1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt nam

18 641 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 52,36 KB

Nội dung

Tìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt namTìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt namTìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt namTìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt namTìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt namTìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt namTìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt namTìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt namTìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt namTìm hiểu về hồi giáo và sự phát triển hồi giáo ở việt nam

Trang 1

CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ ĐẠO HỒI

I Nguồn gốc ra đời của Đạo Hồi

Hồi giáo tiếng Ả Rậpcòn gọi là đạo Islamb có nghĩa là "vâng mệnh, quy phục Thượng Đế"., là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và là tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ hiện nay là 1,57 tỷ, chiếm 23% dân số thế giới

Đối với người ngoài, đạo Hồi giáo ra đời vào thế kỷ 7 tại bán đảo Ả Rập, do Thiên Sứ Muhammad nhận mặc khải của thượng đế truyền lại cho con người qua thiên thần Jibrael Đạo Hồi chỉ tôn thờ Allah Đấng Tối Cao, Đấng Duy Nhất Đối với tín đồ, Muhammad là vị Thiên Sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên Kinh Qur'an (còn viết là Koran) qua Thiên thần Jibrael Sự ra đời của đạo Hồi gắn liền với tên tuổi của Mohamet

Chia làm 2 lớn: Suni và Shina

Nguyên nhân ra đời: Do hàng loạt các nguyên nhân kinh tế, xã hội, tư tưởng gắn liền với sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thủy sang xã hội của các tộc người vùng trung cận đông Và trước yêu cầu thống nhất các bộ lạc trong bán đảo

Ả Rập thành một mối, hay chính là nhu cầu đòi hỏi phải có một sức mạnh thống nhất các tộc người Ả Rập

II Đặc điểm của đạo Hồi.

1 Nhất thần

Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần Vị thần duy nhất mà đạo Hồi tôn thờ đó là vị thánh Ala.Tín đồ Hồi giáo tin rằng: ngoài chúa Ala không có vị thần nào khác.Tất

cả trên trời dưới đất đều thuộc về Ala.Ala đã dựng nên vòm trời mà không dùng cột, chế ngự được mặt trời, mặt trăng, tạo ra mặt đất rồi đặt trên đó, đây là núi, kia

là sông Ala cũng sinh ra loài người và biết linh hồn mỗi người ra sao.Ala có một

số thiên thần giúp việc làm thư kí ghi chép những hành vi thiện ác của mỗi người

Trang 2

và làm sứ giả.Còn Mohamet là người được Ala giao cho sứ mệnh truyền bá tôn giáo nên chỉ là sứ giả của Ala và lá tiên tri của tín đồ

2 Không thờ tượng , tranh ảnh

Đạo Hồi không giống với nhiều tôn giáo khác ở chỗ: tuyệt đối không thờ tượng

thần Vì đạo Hồi cho rằng thánh Ala là chúa duy nhất của vũ trụ, ngoài ra không có chúa nào khác Thánh Ala là đấng kiến tạo ra tất cả trời đất và vạn vật, điều khiển

mọi sự sinh tồn trong vũ trụ Sức mạnh của Thánh Ala toả khắp nơi, không có một hình tượng nào có thể thể hiện được Ala, nếu dám so sánh công trình của con người với công trình của Thiên Chúa sẽ là mắc trọng tội, xúc phạm Thánh Bởi

vậy, nếu đi vào trong các kiến trúc của đạo Phật ta thấy có thờ tượng Phật, trong nhà thờ Thiên Chúa giáo có hình tượng Chúa Giê su, thì trong các nhà thờ Hồi giáo

tuyệt nhiên không có tượng và tranh ảnh Thánh đường Hồi giáo chỉ trang trí bằng

dòng chữ Arập được trích từ kinh Coran và một chỗ lõm khoét sâu vào tường đặt kinh Coran và một số sách thánh khác Riêng nhà thờ chính ở Mécca- nơi được coi

là đất thánh của đạo Hồi- có thờ một phiến đá đen (thánh vật) được giữ lại từ thời Môhamét truyền đạo

3 Kinh Qu’ran “ Tôn chỉ của Đạo Hồi và giáo lí của đạo Hồi”

KHÁI QUÁT: Giáo lý cơ bản của đạo Hồi là kinh Koran Tuy cùng một hệ thống

nhất thần của các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham nhưng giáo lý Hồi giáo không chịu ảnh hưởng tư tưởng của Ki tô giáo và Do Thái giáo.

