1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng giáo dục thể chất

30 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 638,5 KB

Nội dung

Lịch sử phát triển Bản chất của môn Bóng chuyền được dựa trên cơ sở một trò chơivận động, nó luôn được cải tiến trong quá trình tập luyện và thi đấu, vì vậy nó đã phát triển và trở thành

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 2

(HỌC PHẦN TỰ CHỌN)NGÀNH ĐÀO TẠO: ………

CHUYÊN NGÀNH: ………

1 Tên học phần: Giáo dục thể chất 2 (Bóng chuyền)

Mã số: BAS103

2 Số tín chỉ:

3 Trình độ: Cho sinh viên năm thứ 1

4 Phân bổ thời gian:

- Lý thuyết: 2 (tiết/tuần) x 1 (tuần) = 2 tiết

- Thực hành: 2 (tiết/tuần) x 14 (tuần) = 28 tiết

- Tổng số tiết thực dạy: 2 tiết + 28 tiết = 30 tiết

- Tổng số tiết chuẩn: 2 tiết + 28 tiết = 30 tiết chuẩn

5 Các học phần học trước: Giáo dục thể chất 1 (Thể dục + Điền

kinh)

6 Học phần thay thế, tương đương: Không

7 Mục tiêu của học phần:

Sau khi học xong học phần, sinh viên phải nắm được các kiến

thức, kỹ thuật động tác cơ bản của môn Bóng chuyền Qua đó vận

dụng vào trong tập luyện và thi đấu để nâng cao sức khỏe và phát

1 Sơ lược lịch sử phát triển môn bóng chuyền

2 Đặc điểm và tác dụng môn bóng chuyền

3 Nguyên lý kỹ thuật của môn bóng chuyền

4 Luật và phương pháp tổ chức thi đấu

PHẦN II – THỰC HÀNH

1 Tư thế chuẩn bị và di chuyển

2 Kỹ thuật chuyền bóng:

+ Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay

+ Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay

3 Kỹ thuật phát bóng:

+ Kỹ thuật phát bóng cao tay chính diện

+ Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt

9 Nhiệm vụ của sinh viên:

- Dự lớp > 80% tổng số thời lượng của học phần

- Trang phục gọn gàng

- Tham gia tập luyện ngoại khóa

10 Tài liệu học tập và tham khảo:

1 Bộ môn Giáo dục thể chất – Đại học KTCN; Bài giảng mônGiáo dục thể chất 2 (Bóng chuyền)

2 Đinh Văn Lẫm và các cộng sự; Giáo trình Bóng chuyền; NXBThể dục Thể thao; Hà Nội 2006

3 Liên đoàn Bóng chuyền Thế giới (FIVB); Luật Bóng chuyền;NXB Thể dục Thể thao; Hà nội 2009

4 Phạm Vĩnh Thông; Trò chơi vận động; NXB Đại học Quốc gia

Hà Nội; Hà Nội 1999

Trang 2

11 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm:

* Tiêu chuẩn đánh giá

12 Đề cương chi tiết và Lịch trình giảng dạy:

- Biên soạn: ĐAN THÀNH VINH AN THÀNH VINH

T/L học tập, tham khảo

Hình thức học

+ Lăn và ngã

2 Trò chơi vận động

3

1 Ôn tập tư thế chuẩn bị và di chuyển

2 Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng haitay

1 Ôn tập tư thế chuẩn bị và di chuyển

2 Ôn tập kỹ thuật chuyền bóng cao taybằng hai tay

3 Kiểm tra thường xuyên

Trang 3

2 Ôn tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay

1 Ôn tập tư thế chuẩn bị và di chuyển

2 Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt

2 Ôn tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay

3 Ôn tập kỹ thuật chuyền bóng thấp tay

4 Thi đấu

1-3 Thựchành

15

1 Ôn tập kỹ thuật phát bóng

2 Ôn tập kỹ thuật chuyền bóng cao tay

3 Ôn tập kỹ thuật chuyền bóng thấp tay

Môn thể thao Bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm

1895 do một giáo viên thể dục, ở thành phố Geliok-Massatrusets cótên là Wiliam Morgan nghĩ ra Lúc đầu môn thể thao này chỉ là mộttrò chơi đơn giản, không đòi hỏi nhiều thiết bị, tốn kém và thườngđược chơi nhiều trên các bãi biển Sau đó qua gần 30 năm (1896-1925) với nhiều lần cải tiến và nghiên cứu luật chơi thì Bóng chuyền

đã gần giống như ngày nay

1.2 Lịch sử phát triển

Bản chất của môn Bóng chuyền được dựa trên cơ sở một trò chơivận động, nó luôn được cải tiến trong quá trình tập luyện và thi đấu,

vì vậy nó đã phát triển và trở thành một môn thể thao mới

Từ năm 1895 đến năm 1920 Bóng chuyền là môn thể thao thút hútđược mọi tầng lớp, đặc biệt là lớp trẻ tập luyện, do đó phong trào đãphát triển rất nhanh, không chỉ ở châu Âu mà còn phát triển sangchâu Mỹ và châu Á

