Giai đoạn chạy lao:

Một phần của tài liệu bài giảng môn thể dục 1 (Trang 25 - 26)

Giai đoạn này bắt đầu từ khi người chạy rời khỏi bàn đạp tới khi chạy đạt tốc độ cao nhất của mình. Nhiệm vụ của giai đoạn này là mau chóng đạt được tốc độ tối đa để chuyển sang chạy giữa quãng.

Về mặt lí thuyết, đoạn chạy lao là đoạn chạy từ khi cơ thể ở trạng thái tĩnh (v = 0) tới khi chạy với tốc độ tối đa của bản thân (v = vmax). Đoạn chạy này càng ngắn thì người chạy càng sớm đạt tới tốc độ chạy tối đa của mình và đoạn đường được chạy với tốc độ cao càng dài, do vậy thành tích càng tốt (và ngược lại...). Với Sinh viên, đoạn này nên chỉ dùng 12- 15 bước (tối đa là 17 bước) và khi đó phải đạt 90 – 95% tốc độ tối đa của mình. Trong chạy lao, điểm đặt chân

trước luôn ở sau điểm dọi của TTCT (khoảng cách đó giảm dần sau mỗi bước) rồi tiến lên ngang và sau thì vượt lên trước. Cùng với việc tăng tốc độ chạy, độ ngả về trước của thân trên giảm dần, mức độ dùng sức trong đánh tay cũng giảm dần. Trong những bước đầu, hai chân đặt trên đường chạy hơi tách rộng rồi giảm dần cho tới kết thúc chạy lao mới ổn định gần thành một đường thẳng.

Xuất phát và chạy lao sau xuất phát

Tốc độ khi chạy lao tăng được chủ yếu là nhờ tăng độ dài bước chạy (còn do tăng tần số bước là không nhiều). Bước sau nên dài hơn bước trước 1/2 bàn chân và sau 9 - 11 bước thì ổn định.

Người ta đề xuất sự tăng tốc độ trong chạy lao như sau: Sau giây thứ nhất phải đạt 55% tốc độ tối đa. ở giây thứ hai đạt 76%; ở giây thứ ba: 91%; ở giây thứ tư: 95% va giây thứ năm là 99%.

So sánh thành tích khi chạy 30m với xuất phát thấp có lệnh và khi chạy 30m tốc độ cao của cùng một người, thì chạy tốc độ cao nhanh hơn 0,8 đến 1s, điều đó có nghĩa là: Chỉ cần có 0,8 - 1s để xuất phát và tăng tốc độ chạy đến mức tối đa; nếu chênh lệch giữa chạy

tốc độ và chạy có xuất phát thấp của ta là hơn 1s, có nghĩa là kĩ thuật xuất phát và chạy lao của ta chưa hoàn thiện.

Một phần của tài liệu bài giảng môn thể dục 1 (Trang 25 - 26)