Thể hiện rõ trong kinh Koran (trong 6219 câu của kinh này đã thể hiện nội dung

của kinh Cựu Ước và Tân Ước) Không như những tôn giáo bạn, đạo Hồi chỉ có duy nhất một quyển thiên kinh Qur'an, gồm có 114 chương, 6236 tiết Đối với các

tín đồ Hồi giáo, thiên kinh Qur'an là một vật linh thiêng, vì đó chính là lời phán của Allah Đấng Toàn Năng

Allah là Đấng Tạo Thiên Lập Địa! Làm thế nào Ngài có con khi Ngài không

hề có người bạn đường? Chính Ngài là Đấng đã sáng tạo và thông hiểu tất

cả mọi vật." (trích 6:101)

 Đặc điểm giáo lý của Hồi giáo là rất đơn giản nhưng luật lệ và lễ nghi rất phức tạp và nghiêm khắc thậm chí đến mức khắt khe và nhiều khi nó vượt ra

Trang 3

khỏi phạm vi tôn giáo và trở thành một chuẩn mực pháp lý của xã hội Trong Hồi giáo khó thấy ranh giới giữa cái thiêng và cái tục

*Giáo lý Hồi giáo gồm các điểm cơ bản sau:

+ Allah là đấng tối cao sinh ra trời đất

+ Allah là đấng tối cao sinh ra muôn loài trong đó có con người

+ Con người là bình đẳng trước Allah nhưng số phận và tài năng tạo nên sự khác nhau giữa những con người

+ Số phận con người có tính định mệnh và do Allah sắp đặt

+ Tín đồ Hồi giáo phải luôn có thái độ đúng: trong cộng đồng (Hồi giáo) thì phải kiên nhẫn chịu đựng, phục tùng Allah, đối với người ngoài thì phải kiên quyết bảo

vệ mọi lợi ích của Hồi giáo và phải có tinh thần thánh chiến

*Những lời khuyên về đạo lý:

 Tôn thờ thần cao nhất là Allah

 Sống nhân từ độ lượng

 Thưởng phạt công minh, trừng phạt chủ yếu đối với kẻ thù

 Thánh chiến là thiêng liêng và bắt buộc

 Kiên định và nhẫn nại trong mọi thử thách

 Tin vào định mệnh và sự công minh của Allah

 Cấm một số thức ăn: thịt heo, rượu bia và các chất có men (Heo là con vật gắn với khởi nguyên: phát triển là nhờ chăn nuôi)

 Trung thực

 Không tham của trộm cắp

 Làm lễ và tuân thủ các nghi lễ Hồi giáo

Đạo Hồi không có Mười điều răn như đạo Ki Tô nhưng kinh Qur'an cũng liệt kê mười điều tương tự:

1 Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa (tiếng Á Rập là Allah)

2 Vinh danh và kính trọng cha mẹ

3 Tôn trọng quyền của người khác

4 Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo

5 Cấm giết người, ngoại trừ trường hợp đặc biệt (*)

6 Cấm ngoại tình

7 Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi

8 Hãy cư xử công bằng với mọi người

9 Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần

10.Hãy khiêm tốn

NOTE:

Trường hợp đặc biệt được phép giết người mà không bị trọng tội là:

1) Trong khi kháng cự hoặc chiến đấu chống lại những kẻ lùng giết người đạo mình nhằm cưỡng bách bỏ đạo Nhưng nếu chiến thắng, phải noi gương thiên sứ Muhammad, tha thứ và đối xử nhân đạo với phần đông kẻ bại trận

Trang 4

2) Giết những tên sát nhân để trừ hại cho dân lành.