Trang 4

Bóng chuyền xuất hiện ở châu Mỹ Latinh và Canada năm 1900,

năm 1906 ở Puecôrricô , năm 1910 ở Pari, năm 1917 ở Brazil và

Uruguay

Bóng chuyền xuất hiện ở châu Á vào khoảng năm 1905 đến 1908

Lúc đầu vào Philippin, Nhật Bản và Trung Quốc

Bóng chuyền vào châu Âu theo con đường quân đội Mỹ Năm

1910 vào Pháp, năm 1914 vào Anh, năm 1920-1921 vào Liên Xô

(cũ), Tiệp Khắc, Ba Lan và nó phát triển rất nhanh chóng ở châu Âu,

đặc biệt là Liên Xô, Pháp và Tiệp Khắc

Do có sự phát triển rất nhanh của Bóng chuyền, cả về số lượng và

chất lượng ở hầu hết các nước và các châu lục trên Thế giới nên Bóng

chuyền có số lượng người tham gia tập luyện thường xuyên khoảng

trên 200 triệu người Do đó Bóng chuyền cần phải có một tổ chức

lãnh đạo thống nhất và được thi đấu trong các cuộc thi đấu thể thao

2 Quá trình phát triển môn Bóng chuyền

2.1 Quá trình phát triển kỹ chiến thuật môn Bóng chuyền

Bóng chuyền là môn thể thao được phát triển rất nhanh và rộng

khắp trên các châu lục, bên cạnh sự phát triển về số lượng các nước

tham gia tập luyện và thi đấu Bóng chuyền, thì kỹ thuật và chiến

thuật trong môn Bóng chuyền cũng được phát triển theo, điều này đã

làm cho Bóng chuyền ngày càng trở lên hấp dẫn hơn Năm 1922, ở

Mỹ lần đầu tiên Bóng chuyền chính thức được tổ chức giải vô địch và

cùng năm đó Bóng chuyền cũng được đề nghị đưa vào chương trình

Thế vận hội Olympic lần thứ 8 tại Pháp năm 1924 Cùng với mốc lịch

sử đó, trong chương trình các Thế vận hội Olympic những năm tiếp

theo và trong các lần Đại hội TDTT sinh viên thế giới, bóng chuyền

luôn là môn thể thao thi đấu chính thức

Do Bóng chuyền ngày càng được thi đấu trong các Đại hội TDTTkhu vực, châu lục và thế giới; trong chương chình Thế vận hội và cảtrong đại hội TDTT của sinh viên, chính vì vậy đòi hỏi phải có một tổchức để quản lý và lãnh đạo phong trào Bóng chuyền Năm 1947,mốc lịch sử quan trọng nhất của bóng chuyền thế giới và việc thànhlập Liên đoàn bóng chuyền Quốc tế tại Pari (Pháp) viết tắt là FIVB.Trong đó có các thành viên tham gia như: Liên Xỗ (cũ), Tiệp Khắc,

Ba Lan, Nam Tư, Ý, Rumani, Hà Lan, Bỉ, Brazil, Hy Lạp, Chi Lê, AiCập và Nam Phi Sự kiện thành lập Liên doaanf bóng chuyền Quốc tếchứng tỏ sự thừa nhận bóng chuyền là môn thể thao mang ý nghĩaquốc tế rộng khắp

Từ khi có Liên đoàn bóng chuyền Quốc tế thì các giải vô địchbóng chuyền thế giới và các châu lục được tổ chức liên tục vào cácnăm Sự phát triển lớn mạnh của bóng chuyền thế giới và tính chất,quy mô các giải thi đấu đã thực chất đánh giá đúng sự phát triển củamôn bóng chuyền

Sau đây là một số nét khái quát về các giải thi đấu lớn của bóngchuyền thế giới:

- Giải vô địch bóng chuyền thế giới năm 1949 tại Praha (TiệpKhắc) có 10 đội tham gia và đội Liên Xô (cũ) vô địch

- Giải vô địch bóng chuyền thế giới năm 1952 tại Matsxcơva(Liên Xô (cũ)) có 11 đội nam và 8 đội nữ tham gia Kết quả 2 độinam và nữ Liên Xô (cũ) vô địch

- Giải vô địch bóng chuyền thế giới năm 1956 tại Pari (Pháp) đã

có 24 đội nam và 17 đội nữ tham gia Kết quả 2 đội nam và nữ Liên

Xô (cũ) vô địch

- Tiếp sau đó là: Năm 1960 tổ chức tại Brazil và năm 1963 ở NhậtBản, …

Trang 5

Cho đến nay Liên đoàn bóng chuyền Quốc tế đã có trên 100 nước

tham gia Do vậy quy mô tổ chức giải bóng chuyền thế giới ngày

càng lớn và kỹ chiến thuật ngày càng được phát triển ở trình độ cao

và cứ 4 năm giải vô địch bóng chuyền thế giới được tổ chức một lần

Vào năm 1948 giải bóng chuyền châu Âu lần đầu tiên được tổ

chức tại Ý; tiếp theo đó, năm 1950 giải bóng chuyền châu Âu lần thứ

2 được tổ chức tại Soophia (Bungari), năm 1953 giải lần thứ 3 được

tổ chức tại Pari (Pháp), năm 1955 giải lần thứ 4 được tổ chức tại

Bucaret (Hungari), và năm 1958 giải lần thứ 5 được tổ chức tại Praha

(Tiệp Khắc)… Trong lúc đó, ở các châu lục khác như châu Mỹ, châu

Á các giải bóng chuyền cũng được tổ chức nhưng quy mô, tính chất

và số lượng các đội tham gia, trình độ thể lực, kỹ chiến thuật còn hạn

chế, chỉ có một số nước có trình độ bóng chuyền phát triển tham gia

thi đấu như: ở châu Mỹ có Brazil, Cuba, Peru,… Châu Á có Trung

Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,… Tuy nhiên vào những năm 1959 giải

bóng chuyền 3 châu lục được tổ chức tại Pari (Pháp), lúc này trình độ

bóng chuyền vẫn là thế mạnh của các đội bóng châu Âu Sau các đội

châu Âu như: Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc, Bungari, Ba Lan, Pháp, Thổ

Nhĩ Kỳ có Trung Quốc và Brazil

Bên cạnh sự phát triển của bóng chuyền ở các châu lục khác nhau

thì trong từng khu vực người ta cũng đánh giá sự phát triển của bóng

chuyền ở châu Âu và cũng tổ chức được các giải vô địch bóng

chuyền Đông và Tây Âu Ở châu Mỹ tổ chức được giải bóng chuyền

vô địch Bắc Mỹ, Nam Mỹ và vùng biển Caribe Ở châu Á bóng

chuyền cũng được tổ chức ở khu vực Đông Nam Á

Ngoài ra các giải bóng chuyền khác cũng thường xuyên được tổ

chức như: Giải bóng chuyền thanh niên thế giới, giải bóng chuyền vô

địch trẻ thế giới, … Các hình thức, tính chất, quy mô tổ chức các giải

đấu này ngày càng được nâng cao và phát triển mạnh Số lượng cácnước là thành viên của Liên đoàn bóng chuyền Quốc tế tham gia tậpluyện và thi đấu bóng chuyền ngày càng lớn Chính vì vậy vào năm

1963, Liên đoàn bóng chuyền Quốc tế đã tổ chức rất nhiều giải đấuquốc tế để chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic năm 1964 tại Tokyo(Nhật Bản) Tại Thế vận hội này đã có một số nước đưa ra thửnghiệm loại hình chiến thuật phát bóng và sắp xếp đội hình thi đấutheo nguyên tắc 5-1 Điều này lại một lần nữa khẳng định vị trí củabóng chuyền trên phạm vi quốc tế

Trong thời điểm này trình độ thể lực, kỹ chiến thuật bóng chuyềncũng đã được quan tâm và phát triển khá mạnh trên thế giới Songmột điều bất ngờ tại Thế vận hội 1964 tại Tokyo (Nhật Bản) là đội nữNhật Bản đã đưa ra thể nghiệm kỹ thuật phát bóng “bay” và trở thànhđội vô địch Thế vận hội Phát bóng “bay” xuất hiện đã đánh dấu mộtbước phát triển mới của kỹ thuật bóng chuyền hiện đại

