Giáo án ancol

4 1.7K 24
Giáo án ancol

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trường THPT Thực Nghiệm – Giáo án giảng dạy Tiết 56. Bài 40. Ancol (tiết 2) Tiết 56. Bài 40. ANCOL (tiết 2) I. Mục tiêu tiết học 1. Kiến thức HS biết - Tính chất hóa học của ancol: Phản ứng của nhóm –OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete; phản ứng oxi hóa ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; phản ứng cháy. - Ứng dụng của etanol. - Tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH) 2 ). 2. Kỹ năng: - Dự đoán được tính chất hóa học của một số ancol cụ thể. - Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hóa học. Chú ý: Tập trung vào phần tính chất của ancol no, đơn chức, mạch hở. 3. Thái độ: - Bên cạnh những ứng dụng của ancol còn phải biết cách sử dụng hợp lý ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol. II. Phương pháp và phương tiện dạy học 1. Phương pháp dạy học - Đàm thoại tìm tòi kết hợp với thí nghiệm, sơ đồ, tranh ảnh minh họa. - Tổ chức hoạt động độc lập của HS theo cá nhân. 2. Phương tiện dạy học - Máy tính, máy chiếu. III. Chuẩn bị của GV – HS 1. GV - Phim thí nghiệm minh họa tính chất của ancol +) Etanol tác dụng với kim loại Na. - Dụng cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm minh họa tính chất của ancol +) Glixerol tác dụng với Cu(OH) 2 . +) Etanol tác dụng với CuO. - Máy tính, máy chiếu. 2. HS: - Xem trước nội dung bài học phần tính chất hóa học của ancol. IV. Nội dung và tiến trình tiết học 1. Ổn định lớp học 2. Tiến trình tiết học Thời gian Hoạt động của GV – HS Nội dung chính 2 phút Hoạt động 1: Vào bài GV nêu nội dung chính của bài học, mục tiêu tiết học. GV lưu ý HS phần tính chất hóa học tập trung vào phần tính chất của ancol no, đơn chức, mạch hở. Tiết 56. Bài 40. ANCOL (tiết 2) Trường THPT Thực Nghiệm – Giáo án giảng dạy Tiết 56. Bài 40. Ancol (tiết 2) 12 phút Hoạt động 2: GV phân tích cấu tạo của phân tử ancol: Liên kết C-OH và liên kết O-H bị phân cực nên nhóm –OH và –H dễ bị thay thế hoặc bị tách ra trong phản ứng hóa học. GV chiếu phim thí nghiệm: Etanol tác dụng với Na. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng, xác định sản phẩm phản ứng và viết PTHH xảy ra. HS: Mẩu Na tan nhanh ở cả 2 ống nghiệm và có khí thoát ra. HS viết PTHH. GV khái quát: Các ancol đều có khả năng phản ứng với kim loại kiềm tạo thành ancolat và H 2 . Yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng ở dạng tổng quát. GV tiến hành thí nghiệm biểu diễn: - Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Cu(OH) 2 . - Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH) 2 . Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng của phản ứng. HS: - Thí nghiệm 1: Kết tủa Cu(OH) 2 không tan. - Thí nghiệm 2: Kết tủa Cu(OH) 2 tan ra tạo thành dung dịch xanh lam. GV yêu cầu HS so sánh cấu tạo phân tử của etanol và glixerol có gì khác nhau mà glixerol phản ứng được với Cu(OH) 2 còn etanol thì không? HS: glixerol có nhiều nhóm –OH đứng cạnh nhau trong phân tử còn etanol thì không. GV tổng kết: Các ancol đa chức khác có nhiều nhóm –OH đứng cạnh nhau cũng tác dụng với Cu(OH) 2 cho dung dịch màu xanh lam. Sử dụng phản ứng này để phân biệt ancol đa chức có nhiều nhóm – OH cạnh nhau với ancol đơn chức cụ thể. V. Tính chất hóa học 1. Phản ứng thế H của nhóm –OH a) Tính chất chung của ancol (Tác dụng với kim loại kiềm) +) C 2 H 5 OH + Na → C 2 H 5 ONa + ½ H 2 ↑ +) ROH + Na → RONa + ½ H 2 ↑ b) Tính chất đặc trưng của glixerol +) 2C 3 H 5 (OH) 3 + Cu(OH) 2 ↓ → (C 3 H 5 (OH) 2 O) 2 Cu + 2H 2 O Đồng (II) glixerat Chú ý: Phản ứng này để phân biệt ancol đa chức có các nhóm –OH cạnh nhau với ancol đơn chức. Trường THPT Thực Nghiệm – Giáo án giảng dạy Tiết 56. Bài 40. Ancol (tiết 2) GV hướng dẫn HS viết PTHH. 8 phút Hoạt động 3: GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi: - Phản ứng của ancol và axit vô cơ xảy ra trong điều kiện nào? - Sản phẩm của phản ứng giữa Etanol và axit brom hiđric có tên gọi và tính chất vật lý nào? - Viết PT tổng quát của phản ứng giữa ancol đơn chức và axit HX (X là halogen). GV chỉnh lý, bổ sung và nhấn mạnh phản ứng này chứng tỏ phân tử ancol có nhóm –OH. GV