Thực trạng của nền văn hoá Việt Nam:

Một phần của tài liệu tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam (Trang 67)

ĐÁNH GIÁ, THỰC TRẠNG VỀ VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA DÂN TỘC

3.2.2Thực trạng của nền văn hoá Việt Nam:

Ngày nay nghiên cứu khoa học và thực tế ở nhiều nước trên thế giới đã chứng minh văn hóa không chỉ là kiến trúc thượng tầng, là cái đuôi của kinh tế, phát triển sau kinh tế. Mà văn hóa là moi mặt hoạt động vật chất và tinh thần của xã hội, là động lực của sự phát triển. Theo dõi quá trình ra đời và phát triển giá trị tinh thần trong lich sử văn hóa nước ta thì các thành tố của các giá trị này phát triển không đồng đều trên các lĩnh vực: gia đình, kinh tế, giáo dục, văn nghệ, tôn giáo, chính trị.

Biểu hiện là sự nhận thức không đầy đủ của một bộ phận tri thức chính trị, thái độ thờ ơ chú trọng công tác giáo dục tư tưởng mà chưa chú ý nâng cao đời sống vật chất cho xã hội hay các vùng miền, dân tộc trên địa bàn cả nước. Bên cạnh đó còn có sự bất mãn, mất lòng tin với những hiện tượng ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của cuộc sống xã hội, là tham nhũng, dối trá…vì mục đích cá nhân khiến cho sự đầu tư quan tâm đến các dân tộc,vùng miền gặp nhiều trở ngại.Đưa ra nhiều biện pháp, nghị quyết nhưng trên thực tế áp dụng thì không đến nơi đến chốn, không triệt để, làm việc không hiệu quả. Do vậy chính sách đưa ra thì nhiều mà đời sống của các dân tộc thiểu số không được cải thiện, vẫn phải đối mặt với vô vàn khó khăn.

Các dân tộc thiểu số ở nước ta- trong đó có người Mường đã sáng tạo ra các giá trị văn hóa đặc sắc độc đáo. Tuy nhiên do điều kiện địa lí, các dân tộc thiểu số miền núi sống trong một không gian khép kín từ lâu đời. Tình hình đó làm cho các giá trị văn hóa được lưu giữ khá vững chắc nhưng chận đổi mới và phát triển đối với điều kiện lich sử mới. Những năm gần đây, trong cơ chế thị trường và xu thế toàn cầu, tính chất khép kín hầu

Tìm hiểu về trang phục của dân tộc Mường ở Tây Bắc

như bị phá vỡ. Bà con các dân tộc thiểu số như người Mường mới có điều kiện giao lưu rộng rãi hơn với các giá trị văn hóa ở bên ngoài đặc biệt là văn hoá phương Tây.

Do bị kìm hãm trong điều kiện sản xuất kém tư duy của bà con dân tộc thiểu số chậm phát triển, biểu hiện rõ nhất là trình độ dân trí thấp, chủ nghĩa kinh nghiệm trong tư duy, tính bảo thủ còn nặng. Nhìn chung tầm mắt còn hạn hẹp, ít khi họ nghĩ tới vấn đề vượt ra ngoài bản làng và khu rừng mà họ đang sinh sống. Ngày nay những hạn chế này đã dần được khắc phục.

Một phần của tài liệu tìm hiểu về người mường và trang phục người mường tây bắc- việt nam (Trang 67)