Do kỹ thuật, chiến thuật ở giai đoạn này có sự phát triển mạnhtheo các trường phái khác nhau, đã làm cho công tác huấn luyện mônbóng chuyền phải luôn thay đổi cho phù hợp với xu thế mới Nhữngnăm tiếp theo, các phương tiện huấn luyện môn bóng chuyền đã đượccải tiến và hiện đại về trang thiết bị, dụng cụ Do vậy bóng chuyềncàng có điều kiện phát triển mạnh mẽ như: Về kỹ thuật, xuất hiện tấncông hang sau, chắn bóng bậc thang, … Các hệ thống chiến thuật nhưtấn công 3 người, chiến thuật phòng thủ số 6 cơ động cũng được pháttriển rộng rãi, … nhiều vận động viên có trình độ thể lực cao củabóng chuyền hiện đại như về sức bật, khả năng thi đấu trong thời giandài,…

Trong những năm gần đây bóng chuyền thế giới đã có sự pháttriển mạnh mẽ và đồng đều ở khắp các châu lục, nhiều kỹ thuật thi

Trang 6

đấu mới, hiện đại có hiệu quả cao đã được ứng dụng như: Kỹ thuật

bật nhảy phát bóng, kỹ thuật đập bóng sau đầu người chuyền 2 với

một chân giậm nhảy,… đã làm cho bóng chuyền đạt tới trình độ

đỉnh cao của nghệ thuật thi đấu Điề này không chỉ đem lại hiệu quả

thi đấu mà còn hấp dẫn người hâm mộ

2.2 Quá trình phát triển của luật thi đấu bóng chuyền

Cùng với sự phát triển về kỹ thuật, chiến thuật và thể lực của các

vận động viên bóng chuyền thì Luật thi đấu cũng luôn luôn được cải

tiến, thay đổi và bổ sung cho phù hợp với trình độ phát triển

Năm 1895, khi mới xuật hiện lần đầu môn thể thao bóng chuyền

thì chưa có điều luật thi đấu, mà chỉ có những quy định đơn giản ban

đầu của những người tham gia như một trò chơi

Năm 1896, lần đầu tiên môn thể thao này được tổ chức thi đấu và

các quy định cũng hết sức đơn giản

Năm 1897, Luật thi đấu môn bóng chuyền được xuất hiện lần đầu

tiên tại Mỹ với nhưng quy định đơn giản và cụ thể như:

- Diện tích sân là: 7,5m x 15,1m

- Chiều cao lưới thi đấu là 1,98m

- Số cầu thủ không hạn chế,…

Đến năm 1900, một số điều của Luật này đã thay đổi, như điểm

kết thúc của mỗi hiệp là 21; chiều cao của lưới là 2,13m, vạch biên là

phần của sân

Năm 1912, một số điều luật tiếp tục được cải tiến và thay đổi

Ví dụ: Diện tích sân thi đấu là 10,6m x 18,2m, chiều cao của

lưới là 2,28m, sau khi mất quyền phát bóng thì các đối thủ phải đổi

chỗ,…

Trình độ ngày càng cao đòi hỏi Luật cũng phải thay đổ cho phù

hợp với thực tế thi đấu

- Năm 1917, chiều cao lưới là 2,43m, hiệp đấu kết thúc là 15điểm

- Năm 1918, đội hình thi đấu trên sân giới hạn là 6 người

- Năm 1921, có them đường giữa sân

- Năm 1922, quy định mỗi cầu thủ chỉ được chạm bóng 1 lần và

cả đội được chạm bóng 3 lần

- Năm 1923, diện tích sân là 9,1m x 18,2m Khi tỷ số hiệp đấu là14-14, đội nào hơn 2 điểm trước là đội đó thắng cuộc

Các điều luật thay đổi và bổ sung có tác dụng trực tiếp để thay đổi

kỹ chiến thuật và thể lực phát triển

Đến năm 1934 tại hội nghị đại biểu các Liên đoàn bóng chuyềncác quốc gia ở Stockhom (Thủy Điển) đã quyết định thành lập Ủyban kỹ thuật Đề nghị này được thong qua tại Becslin (Đức) năm

1936 và do ông Ravich Maclopski người Ba Lan làm chủ tịch Ủyban có 13 nước châu Âu, 5 nước châu Mỹ và 4 nước châu Á tham gia

và đi đến một quyết định lấy các điều luật cơ bản của Mỹ làm cơ sở

và thay đổi một số điều luật cho phù hợp như:

- Lấy đơn vị mét (m) làm đơn vị đo lường

- Phần thân thể chạm bóng hợp lệ được tính từ thắt lưng trở lên

- Cầu thủ chắn bóng không được chạm bóng 2 lần

- Chiều cao lưới của VĐV nam là 2,43m và lưới nữ là 2,24m

- Vị trí phát bóng bị thu hẹp lạiNăm 1949 luật bóng chuyền tiếp tục được thay đổi như: mỗi hiệpđấu được tạm nghỉ 3 lần và cho phép được chắn bóng tập thể

Năm 1951 có đường hạn chế tấn công và được phép đổi vị trí saukhi phát bóng

Năm 1952, số lần tạm dừng rút xuống còn 2 lần

Trang 7

Năm 1957, giảm số lần thay đổi người trong một hiệp từ 12 xuống

còn 4 lần Thời gian quy định thay người từ 60s xuống còn 30s,

không được làm khuất cầu thủ phát bóng

Năm 1961, cho phép tăng số lần thay người trong 1 hiệp đấu lên 6

lần

Mãi tới năm 1964, khi bóng chuyền chính thức được đưa vào Thế

vận hội thì luật bóng chuyền vẫn không ngừng được thay đổi, bổ

sung và hoàn thiện

Năm 1965, cho phép qua tay chắn bóng và người chắn bóng được

phép chạm bóng lần hai

Năm 1972, thời gian quy định cho phát bóng là 5s, cho phép VĐV

giẫm lên đường giữa sân, cọc giới hạn được đưa vào hai đầu lưới

phạm vi sân

Trong những năm tiếp theo thì những điều luật cũng được Liên

đoàn bóng chuyền Quốc tế thay đổi và hoàn thiện như: Cầu thủ hàng

trên được phép chắn bóng ở những quả phát bóng đầu tiên, tấn công

hàng sau không được bật nhảy trong khu vực tấn công, cầu thủ hàng

sau không được đánh bóng tay cao hơn mép trên của lưới… Cho đến

nay, mặc dù bóng chuyền thế giới đã phát triển đến đỉnh cao của nghệ

thuật thi đấu và sức hấp dẫn của nó đã lan rộng khắp thế giới thì các

điều luật vẫn tiếp tục được Liên đoàn bóng chuyền Quốc tế bổ sung

và thay đổi

Năm 1990, cầu thủ hàng trên không được chắn bóng từ quả phát

bóng đầu tiên, điểm của mỗi hiệp là 17, riêng hiệp quyết thắng thứ 5

đánh theo luật luân lưu (thắng trong một pha bóng thì được điểm và

được quyền phát bóng và ngược lại) Ở tỷ số 16 đều, đội nào hơn 1

điểm thì đội đó thắng cuộc

Năm 1992, cuộc cách mạng về luật đã làm cho bóng chuyền càngphát triển mạnh Một số điều luật đặc trưng như:

- Phần thân thể chạm bóng hợp lệ được tính từ khớp gối trở lên

- Ở quả chuyền thứ nhất trong đỡ đập và đỡ phát bóng, đấu thủđược chạm 2, 3 lần liên tiếp trong cùng một động tác mà thời gianbóng nằm không lâu trên cơ thể

- Các cầu thủ tấn công không được nâng, cầm, đẩy, vít bóng

- Trong động tác đập bóng, cầu thủ đã hoàn thành động tác màbóng bay ra ngoài khu vực phòng thủ, sau đó cầu thủ này chạm lướithì cầu thủ này không phạm luật

- Điểm kết thúc từ hiệp 1 đến hiệp 4 là 17, riêng hiệp quyết thắng(hiệp 2) vẫn đánh theo luật luân lưu, song phải hơn 2 điểm mới thắng

Từ năm 1999 trở lại đây, do xu thế phát triển mạnh của bóngchuyền hiện đại lên luật bóng chuyền trong nhà cũng đã có nhữngthay đổi tương ứng:

- Điểm thi đấu của 1 hiệp được tăng lên là 25 điểm, thi đấu theothể lức luân lưu (thắng điểm trực tiếp) Đội thắng 1 hiệp là đội được

25 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm Nếu 2 đội có số hiệpthắng là 2 đều thì hiệp quyết thắng (hiệp 5) thi đấu tới 15 điểm và độithắng là đội được 15 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm

- Cầu thủ được đánh bóng bằng bất cứ bộ phận nào của cơ thể(Không được phạm lỗi dính bóng và chạm bóng 2 lần trừ chắn bóng)

- Cho phép sử dụng cầu thủ Libero (Cầu thủ chuyên phòng thủ) đểlàm cho thi đấu bóng chuyền thêm hấp dẫn và quyết liệt

3 Quá trình phát triển môn bóng chuyền ở Việt Nam.

Bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm 1922 Tuy

là nước phát triển sau, chậm và phải trải qua những bước thăng trầmcủa lịch sử nhưng bóng chuyền vẫn được duy trì và phát triển

Trang 8

Giai đoạn đầu của sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền ở

nước ta, nó cũng mang bản sắc vùng gần giống một số nước trong

khu vực Trong giai đoạn này bóng chuyền chỉ được phổ biến trong

một số học sinh người Hoa, ở một số thành phố lớn Dưới sự thống trị

của thực dân phong kiến, bóng chuyền nước ta không được phát triển

Tháng 3 năm 1946, Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục và

được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng Ngoài một số thành phố lớn thì

bóng chuyền đã được phát triển ở nông thôn Trong giai đoạn này

bóng chuyền đã được tổ chức thi đấu giữa các tỉnh

Ví dụ: Liên khu 3 cho các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên và Hải

Dương; Liên khu 5 cho các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, …

Tuy trong giai đoạn này bóng chuyền được phát triển mạnh,

nhưng nhìn chung trình độ kỹ, chiến thuật còn đơn giản, chúng ta

chưa có những thông tin của Quốc tế

Sau hòa bình lập lại năm 1954 bóng chuyền mới có điều kiện để

phát triển Lúc này bóng chuyền được phát triển rất mạnh trong lực

lượng vũ trang, mà tiêu biểu là đội bóng chuyền của đoàn Thể Công,

nòng cốt của đội tuyển quốc gia sau này Trong giai đoạn này bóng

chuyền vẫn phát triển một cách tự phát, chưa có một sự chỉ đạo

chung

Để cho bóng chuyền Việt Nam phát triển đúng hướng và hiệu

quả, lúc này đồi hỏi phải có một tổ chức lãnh đạo và thống nhất

chung trong quản lý, lãnh đạo phong trào Do vậy, tháng 3 năm 1957,

Hội bóng chuyền Việt Nam được thành lập Sự kiện này là một bước

ngoặt lớn của bóng chuyền nước ta trong thời kỳ mới Hội bóng

chuyền Việt Nam là một tổ chức trực tiếp đứng ra tổ chức lãnh đạo và

quản lý phong trào bóng chuyền nước ta Cũng năm đó chúng ta đã

mời chuyên gia nước ngoài giúp trong việc đào tạo cán bộ bóng

chuyền Chúng ta đã tổ chức được một số giải thi đấu như: Giải hòabình, Thống nhất mùa xuân, … và tháng 10/1957 đội tuyển nam nước

ta được thành lập để tham dự giải 4 nước, trong đó có: Trung Quốc ,Triều Tiên, Mông Cổ và Việt Nam Tuy còn non trẻ nhưng các VĐVnước ta lần đầu tiên đã được tiếp xúc với những kỹ thuật mới củabóng chuyền quốc tế Đó cũng là thời kỳ đánh dấu những bước khởiđầu của bóng chuyền nước ta Phong trào ngày càng phát triển cả vềchiều rộng và chiều sâu Chúng ta tiếp tục mời các đội bóng quốc tếvào Việt Nam thi đấu

Năm 1959, Hội bóng chuyền Việt Nam mời các đội tuyển bóngchuyền nam, nữ Bungari và Mông Cổ sang thi đấu hữu nghị Được cọxát quốc tế, vào thời gian này trình độ bóng chuyền nước ta đã cóbước phát triển nhanh về kỹ thuật, chiến thuật và thể lực Trong nướcchúng ta bắt đầu tổ chức giải bóng chuyền hạng A miền Bắc gồm 8đội nam và 8 đội nữ tham gia Ngoài ra chúng ta còn tổ chức đượccác giải nông thôn dành cho khu vực nông nghiệp

Năm 1962, Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam gia nhập Liên đoànBóng chuyền Quốc tế

Năm 1963, chúng tat ham gia đại hội thể thao Ganêpho lần thứnhất tại Inđônêxia

Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ tại miền Bắc, cùng với cảnước, thể thao nới chung và bóng chuyền nói riêng đã chuyển sangthời kỳ mới, tuy vậy chúng ta vẫn tổ chức được một số giải lớn như:Giải hạng A, giải dành cho miền núi, …

Năm 1966, đội tuyển bóng chuyền của nước ta tham gia Đại hộiGanêpho châu Á lần 2 tại Cambuchia Trong thời kỳ chiến tranhchống Mỹ, mặc dù điều kiện tập luyện bị hạn chế, nhưng bóngchuyền vẫn được duy trì Đến năm 1973, bóng chuyền lại được khôi

