau do phát triển xã hội tỏa đi là chủ yếu. Nhưng chính một vùng như vậy đã đảm bảo cho sự bảo tồn và phát triển dân tộc được đảm bảo vững chắc chắn. Tuy vậy, địa giới hành chính do các thời kì cũng có phân chia là tỉnh nọ, tỉnh kia song vẫn có thể coi người Mường vẫn như một chính thể, thống nhất. Các phong tục, tập quán, cách ăn nói, giao tiếp… cơ bản vẫn là giống nhau. Đây là cơ sở cho văn hóa Mường được giữ gìn, tiếp nối cho nên mặc dầu còn gặp nhiều khó khăn song về cơ bản đồng bào các dân tộc Mường vẫn còn giữ được nhiều những nét sinh hoạt tiêu biểu của dân tộc mình cho đến tận ngày nay.

Sống trên vĩ tuyến Bắc 20017’ và 20019’, kinh tuyến Đông 105, 400 người Mường ở Hòa Bình là khu tập trung đông nhất, là nơi của người các nơi xứ đó xuất phát ra đời. Nhưng cũng là nơi nhiều Việt đến lánh nạn đổi thành, ở một số nơi. Ở rừng núi trùng điệp có núi cao trên 1.000m kéo từ miền Tây Bắc tổ quốc về này đã tạo ra cảnh non sông hùng vĩ, có nhiều tài nguyên quý hiếm… làm giàu cho đất nước. Cũng là nơi có những con sông lớn, nhỏ mang nhiều phù sa, nước mát để giúp con người sớm làm lúa nước, nương rẫy, hoa màu ở khắp các thung lũng lớn nhỏ, cao thấp khác nhau. Núi sông cũng làm nên cảnh thiên nhiên hữu tình và những thắng cảnh trong văn hóa Mường.

Do có các tầng lớp núi, đồi che chắn, bao bọc xung quanh các thung lũng tạo nên độ ẩm, có khí hậu thích hợp, thuận lợi cho việc sản xuất, đời sống. Tránh được gió Tây (Lào) mùa nóng, giảm bớt độ mạnh của các gió, bão mùa mưa lũ. Nhưng do đó lại tạo thành riêng không khí ở các vùng cao rất đặc trưng, thung lũng sâu. Nó ngập úng, lở, bồi đối với các thung lũng sâu của lòng chảo, xói mòn các sườn đồi, cạnh lòng chảo. Ở các

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

vùng cao, có nơi chỉ cấy được một vụ mùa. Song cơ bản phương thức sản xuất vẫn là con trâu đi trước, cái cày theo sau; đất màu, nương rẫy, vót cây, chọc hố tra hạt. Lối sản xuất tự cấp tự túc, ngoài ruộng, mỗi nhà có ít nương trồng màu, mảnh vườn trồng đủ các thứ. Do địa thế như trên, nên tuy mật độ dân số bình quân như thế song không đều, nơi tập trung đông đúc chật chội, nơi hẻo lánh, xa xôi thì lại thưa thớt, rộng rãi. Người Mường cũng sớm giao lưu kinh tế, văn hóa với các miền dân tộc anh em. Tuy đường quốc lộ, tỉnh lộ chưa có nhưng từ từ xưa đã có những cuộc buôn bán hàng hóa xuôi ngược. Người Việt ở Ninh Bình, Hà Đông mang muối, thuốc lào, các đồ gốm như nồi đất, bát đất… lên bán ở các chợ trong tỉnh. Người Mường bán các hàng lâm, thổ sản như măng, dang… cho người Việt mang về xuôi. Các dân tộc: Thái, Tày, Dao, Mông cũng mang hàng hóa của mình dến đem đổi chác.

Có thể thấy từ những đặc điểm trong sinh hoạt kinh tế mà đã có những ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển của văn hóa Mường nói chung. Nó được biểu hiện ở trên nhiều lĩnh vực như có thể kể đến các lễ hội trong văn hóa Mường là “tấm gương” phản chiếu rất cụ thể. Điển hình là các lễ hội khai hạ, xuống đồng phản ánh đời sống sinh hoạt kinh tế nông nghiệp rất sâu sắc. Nó mang có ý nghĩa tổng kết một năm lao động sản xuất, mở đầu công việc cho một năm mới, đồng thời là nơi gặp gỡ giao lưu để thắt chặt tinh thần đoàn kết cộng đồng; là dịp để người dân tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh, cầu mong cho xóm làng yên vui, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển. Hay đời sống kinh tế nông nghiệp cũng được thể hiện ngay trong bức tranh tín ngưỡng của đồng bào Mường. Người Mường với hệ thống các vị thần linh tương đối đa dạng, tiêu biểu với nhiều vị thần đại diện cho các thế lực tự nhiên: thần núi, thần ruộng, thần chăn nuôi… Có thể thấy tín ngưỡng thờ các thế lực tự nhiên là một trong những nét sinh hoạt tinh thần rất phổ biến ở cư dân sinh hoạt kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Đồng thời nó cũng phản ánh được ước mơ, khát vọng của con người về một cuộc sống no ấm. Những hình thức kinh tế như thủ công nghiệp là cơ sở cho nhiều đặc sắc văn hóa Mường như trang phục, nói lên trình độ phát triển của dân tộc Mường. Hay như những hoạt động trao đổi kinh tế, buôn bán hàng hóa đã tạo cơ sở cho sự giao lưu, tiếp biến của văn hóa Mường đối với những nền văn hóa các dân tộc ở bên cạnh như: Mông, Dao, Tày, Thái… Từ đó tạo điều kiện cho văn hóa Mường thêm đa dạng, phong phú.

Bên cạnh đó, những điều kiện về tự nhiên cũng là một trong những nhân tố giúp văn hóa Mường phát triển. Có thể thấy ban đầu hầu như ở các bản Mường chủ yếu là kinh tế tự cấp tự túc- một phần vì lí do giao thông đi lại, đường sá còn gặp nhiều khó khăn

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

song một yếu tố khác đó là sự dồi dào của tự nhiên cũng là một trong những cái giúp văn hóa Mường thực hiện nhu cầu “tự dưỡng” của mình. “Rừng vàng, biển bạc”- những điều kiện tự nhiên như rừng và các loại tài nguyên từ rừng: các loại dược liệu, gỗ, chim thú,… đã giúp đồng bào Mường duy trì sự phát triển cho chính nền văn hóa của mình trên cơ sở khai thức tiềm lực từ tự nhiên. Những yếu tố tự nhiên có tác động trực tiếp đối với sự phát triển của văn hóa Mường. Từ những nhà sàn làm chủ yếu bằng nguyên liệu gỗ cho đến những nguyên, nhiên liệu làm nên nét đa dạng trong trang phục Mường. Nói cách khác, chính sự giàu có của tự nhiên thông qua bàn tay, khối óc của cư dân Mường đã làm cơ sở vững chắc cho một nền văn hóa Mường phát triển.

Bên cạnh đó có thể thấy văn hóa Mường phát triển tương đối toàn diện trên nhiều các lĩnh vực từ những nét sinh hoạt đời sống vật chất (nhà cửa, ruộng nương…) cho đến những nét trong sinh hoạt đời sống tinh thần (tôn giáo, tín ngưỡng, những phong tục tập quán…). Đã để lại cho đời nhiều những cống hiến đặc sắc như những sử thi như “Đẻ đất đẻ nước”, những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn Mường, những cạp váy nổi bật,… Với những thành tựu ấy, đồng bào Mường đã đóng góp cho nền văn hóa của các dân tộc Việt Nam nói chung một chất “Mường” rất đặc sắc, mag dấu ấn riêng của bản thân đồng thời giúp văn hóa các dân tộc Việt Nam thêm phần đa dạng, đa sắc.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w