thông báo: - Điều kiện của phản ứng - Mô tả quá trình phản ứng xảy ra giữa hai phân tử ancol (nhóm C 2 H 5 O-) của ancol này thay thế nhóm –OH của phân tử ancol kia. Yêu cầu HS viết PTHH tổng quát của phản ứng. 2. Phản ứng thế nhóm –OH a) Phản ứng với axit vô cơ +) ĐK phản ứng: t o +) C 2 H 5 OH + HBr o t → C 2 H 5 Br + H 2 O +) ROH + HX o t → RX + H 2 O → Phản ứng này chứng tỏ phân tử ancol có nhóm –OH. b) Phản ứng với ancol +) ĐK phản ứng: H 2 SO 4 đặc, 140 o C +) C 2 H 5 -OH + H-OC 2 H 5 o 2 4 H SO ,140 C → C 2 H 5 -O-C 2 H 5 + H 2 O Đietyl ete +) ROH + R’OH o 2 4 H SO ,140 C → R-O-R’ + H 2 O (R, R’ có thể giống nhau hoặc khác nhau) 5 phút Hoạt động 4: GV yêu cầu HS nhắc lại PTHH của phản ứng điều chế etilen trong phòng thí nghiệm? Điều kiện xảy ra của phản ứng? GV mô tả quá trình của phản ứng (nhóm –OH của ancol tách ra cùng nguyên tử H liên kết với nguyên tử C bên cạnh tạo thành liên kết đôi). - So sánh điều kiện phản của phản ứng tạo ete. - Viết PTHH tổng quát của phản ứng tách nước của ancol no, đơn chức mạch hở. GV metanol tách nước thu được sản phẩm nào? GV nhấn mạnh: Chỉ có ancol no, đơn chức mạch hở (trừ CH 3 OH) mới tách nước tạo anken. 3. Phản ứng tách nước +) ĐK phản ứng: H 2 SO 4 đặc, 170 o C +) CH 3 -CH 2 OH o 2 4 H SO ,170 C → CH 2 =CH 2 + H 2 O +) C n H 2n+1 OH o 2 4 H SO ,170 C → C n H 2n + H 2 O Chú ý: Chỉ có ancol no, đơn chức mạch hở (trừ CH 3 OH) mới tách nước tạo anken. 13 phút Hoạt động 5: GV tiến hành thí nghiệm etanol tác dụng 4. Phản ứng oxi hóa a) Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn Trường THPT Thực Nghiệm – Giáo án giảng dạy Tiết 56. Bài 40. Ancol (tiết 2) với CuO. Yêu cầu HS quan sát và nêu hiện tượng của thí nghiệm. HS: dây đồng chuyển từ màu đen sang màu đỏ. GV viết PTHH của phản ứng, giải thích về bản chất của phản ứng (Nguyên tử H của nhóm –OH và nguyên tử H liên kết với nguyên tử C chứa nhóm –OH tách ra cùng nguyên tử O của CuO tạo nước, nguyên tử C và O trong etanol sau khi tách H đã tạo thành liên kết đôi chuyển thành nhóm –CH=O, nhóm chức của anđehit). GV khái quát: Các ancol bậc I khác cũng bị OXH bởi CuO tạo thành anđehit. GV yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng giữa ancol bậc II và ancol bậc 3 với CuO. GV tổng kết: Trong điều kiện như trên, ancol bậc I bị OXH tạo thành anđehit, ancol bậc II bị OXH thành xeton; ancol bậc III không phản ứng. GV yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng đốt cháy etanol. Từ đó rút ra PT dạng tổng quát của phản ứng cháy của ancol no, đơn chức mạch hở và nhận xét về số mol H 2 O và CO 2 . +) CH 3 -CH 2 -OH + CuO o t → CH 3 -CH=O + Cu + H 2 O Anđehit axetic → R-CH 2 -OH + CuO o t → R-CHO + Cu + H 2 O +) CH 3 -CH(OH)-CH 3 + CuO o t → CH 3 -CO-CH 3 + Cu + H 2 O Đimetyl xeton → R-CH(OH)-R’ + CuO o t → R-CO-R’ + Cu + H 2 O → Ancol bậc III + CuO o t → Không phản ứng b) Phản ứng oxi hóa hoàn toàn +) C 2 H 5 OH + 3O 2 o t → 2CO 2 + 3H 2 O +) C n H 2n+2 O + 3n/2 O 2 o t → nCO 2 + (n+1)H 2 O Nhận xét: 2 2 H O CO n n> 2 phút Hoạt động 6: GV khái quát những ứng dụng chính của etanol. GV bổ sung bên cạnh những ứng dụng, ancol còn gây những tác dụng độc hại cho con người và môi trường khi sử dụng không đúng cách. Yêu cầu HS đọc phần tư liệu tr 188 để tìm hiểu thêm tác dụng tiêu cực của ancol. VI. Ứng dụng: SGK 3 phút Hoạt động 7: Củng cố bài – BTVN GV dùng lược đồ tư duy để hệ thống bài. BTVN: - Làm bài tập: 2, 3, 6, 9 (SGK) - Chuẩn bị bài: Phenol BTVN: - Làm bài tập: 2, 3, 6, 9 (SGK) - Chuẩn bị bài: Phenol . Trường THPT Thực Nghiệm – Giáo án giảng dạy Tiết 56. Bài 40. Ancol (tiết 2) Tiết 56. Bài 40. ANCOL (tiết 2) I. Mục tiêu tiết học 1. Kiến thức HS biết - Tính chất hóa học của ancol: Phản ứng của nhóm. chất của ancol no, đơn chức, mạch hở. 3. Thái độ: - Bên cạnh những ứng dụng của ancol còn phải biết cách sử dụng hợp lý ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol. II tập trung vào phần tính chất của ancol no, đơn chức, mạch hở. Tiết 56. Bài 40. ANCOL (tiết 2) Trường THPT Thực Nghiệm – Giáo án giảng dạy Tiết 56. Bài 40. Ancol (tiết 2) 12 phút Hoạt động 2: GV

Ngày đăng: 08/02/2015, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan