Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank

Một phần của tài liệu tiểu luận môn thanh toán quốc tế thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 33)

Techcombank

2.6.1 Những kết quả đạt được

Có thể nói, hoạt động thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ có doanh số cao, chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số của hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C cũng thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế và các hoạt động kinh doanh khác như kinh doanh ngoại tệ, tín dụng xuất nhập khẩu cùng phát triển, đạt được những kết quả tốt đẹp. Điều quan trọng hơn cả đó là hoạt động thanh toán L/C xuất nhập khẩu của ngân hàng đã dần tạo được niềm tin trong lòng khách hàng về chất lượng dịch vụ. Có một số nguyên nhân dẫn đến thành công này như sau:

- Quy trình thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ được tiêu chuẩn hóa theo một mô hình và tiêu chuần hợp lý từ giai đoạn phát hành L/C cho đến giai đoạn kết thúc; thời gian phát hành một L/C cho khách hàng nhanh chóng, thủ tục đơn giản, rút ngắn thời gian thanh toán; quy trình thanh toán tự động đạt chuẩn; mỗi giai đoạn của một quy trình được kiểm duyệt cẩn thận đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro. Techcombank luôn là ngân hàng có uy tín tốt trong thanh toán quốc tế.

- Qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn từ khi thành lập đến nay, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm thanh toán L/C xuất nhập khẩu liên tục được nâng cao. Đặc biệt là phong cách giao dịch với khách hàng tận tình, văn minh, lịch sự, sẵn sàng

hướng dẫn khách hàng giải quyết vướng mắc trong khâu dự thảo, ký kết hợp đồng hay tư vấn cho khách hàng về các điều khoản trong thư tín dụng sao cho có lợi nhất cho khách hàng.

- Mạng lưới phòng giao dịch của Techcombank ngày càng được mở rộng, không chỉ tập trung ở những thành phố lớn mà cả khu vực nông thôn cũng được quan tâm, tạo thuận lợi trong việc cung cấp dịch vụ của ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế trong đó có thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C tới khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng luôn chú trọng việc xúc tiến, tăng cường mối quan hệ với các ngân hàng, Chi nhánh ngân hàng trong nước và ngoài nước, do vậy quan hệ thanh toán quốc tế được mở rộng. Mạng lưới thanh toán quốc tế rộng rãi đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán quốc tế của Techcombank nói chung và hoạt động thanh toán L/C xuất nhập khẩu nói riêng.

- Techcombank đã đưa ra nhiều chính sách khách hàng hợp lý, với mục tiêu mở rộng thị phần và thu hút khách hàng.

Nhìn chung hoạt động thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Techcombank đã thu được những kết quả đáng tự hào. Song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế mà ngân hàng cần khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đồng thời nâng cao doanh số, qua đó nâng cao doanh thu từ hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu cho ngân hàng.

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Về hạn chế

- Về khả năng cạnh tranh về dịch vụ thanh toán quốc tế nói chung với các ngân hàng khác: Techcombank thành lập chưa được lâu (13 năm) nên khi tiến hành hoạt động TTQT nói chung và phương thức L/C nói riêng còn nhỏ lẻ và chưa được khách hàng quan tâm. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường giao dịch với những ngân hàng có nghiệp vụ TTQT truyền thống như Vietcombank, Vietinbank,…

- Về cân đối giữa thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu: Quy mô hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của TCB chưa phát triển tương ứng với quy mô hoạt động thanh toán L/C hàng nhập khẩu. Sự mất cân đối giữa thanh toán L/C nhập khẩu và xuất khẩu dẫn đến thực tế là việc thanh toán L/C nhập khẩu dựa chủ yếu vào nguồn mua bán ngoại tệ và đi vay. Điều đó gây khó khăn không nhỏ cho NH trong việc cân đối ngoại tệ khi thị trường ngoại tệ khan hiếm.

- Về dự trữ ngoại tệ của TCB: Cơ chế về dự trữ nguồn ngoại tệ của TCB không ổn định. Trong một số giai đoạn thị trường ngoại tệ khan hiếm (ví dụ như năm 2008),

TCB đã lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán ngoại tệ khi doanh nghiệp mở L/C tại NH có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán cho đối tác nước ngoài.

- Về rủi ro trong kiểm tra chứng từ với L/C nhập khẩu và tư vấn khách hàng với L/C xuất khẩu: Vẫn có trường hợp thanh toán viên chưa hiểu rõ và vận dụng chưa chính xác quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ dẫn đến việc kiểm tra chứng từ với L/C nhập khẩu còn thiếu sót. Ngoài ra, việc tìm hiểu, cập nhật thông tin về tình hình kinh tế chính trị trên thế giới của cán bộ nhân viên TCB còn kém, đặc biệt là việc tìm hiểu các thông tin về khách hàng trong nước cũng như quốc tế còn chưa được chú trọng dẫn đến quá trình tư vấn cho khách hàng về L/C xuất khẩu chưa thực sự hiệu quả.

Việc gắn kết giữa khách hàng và cán bộ thanh toán là chưa cao. Tuy TCB có mạng lưới chi nhánh rộng nhưng cán bộ chuyên trách về TTQT quốc tế trên mạng lưới này chưa nhiều, khả năng nắm bắt nghiệp vụ và tư vấn cho khách hàng còn hạn chế.