III PHONG TỤC

1.Ăn uống

- Nghiêm cấm ăn máu, thịt con vật đã chết trước khi được cắt tiết theo nghi thức; không được ăn thịt lợn vì lợn là con vật ô uế

- Nghiêm cấm uống rượu và các thức uống lên men

- Nghiêm cấm ăn những con vật ăn thịt sống hay ăn tạp (như chó, mèo, chuột, v.v.)

- Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi Tuy nhiên, trong trường hợp tuyệt đối không có gì ăn, họ được ăn mọi thứ để duy trì sự sống

2 Về quan hệ gia đình

- Đạo Hồi thừa nhận chế độ đa thê, nhưng chỉ được lấy nhiều nhất bốn vợ Đàn ông Hồi giáo có thể lấy người theo đạo Do Thái hay đạo Kito, không được lấy vợ theo đa thần giáo Cấm lấy nàng hầu, trừ riêng Mohamet ( ông có 10 vợ

và 2 nàng hầu) Nghiêm cấm cờ bạc

3 Nghiêm cấm:

- Cờ bạc, rượu chè

- Nghiêm cấm gian dâm và trai gái quan hệ xác thịt trước khi cưới hỏi ( đôi trai gái bị ném đá đến chết or đôi trai đồng tính cũng bị phiến quân ném đá đến chết sau khi ôm an ủi- trên mạng internet)

- Hồi giáo nghiêm cấm kỳ thị chủng tộc và tôn giáo, tín đồ Hồi giáo không được phép chỉ trích cũng như phán xét người khác

4 Nghi thức làm lễ hàng ngày

- Người Hồi giáo phải làm lễ vào lúc bình minh, trưa, hoàng hôn ,tối và đêm

Dù bất kỳ họ đang làm gì thì đều phải dừng lại và hành lễ Chán và mặt cúi chạm đất, mặt quay về hướng thánh địa Meca Chân tay phải rửa thật sạch

Trang 5

5 Tháng ăn chay Ramada( nói kỹ hơn về tháng này)

Hàng năm phải thực hiện tháng ăn chay Ramadan để tưởng nhớ và biết thương xót người nghèo Tháng này tính theo lịch Mặt Trăng Trong tháng này, khi còn ánh sáng Mặt Trời, họ không được ăn và uống, đến đêm thì mới ăn Cũng trong tháng này, con người phải tha thứ và sám hối, vợ chồng không được gần nhau vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn có thể ân ái với nhau Trẻ em và phụ nữ có mang không phải thực hiện Ramadan

Trong những ngày này họ đi làm từ thiện để cứu giúp những nguời nghèo khổ trên đất nước mình thể hiện tình yêu thương lẫn nhau và sự nhân đạo của người Hồi giáo( chiếu hình ảnh và clip).

6 Hành hương tại Meca 1 lần trong đời

- Thánh đường Hồi giáo là nơi sinh hoạt tập thể và có tính thiêng với các tín đồ Thánh đường gồm có Đại Thánh đường và Tiểu Thánh đường Trong Thánh đường

có bài trí đơn giản, không bàn ghế, không có đồ thờ quý hay nhạc cụ, chỉ có chiếc gậy mà theo truyền thuyết là của giáo chủ Môhammet đã dùng nó để đi truyền đạo

-Triều: Các tín đồ có nghĩa vụ hành hương về Mecca ít nhất 1 lần trong cuộc đời, để triều bái Kabah trong tháng 12 theo lịch Hồi (hành hương Haji) Cuộc lễ triều bái kéo dài trong 10 ngày Ngày cuối cùng tín đồ sẽ hiến lễ là một con cừu hoặc lạc đà, hoặc một con vật có sừng Triều bái Mecca trong dịp này là chính triều Còn phó triều thì diễn ra trong thời gian bất kỳ của năm và ít nghi lễ hơn Ngoài ra, Hồi giáo còn có nhiều quy định cụ thể về hành vi của tín đồ trong các mối quan hệ xã hội

-Với dân số 1.700.000 (2008), thành phố có vị trí 73 km (45 dặm) từ nội địa Jeddah trong một thung lũng hẹp ở độ cao 277 m (909 ft) trên mực nước biển Mỗi năm, hàng triệu người Hồi giáo thực hiện Hajj hành hương đến Mecca đi bộ bảy lần quanh Kaaba và hơn 13.000.000 người thăm Mecca hàng năm

IV NHỮNG ĐIỀU HOANG ĐƯỜNG CỦA HỒI GIÁO.

