1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

một số giáo án 10

4 740 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 79,5 KB

Nội dung

Mục đích yêu cầu: -Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt.. Ngày nay, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc sử dụng đúng mà còn vươn tới yêu cầu cao hơn, đó là sử dụng tiếng Việt- tiế

Trang 1

Tiết:

Tên bài: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

1 Mục đích yêu cầu:

-Nắm được những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt Đồng thời có ý thức rèn luyện thói

quen và năng lực sử dụng tiếng Việt theo các yêu cầu

2 Phương pháp, phương tiện:

-Phương pháp: Đọc hiểu, vấn đáp, phân tích-phát hiện, nêu vấn đề, thảo luận nhóm,…

-Phương tiện: Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, bảng phụ

3 Tiến trình:

-Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, việc chuẩn bị bài của HS.

-Kiểm tra bài cũ: hãy cho biết để viết tốt một bài văn thuyết minh chúng ta cần phải có

những điều gì?

-Dẫn vào bài mới: Từ khi các em cắp sách đến trường đã được dạy đọc viết tiếng Việt

Nhìn chung là các em tuân thủ tốt những điều mà thầy cô truyền dạy Ngày nay, chúng

ta không chỉ dừng lại ở việc sử dụng đúng mà còn vươn tới yêu cầu cao hơn, đó là sử

dụng tiếng Việt- tiếng mẹ đẻ sao cho đạt hiệu quả cao nhất để lời nói, bài viết của chúng

ta hay, hấp dẫn đối với người nghe, người đọc Để làm được điều đó là một việc vừa

khó lại vừa dễ Khó là khi chúng ta không biết và dẽ là khi chúng ta đã biết: biết được

những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

GV: yêu cầu HS đọc mục I.1 SGK

và trả lời:

a) Những câu trong mục a) mắc lỗi

gi? Cho biết cách sửa

HS: trao đổi và trả lời

b) Xác định các từ ngữ địa phương

trong đoạn hội thoại ở mục b) và

thay thế bằng các từ ngữ toàn dân

tương ứng

GV: gọi HS đọc phần Ghi nhớ về

ngữ âm và chữ viết trong SGK

GV: yêu cầu HS đọc mục I.2 SGK

a).Phát hiện và chữa lỗi những từ

trong các câu đã cho

Xác định những câu đúng trong số

các câu đã cho

I Sử dụng đúng các chuẩn mực của tiếng Việt:

1 Về ngữ âm và chữ viết:

a) Câu 1: Dùng sai cặp phụ âm cuối c/t :giặc giặt Câu 2:Dùng sai cặp phụ âm đầu d/r:dáo ráo Câu 3:Dùng sai cặp thanh điệu ?/ ~:lẽ lẻ

b) Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân tương ứng

nhưng mà dưng mờ bẩu bảo

mờ mà

Ghi nhớ :

2.Về từ ngữ:

a)

Câu 1:…anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót(sai về cấu tạo) Câu 2: …các vấn đề mà thầy giáo truyền đạt/thụ(nhầm lần từ

HV gần âm, gần nghĩa)

Câu 3: số người mắc bệnh và chết vì bệnh truyền nhiễm

…/số người mắc bệnh truyền nhiễm và chết…(sai về kết hợp

từ)

Câu 4: Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng thứ thuốc mà khoa Dược tích cực pha chế.…

(sai về kết hợp từ)

b)

Câu 2,3,4 đúng Câu 1: yếu điểm điểm yếu Câu 5: linh động sinh động

Ghi nhớ :

Trang 2

GV: gọi HS đọc phần Ghi nhớ về từ

ngữ trong SGK

GV: yêu cầu HS đọc mục I.3 SGK

và trả lời các câu hỏi:

a) Phát hiện và chữa lỗi những từ

trong các câu đã cho

b) Xác định những câu đúng trong

các câu đã cho Chỉ ra nguyên nhân

câu sai

c) Sắp xếp các câu đã cho để tạo

thành đoạn văn có liên kết

HS:sắp xếp

GV:nghe HS trả lời Treo bảng phụ

GV: Tổng kết nội dung về phần ngữ

ở phần Ghi nhớ

GV:gọi HS đọc phần Ghi nhớ về

ngữ pháp

GV:gọi HS đọc mục I.4 SGK và trả

lời các câu hỏi

a) Chữa lỗi dùng từ không đúng

phong cách trong các câu đã cho

b) Nhận xét các từ ngữ thuộc phong

cách ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn văn

3.Về ngữ pháp:

a) Phát hiện và chữa lỗi :

-Câu không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ Có mấy cách chữa( tuỳ vào vị trí các câu trong VB, vào mối quan hệ của câu nầy với câu khác trong VB)

+Bỏ từ “qua”

+Bỏ từ “của”thay thế vào đó bằng dấu phẩy(,) +Bỏ các từ “đã cho”và thay thế vào đó bằng dấu phẩy(,) -Cả câu chỉ mới là một cụm danh từ được phát triển dài,chưa

đủ các thành phần chính Cách chữa: tạo cho câu có đủ 2 thành phần chính

+Đó là lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ (thêm từ ngữ làm chủ ngữ).

+Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích, những lớp người sẽ tiếp bước họ, đã được biểu hiện trong tác phẩm (thêm từ ngữ làm

vị ngữ)

b) Câu 2,3,4 :đúng

Câu 1 sai, vì:không phân định rõ thành phần phụ đầ câu với chủ ngữ

c) Nhìn chung sai không phải trong phạm vi từng câu mà sai

chủ yếu ở mối liên hệ, sự liên kết giữa các câu: lộn xộn, không loogic → cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc và phát triển theo trình tự hợp lí

“TK và TV đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại.

Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời TK là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn còn TV có nét đẹp đoan trang, thùy mị Về tài thì TK hơn hẳn TV Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.”

Ghi nhớ :

4 Về phong cách ngôn ngữ:

a) - Hoàng hôn (buổi chiều tà, muộn) chỉ được dùng trong văn

thơ (P/c ngôn ngữ nghệ thuật), không dùng trong biên bản hành

chánh →chữa lại: buổi chiều.

- Hết sức (tương đương với các từ chỉ mức độ cao:rất, quá,

…)chỉ được dùng trong ngôn ngữ nói (thuộc p/c ngôn ngữ sinh

hoạt) Đây là văn bản nghị luận → chữa lại: rất / vô cùng.

b) Lời thoại của Chí phèo có những từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói

trong p/c ngôn ngữ sinh hoạt

-Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con

Trang 3

GV: Gọi HS đọc to toàn bộ phần

Ghi nhớ trong SGK

-Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có -Các từ ngữ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói ngoa, quả, về làng về nước, chả làm gì nên ăn

→ Những từ ngữ trên không thể dùng trong một lá đơn đề nghị,

dù mục đích lời nói của Chí phèo là lời khẩn cầu, giống mục đích của một lá đơn đề nghị Đơn đề nghị là văn bản thuộc p/c ngôn ngữ hành chính Vì thế,cách dùng từ diễn đạt phải khác lời

nói Chẳng hạn, trong lá đơn thì cần phải viết “tôi cam đoan điều đó là đúng sự thật” thay vì nói “con có dám nói gian thì

trời tru đất diệt”

Ghi nhớ:

GV: gọi HS đọc mục II.1 SGK và

trả lời các câu hỏi trong SGK

GV: gọi HS đọc mục II.2 SGK và

trả lời các câu hỏi trong SGK

GV: gọi HS đọc mục II.3 SGK và

trả lời các câu hỏi trong SGK

GV: gọi HS chốt lại: Cần sử dụng

ngôn ngữ sao cho đạt tính sáng tạo

nghệ thuật để có hiệu quả giao tiếp

cao Muốn thế, phải vận dụng linh

hoạt, sáng tạo ngôn ngữ theo các

phương thức chuyển hóa, các phép

tu từ

HS: đọc phần Ghi nhớ cuối mục II.

GV: hướng dẫn HS làm bài tập 1

SGK(trang 68)

II Sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:

1 Trong câu tục ngữ, “đứng” và “quỳ” được dùng với nghĩa

chuyển Chúng không biểu hiện các tư thế cuả con người mà

theo phép ẩn dụ → biểu hiện nhân cách,phẩm giá.

-“Chết đứng”: là chết hiên ngang,có khí phách cao đẹp.

-“Sống quỳ”: là quy lụy, hèn nhát

Việc dùng từ “đứng” và “quỳ” như vậy mang lại tính hình tượng

và biểu cảm hơn(nếu nói: “chết vinh hơn sống nhục” thì không

có hình tượng)

2 Cụm từ “chiếc nôi xanh” và “cái máy điều hòa khí hậu” đều

biểu thị cây cối nhưng mang tính hình tượng và biểu cảm hơn

“Chiếc nôi xanh” và “cái máy điều hòa”là những vật mang lại lợi ích cho con người Dùng chúng để biểu hiện cây cối vừa có tính

cụ thể, vừa tạo được cảm xúc và thẩm mĩ

3 Đoạn văn dùng phép đối và phép điệp (“ai có súng dùng sung,

ai có gươm dùng gươm…”) Đồng thời nhịp điệu dứt khoát,khỏ

khoắn ( “ai có súng -dùng súng, ai có gươm- dùng gươm, cuốc,

thuổng, gậy gộc…”) tạo cho lời kêu gọi mang âm hưởng vang

dội, tác động mạnh mẽ đến người nghe và người đọc

Ghi nhớ:

** Củng cố: Gọi HS nhắc lại các yêu cầu về sử dụng tiếng Việt: ngữ âm và chữ viết, từ

ngữ, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ

**Dặn dò:

hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 2, 3 / SGK

Trang 4

Nội dung bảng phụ sử dụng cho tiết dạy

“TK và TV đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời TK là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn Vẻ đẹp của nàng hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn còn TV có nét đẹp đoan trang, thùy mị Về tài thì TK hơn hẳn TV Thế nhưng, nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.”

Ngày đăng: 31/05/2013, 00:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w