- Về những lỗi kỹ thuật trong việc truyền thông tin: Khi thanh toán L/C xuất khẩu, TCB đóng vai trò là NH thông báo. Khi TCB không có quan hệ đại lý ở nước ngoài thì NH phải thực hiện điện, text. Tuy nhiên, đôi khi đường truyền của NH bị quá tải dẫn đến việc xác nhận mẫu chữ ký, SWIFTKEY sẽ rất khó khăn, gây chậm trễ cho KH, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

- Tại một số chi nhánh của TCB còn áp dụng quá ít loại L/C. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút khách hàng tại các chi nhánh này. Loại L/C phổ biến tại các chi nhánh là L/C không hủy ngang, L/C chuyển nhượng, L/C xác nhận để đảm bảo an toàn cho các bên tham gia. Các hình thức L/C khác như L/C tuần hoàn, L/C giáp lưng chưa được ngân hàng thực hiện.

Về nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

- Tình hình kinh tế thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, nhất là từ năm 2008 đến nay. Nền kinh tế Việt Nam theo đó cũng chịu những ảnh hưởng tiêu cực thể hiện ở: lạm phát tăng vọt, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, thị trường bất động sản xuống dốc… Nhằm hạn chế tác động của những yếu tố bất lợi đó, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước từng bước áp dụng một loạt chính sách vĩ mô, trong đó trọng tâm là chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng của nền kinh tế. Điều này đã khiến TCB gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng kinh doanh và quản lý dự trữ ngoại tệ để phục vụ TTQT.

- Cán cân thương mại của Việt Nam luôn ở mức nhập siêu. Do Việt Nam là một nước đang phát triển có nhu cầu nhập khẩu cao về tất cả các loại hàng hóa, cộng thêm việc Việt Nam gia nhập WTO khiến hàng rào thuế quan đối với hàng nhập khẩu được giảm mạnh khiến giá trị nhập khẩu vào Việt Nam luôn cao hơn giá trị xuất khẩu. Nếu trong năm 2003 thâm hụt thương mại vào khoảng 2,581 tỷ USD thì đến năm 2008 mức thâm hụt lên đến 12,782 tỷ USD, gấp 5 lần so với năm 2003. Năm 2009 mức thâm hụt là 15,412 tỷ USD, gấp 5,9 lần so với năm 2003. Việc cán cân thương mại mất cân đối như vậy ảnh hưởng nhiều đến sự mất cân đối trong thanh toán L/C nhập khẩu và xuất khẩu ở tất cả các NHTM, trong đó có Techcombank.

- Kiến thức kinh doanh của khách hàng trong việc thanh toán bằng L/C còn nhiều hạn chế. Khách hàng nhiều khi còn mắc sai sót về chính tả, địa chỉ, tên, thiếu chứng từ, chứng từ không đúng yêu cầu của L/C, giữa các chứng từ có mâu thuẫn với nhau,… Có nhiều trường hợp khách hàng không lường hết được những khó khăn trong giao hàng và thiết lập bộ chứng từ, hoặc chấp nhận L/C có những điều khoản bất lợi (phải có giấy chứng nhận của nhà nhập khẩu, phải xuất trình những chứng từ đặc biệt, …) mà trên thực tế họ không biết đó là những chứng từ gì và có khả năng lập được không. Việc khách hàng còn thiếu những kiến thức về nghiệp vụ TTQT bằng L/C khiến hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu qua TCB đôi khi chưa đạt được mong muốn của chính bản thân khách hàng.

Nguyên nhân chủ quan

- TCB chưa thực sự phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nên chưa có được những chiến lược ổn định thị trường trong nước, cân đối cung cầu ngoại tệ, bảo đảm nhu cầu thanh toán của ngân hàng.

- Techcombank chưa có các cơ chế quản lý thống nhất, thích hợp để đảm bào khả năng thanh toán như cơ chế về quản lý kinh doanh, dự trữ nguồn ngoại tệ, cơ chế quản lý hoạt động ngoại bảng về các cam kết thanh toán và bảo lãnh thanh toán với NH, cơ chế phát triển và quản lý rủi ro NH đại lý, cơ chế phối hợp giữa nghiệp vụ TTQT với quản lý tín dụng xuất nhập khẩu. Do đó, sự mất cân đối giữa thanh toán L/C nhập khẩu và xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguồn mua bán ngoại tệ hoặc đi vay.

- Các dịch vụ hỗ trợ thanh toán chưa được phong phú. Các loại hình hoạt động và hình thức dịch vụ còn đơn điệu, một chiều, chưa đa dạng hóa để giảm thiếu, phân tán rủi ro trong thanh toán bằng L/C và thu hút nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ thanh toán viên còn nhiều bất cập. Thêm vào đó, công tác hiện đại hóa công nghệ thanh toán qua ngân hàng chưa đồng bộ, kịp thời so với xu thế phát triển của TTQT khiến rủi ro thanh toán vẫn xảy ra.

- Công tác PR, Marketing chưa thực sự được ngân hàng chú trọng nên chưa thu hút, hấp dẫn được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu từ phía những NHTM lớn khác. Các sản phẩm dịch vụ mới chỉ mang tính chất phục vụ khi doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát sinh nhu cầu thanh toán tại các chi nhánh.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn thanh toán quốc tế thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 29 - 33)