1 Trang phục phụ nữ

2 Phân biệt giới tính

3 Bạo lực

4

Trang 6

CHƯƠNG II:HỒI GIÁO TẠI VIỆT NAM

1.Con đườngHồi giáo vào Việt Nam

Ở Việt Nam cộng đồng Hồi giáo chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với toàn thể

dân số Việt Nam (0.075%)

Người Chăm bắt đầu tiếp nhận đạo Hồi từ cuối thế kỷ 10 sang đầu thế kỷ 11, bên cạnh tôn giáo chính là Ấn Độ giáo và một thiểu số theo đạo Phật Số tín đồ tăng dần qua liên hệ với vua Hồi xứ Malacca nhưng phải đến thế kỷ 17 sau khi Champa

bị Việt Nam thôn tính thì đạo Hồi mới trở nên thịnh hành với người Chăm, do tình hình chiến tranh liên miên và thất bại, vương triều dần suy yếu và niềm tin vào đạo Hinđu dần giảm sút nên đạo Hồi đã bám rễ được vào một bộ phận người Chăm Nhiều nhóm Chăm Hồi giáo đã di cư sang Cao Miên cư trú (nay là An Giang, Việt Nam hoặc Kong pong Chàm, Campuchia), thậm chí sang Malaysia;

2.Sự phát triển của Hồi giáo ở Việt Nam

Vào giữa thế kỷ 19, với sự thống trị của người Pháp ở Đông Dương, nhiều tín đồ đạo Hồi người Chăm đã di cư ngược từ Cao Miên vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phát triển cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam Điều này lý giải vì sao các tín đồ Hồi giáo tại Việt Nam tập trung chủ yếu từ miền Trung đổ vào miền Nam Việt Nam

Do vị trí địa lý và hoàn cảnh truyền đạo, điều kiện sống và sự giao lưu của người dân tộc Chăm với bên ngoài nhất là với thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam hình thành 2 khối Hồi giáo với nhiều khác biệt đáng kể:

Hồi giáo miền Trung Việt Nam gọi là Hồi giáo Chăm Bani Đây là nhóm Hồi

giáo không chính thống vì đã pha lẫn với yếu tố sinh hoạt và tôn giáo bản địa Các lễ thức được tiếp biến cho phù hợp với chế độ gia đình mẫu hệ và các lễ liên quan đến chu kỳ đời sống của con người và các lễ thức nông nghiệp, không

có liên hệ với Hồi giáo thế giới Có thể nói rằng, Hồi giáo Bàni ở Việt Nam là tôn giáo đặc trưng chỉ có ở Việt Nam, nó gắn chặt với dân tộc Chăm, là một phần tạo nên bản sắc văn hoá tôn giáo của người Chăm, mặt khác chính bản sắc văn hoá của người Chăm đã có tác động làm "mềm hoá" tính cứng nhắc của Hồi giáo, làm cho hệ phái Hồi giáo ở Việt Nam phong phú và đa dạng

Hồi giáo ở miền Nam Việt Nam là Hồi giáo Chăm Islam, theo Hồi giáo chính

thống, thuộc hệ phái Safi'i dòng Sunni, không bị pha trộn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng cũ và thường xuyên liên hệ với thế giới Hồi giáo Campuchia

và Malaysia

Trang 7

Hồi giáo Mã Lai có ảnh hưởng lớn với cộng đồng người Chăm qua những

bài khutba soạn bằng tiếng Mã Lai Người Chăm cũng thường tìm

sang Malaysia tu học giáo lý và tiếp nhận tư tưởng đạo Hồi qua sự diễn dịch của người Hồi Mã Lai

Tuy có sự khác nhau nhưng giữa hai khối Hồi giáo này không có sự kỳ thị mà hòa hợp với nhau

