Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 37 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
37
Dung lượng
1,15 MB
Nội dung
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 1. Tên môn học: Giáo dục thể chất 1 – Học phần bắt buộc (Mã môn học BAS 102). 2. Số tín chỉ: 01 3. Trình độ cho: Sinh viên năm thứ nhất . 4. Phân bổ thời gian: Học phần Số tín chỉ Số giờ Thời gian Lý thuyết Thực hành Bắt buộc 1 30 4 26 5. Các học phần trước: Không. 6. Học phần thay thế, học phần tương đương: Học phần này tương đương với học phần Giáo dục thể chất 1 của chương trình 180 tín chỉ. 7. Mục tiêu của học phần: Trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ thuật cơ bản của môn Thể dục và Điền kinh, qua đó giúp sinh viên vận dụng vào tập luyện và thi đấu để nâng cao sức khoẻ, phát triển các tố chất thể lực. Đồng thời bồi dưỡng cho sinh viên về mặt phẩm chất, ý chí và tinh thần đoàn kết, sáng tạo trong học tập và lao động. 8. Mô tả vắn tắt nội dung môn học: (Tất cả đều được thực hiện ngoài sân). PHẦN I: THỂ DỤC A/ Lý thuyết: + Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức, hiểu biết về môn Thể dục: như + Vị trí của môn thể dục trong hệ thống Giáo dục Thể chất. + Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn thể dục cơ bản. B/ Thực hành: + Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kỹ thuật, động tác cơ bản trong môn Thể dục cơ bản, qua đó giúp sinh viên áp dụng vào trong tập luyện để nâng cao sức khoẻ. + Bài thể dục phát triển chung tay không (7 động tác). + Các bài tập về đội hình - đội ngũ thông thường. PHẦN II: ĐIỀN KINH A/ Lý thuyết: + Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức, hiểu biết về môn Điền kinh như: + Khái niệm và cách phân loại môn điền kinh. + Sơ lược lịch sử phát triển môn Điền kinh. + Ý nghĩa và vị trí môn Điền kinh trong hệ thống Giáo dục thể chất ở Việt Nam. + Nguyên lý kỹ thuật chạy. B/ Thực hành: Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh + Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kỹ thuật, động tác cơ bản trong môn Điền kinh nội dung chạy 100m, qua đó giúp sinh viên áp dụng vào trong tập luyện để nâng cao sức khoẻ. + Kỹ thuật chạy cự ly ngắn 100m. + Những sai lầm thường mắc và cách sửa. + Một số bài tập, trò chơi bổ trợ kỹ thuật, thể lực. 9. Nhiệm vụ của sinh viên: - Dự lớp > 80% tổng số thời lượng của học phần. - Trang phục gọn gàng. - Chuẩn bị và tham gia tập luyện ngoại khóa. 10. Tài liệu học tập: - Bài giảng môn học Giáo dục thể chất 1 (Thể dục + Điền kinh) của bộ môn Giáo dục thể chất. - Giáo trình Thể dục – NXB Thể dục thể thao năm 2007 - Giáo trình Điền kinh – NXB Thể dục thể thao năm 2007. - Luật thi đấu Điền kinh – NXB Thể dục thể thao năm 2008. - Các tài liệu có liên quan. 11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm: * Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Chuyên cần. - Kiểm tra giữa học phần. - Thi kết thúc học phần. * Thang điểm: - Chuyên cần: Dự lớp > 80% tổng số thời lượng của học phần mới được thi kết thúc học phần. - Kiểm tra giữa học phần: 20% - Thi kết thúc học phần: 80% 12. Nội dung chi tiết của học phần: Lịch trình giảng dạy: PHẦN I: THỂ DỤC A/ LÝ THUYẾT Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 1. Vị trí của môn Thể dục trong hệ thống Giáo dục Thể chất. * Khái niệm: Thể dục là một hệ thống gồm những bài tập được chọn lọc và thực hiện với những phương pháp khoa học, nhằm giải quyết nhiệm vụ phát triển thân thể toàn