Một số loại rủi ro thường gặp trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại NH Techcombank

Một phần của tài liệu tiểu luận môn thanh toán quốc tế thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)

trọng lớn trong tổng doanh số thanh toán quốc tế. Điều đó cho thấy, phương thức tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán an toàn, hiệu quả, được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Trong những năm gần đây, tuy doanh số có sự giảm sút do tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có nhiều biến động nhưng Techcombank vẫn duy trì được tỷ trọng thanh toán bằng L/C ở mức khá cao. Một số doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang các hình thức thanh toán khác như chuyển tiền, nhờ thu,… do tính tiện lợi của chúng song phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ vẫn được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

2.5 Một số loại rủi ro thường gặp trong thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại NH Techcombank Techcombank

2.5.1 Rủi ro kỹ thuật

Đối với thanh toán hàng nhập khẩu

- Rủi ro trong tiếp nhận và kiểm tra bộ chứng từ: Tại ngân hàng, hay xảy ra những lỗi chứng từ rất phổ biến như: liên quan đến số lượng chứng từ, nội dung chứng từ, thời hạn xuất trình chứng từ bị chậm trễ,… Hình thức cụ thể của lỗi chứng từ là: vận đơn đường biển không ghi ngày bốc hàng lên tàu, số tiền bằng chữ và bằng số ghi trên hối phiếu không khớp nhau,… hay cũng có thể là thanh toán viên chưa hiểu rõ và vận dụng chưa chính xác quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ.

- Rủi ro trong bảo lãnh ủy quyền nhận hàng và mở L/C trả chậm: NH ngày càng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh nhận hàng và nghiệp vụ mở L/C trả chậm, đây là phương thức cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Nhà nhập khẩu chỉ phải thanh toán sau một thời gian kể từ khi nhận hàng, tuy nhiên vì những lý do bất khả kháng mà việc thanh toán này bị chậm trễ, dẫn đến việc NH phải đứng ra xin gia hạn nợ cho khách hàng của mình với NH nước ngoài. Khi quá thời gian gia hạn nợ mà khách hàng không trả được thì NH buộc phải đứng ra thanh toán cho NH nước ngoài thay cho khách hàng. Các doanh nghiệp ở Việt Nam thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ nên TCB là người tài trợ chủ yếu cho các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua phương thức tín dụng chứng từ.

Đơn vị: tỷ USD

Năm Tổng số dư L/C chưa thanh toán Nợ quá hạn L/C

2007 75.29 4.79

2008 96.75 7.07

2009 62.18 3.85

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác Thanh toán quốc tế NHTM Techcombank giai đoạn 2007 – 2009

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tình hình nợ quá hạn tại Techcombank đang được giảm thiểu, tuy vậy tổng số dư L/C chưa thanh toán vẫn còn cao. Tổng số dư L/C chưa thanh toán giảm qua các năm, từ 75.29 tỷ USD năm 2007 xuống còn 62.18 tỷ USD năm 2009. Con số dư L/C chưa thanh toán cao vào năm 2008 là do lúc này, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng, kinh tế Việt Nam cũng bị trì trệ nên nhiều doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, dẫn đến chỉ tiêu nợ quá hạn L/C của ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, đến năm 2009, do nỗ lực của ban giám đốc Techcombank và các cán bộ thanh toán mà NH đã giảm được chỉ tiêu nợ quá hạn xuống còn 3.85 tỷ USD.

Tuy đã có những nỗ lực giảm rủi ro này nhưng trong thời gian tới khi nền kinh tế vẫn biến động mạnh, Techcombank phải thường xuyên theo dõi và đánh giá việc cấp tín dụng thông qua L/C trả chậm cho khách hàng để tránh tình trạng dư nợ L/C chưa thanh toán tăng quá cao.

Đối với thanh toán hàng xuất khẩu

Khi thanh toán hàng xuất khẩu, TCB đóng vai trò là NH thông báo. Khi TCB không có quan hệ đại lý ở nước ngoài thì NH phải thực hiện điện, text. Tuy nhiên, đôi khi TCB cũng gặp phải khó khăn khi đường truyền của NH bị quá tải. Vì vậy, việc xác nhận mẫu chữ ký, SWIFTKEY sẽ rất khó khăn, gây chậm trễ cho khách hàng, ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Đường truyền của NH đã đôi lúc gặp vấn đề này.

Rủi ro do trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của khách hàng

Sai sót thường gặp về chứng từ của khách hàng là sai sót về chính tả, địa chỉ, tên, thiếu chứng từ, chứng từ không đúng yêu cầu của L/C, giữa các chứng từ có mâu thuẫn với nhau,… hoặc khi khách hàng không lường hết được những khó khăn trong giao hàng và thiết lập bộ chứng từ, hoặc chấp nhận L/C có những điều khoản bất lợi (phải có giấy chứng nhận của nhà nhập khẩu, phải xuất trình những chứng từ đặc biệt, …) mà trên thực tế họ không biết đó là những chứng từ gì và có khả năng lập được không. Điều này là do L/C NH nước ngoài phát hành cho người hưởng là doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chứa nhiều điều khoản bất lợi nhưng họ lại không dám sửa đổi, lỗi này khiến thanh toán bị chậm trễ và khách hàng cũng bị mất phí khi tiến hành sửa sai.

2.5.2 Rủi ro đạo đức

Từ phía khách hàng

Một số nhà xuất khẩu nước ngoài cố tình không giao hàng, giao hàng thiếu, hàng không đúng chất lượng, chủng loại,… nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo, chứng từ giả tới NH phát hành để yêu cầu thanh toán.

Đối với nhà nhập khẩu, rủi ro đến với NH là nhà nhập khẩu yêu cầu mở L/C trên một hợp đồng thương mại giả, hay cố tình không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với NH mở L/C cho dù bộ chứng từ là phù hợp. Hoặc khách hàng là nhà nhập khẩu thấy bất lợi cho mình mà từ chối thanh toán (cố tìm lỗi trên bộ chứng từ).

Rủi ro có thể đến từ L/C trả chậm khi nhà nhập khẩu cố tình chiếm dụng tiền hàng, không thanh toán L/C hay có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của NH.

Một phần của tài liệu tiểu luận môn thanh toán quốc tế thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 27 - 29)