Từ thời Pháp thuộc, tại Nam Kỳ đã có tổ chức Saykhon Islam đại diện cộng đồng Hồi giáo cho người Chăm và Mã Lai Năm 1960, dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm, cộng đồng người Chăm Hồi giáo lập ra "Hiệp hội Chăm Hồi giáo Việt Nam" có văn phòng đặt tại Sài Gòn, Việt Nam Cộng hoà Năm 1966, có thêm tổ chức "Hội đồng giáo cả các Thánh đường Hồi giáo Việt Nam" đặt văn phòng tại Châu Đốc Cả 2 tổ chức này cùng tồn tại cho đến tận năm 1975

3 Đặc điểm Hồi giáo của người Chăm ở Việt Nam

3.1 Sự khác biệt giữa 2 nhánh Hồi giáo của người Chăm ở Việt Nam

Nguời Chăm theo đạo Hồi ở Việt Nam chia thành hai nhánh: Chăm Bàni (một bộ phận Chăm Islam) ở miền Trung và Chăm Islam ở Nam Bộ.

 Người Chăm theo Hồi giáo ở Ninh Thuận và Bình Thuận là những người

“Hồi sớm”, tức là đến sớm mà không sâu, căn bản vẫn là Chăm, lưu giữ

và pha trộn nhiều tập tục Hindu trong tín ngưỡng và cấm kị Hồi giáo Họ không theo đầy đủ, không đúng quy tắc và không liên hệ gì với thế giới Hồi giáo cũng như với những đồng đạo của mình ở miền Nam Họ không biết giáo lý Hồi giáo, không biết chữ Arab, không thông hiểu kinh Coran (chỉ một vài người đứng đầu có thể đọc được kinh Coran bằng tiếng Arab nhưng không phải tiếng Arab hiện đại)

Cộng đồng người Chăm ở miền Trung hình thành hai thực thể khác nhau, sống bên cạnh nhau Người Chăm theo tôn giáo truyền thống (Hindu giáo) tự gọi mình là Chăm Bàlamôn hay chăm Jat (tiếng Phạn Jati = gốc, nguồn gốc), còn người Chăm theo Hồi giáo tự gọi mình là Chăm Bàni (tiếng Arab thì Beni = con,

tức là con cháu của thánh Allah) và gọi người Chăm Jat là Chăm Kaphir “vô đạo”… Mỗi nhóm theo những phong tục, tập quán, quy tắc khác nhau… Tuy

nhiên, họ không có thái độ kỳ thị nhau, cùng tổ chức và tham dự lễ hội cổ truyền:

lễ Kate, Chabun và các nghi lễ truyền thống khác

 Còn lại người Chăm ở Nam Bộ là những tín đồ Hồi giáo nhiệt thành Mỗi làng hay mỗi cụm làng là một giáo khu, có một thánh thất, nhiều khi chỉ là một căn nhà lớn hơn nhà bình thường một chút Cả vùng có một thánh đường và một lớp học xây gạch Mỗi khu có một trưởng giáo khu, một số phó giáo khu (kalik) và một số giảng sư (hadii), chừng 10 người, còn gọi là Guru (vốn là cách gọi pháp sư Hindu giáo

Trang 8

đã được chuyển nghĩa, mà âm địa phương gọi là Ong Khù) Những vị này được đào tạo cẩn thận, học tại Kelantan (Malaysia) hay Mecca (Arap Seut), trở thành những người Monomat Koruan, thông thuộc và giải thích được kinh Coran Ngoài ra, có một số vị tư tế (Imân) và một

số vị phó tư tế (Ketip/Katip) là những người trông coi tín đồ trong phạm vi hẹp hơn, cũng có thể theo dõi và hướng dẫn nghi lễ Hồi giáo Người Chăm Hồi giáo Nam Bộ còn giữ được nhiều nghi lễ và quy tắc của đạo Hồi chính thống hơn so với đồng đạo của họ ở miền Trung, đặc biệt là những kiêng kị và tâm nguyện hành hương đến thánh địa Mecca Hiện nay họ có khuynh hướng giao lưu với các tín đồ Hồi giáo chính thống ở các quốc gia Đông Nam Á như Indonexia, Malaixia… và có quan hệ khá gắn bó với cộng đồng Islam trên thế giới

3.2 Tính bản địa trong Hồi giáo của người Chăm ở Việt Nam

Đạo Hồi được đánh giá là một tôn giáo khắc nghiệt, với hàng loạt các điều kiêng kỵ và quy tắc đối với các tín đồ, đòi hỏi họ phải thực hiện triệt để Tuy nhiên, đạo Hồi du nhập và tồn tại trong cộng đồng người Chăm đã bị cải biến và đơn giản hoá rất nhiều để dung hoà với văn hoá của cư dân sở tại Do vậy, đạo Hồi của người Chăm ở Việt Nam mang nhiều yếu tố bản địa Nó thể hiện ở các điểm sau:

2.1 Về giáo lý Hồi giáo

Giáo lý và các quy định của đạo Hồi rất nghiêm ngặt cho toàn thể tín đồ Hồi

giáo trên thế giới Đối với một tín đồ Hồi giáo thì “năm hành vi tôn giáo” có tính

bắt buộc để mỗi tín đồ chứng minh mình là người Hồi giáo - người có niềm tin duy nhất vào thánh Alla Năm hành vi tôn giáo bắt buộc đó là: Lễ nguyện Salat (Mỗi tín đồ cầu nguyện 5 lần một ngày); Tháng chay Ramanda; Zakah (Bố thí); Haji (Hành hương về thánh địa Mecca); Jihad (Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo)

Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam, kể cả những tín đồ Chăm Hồi giáo nhiệt thành ở Nam Bộ, do ảnh hưởng truyền thống chuộng hoà bình của dân tộc và các chính sách phù hợp đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước nên việc thực hiện năm hành vi tôn giáo đã được cải biến:

-Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah, là người khai sáng Islam

- Mỗi ngày đêm phải cầu nguyện đủ 5 lần

- Phải ăn chay trọn tháng Ramadan

- Phải bố thí để giúp đỡ người khó khăn hơn mình

Trang 9

- Nếu có khả năng thì ít nhất một lần trong đời hành hương về thánh địa Mecca (Saudi Arabia) để làm lễ Haji (4)

Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam đặc biệt là những người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ tuân thủ khá chặt chẽ những giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống

Họ đã thay đức tin “Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo” bằng đức tin “Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah,

là người khai sáng Islam”.

Khác với người Chăm Islam ở Nam Bộ, người Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận tin vào Allah như một đấng tối cao nhưng không phải là duy nhất Họ vẫn tôn thờ các vị thần trong tín ngưỡng truyền thống như Thần Mưa, Thần Núi, Thần biển Họ vẫn thực hiện các nghi lễ nông nghiệp theo tín ngưỡng dân gian như lễ cầu xin thần Mẹ Xứ Sở (Rija Nưgar), lễ cầu mưa (Yor Yang), lễ cầu thần Sóng Biển (Plao Pasah), lễ chặn dầu nguồn (Kap Hlâu Krong) Người Chăm Bàni cầu nguyện 3 lần/ ngày; không nhịn ăn ban ngày vào tháng Ramưwan mà chỉ có giáo sĩ nhịn ăn ba ngày đầu tháng mà thôi Họ cũng không hành hương tới thánh địa La Mecque Tính bản địa trong Hồi giáo của người Chăm ở nước ta được xuất phát và gìn giữ bởi nền tảng văn hoá truyền thống Chămpa cổ

2.2 Về hôn nhân, gia đình

Giáo lý Hồi giáo giành quyền ưu thế tuyệt đối cho đàn ông trong quan hệ

hôn nhân Kinh Koran xác nhận uy quyền của đàn ông đối với đàn bà: "Đàn ông

có quyền đối với đàn bà vì Chúa sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà… Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập" (Koran 4:34) Đàn ông có quyền lấy nhiều

vợ nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng Người đàn bà ngoại tình sẽ bị đem ra nơi công cộng để mọi người ném đá đến chết Một quy định khác của Hồi giáo thường được các tín đồ hết sức coi trọng và tuân thủ nghiêm ngặt là hôn nhân đồng đạo Không có hôn nhân ngoài Hồi giáo Nếu có xảy ra cuộc hôn nhân này thì người ngoại đạo phải cải theo đạo Hồi trước khi cử hành hôn lễ

Tuy nhiên, trong xã hội Chăm truyền thống cũng như hiện tại ở nước

ta vấn đề hôn nhân và gia đình của người Chăm Hồi giáo (đặc biệt là Chăm Bàni ở miền Trung Việt Nam) có rất nhiều cải biến để phù hợp với truyền thống dân tộc và luật pháp Việt Nam, thập chí có những tác động để cải biến các giáo lý Hồi giáo khắt khe

Người Chăm ở Việt Nam theo mẫu hệ, con cái tính theo dòng mẹ, người phụ nữ trong nhà nắm giữ nhiều của cải, quyết định mọi hình thức cưới hỏi Đạo Hồi đã đem phụ hệ, phụ quyền vào đời sống Chăm nhưng đã dung hoà với phong tục truyền thống Chăm:

Trang 10

+ Trong hôn nhân có sự bình quyền tương đối giữa nhà trai và nhà gái, cho tự do tìm hiểu giữa nam nữ trước hôn nhân

+ Cho phép kết hôn con chú, con gì

+ Cho phép con mang cả họ mẹ và họ cha

+ Chú rể – chồng bắt buộc phải ở lại nhà vợ 2 - 3 tháng (ở nông thôn) hay 3

- 4 ngày ở thành thị sau ngày cưới Người Chăm theo mẫu hệ, họ chỉ có tục đưa rể chứ không đón dâu Chú rể được đưa sang nhà cô dâu và mọi thủ tục, nghi lễ được thực hiện bên nhà gái

+ Con trai có thể đi hỏi vợ nhưng phải mang theo 2, 3 bà chị hoặc bạn của mẹ

+ Khi ly hôn, theo luật pháp người đàn ông được chia tài sản nhưng phần lớn họ ra đi tay không

+ Người đàn ông có quyền lấy 4 vợ nhưng rất hiếm trường hợp người đàn ông Chăm lấy hơn một vợ (6) (Luật pháp Việt Nam không cho phép)

+ Người Chăm có thể tục huyền khi vợ hoặc chồng chết, tuy nhiên người đàn bà phải ở vậy trong 10 tháng để xác định dòng máu của đứa con sau này (có nơi người ta chỉ bắt buộc người phụ nữ ở vậy trong 3 tháng để xác định có thai hay không) Mặc dù có sự ngự trị của chế độ phụ hệ nhưng gia đình mẹ vợ (nếu như có điều kiện kinh ế) giúp đỡ người con gái xây dựng nhà cửa bên cạnh nhà mình, nhất

là với người con gái út (huyết thống theo dòng mẹ và theo đằng con gái út)

Đối với người Chăm Bàni, trước đây họ cũng tuân thủ nguyên tắc hôn nhân đồng tôn giáo Những năm gần đây, người Chăm Bàni ở Bình Thuận đã có những cuộc hôn nhân không cùng tôn giáo, được cộng đồng và các chức sắc chấp nhận Tuy nhiên, trong những cuộc hôn nhân như thế, người ngoại đạo không phải cải thành đạo Hồi nhưng phải đáp ứng 3 điều kiện: phải biết tiếng và chữ Chăm cổ truyền; phải chịu lễ Katat (nếu là đàn ông) hoặc lễ Karơh (nếu là phụ nữ) và phải tuân thủ đầy đủ các nghi lễ Hồi giáo Bàni; khi chết không được chôn chung vào nghĩa địa của dòng họ mà phải chôn riêng

2.3 Đối với người phụ nữ

Giáo lý Hồi giáo có những quy định khắt khe đối với phụ nữ trong hôn nhân

và vai trò của họ trong gia đình và xã hội Tuy nhiên, giáo lý Hồi giáo trong cộng đồng người Chăm ở Việt Nam đối với người phụ nữ khá dung hoà trong quan hệ giới và quan hệ xã hội

Ngày đăng: 25/03/2017, 20:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w