Trang 9

phục và phát triển, chúng ta tổ chức giải hạng A với sự tham gia của

24 đội nam, nữ Đặc biệt giai đoạn này bóng chuyền nữ nước ta đã

tham gia giải bóng chuyền trẻ các nước XHCN tại Triều Tiên

Nhìn chung từ khi bóng chuyền xuất hiện ở nước ta, cho đến giai

đoạn này, phong trào bóng chuyền luôn được duy trì và đã có bước

phát triển khá mạnh Mạc dù các cầu thủ của ta đã có những tiến bộ

đáng kể về kỹ, chiến thuật Song còn nhiều mặt bị hạn chế do chiến

tranh ở hai miền Nam Bắc

Sự kiện 30/4/1975, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt

Nam, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước Đây là một thuận

lợi cho TDTT nói chung và bóng chuyền nói riêng Được sự quan

tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư phát triển, chúng ta có điều kiện tổ

chức được nhiều loại giải khác nhau từ trung ương đến các cơ sở địa

phương Bộ môn bóng chuyền của Tổng cục TDTT được thành lập là

cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng lãnh đạo, tổ chức và quản lý

phong trào bóng chuyền của cả nước Chúng ta đã xây dựng kế hoạch

thi đấu định kỳ cho các giải bóng chuyền hạnh A1, A2, B hàng năm;

Ngoài ra chúng ta còn tổ chức được giải bóng chuyền trẻ, giải bóng

chuyền các ngành, công đoàn, lực lượng vũ trang, các trường Đại

học,… Thời kỳ này bóng chuyền nước ta đã có sự phát triển mạnh,

trình độ ngày càng được nâng cao Thông qua giải hạng A, chúng ta

đã chọn được một số đội nam, nữ mạnh tham gia thi đấu giải các đội

mạnh toàn quốc Qua thi đấu chúng ta đã tuyển chọn được đội tuyển

bóng chuyền nam, nữ quốc gia tham gia tập luyện và thi đấu quốc tế

Một sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn của bóng chuyền Việt Nam

là tổ chức Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam ra đời năm 1991 Cùng

với cơ quan quản lý Nhà nước đã có là Bộ môn Bóng chuyền Tổng

cục TDTT (nay là Ủy ban TDTT) Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam

đã không ngừng tạo mọi điều kiện cho phong trào bóng chuyền nước

ta luôn luôn phát triển Chúng ta đã xây dựng được kế hoạch thi đấuđịnh kỳ cho từng năm, nhiều năm và phương hướng phát triển chobóng chuyền những năm tiếp theo

Những năm gần đây bóng chuyền Việt Nam đã có những thànhviên tham gia vào hội đồng trọng tài quốc tế, tạo điều kiện cho bóngchuyền nước ta phát triển và hội nhập

Bóng chuyền hiện đại có xu thế ngày càng phát triển đạt tới đỉnhcao của nghệ thuật thi đấu thể thao Bên cạnh chiều cao của các VĐVbóng chuyền ngày càng phát triển, thì các mặt khác như trình độ kỹthuật điêu luyện, chiến thuật đa dạng, biến hóa nhanh, trình độ thể lựctốt và tâm lý vững vàng đã làm cho bóng chuyền ngày càng trở lênhấp dẫn trên toàn thế giới Chính sự phát triển về trình độ bóngchuyền cao như vậy, do đó trong công tác huấn luyện đã nổi lên một

số đặc trưng lớn của bóng chuyền hiện đại đó là:

- Xu hướng chuyên môn hóa cao trong từng vị trí của VĐV bóngchuyền

- Xu hướng tấn công nhanh và mạnh gây yếu tố bất ngờ

- Xu hướng tăng cường tấn công hàng sau

- Bật nhảy phát bóng mạnh

Thực tế trong thi đấu cho thấy, trong những năm gần đây, nhiềutrận thi đấu bóng chuyền bị kéo dài do trình độ cao và tương đươnggiữa hai đội Chính vì thế một số điều Luật thi đấu đã được Liênđoàn Bóng chuyền Quốc tế thay đổi và bổ sung cho phù hợp với thờigian thi đấu của một trận, nhằm mục đích tăng tốc độ thi đấu và tínhhấp dẫn của bóng chuyền hiện đại

Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền trên Thế giới.

Trang 10

- Ngày nay đa số các nhà sử học đều cho rằng, môn bóng chuyền

được xuất hiện đầu tiên ở Mỹ vào năm 1895, do một giáo viên thể

thao tên là Uyliam Moócgân nghĩ ra Ông đã dùng lưới quần vợt mắc

cao 6 bộ (1bộ = 0,3248m) và dùng ruột quả bóng rổ để chuyền qua

lưới

- Năm 1897 lần đầu tiên luật Bóng chuyền ra đời gồm 10 điều có

những nội dung sau: Đánh dấu sân, trang phục, kích thước sân, kích

thước lưới, bóng, tính điểm, thời gian thi đấu, bóng rơi vào vạch giới

hạn là phạm luật, không hạn chế số lượng người chơi

- Từ năm 1895-1920 bóng chuyền dần dần được du nhập vào các

nước khác và được phát triển rộng rãi ra các châu: Mỹ, Âu, Á Trong

quá trình đó Luật Bóng chuyền cũng được thay đổi và hoàn thiện dần.

- Năm 1912: Diện tích sân là 35 pút x 60 pút (10,6m x 18,2m )

chiều cao lưới là 7,5 pút (2,28 m )

- Năm 1917: Chiều cao lưới được nâng lên 8 pút (2,43 m)

- Năm 1918: Đội hình mỗi đội có 6 người, điểm mỗi hiệp là 15

- Năm 1921, 1922, 1923 có thêm đường kẻ giữa sân, mỗi đội chỉ

được chạm bóng 3 lần, diện tích sân bóng chuyền là 30 pút x 60 pút (9,1

m x 18,2 m)

- Năm 1925: Khi tỷ số 14-14 đội nào hơn 2 điểm trước thì đội đó

thắng hiệp đó

- Năm 1922 tại Brooklyn (Mỹ) chính thức tổ chức giải vô địch

bóng chuyền và quyết định đưa môn Bóng chuyền vào chương trình

Thế vận hội lần thứ VIII sẽ tổ chức vào năm 1924 tại thủ đô Pari

(Pháp)

- Năm 1929-1939 kỹ thuật và chiến thuật có những bước tiến

nhảy vọt Chắn bóng tập thể xuất hiện, thúc đẩy sự phát triển các hình

thức tấn công mới Bóng chuyền trở thành môn thể thao mang tính

tập thể hơn Điều đó được thể hiện rất rõ trong cách sắp xếp các đấuthủ trên sân, trong việc tổ chức tấn công và phòng thủ, trong việcyểm hộ người chắn bóng và người đập bóng Năm 1934 tại cuộc họp

ở Stốckhôm (Thụy Điển), hội nghị đã đề nghị thành lập Uỷ ban kỹthuật bóng chuyền Chủ tịch là Ông Ravích Máclốpsky (Chủ tịch Hộibóng chuyền Ba Lan), thành phần tiểu ban gồm 13 nước Châu Âu, 5

nước châu Mỹ và 4 nước châu Á Tiểu ban đã quyết định lấy Luật Bóng chuyền của Mỹ làm cơ sở cho luật thi đấu bóng chuyền và có

thay đổi một số điều như :

- Lấy đơn vị mét làm đơn vị đo lường chính thức

- Phần thân thể chạm bóng chỉ tính từ thắt lưng trở lên

- Đấu thủ chắn bóng không được chạm bóng lần thứ hai, khi chưa

Tháng 9/1949, tại Praha (Tiệp Khắc) tổ chức Giải Vô địch Bóngchuyền thế giới lần thứ nhất cho các đội nam và vô địch Châu Âucho các đội nữ Hai đội bóng chuyền nam nữ của Liên Xô đều giànhchức vô địch Thời kỳ 1948/1968 bóng chuyền phát triển rất mạnhtrên toàn Thể giới Các giải vô địch Thế giới, vô địch Châu Âu, cúpChâu Âu được tiến hành thường xuyên và ngày càng thu hút nhiềuđội đại biểu các nước tham gia Năm 1964, bóng chuyền chính thứcđược đưa vào chương trình Thế vận hội ở Tôkyô (Nhật Bản), đội

Trang 11

bóng chuyền nam Liên Xô và đội bóng chuyền nữ Nhật Bản giành

chức vô địch Luật Bóng chuyền vẫn không ngừng hoàn thiện Trong

thời gian này kỹ, chiến thuật bóng chuyền cũng được phát triển cao

Kỹ thuật đập bóng giãn biên, đập nhanh, đập lao, đập trên tay

chắn xuất hiện Chiến thuật tấn công cũng phát triển như chiến thuật

tấn công 2 chuyền phối hợp với động tác giả Chiến thuật tấn công 3

người do hàng sau đan lên tổ chức (chuyền 2), chiến thuật tấn công

“đan chéo”, “đập chồng”, đập với động tác giả

Chiến thuật phát bóng cũng đã xuất hiện trong thời kỳ này, đặc

biệt là lối phát bóng cao tay nghiêng mình bay của đội bóng chuyền

nữ Nhật Bản Ở giải vô địch thế giới năm 1966 cho thấy sự tiến bộ

của nhiều đội Tranh giải thứ hạng cao của giải có 5-7 đội, không có

đội nào trong giải không có trận thua Ngang hàng với các đội mạnh

nhất Thế giới như Liên Xô, Tiệp Khắc, Rumani còn có các đội

CHDC Đức, Nhật Bản Trình độ điêu luyện của các VĐV các đội

CHND Trung Hoa, CuBa, Braxin cũng tăng lên rõ rệt, chiến thuật

tấn công cũng trở nên đa dạng hơn

- Đến năm 1976 số lượng các đội bóng chuyền nam, có thể tranh

giải cao tương đối ổn định Vô địch thế giới, vô địch thế vận hội

Olympic, vô địch châu Âu vào giai đoạn này là các đội Liên Xô, Tiệp

Khắc, Nhật Bản, Ba Lan

Dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Bóng chuyền Thế giới hiện tiến

hành các giải thi đấu sau:

- Giải bóng chuyền trong chương trình Thế vận hội Olympic 4

năm / 1 lần

- Giải vô địch Thế giới 4năm / 1lần

- Cúp Thế giới 4 năm / 1lần

- Giải vô địch trẻ châu Âu 2 năm / 1 lần

- Vô địch châu Âu 2 năm / 1 lần; Cúp các đội vô địch cho các độiđoạt cúp châu Âu hàng năm giành cho các đội câu lạc bộ Bóngchuyền trở nên một trong những môn thể thao hàng đầu của Thế giới,năm 1983 Liên đoàn Bóng chuyền Thế giới có 146 nước thành viên

đã chứng minh rõ điều này

1.2 Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền ở Việt Nam qua các thời kỳ:

Môn bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên ở nước ta vào năm

1922 Tuy gặp rất nhiều khó khăn và trải qua nhiều bước thăng trầmcủa lịch sử đất nước, môn bóng chuyền vẫn không ngừng được duytrì, củng cố và phát triển Bóng chuyền Việt Nam đã tồn tại và pháttriển qua các thời kỳ:

Chiều dài sân : 18m - rộng: 9m Khu phát bóng: 1,2 m Lướibóng chuyền của nam cao 2,4 m, của nữ là 2,2 m Số điểm thi đấucủa mỗi hiệp là 21 Các cầu thủ trong đội được đánh 4 chuyền Nếuphát bóng rơi vào khu phát bóng của đối phương thì được 2 điểm.Trận thi đấu bóng chuyền đầu tiên được tổ chức giữa người Hoa ở HàNội và Hải Phòng năm 1927 Dưới ách thống trị của thực dân phongkiến, phong trào bóng chuyền nước ta không phát triển được

Trang 12

1.2.2 Từ Cách mạng tháng Tám đến 1954

Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền nhân dân ra đời

Bác Hồ kính yêu ra “ lời kêu gọi tập Thể dục” và được toàn dân

nhiệt liệt hưởng ứng Một số môn thể thao được hình thành, bóng

chuyền đã được phát triển ở các vùng nông thôn và nhân dân đã tập

luyện đông đảo Trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,

bóng chuyền trở thành môn thể thao chủ yếu trong các cơ quan kháng

chiến ở Việt Bắc, ở khu 5 và trong các đơn vị bộ đội Bóng chuyền

đã góp phần rèn luyện sức khoẻ, làm phong phú đời sống văn hoá của

nhân dân ta

1.2.3 Từ năm 1954 đến năm 1964

Sau hoà bình lập lại môn bóng chuyền có nhiều điều kiện thuận

lợi để phát triển Tháng 3/1957 Hội Bóng chuyền Việt Nam ra đời

lãnh đạo phong trào bóng chuyền nước ta, tổ chức các giải Hoà bình

-Thống nhất, giải Mùa xuân 1957 để động viên cổ vũ phong trào

Ngày 10/06/1961 Hiệp hội Bóng chuyền Việt Nam được thành

lập Cũng trong năm này, trường huấn luyện TDTT Trung ương được

thành lập, trong đó có 2 đội bóng chuyền nam - nữ, đồng thời mời

chuyên gia Liên Xô sang giúp đỡ đào tạo cán bộ Khoá học sinh đầu

tiên của Trường trung cấp Thể dục Thể thao ra đời, trong đó có cán

bộ môn Bóng chuyền

- Tháng 7 năm 1963, Hội nghị về phương hướng huấn luyện của

bóng chuyền Việt Nam được tổ chức tại Thái Bình

- 1963 tham gia Đại hội Ganêfo lần thứ nhất tại Inđônêxia

- 1964 Ủy ban TDTT phong cấp kiện tướng và cấp I đầu tiên cho

VĐV bóng chuyền, trong thời kỳ này bóng chuyền nước ta đã tiến

nhanh về nhiều mặt

1.2.4 Từ 1964 đến 1975.

Sau sự kiện ngày 5 tháng 8 năm 1964, miền Bắc nước ta bước

vào cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, phong tràoTDTT nói chung và bóng chuyền nói riêng tạm thời thu hẹp vàchuyển sang thời chiến