diện, hoàn thiện khả năng vận động. Thể dục Thể thao (TDTT) là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người mới, có tri thức, có đạo đức và thẩm mỹ, phát triển hoàn thiện về thể chất. Trong quá trình phát triển hệ thống giáo dục TDTT đã hình thành bốn phương tiện riêng biệt: Thể dục, trò chơi, thể thao và du lịch. Mặc dù khác nhau về sự thực hiện và phương pháp hình thành kỹ năng vận động, song các phương tiện của TDTT lại thống nhất, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ GDTC. Thể dục được xem như là bộ phận cơ bản, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển và hoàn thiện thể chất. * Nhiệm vụ của thể dục bao gồm: - Phát triển cân đối thể hình, hoàn thiện các chức năng của cơ thể, tăng cường sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. - Bổ trợ cho sự hình thành những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong đời sống và khả năng vận động chuyên môn thể dục. - Góp phần giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức và thẩm mỹ. * Ý nghĩa và tác dụng của thể dục: Môn thể dục có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục ban đầu. Do nội dung và phương pháp phong phú của thể dục mà nhiệm vụ GDTC cho lứa tuổi học sinh, sinh viên sẽ được giải quyết một cách có kết quả, tạo cơ sở để tiếp tục phát triển cơ thể, cũng như khả năng vận động. Thể dục thích hợp với mọi lứa tuổi và giới tính: trẻ em, thiếu niên, người lớn, nam, nữ, người đã có trình độ tập luyện, người mới tập, người khỏe, kể cả những người yếu và có bệnh tật. Nội dung và phương pháp của thể dục rất phong phú, đặc điểm này làm cho thể dục có ảnh hưởng toàn diện đến việc phát triển cơ thể người tập, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển có chọn lựa đối với các bộ phận của cơ thể. Thể dục có tác dụng rất lớn đến rèn luyện sức khỏe con người, là biện pháp tích cực có hiệu quả cao để kéo dài tuổi thọ, duy trì khả năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: I.M.Sétsênốp, I.P.Páplốp…đã coi thể dục là phương pháp tốt nhất để nâng cao khả năng hoạt động bình thường của con người, nâng cao khả năng làm việc, tăng cường sức khỏe và là biện pháp nghỉ ngơi tích cực. Thể dục còn có ý nghĩa thực dụng rất lớn. Tập luyện thể dục sẽ tiếp thu, củng cố và hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong đời sống như: Đi, chạy, nhảy, ném…và có tác dụng bổ trợ cho lao động, học tập và chiến đấu. Thể dục không chỉ có tác dụng phát triển thể lực toàn diện mà còn có tác dụng phát triển thể lực chuyên môn để đạt đến những thành tích cao trong thể thao. Thể dục còn có giá trị thẩm mỹ vì bản thân nó là môn vận động luyện hình Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh dáng, rèn tư thế và phát triển cân đối cơ thể, không những thế thể dục còn thể hiện tính nghệ thuật trong hình tượng và nhịp điệu, phong thái và khả năng diễn cảm. Thể dục bao gồm nhiều yếu tố giáo dục và rèn luyện con người về đạo đức, ý chí, tác phong cũng như về cá tính. Những đức tính ấy được thể hiện sinh động và thường xuyên thông qua việc thực hiện các bài tập một cách nghiêm túc, dũng cảm, tỷ mỉ và chính xác, qua yêu cầu nặp lại động tác nhiều lần, sửa chữa tỷ mỷ các chi tiết động tác chưa hợp lý và nâng cao chất lượng động tác. Thực hiện được yêu cầu ấy không thể chỉ dựa vào cảm giác chủ quan mà cần có sự trợ lực của người hướng dẫn và đồng đội trong việc giúp đỡ và bảo hiểm, nhờ vậy thể dục giáo dục tình đồng chí, ý thức tập thể. Thể