Căn cứ vào tư thế đứng, tính chất chuyển động cũng như điểm tay tiếp xúc bóng khi phát ra ta chia kỹ thuật làm 2 loại cơ bản: Phát bóng thấp tay và cao tay
* Phát bóng thấp tay trước mặt. * Phát bóng cao tay:
Trước mặt, nghiêng mình, và một vài biến dạng như phát bay, phát chuẩn, nhảy phát mạnh...
Phát bóng là kỹ thuật đưa bóng vào cuộc, mặc dù các kỹ thuật có khác nhau, nhưng các động tác thực hiện chúng đều theo các quy luật chung. Trước khi thực hiện phát bóng, người tập ở tư thế ổn định, hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu.
Ở tư thế chuẩn bị, cơ thể người tập tạo với trục chính diện một góc 450, vai trái ở phía trước vai phải, điều này có vai trò quan trọng để tạo đà cho đánh bóng cuối cùng. Trong phát bóng thấp tay, thân người hơi ngã về trước còn trong phát bóng cao tay thì lưng thẳng. Trọng lượng cơ thể dồn đều vào hai chân, tay trái co tự nhiên ở khớp khuỷu và đưa ra trước đỡ bóng ở ngang tầm thắt lưng sao cho khuỷu tay tách khỏi thân, bàn tay ngang mũi chân, bóng nằm trên lòng bàn tay, tay phải chuẩn bị để vung tay đánh bóng.
Tung bóng là phần động tác quan trọng để phát bóng, phần lớn phát bóng hỏng là do tung bóng sai, gây ảnh hưởng lớn tới động tác dùng sức đánh bóng sau đó. Để thực hiện tốt kỹ thuật phát bóng cần phải nắm vững các yêu cầu sau đây:
- Khi tung bóng, đường bóng phải ổn định từ dưới lên trên, phải gần như phương thẳng đứng, bàn tay khi tung bóng phải luôn song song với mặt đất.
- Khi tung bóng, bàn tay phải chuyển động nhịp nhàng từ từ tăng dần tốc độ để điều chỉnh tầm cao và đường bay của bóng.
Tay phải vung mạnh ra sau trong cùng một mặt phẳng với một động tác đánh vào bóng sau đó. Lúc này vai phải tiếp tục đưa ra sau đồng thời với động tác vung tay và người tập chuyển trọng tâm cơ thể sang chân chống sau.
Phát bóng là động tác mở đầu cho cuộc đấu và cũng mở đầu cho cuộc tấn công đối phương. Ngày nay kỹ thuật phát bóng không ngừng được hoàn thiện nâng cao thì phát bóng còn là một biện pháp tấn công giành điểm trực tiếp.
3.1. Phát bóng thấp tay trước mặt.
Đây là kỹ thuật khi thực hiện động tác mặt và phần trước của thể hướng vào lưới. Khi đánh bóng tay chuyển động từ sau xuống dưới và ra trước và hơi chếch lên cao, tầm đánh bóng khoảng ngang thắt lưng.
Kỹ thuật đánh bóng này đơn giản, dễ học, lực tác động vào bóng không được mạnh nên uy lực yếu, nhưng đảm bảo tỷ lệ bóng qua lưới, sang sân đối phương tốt. Được vận dụng nhiều trong thi đấu và tập luyện ở những đối tượng mới học (Hình 5).
Hình 5
* Tư thế chuẩn bị.
Người phát bóng đứng ở trong khu phát bóng, chân trái ở phía trước mũi chân hướng về lưới. Chân phải ở sau cách chân trái một bước rộng bằng vai, mũi bàn chân hơi xoay sang phải. Hai chân tạo ra chân đế vững vàng cho toàn thân.
Đầu gối hơi khuỵu, thân người hơi gập về trước. Trọng lượng cơ thể chủ yếu dồn vào chân sau, tay trái khuỷu tay co, lòng bàn tay ngửa đỡ bóng ở phía trước ngang thắt lưng. Tay phải duỗi tự nhiên ở phía sau, lòng bàn tay hướng bóng, mắt quan sát đối phương.
* Tung bóng.
Tay trái hạ thấp tầm bóng, tay phải hạ theo. Khi tay trái chuyển động từ dưới lên cao và thực hiện tung bóng (bóng lên cao khoảng 25-30 cm) kết hợp với duỗi khớp gối, thì tay phải cũng tiếp tục chuyển động ra sau, lòng bàn tay hướng xuống đất và hoàn thành động tác vung tay.
* Vung tay đánh bóng.
Cùng lúc vung tay trái tung bóng, trọng lượng cơ thể chuyển về chân sau, hơi khuỵu gối. Tay phải duỗi thẳng tự nhiên, nhanh chóng
chuyển động từ sau ra trước đánh vào phần sau, giữa, dưới tâm bóng ở tầm ngang thắt lưng. Chân sau đạp mạnh bước lên, thân người chuyển hoàn toàn sang chân trái, người hơi lao về trước để tạo lực đánh bóng mạnh hơn.
* Kết thúc.
Sau khi bóng rời tay, tay phải vươn theo bóng về phía trước lên cao. Chân phải theo đà bước lên trên để giữ thăng bằng và nhanh chóng vào sân.
3.2. Phát bóng cao tay trước mặt.
Đây là kỹ thuật khi phát mặt và phần trước cơ thể hướng vào lưới. Kiểu phát bóng này có độ chính xác mang tính chiến thuật cao và có uy lực tấn công lớn (Hình 6).
Hình 6
* Tư thế chuẩn bị:
Đứng trong khu phát bóng ở tư thế cao. Chân trái ở phía trước, hai chân rộng bằng vai, mũi bàn chân trái hướng về phía trước gần như vuông góc với đường biên ngang. Chân phải ở phía sau, mũi bàn chân xoay sang phải.