- Tháng 3 năm 1965, tổ chức hội nghị Bóng chuyền tại HảiDương nhằm xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển môn Bóngchuyền trong thời chiến

- Năm 1966, đội tuyển bóng chuyền nước ta tham gia Ganêfochâu Á tại Campuchia và đứng thứ 3 (nam và nữ ) Năm 1969 giảibóng chuyền đại biểu các nghành lần thứ nhất được tổ chức tại HàNội, đồng thời các giải hạng A và B vẫn được duy trì nhằm củng cố

và khôi phục phong trào

- Năm 1970 - 1972, giặc Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoạimiền Bắc với quy mô ác liệt và mạnh mẽ hơn, nhưng chúng đã thấtbại Chỉ sau 8 tháng, sau Hiệp định Pari, giải hạng A năm 1973 lại tổchức với sự tham gia 24 đội nam, nữ

- Năm 1974, giải hạng B được tổ chức từ cơ sở, thu hút đông đảoquần chúng tham gia Giải hạng A được tổ chức theo định kỳ đã chọnđược 12 đội A1 (nam, nữ) và 12 đội A2 (nam, nữ)

1.2.5 Từ 1975 đến nay.

Đất nước hoà bình thống nhất phong trào bóng chuyền nói riêng

và phong trào TDTT nói chung được phát triển mạnh mẽ, hầu hết cáctỉnh, thành, nghành đều có các đội bóng chuyền Các giải truyềnthống hàng năm được tổ chức, số đội ngày càng tăng và trình độchuyên môn của VĐV không ngừng được nâng cao

Trang 13

Tháng 8/1991, tại Đại hội Hiệp hội Bóng chuyền Việt Nam

(VFV- Volleyball Federation of Vietnam) lần thứ hai đã quyết định

đổi tên thành Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam, là thành viên của

Liên đoàn Bóng chuyền Thế giới (VIVB) và Liên đoàn Bóng chuyền

châu Á (AVC) Hàng năm tổ chức giải vô địch các đội mạnh toàn

quốc Giải Bóng chuyền A1, A2, giải Bóng chuyền bãi biển Ngoài ra

trong chương trình đại hội TDTT toàn quốc, Hội khoẻ Phù Đổng toàn

quốc (4 năm 1 lần) bóng chuyền đều là môn thi đấu chính thức trong

chương trình

Tại các giải thi đấu bóng chuyền quốc tế hay trong khu vực các

đội tuyển của chúng ta đã giành được những thứ hạng cao, khẳng

định sự tiến bộ vượt bậc góp phần phát triển phong trào bóng chuyền

trong quần chúng nhân dân ngày càng phát triển

2 Đặc điểm và tác dụng của môn bóng chuyền.

2.1 Đặc điểm môn bóng chuyền:

Đặc điểm nổi bật của bóng chuyền là yêu cầu thiết bị dụng cụ,

sân tập và luật tương đối đơn giản, được đông đảo quần chúng ưa

thích Là môn thể thao có tính tập thể, tính đối kháng cao, đồng thời

cũng đòi hỏi ở người tập có trình độ toàn diện về thể lực cũng như về

kỹ, chiến thuật, tâm lý, ý chí trong thi đấu

Đặc điểm nổi bật nữa của bóng chuyền là tính phức tạp và độ

nhanh chóng của việc giải quyết các nhiệm vụ vận động trong tình

huống thi đấu, sức nhanh của phản ứng vận động và khả năng điều

khiển động tác

Hoạt động bóng chuyền là hoạt động không chu kỳ Trong thi

đấu thường xuyên có những tình huống khác nhau xảy ra và diễn

biến liên tục Vị trí trên sân của các đấu thủ luôn thay đổi, do vậy đòi

hỏi mỗi đấu thủ phải có thể lực tốt và trình độ chuyên môn toàn diện,biết vận dụng nhiều tư thế và kỹ thuật đánh bóng khác nhau Có nhưvậy mới hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ ở bất kỳ vị trí nào trênsân

2.2 Tác dụng môn bóng chuyền:

Mỗi kỹ thuật trong bóng chuyền dù đơn giản nhất cũng đòi hỏingười tập phải vận động tay, chân và toàn thân một cách hợp lý, kịpthời Khi tập luyện thực hiện các động tác yêu cầu phải tập trung chú

ý cao, lặp lại nhiều lần qua đó giúp cho người tập từng bước tăngcường sức mạnh tay, chân và toàn thân, hình thành khả năng xử lýnhanh nhẹn, tháo vát, khéo léo, tạo điều kiện thích ứng với nhữnghoạt động phức tạp trong lao động sản xuất, chiến đấu cũng như trongcuộc sống hàng ngày

Tập luyện và thi đấu bóng chuyền còn là một quá trình rèn luyện,bồi dưỡng con người phát triển toàn diện về phẩm chất ý chí, tâm lý,

ý thức và tinh thần tập thể, tính kiên trì và dũng cảm

Tác động thẩm mỹ của bóng chuyền rất lớn đối với con người,tác động này không chỉ giới hạn trong quá trình tập luyện bóngchuyền con người sẽ đạt được sự phát triển hài hòa về cơ thể, vẻ đẹp

và sức truyền cảm của các động tác mà còn thông qua sự hiệp đồnghành động khi thực hiện phối hợp các chiến thuật, bản thân cuộc đuatranh trong thi đấu và niềm vui chiến thắng sẽ mang lại niềm vui sâusắc Điều đó giải thích tại sao bóng chuyền lại có sức hấp dẫn lớn laovới quần chúng các lứa tuổi và nghành nghề khác nhau và tại sao độingũ người tập bóng chuyền ngày càng phát triển lớn mạnh

3 Kỹ thuật cơ bản

3.1 Khái niệm.

Trang 14

- Kỹ thuật là biện pháp thực hiện một động tác nào đó, mà biện

pháp ấy được thể hiện trong những hoạt động cụ thể có chủ định của

vận động viên

Bản chất kỹ thuật thể hiện ở sự vận dụng hợp lý khéo léo của con

người với khả năng hoạt động của họ để hoàn thành nhiệm vụ với

chất lượng cao nhất Những nhiệm vụ ấy trong bóng chuyền thể hiện

ở di động đỡ bóng kịp thời, nhanh nhẹn, phát bóng cao có tốc độ

nhanh, mạnh, chuẩn xác, thay đổi hướng bóng

- Kỹ thuật là cơ sở phát triển đồng thời là biện pháp cơ bản thực

hiện chiến thuật, kỹ thuật còn là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình

độ tập luyện của vận động viên Có kỹ thuật tốt là điều kiện thuận lợi

để vận động viên thực hiện những ý đồ chiến thuật trong mọi tình

huống cần thiết khi thi đấu

- Mỗi kỹ thuật trong thể thao nói chung và bóng chuyền nói riêng

khi thực hiện đều là một hệ thống gồm những thành phần chuyển

động khác nhau để hoàn thành một nhiệm vụ nào đó Chất lượng và

hiệu quả một kỹ thuật biểu hiện ở sự phối hợp nhịp nhàng ổn định

hợp lý và được vận dụng trong thi đấu có kết quả cao

3.2 Nguyên lý cơ bản.

3.2.1 Tính chất của bóng và đặc điểm đường bay.

Về tính chất và đặc điểm đường bay của bóng, căn cứ vào điều

kiện khách quan như khí động lực học, cơ học, các tính chất khác và

chất liệu bóng mà vận dụng kỹ thuật trong quá trình tập luyện và thi

đấu hợp lý Trong tập luyện và thi đấu cũng rất cần tập với những quả

bóng đủ tiêu chuẩn hoặc gần đủ tiêu chuẩn

- Nếu đánh bóng, điểm tiếp xúc của tay vào bóng nằm trên trục

dọc qua tâm bóng cân đối thì bóng chuyển động theo đường thẳng

hầu như trùng với hướng ban đầu của lực tác động Nếu điểm tiếp

xúc lệch sang phía bên thì bóng bay đi sẽ rẽ vòng Với đặc điểm vàquỹ đạo bay của bóng, người tập cần chọn vị trí và tư thế khi tiếp xúcbóng cho thật phù hợp (khi đánh cũng như khi đỡ)

- Tuỳ theo tốc độ bóng đến và lực mạnh hay nhẹ, cự ly xa haygần, cao hay thấp, mà vận dụng lực tác động cho phù hợp, cần chú ýtới hướng của lực Ngoài ra cần chú ý đến hoàn cảnh khách quankhác để tạo ra tính năng khác nhau của đường bóng Tạo thuận lợicho đội nhà gây khó khăn cho đối phương

3.2.2 Bóng bay.

- Nếu tác động một lực qua đúng tâm bóng, đồng thời các điểmtiếp xúc trên bề mặt bóng cân bằng, giống nhau và cùng một lúc thìbóng sẽ bay Bóng bay đi trong không khí ở dạng tịnh tiến và khôngxoáy vì sức cản của môi trường tác động lên bề mặt phía ngoài củabóng xem như giống nhau

Bóng bay thường chuyển động theo hướng thẳng Nhưng cũng cónhiều yếu tác động tới quỹ đạo bay của bóng Cự ly bay của bóng phụthuộc vào lực tác động, trọng lượng bóng và góc độ bay Tốc độ baycủa bóng càng lớn thì lực cản không khí càng tăng cự ly bay giảm vàgóc độ lớn tốc độ rơi tương đối nhanh Nếu tốc độ bay của bóng theophương nằm ngang giảm dần thì chuyển động của bóng gần nhưchuyển sang dạng rơi tự do

3.2.3 Bóng xoáy.

- Khi tác động một lực không qua tâm bóng, thì bóng bay đi ởdạng xoáy Bóng xoáy có thể xoay quanh nó với nhiều trục khácnhau, các dạng xoáy phụ thuộc vào vị trí tác động trên bề mặt củabóng và hướng của lực

Trang 15

- Nếu điểm tiếp xúc và hướng lực tác động trên trục dọc của tâm

bóng thì xoáy theo trục ngang Nếu hướng lực tác động qua trục dọc

phía trên tâm bóng thì bóng bay theo hướng thẳng và xoáy xuống

- Nếu lực tác động qua phía dưới tâm bóng thì bóng sẽ xoáy lên

Nếu điểm tiếp xúc và hướng của lực lệch sang phải hoặc trên trục

ngang thì bóng sẽ xoáy quanh nó theo trục dọc từ phải sang trái và

đường bay của bóng cũng theo hướng đó Tiếp xúc ngược lại thì bóng

sẽ xoay từ trái sang phải và đường đi cũng theo hướng đó Tốc độ

xoay của bóng phụ thuộc vào lực tác động và độ dài cánh tay đòn của

trục xoay Cánh tay đòn được tính từ tâm bóng tới điểm gần nhất trên

véc-tơ lực khi tác động

3.2.4 Bật nhảy.

Trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền các đấu thủ thường bật

nhảy cao tại chỗ và có đà Độ cao của bật nhảy phụ thuộc vào nhiều

yếu tố, song mức độ khuỵu gối giữ vai trò quan trọng Nếu bật nhảy

có đà khớp gối thường gấp khoảng 1200 như vậy là tốt, nhưng trong

thực tế khó thực hiện được như vậy Còn bật nhảy tại chỗ góc độ

khuỵu gối có thể trong khoảng 800 - 900, nhưng các cơ bắp của chân

hoạt động không thể tạo ra được sức mạnh tối đa mà chủ yếu dùng

biện pháp tăng cự ly chuyển động của trọng tâm thân thể để tăng độ

bật nhảy cao

Để thực hiện bật nhảy được cao mỗi người cần chú ý:

- Góc độ khụyu gối hợp lý

- Hoạt động của bàn chân khi bật nhảy

- Tốc độ và đà bật nhảy phải nhanh

- Phối hợp động tác (toàn thân) nhịp nhàng, đặc biệt là phối

hợp chuyển động của tay khi bật nhảy

4 Luật và phương pháp tổ chức thi đấu (Bóng chuyền 6 người

*) Cột lưới.

Theo điều 2.5: Cột lưới được đặt ở vị trí cách đường biên dọc vềphía ngoài 1m

*) Đội trưởng trên sân.

Theo điều 5.1: Vận động viên Libero không được làm đội trưởng

và đội trưởng trên sân

*) Được 1 điểm, thắng một hiệp và thắng toàn trận.

Khi đội đỡ phát bóng thắng một pha bóng đội đó ghi được 1 điểmđồng thời giành được quyền phát bóng và các cầu thủ đội đó xoayvòng một vị trí theo chiều kim đồng hồ

4.1.2 Bắt lỗi.

Trong một pha bóng đội phạm lỗi bị thua pha bóng đó khi

- Nếu đội đối phương phát bóng thì đội đó được thêm một điểm

và được tiếp tục phát bóng

- Nếu đội đối phương đỡ phát bóng thì đội đó được thêm mộtđiểm và giành quyền phát bóng Nếu đội phạm lỗi sai vị trí bị phạtnhư sau: Đội phạm lỗi bị sử thua pha bóng đó (đối phương được 1điểm và được quyền phát bóng)

Ngày đăng: 08/02/2015, 10:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w