dục là một môn tiêu biểu cho sự kết hợp giữa trí dục và thể dục. Quá trình giảng dạy thể dục được đặt trên cơ sở phân tích và tổng hợp vận động, trong việc giáo dục khả năng chủ động điều khiển hoạt động của cơ thể và hình thành nhiều mối liên kết vận động mới, cũng như trong sự phát triển những khả năng vận động sẵn có. Tất cả những điều đó sẽ kích thích hoạt động trí tuệ của người tập, tăng thêm tính tích cực của hoạt động chí óc, xúc tiến các quá trình hưng phấn và ức chế cũng như động viên các chức năng của hệ thần kinh trung ương. 2. Mục đích – ý nghĩa của thể dục cơ bản. 2.1. Mục đích và nhiệm vụ. Thể dục cơ bản là những bài tập bao gồm hoạt động của các bộ phận cơ thể với tốc độ, biên độ, phương hướng và sự dùng sức khác nhau. Thể dục cơ bản nhằm làm cho cơ thể phát triển toàn diện và nâng cao năng lực làm việc. Để đạt được mục đích đó nhưng bài thể dục cơ bản cần được chọn lựa hợp lý, chính xác và tập luyện một cách khoa học sẽ có tác dụng toàn diện đối với người tập. Thể dục cơ bản có nhiệm vụ tăng cường sức khỏe, thúc đẩy sự phát triển bình thường của các cơ quan và hệ thống; hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất thể lực. 2.2. Ý nghĩa: Thông qua tập luyện thể dục cơ bản, người tập biết điều khiển hoạt động của mình trong không gian và thời gian, biết thay đổi mức độ dùng sức, có khả năng phối hợp nhiều vận động khác nhau. Do đó điều quan trọng là làm sao cho người tập hiểu được thực chất và đặc điểm của các bài tập. Nhờ thực hiện các bài tập thể dục cơ bản mà khả năng ghi nhớ và tư duy về hoạt động vận động được phát triển, đồng thời cũng có tác dụng tốt tới trạng thái tâm lý của người tập. Thể dục cơ bản còn là một trong những biện pháp quan trọng để rèn luyện, phát triển các tố chất thể lực và là bước “quá độ” tiến tới hoạt động thể thao. Trong quá trình tập luyện thể dục cơ bản sẽ hình thành ở người tập các kỹ năng, kỹ xảo vận động thực dụng như: đi, chạy, nhảy,… Những kỹ năng, kỹ xảo vận động trên sẽ làm phong phú khả năng Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh vận động của con người, khi tham gia các hoạt động lao động và sinh hoạt. Các nội dung của thể dục cơ bản gồm: - Các bài tập đội hình, đội ngũ. - Các bài tập phát triển chung. - Các bài tập thực dụng. - Các bài tập treo và chống đơn giản. - Các bài tập nhào lộn đơn giản. - Các bài tập nhảy (đơn giản, vượt chướng ngại vật). 2.3. Các bài tập phát triển chung và đội hình, đội ngũ. * Các bài tập phát triển chung: Là những động tác thực hiện riêng từng bộ phận hoặc phối hợp nhiều bộ phận của cơ thể, được sắp xếp theo quy luật nhất định phù hợp với mục đích lựa chọn. Bài tập phát triển chung có thể làm với đạo cụ trên dụng cụ hoặc chỉ bằng tay không. Tác dụng: Nâng cao năng lực vận động chung, uốn nắn cơ thể hoặc có thể dùng để tạo tác động riêng biệt với bộ phận nào đó của cơ thể. Kỹ năng của bài tập phát triển chung là cơ sở để tiếp thu các kỹ thuật cao của các môn thể thao. Sử dụng bài tập phát triển chung dễ điều chỉnh lượng vận động và dễ thay đổi cấu trúc nên được sử dụng rộng rãi trong các môn thể thao. * Bài tập đội hình, đội ngũ. Đội hình, đội ngũ là một trong những nội dung tập luyện thể dục, thường được sử dụng trong quân sự và TDTT. Đối với học sinh, sinh viên còn dùng để rèn luyện những phẩm chất đạo đức, ý chí, kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn tháo vát Đội ngũ: Là sự sắp xếp vị trí tương quan giữa từng người, từng tổ, từng đơn vị