6. Những đóng góp của đề tài
3.3 Tranh luận về nguyên nhân lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu
Nếu lạm phát trong năm 2000 là -0,5%, 2001 là 0,8% và giai đoạn 2003 – 2004 giao động ở mức 4% thì trong năm 2004 đã tăng lên đến 7% và tiếp tục duy trì ở mức cao này, cho đến hiện nay đã và đang tăng tới mức báo động ở mức 2 con số. Nguyên nhân lạm phát tăng cao trong giai đoạn này được tranh luận với những ý kiến trái chiều như sau:
• Lạm phát tăng cao là do tính toán các chỉ số giá. Lạm phát cao bắt nguồn từ tỷ trọng của một số hàng hoá thiết yếu trong rổ hàng hoá tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là quá cao và có thể là không còn phù hợp. Vì thế cần phải thay đổi lại tỷ trọng này hoặc phải có một chỉ số nào đó trung thực hơn, chẳng hạn như tính lạm phát cơ bản (core inflation).
• Lạm phát là do nhập khẩu. Trong giai đoạn lạm phát Việt Nam tăng cao cũng là
khoản 26 đến 28 USD/Thùng thì đến năm 2007 giá dầu thế giới đã lên tới 80 USD/Thùng và đến cuối năm 2010 giao động khoản trên 70 USD/Thùng. Giá dầu tăng kéo theo giá cả của một loạt các hàng hoá có liên quan tăng lên nhanh chóng. Và do vậy nó ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam.
Hình 3.14: Giá dầu thế giới trong giai đoạn 2000 - 2010 (USD/Thùng)
Nguồn: Dữ liệu được lấy từ www.ioga.com và tính toán của tác giả
• Lạm phát là hiện tượng tiền tệ. Điều này hàm ý rằng lạm phát trong nền kinh tế tăng nhanh là do in quá nhiều tiền, mọi nguyên nhân khác đều là thứ yếu hoặc là một cứ sốc tạm thời. Do vậy, giải pháp căn bản để giảm lạm phát là phải giảm cung tiền.
0 20 40 60 80 100 120 140 Giá dầu
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kết quả nghiên cứu bằng phương pháp nghiên cứu định tính cho thấy:
• Lạm phát Việt Nam và sự sụt giảm tỷ giá hối đoái có mối quan hệ đồng biến trong phần lớn các giai đoạn tuy nhiên có một số giai đoạn mối quan hệ này là nghịch biến.
• Tỷ giá thực và lạm phát Việt Nam có quan hệ nghịch biến. Khi tỷ giá hối đoái thực giảm thì lạm phát tăng và ngược lại.
• Độ mở cửa của nền kinh tế Việt Nam và lạm phát có mối quan hệ đồng biến (tương quan thuận).
• Mức độ tăng trưởng của GDP thực và lạm phát là tương quan thuận (đồng biến) Ngoài ra phương pháp tính và kỳ vọng lảm phát ban đầu cũng ảnh hướng tới lạm phát Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu
Tranh luận về nguyên nhân lạm phát tại Việt Nam: (1) Thứ nhất, Lạm phát tăng cao là
do tính toán các chỉ số giá. Lạm phát cao bắt nguồn từ tỷ trọng của một số hàng hoá
thiết yếu trong rổ hàng hoá tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là quá cao và có thể là không còn phù hợp; (2) Thứ hai, Lạm phát là do nhập khẩu; (3) Thứ ba, lạm phát là hiện tượng tiền tệ. Điều này hàm ý rằng lạm phát trong nền kinh tế tăng nhanh là do in quá nhiều tiền, mọi nguyên nhân khác đều là thứ yếu hoặc là một cứ sốc tạm thời.
CHƯƠNG 4
KIỂM ĐỊNH CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN TỪ VIỆC PHÁ GIÁ TIỀN ĐỒNG TỚI LẠM PHÁT VIỆT NAM TRONG
GIAI ĐOẠN 2000 – 2011