1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận môn thanh toán quốc tế thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam

45 831 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 475,5 KB

Nội dung

Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank giai đoạn 2007 – 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ

Trang 1

5 Trương Vũ Nha Trang 0852010213 Phần 3, làm slide

6 Ngụy Thị Thu 0851010039 Phần 3, làm slide

MỤC LỤC

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 6

Phần 1 Tổng quan về phương thức tín dụng chứng từ 8

2 Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 9

3 Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ 10

5 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ 12

5.1 Phương thức tín dụng chứng từ liên quan đến 2 quan hệ hợp đồng độc lập

12

5.2 Hai nguyên tắc cơ bản trong phương thức tín dụng chứng từ 12

5.4 Các loại rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ 14

Phần 2 Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại

1 Thực trạng chung về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín

2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng

từ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) giai đoạn 2007 –

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và phòng thanh

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

20

2.1.2 Giới thiệu chung về phòng thanh toán quốc tế của NH Techcombank 20

2.2 Tình hình chung về thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng

2.3 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ tại NH

Trang 3

2.3.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank 22

2.3.2 Hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2009 25

2.4 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ tại NH

2.4.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank 27

2.4.2 Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu từ năm 2007 đến năm 2009 29

2.5 Một số loại rủi ro thường gặp trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại

Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng

2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín

2.1 Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 39

2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp42 2.4 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và mở rộng mạng lưới kinh doanh 43

2.6 Áp dụng hoạt động Marketing ngân hàng để đẩy mạnh và mở rộng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu đặc biệt là phương thức L/C 43

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

L/C: Thư tín dụng chứng từ

NHPH: Ngân hàng phát hành

NHTB: Ngân hàng thông báo

NHTM: Ngân hàng thương mại

TCB: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

TMCP: Thương mại cổ phần

TTQT: Thanh toán quốc tế

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Trang 5

Bảng 1: Cơ cấu TTQT tại Vietcombank từ năm 2005 đến tháng 6/2009 19

Bảng 2: Hoạt động TTQT bằng L/C tại Vietinbank giai đoạn 2007 – 2008 20

Bảng 3: Tình hình TTQT tại Techcombank giai đoạn 2007 – 2009 22

Bảng 4: Số món TT L/C xuất khẩu tại TCB giai đoạn 2007 – 2009 25

Bảng 5: Doanh số TT L/C xuất khẩu tại TCB giai đoạn 2007 – 2009 26

Bảng 6: Thu nhập của TCB từ hoạt động TT L/C xuất khẩu giai đoạn 2007 –

2009

27

Bảng 7: Số món L/C nhập khẩu tại TCB giai đoạn 2007 - 2009 30

Bảng 8: Doanh số TT L/C nhập khẩu tại TCB giai đoạn 2007 - 2009 30

Bảng 9: Thu nhập từ TT L/C xuât nhập khẩu tại TCB giai đoạn 2007 - 2009 31

Bảng 10: Tình hình nợ quá hạn tại NH Techcombank qua các năm 33

Sơ đồ 1: Số món TT L/C xuất khẩu tại TCB (2007 – 2009) 25

Sơ đồ 2: Doanh số TT L/C xuất khẩu tại TCB (2007 – 2009) 26

Sơ đồ 3: Thu nhập từ TT L/C xuất khẩu tại TCB (2007 – 2009) 27

Sơ đồ 4: Số món L/C nhập khẩu tại TCB (2007 – 2009) 30

Sơ đồ 5: Doanh số TT L/C nhập khẩu tại TCB (2007 – 2009) 30

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước xu thế kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hoá, toàn cầu hoá, là mộtnước đang phát triển với nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Việt Namđang từng bước mở cửa, hợp tác và hội nhập Trong bối cảnh đó, hoạt động thươngmại và đầu tư quốc tế nổi lên như là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế trong nước với nền

Trang 6

kinh tế toàn cầu Sự mở cửa kinh tế đã tạo đà phát triển mạnh cho các doanh nghiệp vàcác ngân hàng tham gia vào lĩnh vực xuất nhập khẩu Để thực hiện tốt được chức năngcầu nối của hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế như đã nói ở trên thì các nghiệp

vụ ngân hàng quốc tế như tài trợ ngoại thương, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngânhàng trong ngoại thương, và đặc biệt là thanh toán quốc tế đóng vai trò là những công

cụ thiết yếu và ngày càng có ý nghĩa quan trọng

Thanh toán quốc tế là một mắt xích quan trọng thúc đẩy phát triển các hoạtđộng kinh doanh khác của các ngân hàng thương mại, đồng thời hỗ trợ và đẩy mạnhhoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài Vì vậy nâng cao chất lượngthanh toán quốc tế sẽ góp phần tạo điều kiện cho việc mở rộng hoạt động xuất nhậpkhẩu, phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích nâng cao chất lượng, đẩy mạnhxuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong quá trình học tập môn

Thanh toán quốc tế, chúng em xin chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” để làm

đề tài thuyết trình của nhóm

2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Tìm hiểu lý thuyết về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tíndụng chứng từ

- Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụngchứng từ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, đi sâu vào hoạt động này tại ngânhàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam – Techcombank, từ đó rút ra những kếtquả đạt được và những hạn chế

- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc

tế bằng tín dụng chứng từ tại Techcombank

3 Phạm vi nghiên cứu

Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Techcombank từ năm

2007 đến 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, suy luận logic kếthợp với phương pháp duy vật lịch sử Sử dụng số liệu thực tế để luận chứng thông quacác phương pháp so sánh, thống kê…

Trang 7

1 Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận, trong đó một Ngânhàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (Người yêu cầu mởthư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi số tiềncủa thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền

Trang 8

đó khi người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp vớinhững quy định của thư tín dụng.

Các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ gồm có:

- Người yêu cầu mở thư tín dụng là Người nhập khẩu hoặc là người nhận ủy tháccủa người nhập khẩu

- Ngân hàng phát hành thư tín dụng là Ngân hàng của người nhập khẩu, nơi cấp tíndụng cho người nhập khẩu

- Người hưởng lợi thư tín dụng là người xuất khẩu hay bất cứ người nào khác màNgười hưởng lợi chỉ định

- Ngân hàng thông báo thư tín dụng là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành ởnước người hưởng lợi

2 Quy trình nghiệp vụ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

(1) Người nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gửi đến ngân hàng của mình yêu cầu mởmột L/C cho người xuất khẩu hưởng

(2) Ngân hàng mở L/C căn cứ vào đơn xin mở L/C sẽ lập một L/C và thông qua ngânhàng đại lý của mình ở nước người xuất khẩu thông báo việc mở L/C

(3) Ngân hàng thông báo L/C cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung L/C

(4) Nếu người xuất khẩu chấp nhận L/C sẽ giao hàng cho người nhập khẩu nếu khôngthì yêu cầu sửa đổi bổ sung cho phù hợp

(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C và xuấttrình tới ngân hàng thông báo để qua đó xin ngân hàng mở L/C thanh toán

Người xuất khẩu(Người hưởng lợi

L/C)

2 5

6

4

Trang 9

(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra toàn bộ chứng từ nếu thấy phù hợp với L/C thì sẽ trảtiền cho người xuất khẩu, nếu không thấy phù hợp sẽ từ chối thanh toán và gửi lạichứng từ cho người xuất khẩu.

(7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển toàn bộ chứng từ chongười nhập khẩu nếu người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

3 Các văn bản pháp lý liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ

3.2 Các văn bản quốc gia

- Luật thương mại Việt Nam năm 2005

- Pháp lệnh ngoại hối Việt Nam 2005

- Các luật điều chỉnh Ngân hàng phát hành và người yêu cầu

4 Các loại thư tín dụng thương mại

(1) L/C có thể hủy bỏ (revocable L/C) là loại L/C mà ngân hàng phát hành có

quyền sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ mà không cần có sự đồng ý của người hưởng lợi.L/C loại này không đảm bảo chắc chắn việc trả tiền cho người hưởng lợi vì vậy mà nó

ít được sử dụng trong thực tế

(2) L/C không thể hủy bỏ (irrevocable L/C) là loại L/C mà ngân hàng phát hành

không được sửa đổi, bổ sung, hoặc hủy bỏ nội dung L/C trong thời hạn hiệu lực L/C

Trang 10

không thể hủy bỏ là một cam kết trả tiền chắc chắn cho người hưởng lợi vì thế nó được

sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế Theo điều 3 UCP 600: “A credit isirrevocable even if there is no indication to that effect”, nghĩa là: “Một L/C là khôngthể hủy ngang ngay cả khi L/C không quy định như thế” Đây là một sự khác biệt vềquy định L/C hủy ngang so với UCP 500 Sự thay đổi này đảm bảo được quyền lợi củacác bên ngay cả khi trên L/C không thể hiện từ “Irrevocable”

(3) L/C xác nhận (confirmed L/C) là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ do một

ngân hàng xác nhận trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng phát hàng L/C Do hai ngânhàng cùng cam kết trả tiền cho người hưởng lợi nên độ an toàn trong thanh toán của nó

là rất cao

(4) L/C miễn truy đòi (irrevocable without recourse L/C) là loại L/C mà sau khi

người hưởng lợi đã được trả tiền thì ngân hàng phát hành L/C không có quyền đòi lạitiền người hưởng lợi L/C trong bất kỳ trường hợp nào Khi dùng L/C này người hưởnglợi phải ghi rõ trên hối phiếu và L/C câu “miễn truy đòi lại người ký phát” (withoutrecourse to drawer)

(5) L/C chuyển nhượng (transferable L/C) là loại L/C trong đó cho phép người

hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng phát hành L/C hoặc ngân hàng chỉ địnhchuyển nhượng toàn bộ hay một phần quyền thực hiện L/C cho một hay nhiều ngườikhác L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần và chi phí chuyển nhượngthường do người hưởng lợi đầu tiên chịu

(6) L/C tuần hoàn (revolving L/C) là loại L/C không thể hủy bỏ sau khi sử dụng

xong nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ tuần hoàn như vậy cho đến khi tổng giá trịhợp đồng được thực hiện L/C này thường áp dụng cho các hợp đồng giá trị lớn, giaohàng nhiều lần, định kỳ

(7) L/C giáp lưng (back to back) người hưởng lợi một L/C dùng L/C này như một

tài sản thế chấp để yêu cầu phát hành một L/C khác cho người hưởng lợi khác hưởng.L/C phát hành sau được gọi là L/C giáp lưng L/C giáp lưng thường dùng trong muabán thông qua trung gian khi người trung gian không muốn sử dụng L/C chuyểnnhượng để tránh làm lộ thông tin khách hàng

(8) L/C đối ứng (reciprocal L/C) là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi thư

tín dụng đối ứng với nó đã mở ra, thư tín dụng đối ứng thường được sử dụng trongphương thức mua bán hàng đổi hàng và gia công xuất khẩu

Trang 11

(9) L/C thanh toán dần dần về sau (deferred payment L/C) là loại thư tín dụng

không thể hủy bỏ trong đó ngân hàng phát hành L/C cam kết với người hưởng lợi sẽthanh toán dần số tiền của L/C trong thời hạn quy định Đây là một loại L/C trả chậmtừng phần

(10) L/C điều khoản đỏ (red clause L/C) là loại L/C ứng trước một phần tiền cho

người hưởng lợi trước khi giao hàng Ngân hàng phát hành L/C quy định người hưởnglợi trước ngày giao hàng x ngày được quyền ký phát một hối phiếu trơn đòi tiền ngânhàng phát hành kèm với một (thư bảo lãnh) L/G của ngân hàng cam kết hoàn tiền ứngtrước nếu không thực hiện L/C điều khoản đỏ hoặc một L/C dự phòng, hoặc một kỳphiếu có ký bảo lãnh của ngân hàng

5 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ

5.1 Phương thức tín dụng chứng từ liên quan đến 2 quan hệ hợp đồng độc lập

- Quan hệ giữa người mở thư tín dụng với ngân hàng phát hành: là một hợp đồngdịch vụ

- Quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người xuất khẩu: là một cam kết trả tiền

có điều kiện của ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi

5.2 Hai nguyên tắc cơ bản trong phương thức tín dụng chứng từ

- Nguyên tắc độc lập của thư tín dụng

Thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại hay bất cứ hợp đồng nàokhác cho dù nó có dẫn chiếu đến các hợp đồng đó Nghĩa vụ của ngân hàng phát hànhđối với người hưởng lợi không phụ thuộc vào việc người hưởng lợi có thực hiện đúngcác nghĩa vụ của mình đối với người nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hay không

mà phụ thuộc vào khả năng xuất trình các chứng từ phù hợp với thư tín dụng củangười xuất khẩu

- Nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ của chứng từ:

Ngân hàng chỉ thanh toán cho người hưởng lợi khi các chứng từ xuất trình tuânthủ chặt chẽ các yêu cầu của thư tín dụng Bất cứ sự sai khác nào của các chứng từ đều

có thể dẫn tới việc từ chối thanh toán của ngân hàng Theo Điều 16a UCP 600 có quyđịnh rõ ‘When a nominated bank acting on its nomination,a confirming bank , ifany ,or the issuing bank determines that a presentation does not comply , it may refuse

Trang 12

to honour or negotiate’, tạm dịch ‘Khi một ngân hàng chỉ định hành động theo sử chỉđịnh, một ngân hàng xác nhận, nếu có, hoặc ngân hàng phát hành xác định rằng việcxuất trình là không phù hợp thì ngân hàng đó có thể từ chối thanh toán hoặc thương

lượng thanh toán’.

5.3 Lợi ích của phương thức tín dụng chứng từ

Trong giao dịch thương mại quốc tế, các bên đối tác mua bán thường lựa chọn tíndụng chứng từ làm phương thức thanh toán do nó có những ưu điểm nổi bật so với cácphương thức khác Nếu như phương thức chuyển tiền, nhờ thu gây bất lợi cho một bênngười mua hoặc một bên người bán, cũng có khi là cả hai bên thì phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ tỏ ra ưu việt hơn, nó không những mang lại một số quyền lợinhất định cho Ngân hàng mà nó còn đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên tham gia xuấtnhập khẩu như người bán đảm bảo được thanh toán nếu xuất trình được bộ chứng từhoàn chỉnh, hợp lệ, còn người mua cũng đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn, đúngnhư quy định trong hợp đồng Cụ thể như sau:

Đối với nhà xuất khẩu

Là người hưởng lợi của thư tín dụng, nhà xuất khẩu có được đảm bảo rằng khixuất trình bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản của thư tín dụng (L/C)cho ngân hàng, nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền thanh toán Thay vì nhận tiền trực tiếp

từ người nhập khẩu thì việc ngân hàng mở thư tín dụng cam kết trả tiền, chấp nhậnhoặc chiết khấu trên cơ sở chứng từ được trao phù hợp với các điều khoản của L/C làlời đảm bảo an toàn cho quyền lợi của người xuất khẩu

Đối với nhà nhập khẩu

Trước hết, nhà nhập khẩu sẽ nhận được hàng hoá như thể hiện trong các chứng từđược ngân hàng mở L/C ghi rõ trong thư tín dụng Người nhập khẩu cũng được bảođảm rằng tài khoản của mình sẽ chỉ bị ghi nợ số tiền của thư tín dụng khi tất cả các chỉthị của thư tín dụng được thực hiện đúng Trong trường hợp ngân hàng áp dụng mứcmiễn ký quỹ 100% hoặc một tỷ lệ miễn ký quỹ nhất định nào đó, nhà nhập khẩu sẽkhông bị đọng vốn vì không phải ứng trước tiền Hơn nữa, nhờ có sự bảo đảm vềthanh toán, nhà nhập khẩu có thể tiến hành thương lượng các điều kiện tốt hơn về hàng

Trang 13

hóa như giá cả, chất lượng và trên hết là có thêm cơ hội để nhập được hàng hoá màmình cần.

Đối với ngân hàng thương mại

Có thể nói, thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ là một loại hình dịch

vụ không thể thiếu của ngân hàng phục vụ cho người nhập khẩu, nó đem lại nguồn thulớn cho ngân hàng với một mức rủi ro tương đối thấp Khi tiến hành nghiệp vụ thanhtoán L/C, ngân hàng có được một nguồn thu ổn định từ việc thu phí như phí mở, sửađổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, thanh toán, xác nhận L/C (các khoản phí trongnghiệp vụ thanh toán L/C nói chung khá cao, cao hơn so với những phương thức thanhtoán khác vì nghiệp vụ này tương đối phức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao) Ngoài

ra khi quy định các khoản ký quỹ cho doanh nghiệp mở L/C ngân hàng còn huy độngthêm được một lượng vốn đáng kể phục vụ cho hoạt động của các nghiệp vụ khác nhưcho vay xuất nhập khẩu, xác nhận, bảo lãnh Hơn nữa, với việc thực hiện tốt nghiệp

vụ thanh toán L/C sẽ góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên nhiều phương diệnkhác nhau không chỉ ở trong nước mà ngay cả trên trường quốc tế

5.4 Các loại rủi ro trong thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Trong thanh toán L/C, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một hoặc các bên tham gia

bị vi phạm, rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không đượcthanh toán mà còn phải được hiểu theo nghĩa rộng của nó là bất kỳ một sự khúc mắc,chậm trễ nào trong các khâu của quá trình thanh toán

5.4.1 Rủi ro đối với người bán

Rủi ro trong việc lập chứng từ gửi hàng

Tại các ngân hàng, hầu hết các bộ chứng từ gửi tới thanh toán hàng xuất khẩuđều mắc phải những sai sót từ đơn giản (như sai chính tả, tên, địa chỉ, số lượng, ) đếnnhững sai sót lớn hơn như không thống nhất với nhau, hối phiếu ghi sai người ký phát,

bộ chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng Như đã biết, nếu như bộ chứng từkhông phù hợp với L/C thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán Do vậy, thời gian thanhtoán bị kéo dài chờ chứng từ sửa lại cho khớp với L/C Thậm chí những lỗi không sửa

Trang 14

được phải đợi sự đồng ý của bên mua dẫn tới nhà xuất khẩu sẽ không thể sớm nhậnđược tiền hàng thậm chí còn bị phạt vì sai sót chứng từ Và cũng chính vì thời gianthanh toán bị chậm nên có thể gây ra một loại rủi ro về tỷ giá Nếu tỷ giá ngoại tệ sovới nội tệ giảm thì người xuất khẩu sẽ bị thâm hụt vì lúc này giá trị thực tế thu đượcgiảm xuống kéo theo sự giảm sút khả năng tái đầu tư sản xuất trong những chu kỳ tiếptheo Rủi ro này là một trở ngại lớn đối với nhà xuất khẩu do những yếu kém trongnghiệp vụ thanh toán quốc tế.

Sự sai lệch giữa hợp đồng mua bán hàng hóa và thư tín dụng

Về mặt pháp lí, L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa có giá trị độc lập với nhau.Tuy nhiên về mặt nội dung chúng lại có mối quan hệ với nhau L/C mang tính chấtdiễn giải, chi tiết hóa, làm sáng tỏ hợp đồng mua bán hàng hóa liên quan Nếu có sựsai khác giữa L/C và hợp đồng mua bán hàng hóa có thể khiến cho ngân hàng từ chốithanh toán mà người xuất khẩu vẫn giao hàng thì sẽ khó lòng đòi tiền về được Chính

vì thế, nhà xuất khẩu cần phải đọc kĩ thư tín dụng cũng như phát hiện ra những saikhác có ảnh hưởng tới quyết định thanh toán tiền hàng hay không để đưa ra yêu cầunhà nhập khẩu sửa đổi L/C cho phù hợp

5.4.2 Rủi ro đối với người mua

Rủi ro trong việc làm đơn yêu cầu mở L/C

Nếu người mua làm đơn yêu cầu mở L/C không cụ thể và đầy đủ có thể dẫn đếnviệc người bán lợi dụng các sơ hở trong L/C để cung cấp hàng hóa không đúng nhưmong muốn của người mua

Rủi ro trong việc chấp nhận chứng từ do người bán lập ra để thanh toán

Khi chứng từ xuất trình hoàn toàn không đúng với tình trạng của hàng hoá(nhưng vẫn phù hợp với L/C nên ngân hàng vẫn chấp nhận thanh toán) thì sau khithanh toán người mua sẽ nhận được số hàng không đúng yêu cầu về chất lượng cũngnhư số lượng và làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người nhập khẩu Mặtkhác chứng từ còn là cơ sở pháp lý đầu tiên của hàng hoá, nếu người mua hàng khôngxem xét kỹ lưỡng từ lỗi câu chữ đến số lượng các loại chứng từ cũng như người cấpgiấy chứng nhận thì sẽ khó khăn trong việc khiếu kiện khi có rủi ro về hàng hoá

Rủi ro khi ngân hàng mất khả năng thanh toán

Trang 15

Rủi ro xảy ra đối với người nhập khẩu còn có thể do nguyên nhân khi ngân hàngphát hành đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán Trong trường hợp này, mức

độ thiệt hại của người mua phụ thuộc vào số tiền ký quỹ

5.4.3 Rủi ro đối với ngân hàng

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành

Tuy NHPH đạt được việc phát hành và các khoản phí khác liên quan đến cácgiao dịch L/C, các khoản thu nhập liên quan đến việc chuyển đổi tiền tệ và đồng thờităng cường quan hệ đối với các ngân hàng đại lí và làm tăng tiềm năng kinh doanh đốiứng giữa các ngân hàng với nhau, NHPH cũng phải gánh chịu nhiều rủi ro:

- Rủi ro với hệ số tín nhiệm của người mở: NHPH phải thực hiện thanh toán chongười thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà nhập khẩu có ýđịnh không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả Đây là rủi ro rất thường xảy rađối với ngân hàng phát hành, vì vậy khi chấp nhận phát hành L/C, ngân hàng cần ápdụng một quy trình thẩm định khách hàng chặt chẽ giống như việc cấp tín dụng chokhách hàng Với bản chất khi mở L/C, ngân hàng đã thực hiện cam kết tài chính vàchấp nhận rủi ro, vì vậy để hạn chế rủi ro ngân hàng thường có những quy định bắtbuộc đối với những khách hàng lần đầu mở L/C như: ký quỹ 100% giá trị mở L/C haycung cấp tài sản cầm cố thế chấp Còn đối với khách hàng mở L/C thường xuyên,NHPH có thể cung cấp một hạn mức tín dụng nhất định để cho người nhập khẩu mở L/

C với tổng giá trị bằng hạn mức tín dụng nhập khẩu Tỷ lệ % ký quỹ có thể giảm nếumức độ tín nhiệm của khách hàng tăng lên

- Rủi ro tác nghiệp: Khi L/C không có xác nhận, ngân hàng thông báo có thể yêucầu NHPH chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ.Trong trường hợp này, nếu không có sự chấp thuận trước của người nhập khẩu về việchoàn trả thì ngân hàng phát hành sẽ gặp rủi ro nếu như bộ chứng từ có sai sót, nhànhập khẩu không chấp nhận, ngân hàng sẽ không truy đòi được tiền từ nhà nhập khẩu

Về mặt nguyên tắc có thể NHPH đòi lại được tiền từ NH thông báo nhưng việc này đỏihỏi nhiểu thời gian và chi phí tốn kém, đôi khi vượt quá giá trị của bộ L/C

Rủi ro đối với ngân hàng thông báo

- Ngân hàng chịu trách nhiệm thông báo phải có sự quan tâm hợp lý để bảo đảmrằng L/C là xác thực, bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện trước khi

Trang 16

gửi thông báo cho nhà xuất khẩu Sai sót ở bất cứ khâu nào thì NHTB phải chịu tráchnhiệm về thiệt hại xảy ra.

- Nếu NHTB trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sựkiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ để bộ chứng từ có lỗi, NHPH không chấpnhận thì không thể đòi tiền NHPH

- Nếu NHPH ủy quyền thì NHTB sẽ là ngân hàng trả tiền cho người xuất khẩu.Như vậy, NHTB chịu rủi ro tín dụng đối với NHPH, cũng như rủi ro chính trị và rủi rongoại hối ở nước của NHPH

Phần 2 Thực trạng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng

từ tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam

1 Thực trạng chung về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại các NHTM ở Việt Nam

Thanh toán quốc tê nói chung và thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từnói riêng đã không còn xa lạ với các ngân hàng thương mại ở Việt Nam Thời điểmhiện tại, khi Việt Nam đã gia nhập vào WTO, thị trường kinh doanh của các doanhnghiệp không ngừng được mở rông thì nhu cầu thanh toán quốc tế đã tăng mạnh hơn

Trang 17

bao giờ hết Trong các phương thức thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từđược các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tin dùng hơn cả, nhất là với những giao dịchlớn Bên cạnh đó, trong phương thức này, vai trò của các ngân hàng thương mại mớiđược khẳng định Để phục vụ tốt nhu cầu thanh toán quốc tế bằng phương thức tíndụng chứng từ của các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài cónhu cầu, các ngân hàng thương mại đã nỗ lực mở rộng quy mô thanh toán và nâng caochất lượng dịch vụ thanh toán, cụ thể như sau:

- Các ngân hàng đã nỗ lực tạo ra các dịch vụ thanh toán quốc tế đạt tiêu chuẩn chấtlượng quốc tế Minh chứng rõ ràng nhất là một số NHTM ở Việt Nam đã đạt đượcnhững giải thưởng uy tín trên thế giới về dịch vụ tài trợ thương mại và TTQT Ví dụnhư tháng 04/2011, NH Ngoại thương Việt Nam Vietcombank được The Asian Banker

- Tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tàichính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tàitrợ thương mại năm 2011”; năm 2010, NH TMCP Kỹ thương Việt Nam Techcombank

đã nhận được giải thưởng “Dịch vụ Thanh toán Quốc tế tốt nhất” của Citi, Wachovia

& The Bank of New York

- Các ngân hàng đã không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với các ngân hàng nướcngoài, tạo thuận lợi cho việc thanh toán của các doanh nghiệp Việt Nam với các đốitác trên toàn thế giới Có thể kể đến Vietcombank có quan hệ đại lý với hơn 1300 ngânhàng và chi nhánh NH tại 105 quốc gia và vùng lãnh thổ; NHTM Công thương ViệtNam Vietinbank có quan hệ đại lý với 850 ngân hàng và chi nhánh NH tại 95 quốc gia

và vùng lãnh thổ;…

- Các ngân hàng đã nâng cao chất lượng thanh toán qua việc phát triển công nghệthanh toán như core banking, hệ thống TTQT SWIFT,… Hoạt động này đã giúp thờigian thanh toán của khách hàng được rút ngắn do thời gian thông báo L/C được rútngắn đi, thời gian thẩm định cũng được đẩy nhanh

Từ những nỗ lực trên, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanhtoán bằng tín dụng chứng từ nói riêng không ngừng tăng trưởng ở các ngân hàng Cóthể dẫn một vài số liệu về hoạt động TTQT của Vietcombank những năm gần đây nhưsau:

Bảng 1: Cơ cấu TTQT tại Vietcombank từ năm 2005 đến tháng 06/2009

Đơn vị: tỷ USD

Trang 18

2008, con số này tăng lên mức 11.707 tỷ USD Đây là một con số khả quan khi sosánh với sự trì trệ của nền kinh tế Việt Nam khi thế giới lâm vào khủng hoảng kinh tếnăm 2008.

Nhìn chung, có thể nhận thấy hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tíndụng chứng từ tại các NHTM Việt Nam có những đặc điểm sau:

- Phương thức L/C đang được tin dùng ngày càng nhiều trong thanh toán quốc tế.Tuy vậy, doanh số thanh toán L/C tại các ngân hàng có xu hướng nhỏ hơn doanh sốthanh toán bằng chuyển tiền Điều đó cho thấy phương thức chuyển tiền được cácdoanh nghiệp dùng nhiều hơn trong TTQT Nguyên nhân cho thực trạng này có thể docác giao dịch của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam còn nhỏ lẻ, do đơnhàng không lớn nên chuyển tiền tỏ ra là phương thức thanh toán tiết kiệm chi phí hơn

so với tín dụng chứng từ

- Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu tại các ngân hàng có xu hướng nhỏ hơn doanh

số thanh toán L/C nhập khẩu Dưới đây là số liệu từ NH Công thương Việt Nam(Vietinbank):

Bảng 2: Hoạt động TTQT bằng L/C của Vietinbank giai đoạn 2007 – 2008

Trang 19

khẩu và xuất khẩu cũng chênh nhau khoảng 40.000 nghìn USD Điều này có thể kýgiải là do Việt Nam luôn phải chịu thâm hụt cán cân thương mại và quy mô của cácdoanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn nhỏ bé.

2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) giai đoạn 2007 – 2009

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam và phòng thanh toán quốc tế của ngân hàng

2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)

Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷđồng, trải qua hơn 16 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trongnhững ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên107.910 tỷ đồng (tính đến hết tháng 6/2010)

Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần.Năm 2010, Techcombank đã có được 290 chi nhánh và phòng giao dịch, trải dài trên

41 tỉnh và thành phố tại VN Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhấtđược Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụngcông nghệ Hiện tại, Techcombank đã thiết lập quan hệ đại lý với 120 ngân hàng của

140 nước trên thế giới Với đội ngũ nhân viên lên tới trên 6000 người, Techcombankluôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng Techcombankhiện phục vụ trên 1 triệu khách hàng cá nhân, gần 42.000 khách hàng doanh nghiệp

2.1.2 Giới thiệu chung về phòng thanh toán quốc tế của NH Techcombank

Phòng TTQT – NHTM Techcombank là đơn vị phụ trách các hoạt động TTQTcủa ngân hàng Phòng TTQT có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh trướcngày 15/11 hàng năm., triển khai xây dựng kế hoạch quý; tổng kết công tác đối ngoại,phân tích hiệu quả, đề xuất phương án phát triển dịch vụ đối ngoại; tham mưu xâydựng biểu phí dịch vụ kinh doanh đối ngoại hợp lý, đảm bảo khuyến khích khách hàng

và cạnh tranh được với các tổ chức tín dụng khác; đảm nhận dịch vụ TTQT theo yêucầu của khách hàng; tổ chức mua bán, thu đổi ngoại tệ theo đúng quy chế của NH Nhànước và NHTM Techcombank

Phòng TTQT gồm các chức năng chính sau:

Trang 20

- Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C của phòng Dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp,các phòng giao dịch và chi nhánh.

- Mở thư tín dụng, chuyển cho Kiểm soát viên kiểm soát và cấp có thẩm quyềnphê duyệt

- Kiểm tra chứng từ hàng nhập khẩu, làm thông báo cho khách hàng trình cấp cóthẩm quyền phê duyệt sau đó chuyển cho phòng doanh nghiệp, các phòng giao dịch,các chi nhánh Liên hệ với phòng Dịch vụ Ngân hàng doanh nghiệp, phòng giao dịch,chi nhánh khi bộ chứng từ đến hạn thanh toán

- Làm điện thông báo ra nước ngoài khi bộ chứng từ có sai sót, hủy L/C, hay cácvấn đề liên quan đến L/C khi có phát sinh Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, phátđiện đi

- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền quốc tế Ghi sổ chứng từ chuyển tiền và thanhtoán L/C Hạch toán các nghiệp vụ TTQT phát sinh Lưu các hồ sơ có liên quan

2.2 Tình hình chung về thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank giai đoạn 2007 – 2009

Hoạt động thanh toán quốc tế tại Techcombank không ngừng được mở rộng vàphát triển với đầy đủ các phương thức thanh toán thông dụng như tín dụng chứng từ,nhờ thu, chuyển tiền Trong số đó, tỷ trọng của phương thức tín dụng chứng từ (L/C)trong các phương thức thanh toán quốc tế không ngừng được gia tăng, con số này vàonăm 2007 là 55,75% và tăng lên đến 58,17% năm 2009 Dưới đây là số liệu chi tiết về

sự tăng trưởng trong thanh toán bằng L/C so với các phương thức khác:

Bảng 3: Tình hình TTQT tại Techcombank giai đoạn 2007 – 2009

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Thanh toán quốc tế

NHTM Techcombank giai đoạn 2007 – 2009

Qua bảng trên, có thể thấy doanh số thanh toán quốc tế bằng L/C tăng từ 356.824nghìn USD lên gần gấp đôi vào năm 2008 Năm 2009, thanh toán bằng tín dụng chứng

Trang 21

từ đạt 1.165.177 nghìn USD, tăng gấp 226,54% so với năm 2007 Các phương thứcthanh toán quốc tế khác như chuyển tiền, nhờ thu đều tăng qua các năm nhưng không

có mức tăng đột biến như L/C Điều này một phần là do phương thức L/C là phươngthức thanh toán an toàn, hiệu quả nhất trong thanh toán quốc tế Bên cạnh đó,Techcombank đã không ngừng nâng cấp các trang thiết bị phục vụ cho thanh toánquốc tế nói chung và thanh toán bằng L/C nói riêng, đảm bảo việc thực hiện thanh toáncho khách hàng của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí

2.3 Thực trạng thanh toán hàng xuất khẩu bằng tín dụng chứng từ tại NH Techcombank giai đoạn 2007 – 2009

2.3.1 Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu tại Techcombank

(1) Thông báo hàng xuất

Trong nghiệp vụ này, Techcombank giữ vai trò là một NH thông báo Khi nhậnL/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng đại lý, thanh toán viên phải kiểm tra xác nhận mã,hoặc mẫu điện mẫu chữ ký Sau đó, thanh toán viên lập thông báo theo mẫu quy địnhgửi đến khách hàng

Trường hợp từ chối thông báo L/C thì phải thông báo ngay cho NH mở L/C biết Trường hợp ngân hàng mở L/C yêu cầu NH Techcombank xác nhận L/C, tùytừng trường hợp cụ thể mà Hội sở chính của Techcombank xem xét quyết định việcxác nhận hay không xác nhận, cần yêu cầu NH mở L/C ký quỹ hay không ký quỹ Nếukhông đồng ý xác nhận trên thông báo gửi khách hàng phải ghi rõ việc không xác nhậntrên thông báo đó Đồng thời NH cũng phải thông báo ngay cho NH mở L/C biết.Khi nhận được sửa đổi L/C, nếu NH mở L/C yêu cầu thông báo lại ý kiến củakhách hàng về việc sửa đổi đó, tùy theo thời gian quy định trong sửa đổi L/C trênthông báo gửi khách hàng mà NH phải yêu cầu khách hàng có ý kiến bằng văn bản

(2) Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ chứng từ

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, khách hàng lập bộ chứng từ kèm 1 côngvăn ủy quyền NH đòi tiền hộ theo L/C, L/C gốc và các tu chỉnh gốc, thông báo L/Cgửi đến chi nhánh NH Techcombank

Sau khi nhận bộ chứng từ từ khách hàng, thanh toán viên kiểm tra số lượngchứng từ, loại chứng từ, ghi ngày giờ xuất trình, và đóng dấu RECEIVED ký nhận củangân hàng NH chỉ kiểm tra với sự cẩn thận thích đáng để đảm bảo về mặt hình thức

Trang 22

các chứng từ phải phù hợp với các quy định trong L/C chứ không kiểm tra tính xácthức của chứng từ.

Trình tự kiểm tra bộ chứng từ trước hết là kiểm tra thời hạn hiệu lực của L/C,thời hạn xuất trình, các chứng từ sửa đổi L/C có kèm theo hay không, giá trị của chứng

từ có phù hợp với giá trị L/C Sau đó sẽ lần lượt kiểm tra hối phiếu, chứng từ vận tải,chứng từ xác nhận chất lượng và tình trạng hàng hóa, phiếu đóng gói và các chứng từkhác

(3) Yêu cầu cung cấp và điều chỉnh bổ sung (nếu có)

Với những sai sót về bộ chứng từ có thể thay thế hoặc sửa chữa được, NH đềnghị khách hàng thay thế hoặc sửa chữa

Với những sai sót không thể thay thế hoặc sửa chữa được, đề nghị khách hàng tuchỉnh L/C (nếu có thể) hoặc thông báo cho NH phát hành nêu rõ các sai sót và xinchấp nhận thanh toán

(4) Nhập dữ liệu và lập chỉ thị thanh toán điện

(5) Phê duyệt

(6) Gửi chứng từ, phát điện theo và giám sát

Nếu chứng từ là hoàn hảo, L/C cho phép đòi tiền bằng điện, NH lập điện đòitiền Trên điện ghi rõ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều khoản của L/C vàchứng từ đã được gửi cho NH phát hành, sau đó gửi chứng từ theo đúng chỉ dẫn của L/C

Trường hợp đòi tiền bằng thư, NH lập thư đòi tiền gửi cùng bộ chứng từ cho NHnước ngoài bằng chuyển phát nhanh

Trường hợp khách hàng yêu cầu chiết khấu chứng từ, căn cứ vào tình hình thịtrường hàng xuất, sự hoàn hảo của bộ chứng từ, uy tín NH phát hành, loại L/C mà NH

có thể xem xét đến hình thức chiết khấu sau:

- Chiết khấu truy đòi: NH thực hiện chiết khấu bộ chứng từ, nếu NH nước ngoài

từ chối thanh toán thì NH truy đòi khách hàng Điều kiện để khách hàng được chiếtkhấu truy đòi là: NH phát hành có uy tín tốt; thị trường quen thuộc; khách hàng mở tàikhoản và giao dịch thường xuyên tại NH; khách hàng cam kết trả số tiền NH đã chiếtkhấu nếu NH nước ngoài từ chối thanh toán

Việc chiết khấu chứng từ tại Techcombank có thể lên đến 95% giá trị giao dịch.Hiện tại Techcombank chưa áp dụng hình thức chiết khấu chứng từ miễn truy đòi

Ngày đăng: 09/02/2015, 13:22

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w