với nhau trong một tập thể. Nội dung của đội ngũ bao gồm: Các hình thức tập luyện tại chỗ và di động với các bài tập kỹ thuật đơn giản. VD: Tập hợp, điều chỉnh hàng, đi đều,… Đội hình: Là một tập thể người được sắp xếp theo một hình khối như vòng tròn, hàng ngang, hàng dọc,…nó cũng chỉ sắp xếp vị trí tương quan giữa từng người, từng nhóm, tổ, đơn vị trong một tập thể nhưng có sự di chuyển biến hóa, dãn hàng. VD: Các đội hình vòng tròn, di chuyển gấp khúc, xoắn ốc,… Mối quan hệ giữa đội hình và đội ngũ: Đội hình, đội ngũ có mối quan hệ rất chặt chẽ. Trong đội ngũ có những nhân tố của đội hình và ngược lại, nhưng không có đội ngũ thì không có đội hình. Đội ngũ là hình thức tập luyện đội hình, đội hình có nhiều hình thức tập luyện phong phú, biến hóa. * Ý nghĩa của tập luyện đội hình, đội ngũ: - Nhằm rèn luyện ý thức tập thể, hợp đồng, ý thức tổ chức kỷ luật - Tạo tư thế đúng, đẹp và tác phong nhanh nhẹn hoạt bát. - Giúp cho việc tổ chức học tập và luyện tập các môn thể thao, bồi dưỡng những kỹ thuật, chiến thuật, thể lực cần thiết trong chiến đấu, đồng thời là hình thức tổ chức, tập hợp quần chúng, biểu dương lực lượng. Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh B/ THỰC HÀNH 1. Bài thể dục phát triển chung tay không: 7 động tác. * Động tác Vươn thở: TTCB (Tư thế chuẩn bị): Đứng nghiêm. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, đưa 2 tay lên cao, chếch chữ V, lòng bàn tay hướng vào nhau, ngực ưỡn, đầu ngửa. Hít vào từ từ. + Nhịp 2: 2 tay đưa xuống dưới và bắt chéo nhau trước bụng, đầu cúi. Thở từ từ ra. + Nhịp 3: Như nhịp 1. Hít vào từ từ. + Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra từ từ. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân. * Động tác Tay: TTCB: Đứng nghiêm. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang, trọng tâm dồn đều vào 2 chân; 2 tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn thẳng. Hít vào + Nhịp 2: 2 tay gập trước ngực đồng thời giật về sau, lòng bàn tay sấp, khuỷu tay ngang vai. + Nhịp 3: Trở về nhịp 1. Thở ra. + Nhịp 4: Trở về TTCB. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân. * Động tác Lườn: TTCB: Đứng nghiêm. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, trọng tâm dồn đều vào 2 chân; 2 tay dang ngang, lòng bàn tay ngửa. + Nhịp 2: Trọng tâm dồn sang chân phải, nghiêng người sang trái, tay chống hông, tay phải đưa lên cao áp sát tai, chân trái kiễng gót. Hít vào. + Nhip 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. * Động tác Vặn mình. TTCB: Đứng nghiêm. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, 2 tay đưa ra trước, long bàn tay sấp. + Nhịp 2: Vặn mình sang trái, tay trái vung rộng hết biên độ sang ngang – ra sau, bàn tay ngửa; tay phải gập trước ngực, bàn tay sấp. Mắt nhìn theo bàn tay trái. Hít vào. + Nhịp 3: Như nhịp 1. + Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. * Động tác Chân: TTCB: Đứng nghiêm. + Nhịp 1: Chân trái đưa ra sau, đồng thời 2 tay dang ngang, mắt nhìn thẳng. Hít vào. + Nhịp 2: Chân trái đá ra trước, đồng thời 2 tay đưa ra trước, lòng bàn tay úp, mắt nhìn theo tay. Thở ra. Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh + Nhịp 3: Như nhịp 1. Hít vào. + Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. * Động tác Gập thân: TTCB: Đứng nghiêm. + Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang rộng bằng vai, 2 tay dang ngang. Hít vào. + Nhịp 2: Gập người nghiêng về phía trước, bàn tay phải vươn chạm cổ chân trái, tay trái đưa ra phía sau lên cao. Thở ra. + Nhịp 3: Vươn người lên trở về nhịp 1. Hít vào. + Nhịp 4: Trở về TTCB. Thở ra. + Nhịp 5, 6, 7, 8: Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. * Động tác Nhảy: TTCB: Đứng nghiêm. + Nhịp 1: Bật thẳng lên cao và đứng giạng chân, tay dang ngang. Hít vào nhanh. + Nhịp 2: Bật thẳng lên cao và đứng chụm chân, hạ tay xuống sát người. Thở ra nhanh. + Các nhịp tiếp theo lặp lại như nhịp 1, 2 cho đến hết 8 nhịp. 2. Bài tập Đội hình – Đội ngũ thông thường: 2.1 Những bài tập đội ngũ: Đội ngũ tại chỗ và di chuyển * Tập hợp 1 hay nhiều hàng ngang: + Khẩu lệnh: “Thành 1, 2, 3… hàng ngang – tập hợp” + Yếu lĩnh kỹ thuật: Sau khi chọn được vị trí, phương hướng thích hợp, người chỉ huy quay về phía người tập phát khẩu lệnh. Đứng vào vị trí đã chọn, tay phải nắm hờ, giơ cao. Nghe khẩu lệnh, tất cả người tập nhanh chóng di chuyển và đứng về phía tay trái cùng hướng với người chỉ huy, theo thứ tự, dãn cách nhau một nắm tay (15cm) giữa khuỷu tay hai người đối với đội hình bình thường. Sau khi người thứ nhất đã đứng đúng vị trí yêu cầu, người chỉ huy hạ tay xuống và bước ra chỉ huy. Khi tập hợp từ hai hàng ngang trở lên thì các hàng thứ 2, thứ 3, …đứng tiếp sau hàng thứ nhất với cự ly một cánh tay (từ 75-80cm). Người đầu hàng sau, đứng sau người thứ nhất hàng trước đó. * Tập hợp 1 hay nhiều hàng dọc: + Khẩu lệnh: “Thành 1, 2, 3… hàng dọc – tập hợp” + Yếu lĩnh kỹ thuật: Sau khi chọn được vị trí, phương hướng thích hợp, người chỉ huy quay về phía người tập phát khẩu lệnh. Người tập nhận lệnh xong nhanh chóng di chuyển về đứng sau người chỉ huy thành một hàng dọc, theo thứ tự với cự ly một cánh tay Khi tập hợp 2, 3,…hàng dọc, người chỉ huy luôn đứng đầu hàng bên phải, những người đầu hàng thứ 2, thứ 3,…đứng ngang bên trái cùng hướng với người số 1 hàng trước đó. Với giãn cách một nắm tay * Động tác nghiêm. + Khẩu lệnh: “Nghiêm” Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh + Yếu lĩnh kỹ thuật: Người tập đang đứng trong đội ngũ, nghe khẩu lệnh “Nghiêm” của người chỉ huy, người tập lập tức chụm hai gót chân sát nhau trên một đường thẳng ngang (trục phải-trái). Hai bàn chân mở rộng khoảng 60 0 . Trọng tâm dồn đều vào hai chân, bụng hơi hóp lại, hai vai ngang và hơi kéo về sau (ngực mở), tay duỗi sát sườn, ngón tay khép, mắt nhìn thẳng về trước. Toàn thân có độ căng cơ nhất định. * Động tác nghỉ: + Khẩu lệnh: “Nghỉ” + Yếu lĩnh kỹ thuật: - Tư thế thứ nhất (dùng trong đội hình bình thường). Đứng thoải mái, trọng tâm dồn vào một chân, chân kia thả lỏng và hơi trùng khớp gối. Thân trên vẫn giữ thảng, khi mỏi có thể đổi chân. - Tư thế thứ hai (dùng cho đội hình giãn rộng) chân trái bước qua trái một bước, đứng thoải mái, trọng tâm dồn đều vào hai chân. Hai bàn tay nắm lấy nhau ở phía sau lưng. * Động tác dóng hàng ngang: + Khẩu lệnh: “Nhìn phải – thẳng”. + Yếu lĩnh kỹ thuật: Khi nghe động lệnh người đầu hàng đứng nghiêm. Tất cả những người bên trái quay đầu sang phải 45 0 , liếc nhìn và điều chỉnh hàng ngang cho thẳng và đùng giãn cách. Người chỉ huy kiểm tra, chỉnh hàng xong và hạ khểu lệnh “Thôi” mới quay mặt về tư thế đứng nghiêm như ban đầu. * Động tác dóng hàng dọc: + Khẩu lệnh: “Nhìn trước – thẳng”. + Yếu lĩnh kỹ thuật: Nghe động lệnh người đứng đầu vẫn đứng nghiêm, những người đứng sau nhanh chóng điều chỉnh hàng, mắt nhìn thẳng vào gáy người đứng trước, đảm bảo đúng cự ly quy định. Người chỉ huy kiểm tra, chỉnh hàng xong và hạ khểu lệnh “Thôi” trong hàng trở về tư thế đứng nghiêm như ban đầu. * Động tác điểm số: Tùy theo mục đích, yêu cầu bài tập mà điểm số hàng ngang hay hàng dọc cho phù hợp. + Điểm số hàng ngang: - Khẩu lệnh: “Từ trái qua phải (hoặc phải qua trái) – điểm số”. - Yếu lĩnh kỹ thuật: Khi nghe khẩu lệnh người tập lần lượt hô to, rõ số của vị trí mình đang đứng, đồng thời quay đầu sang trái (phải) về phía người đứng bên cạnh. Sau đó quay về tư thế đứng nghiêm. Người tiếp theo cũng thực hiện như vậy để báo số của mình. Người cuối cùng báo số không phải quay đầu mà phải hô tiếp “hết” để báo cho chỉ huy biết điểm số đã xong. + Điểm số hàng dọc: - Khẩu lệnh: “Từ trên xuống dưới - điểm số”. - Yếu lĩnh kỹ thuật: Khi nghe khẩu lệnh người tập lần lượt từ trên xuống dưới hô to, rõ số của vị trí mình đang đứng, đồng thời quay đầu qua phải hướng về người đứng sau để báo cho họ biết, sau đó quay về tư thế đứng nghiêm. Người tiếp sau cũng thực hiện như vậy để báo số của mình. Người cuối cùng báo số vị trí của mình Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh không phải quay đầu mà phải hô tiếp “hết” để báo cho chỉ huy biết toàn hàng đã điểm số đã xong. * Động tác quay phải (trái). + Khẩu lệnh: “Bên phải (trái) – quay”. + Yếu lĩnh kỹ thuật: Nghe động lệnh người tập chuyển trọng tâm sang chân phải (trái) dùng gót làm trụ. Phối hợp với nửa trước bàn chân trái (phải) đẩy toàn thân quay phải (trái) 90 0 thân trên vẫn giữ thẳng (nhịp 1). Sau đó thu chân trái (phải) về đặt sát chân phải (trái) thành tư thế đứng nghiêm (nhip 2). * Quay đằng sau: + Khẩu lệnh: “Đằng sau – quay”. + Yếu lĩnh kỹ thuật: Như động tác quay phải nhưng thực hiện với góc quay 180 0 . * Động tác báo cáo của người chỉ huy: + Khẩu lệnh: Khẩu lệnh của người chỉ huy dài hay ngắn tùy theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể nhưng cần phải đầy đủ, không dài dòng. VD: “Báo cáo giáo viên lớp I 2, tổng số 49 người, có mặt 45, vắng 4, đã đến giờ, mời giáo viên lên lớp. Báo cáo hết. + Yếu lĩnh kỹ thuật: Sau khi đơn vị tập hợp, người chỉ huy dóng hàng, đi kiểm tra, chỉnh hàng xong cho người tập về tư thế đứng nghiêm bằng khẩu lệnh “thôi”. Tiếp theo người chỉ huy đi hoặc chạy đều (trường hợp đội hình lớn, đứng xa giáo viên) đến trước mặt giáo viên với cự ly thích hợp để báo cáo. Báo cáo xong được lệnh của giáo viên chỉ huy mới quay về đứng cạnh bên phải người đầu hàng thứ nhất. * Động tác dậm chân tại chỗ: + Khẩu lệnh: “Dậm chân tại chỗ - bước”. + Yêu lĩnh kỹ thuật: Nghe động lệnh, người tập nhấc chân trái lên cách mặt đất khoảng 20cm, rồi hạ xuống vị trí lúc đầu bằng nửa trước bàn chân (vào nhịp 1) rồi đặt tiếp gót chân xuống. Sau đó chuyển trọng tâm sang chân trái và nhấc chân phải lên, đặt xuống như chân trái (vào nhịp 2). Cứ như vậy lần lượt từng chân một, thực hiện nối tiếp nhau, thân người vẫn thẳng, giữ nguyên vị trí, hai tay phối hợp năng tự nhiên. * Động tác đi đều thể thao: + Khẩu lệnh: “Đi đều – bước”. + Yếu lĩnh kỹ thuật: Bước đi theo nhịp thống nhất do chỉ huy hô hoặc nhịp nhạc 2/4. Dứt động lệnh người tập bước chân trái trước vào nhịp 1. - Chân nhấc cao hơn mặt đất từ 15-20cm. - Trước khi đặt chân khớp gối duỗi thẳng. - Đặt từ gót tới cả bàn chân. - Biên độ từ 60-70cm (tính giữa hai gót người trước và sau). - Tần số bước từ 110-120 nhịp/phút. - Ngực căng, mắt nhìn thẳng phía trước. Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh - Khi đánh ra trước, cánh tay vuông góc với thân, cẳng tay vuông góc với cánh tay, cao gần ngang vai, bàn tay nắm hờ hướng xuống dưới. - Tay đánh ra sau duỗi thẳng gần sát thân, bàn tay nắm hờ hướng vào thân, hai vai thả lỏng. * Động tác đứng lại: + Khẩu lệnh: “Đứng lại – đứng”. + Yêu lĩnh kỹ thuật: Động lệnh “Đứng” rơi vào nhịp 2 chân phải. Nghe động lệnh người tập bước chân lên một bước (nhịp 1), trọng tâm dồn vào chân trái, chân phải thu về ngang sát với chân trái (nhịp 2). Cử động của tay cũng dừng lại theo cử động của chân và kết thúc động tác ở tư thế đứng nghiêm. Đứng lại trong dậm chân tại chỗ cũng được thực hiện tương tự. * Động tác đổi chân tại chỗ khi đang đi đều: Trong đi đều nếu bị nhầm nhịp: Chân trái bước vào nhịp 2, người tập phải tự đổi chân. + Yếu lĩnh kỹ thuật: Chân sau bước lên một bước nhỏ sát gót chân trước, nhanh chóng bước chân trước lên trước một bước (tiến hành 2 bước đó trong một nhịp) rồi tiếp tục các bước theo nhịp bình thường. Khi đổi chân, hoạt động của tay ngừng đánh một nhịp. 2.2 Những bài tập đội hình: * Dàn hàng: + Khẩu lệnh: “A làm chuẩn – dãn cách một cánh tay – dãn ra” + Cách thực hiện: Nghe khẩu lệnh, người làm chuẩn tay phải nắm hờ và giơ cao cho mọi người nhìn thấy và hô “có”. Sau đó tất cả cùng dang ngang hai tay sao cho đầu ngón tay các thành viên trong hàng gần chạm nhau (đối với hàng ngang) khi nào chỉ huy hô “thôi” mới bỏ tay xuống. Trường hợp hàng dọc khẩu lệnh sẽ là: “A làm chuẩn – cự ly một dang tay – dãn ra”. + Cách thực hiện: Nghe khẩu lệnh toàn hàng quay sang phải 90 0 và thực hiện dàn hàng như trường hợp đối với hàng ngang. Đến khi nghe hô “thôi” mới bỏ tay xuống và quay về hướng cũ. Chú ý: hàng ngang di chuyển theo bước dồn. Trường hợp nhiều hàng ngang thì hàng ngang có người làm chuẩn dàn hàng trước. Sau đó hàng dọc có người làm chuẩn thực hiện dàn hàng như đối với hàng dọc. Tất cả những người ở các hàng sau lấy hàng dọc và ngang có người làm chuẩn để điều chỉnh hàng của mình. * Dồn hàng: + Khẩu lệnh: “A làm chuẩn – tất cả dồn lại”. + Cách thực hiện: A đứng nghiêm, tay phải nắm hờ, giơ cao và hô “có” để mọi người biết hướng và tự động dồn hàng lại về hướng người làm chuẩn. Phải đảm bảo hàng ngũ và cự ly giãn cách. * Đội hình 4 – 2 – 0. - Khẩu lệnh thứ nhất: “Từ phải qua trái 4 – 2 – 0 – điểm số”. Hàng ngang điểm số song, chỉ huy hạ tiếp khẩu lệnh thứ hai: Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh [...]... hết các môn thi đấu Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh quy định trong đại hội thể thao Olympic quốc tế Ở thời kỳ này, miền chủ yếu trong chương trình đạo tạo ở các trường Đại học, Cao đẳng Bắc xã hội chủ nghĩa, Đảng và Chính phủ ta rất quan tâm phát triển và Trung cấp thể dục thể thao của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thể dục thể thao... giới Từ năm 18 80 tích thi đấu còn rất thấp như: Chạy 10 0m Nam: 11 ,33 giây, chạy đến 18 90 môn Điền kinh phát triển mạnh ở nhiều nước như: Pháp, 15 00m Nam: 4 phút 56 giây, đẩy tạ Nam: 10 ,45 mét Từ năm 19 45 – Mỹ, Đức, Na Uy, Thụy Điển và các liên đoàn Điền kinh quốc gia lần 19 54 các hoạt động đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy như một động lực lượt được thành lập ở hầu hết các châu lục phát triển môn Điền kinh... (không có bộ phận nào của cơ thể chạm đất) và là cơ sở để phát triển thể lực toàn diện, tạo điều kiện để nâng cao có 2 lần cơ thể chạm đất bằng một chân (mỗi chân 1 lần) thành tích các môn thể thao khác Điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của