Hai chân tạo ra một tiết diện chân đế vững vàng cho cơ thể, thân người hơi quay sang phải một chút, trọng lượng cơ thể dồn vào chân sau. Mặt hướng về lưới, mắt quan sát đối phương. Lòng bàn tay trái ngửa, khuỷu tay đỡ bóng ở phía trước, cách bụng khoảng một quả bóng và ngang tầm thắt lưng. Tay phải: khuỷu tay co, lòng bàn tay cao ngang bóng, hướng xuống dưới hoặc có thể úp tay lên bóng.
* Tung bóng:
Muốn đánh bóng được chuẩn xác, khi tung bóng lên phải đảm bảo sự ổn định của đường bóng. Khi chuẩn bị tung bóng, thân người gập về trước, tay giữ bóng hạ thấp theo, chân hơi khuỵu. Ngay sau đó tay trái nâng bóng lên nhịp nhàng khi bàn tay trái ngang tầm mặt thì thực hiện tung bóng. Lúc này bóng rời tay và chuyển động lên cao theo phương thẳng đứng ở tầm cao hơn một tầm tay với khi đánh bóng. Cùng với lúc tay trái tung bóng, tay phải cũng chuyển động lên cao, ra sau chuẩn bị đánh bóng. Lòng bàn tay hướng lưới, cao hơn đầu ở phía sau, khuỷu tay co, cao ngang vai. Thân người hơi ngửa các nhóm cơ trước căng, mặt hướng theo bóng.
* Đánh bóng:
Khi bóng rơi tới tầm thích hợp, tay phải chuyển động từ sau ra trước hơi chếch lên cao để đánh bóng. Chân phải đạp đất để chuyển xoay thân người về hướng chính diện gần như hoàn toàn. Trọng lượng cơ thể dồn vào chân trước. Vai phải chuyển động về phía trước đồng thời kéo theo cánh tay, khuỷu tay, vai phải xốc cao, cuối cùng là bàn tay đánh vào bóng. Khi đánh bóng tốc độ chuyển động của tay nhanh theo hướng, hơi chếch lên cao. Đặc biệt là tốc độ gập của cổ tay tiếp xúc bóng bằng lòng bàn tay đánh vào dưới tâm bóng chủ yếu là cùi tay.
* Kết thúc:
Khi phát bóng xong, người phát bóng tiếp tục gập thân, tay vươn theo bóng rồi từ từ hạ xuống. Chân sau bước lên trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thi đấu.
Phần III
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bóng chuyền của sinh viên là công việc thường xuyên, có ý nghĩa và vị trí rất quan trọng trong quá trình giảng dạy của người giáo viên. Trên cơ sở căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu của chương trình trong kế hoạch đào tạo.
1. Kiểm tra lý thuyết.
Đối với sinh viên các hệ Đại học chủ yếu bằng hình thức vấn đáp, nội dung kiểm tra như sau:
- Lịch sử phát triển của môn học bóng chuyền.
- Tác dụng của tập luyện bóng chuyền đối với cơ thể.
- Luật và phương pháp tổ chức thi đấu (Bóng chuyền người lớn).
- Nguyên lý kỹ thuật trong môn bóng chuyền.
2. Kiểm tra thực hành. Kiểm tra 3 kỹ thuật cơ bản là: - Chuyền bóng cao tay trước mặt.
- Đệm bóng thấp tay trước mặt - Kỹ thuật phát bóng
3. Phương pháp tiến hành.
Mỗi nội dung kiểm tra được phép thực hiện 3 lần, lấy số lần cao nhất (tối thiểu là 20 quả trở lên). Yêu cầu đúng kỹ thuật và khoảng cách giữa 2 người thực hiện từ 3m - 4m, đường bóng bay cao ổn định.
- Trên cơ sở căn cứ vào kết quả thực hiện kỹ thuật từng động tác và hiệu quả thực hiện để đánh giá cho điểm từng nội dung.
MỤC LỤC
Nội dung: Trang
1. Đề cương chi tiết học phần GDTC 2 (bóng chuyền)... 1
PHẦN I LÝ THUYẾT BÓNG CHUYỀN 4 1. Sơ lược lịch sử và sự phát triển của môn bóng chuyền:.. 4
1.1. Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền trên Thế giới... 4
1.2. Sự hình thành và phát triển môn bóng chuyền ở Việt Nam qua các thời kỳ:……….. 7
2. Đặc điểm và tác dụng của môn bóng chuyền………….. 11
2.1. Đặc điểm môn bóng chuyền:…………….. 11
2.2. Tác dụng môn bóng chuyền:………... 12
3. Kỹ thuật cơ bản:……….. 13
3.1. Khái niệm……………….. 13
3.2. Nguyên lý cơ bản………………. 14
4. Luật và phương pháp tổ chức thi đấu…………... 16
4.1. Luật thi đấu……………….. 16
4.2. Phương pháp tổ chức thi đấu…………… 20
PHẦN II THỰC HÀNH KỸ THUẬT BÓNG CHUYỀN 27 1. Tư thế chuẩn bị và di chuyển………... 27
1.1. Tư thế:………………. 27
1.2. Di chuyển:……………….. 29
1.3. Đội hình giảng giải thị phạm:………... 31
2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay và thấp tay cơ bản…….. 32
2.1. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay………... 32
2.2. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay……… 37
3. Kỹ thuật phát bóng………. 41
3.1. Phát bóng thấp tay trước mặt……… 42
3.2. Phát bóng cao tay trước mặt……… 44
PHẦN III KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 47 1. Kiểm tra lý thuyết………. 47
2. Kiểm tra thực hành……….. 47