nước ta Điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lượng vũ trang... phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh * Kỷ lục Việt Nam nữ: 11 ”33 của vận động viên Vũ Thị Hương thuộc Tuy cùng trong nhóm “chạy”, nhưng kĩ thuật chạy trong điền đoàn Thái Nguyên (nay thuộc đoàn An Giang) đồng thời Vũ Thị kinh rất đa dạng, để đảm bảo tính thực tiễn, ở đây chỉ đi sâu giới Hương cũng giữ luôn kỷ lục Seagames với thành tích 11 ”34 thiệu... lại được vận dụng nhiều Từ năm 18 96 việc khôi phục các cuộc thi đấu truyền thống của trong chiến tranh giữ nước đại hội thể thao Olympic đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong việc phát triển môn Điền kinh Từ 10 /19 54 đến 5 /19 75 ở Miền nam nước ta môn Điền kinh vẫn được phát triển, tuy tốc độ chậm và ít được chú trọng như môn Bóng Từ Đại hội thể thao Olympic Aten (Hy lạp 18 96) Điền kinh đã đá, Tenis…Tuy... tiếng súng lệnh đoạn này nên chỉ dùng 12 - 15 bước (tối đa là 17 bước) và khi đó phải đạt 90 – 95% tốc độ tối đa của mình Trong chạy lao, điểm đặt chân Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh trước luôn ở sau điểm dọi của TTCT (khoảng cách đó giảm dần sau tốc độ và chạy có xuất phát thấp của ta là hơn 1s, có nghĩa là kĩ thuật mỗi bước) rồi... với chạy ở cự li 10 0m, sự khác biệt trong kĩ thuật ở 4 giai đoạn đó là khá rõ ràng và đều có vai trò quan trọng đối với thành tích Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 Cách đóng bàn đạp kiểu phổ thông 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh + Cách phổ thông: trở nhau (do hai bàn đạp gần nhau quá), cũng không mất bình thường Bàn đạp trước đặt sau vạch xuất phát 1 – 1, 5 độ dài bàn... theo cự ly hoặc theo đặc điểm vận động Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 2 Sơ lược lịch sử phát triển môn Điền kinh thể thao Olympic Năm 19 12 Liên đoàn Điền kinh nghiệp dư quốc tế 2 .1 Nguồn gốc hình thành và phát triển môn Điền kinh IAAF ra đời Đây là tổ chức cao nhất lãnh đạo phong trào Điền kinh Đi bộ, chạy, nhảy và ném đẩy là những... trong đi bộ có thời gian cả chân chống luôn thẳng là đặc điểm kĩ thuật của đi bộ thể thao Khi Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh chưa quen với kĩ thuật này, khi hoạt động của hai chân chưa thành tự gian đưa lăng, do đó hạn chế được hậu quả của động tác không thể động hoá thì người đi rất vất vả, ưu việt của kĩ thuật chưa được phát thiếu... ngắn được thời Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 động chéo cả tay và chân làm cho TTCT ít bị dao động sang hai bên (đây là quy luật tự nhiên; ta có thể thấy có những học sinh đi cùng chân cùng tay, nhưng khi chạy các em không thể chạy được như vậy) Do vậy đánh tay phải luân phiên về trước – ra sau Để giữ thăng bằng 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh đồng thời làm giảm lực . tập luyện ngoại khóa. 10 . Tài liệu học tập: - Bài giảng môn học Giáo dục thể chất 1 (Thể dục + Điền kinh) của bộ môn Giáo dục thể chất. - Giáo trình Thể dục – NXB Thể dục thể thao năm 2007 - Giáo. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN GIÁO DỤC THỂ CHẤT 1 1. Tên môn học: Giáo dục thể chất 1 – Học phần bắt buộc (Mã môn học BAS 10 2). 2. Số tín chỉ: 01 3. Trình độ cho: Sinh viên năm thứ nhất. 80% 12 . Nội dung chi tiết của học phần: Lịch trình giảng dạy: PHẦN I: THỂ DỤC A/ LÝ THUYẾT Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 73 74 Đề cương học phần GDTC 1 - Thể dục + Điền kinh 1.