TUẦN 1BÀI 1 – TIẾT 1 + 2 THANH TỊNH I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trongđời - thấy được ngò
Trang 1TUẦN 1
BÀI 1 – TIẾT 1 + 2
THANH TỊNH
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- giúp HS cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trongđời
- thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh
II – CHUẨN BỊ
- chân dung nhà văn Thanh Tịnh
- một số hình ảnh, băng hình, bài hát về ngày tựu trường
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài
- kiểm tra tập vở, sách giáo khoa và bút, viết của học sinh
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
- Hướng dẫn đọc: Văn bản “Tôi đi
học” diễn tả cảm xúc của nhân vật
“tôi” trong ngày đầu tiên đến
trường Vì thế khi đọc các em phải
thể hiện được nỗi niềm bâng
khuâng, cùng những rung động nhẹ
nhàng, trong sáng như cùng tác giả
trở về ngày đầu tiên đi học
- gọi HS đọc văn bản
1 Em hãy cho biết đôi nét về nhà
văn Thanh Tịnh?
- “Hằng năm… tựu trường”: từ hiện
tại, nhân vật “tôi” nhớ về dĩ vãng,
những biến chuyển của trời đất cuối
thu cùng hình ảnh mấy em nhỏ rụt
rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi
đến trường gợi cho nhân vật tôi nhớ
lại mình ngày ấy cùng những kỉ
niệm trong sáng Những kỉ niệm ấy
được nhà văn diễn tả theo ba trình
tự không gian và thời gian, đó là:
trên đường đến trường, lúc ở sân
trường và trong lớp học
2 Em hãy phân chia những đoạn
văn tương ứng với ba trình tự ấy
3 Kỉ niệm về ngày đầu tiên đến
trường của nhân vật “tôi” gắn liền
với khoảng thời gian nào và ở đâu?
- một buổi sáng cuối thu bình
thường như mọi ngày, con đường
làng dài và hẹp vốn dĩ rất thân quen
nhưng giờ đây lại trở thành kỉ niệm
không thể phai mờ trong tâm trí vì
đó là nơi gắn liền với ngày đầu tiên
cắp sách tới trường Điều đó chứng
tỏ tác giả là người rất tha thiết yêu
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1 Tâm trạng trên đường đến trường
- con đường, cảnh vật chung quanhvốn rất quen thuộc nhưng lần này tựnhiên thấy lạ, cảm thấy có sự thayđổi lớn trong lòng mình
- cảm thấy trang trọng, đứng đắn vớiquần áo và mấy quyển vở trên tay
- muốn thử sức mình khi xin mẹđược cầm bút thước như các bạn
Trang 24 “Con đường này… thấy lạ”, cảm
giác quen mà lạ của nhân vật “tôi
có ý nghĩa gì”?
5 Chi tiết “Tôi không… Sơn nữa” có
ý nghĩa gì ?
6 Việc học hành thường gắn liền
với sách vở, bút thước, quần áo mới
“Trong chiếc… cũng được”, em hãy
cho biết qua hai chi tiết “bặm tay
ghì thật chặt” quyển vở và muốn
thử sức mình tự cầm lấy bút thước
cho ta thấy thái độ của tác giả đối
với việc học là như thế nào?
7 Cảnh sân trường làng Mĩ Lí có gì
nổi bật?
8 Cảm nhận của tác giả về ngôi
trường Mĩ Lí lúc chưa đi học và
trong ngày đầu đến trường có gì
khác nhau?
9 Tại sao tác giả lại so sánh trường
học với đình làng?
10 Khi tả những cậu học trò nhỏ lần
đầu tiên đến trường, tác giả đã dùng
hình ảnh so sánh nào?
11 Ý nghĩa của hình ảnh so sánh
ấy?
- đó là dấu hiệu của sự thay đổitrong tình cảm và nhận thức của mộtcậu bé trong ngày đầu đến trường,cảm thấy mình đang có sự thay đổi,con đường cũng trở nên quan trọnghơn, cảm thấy mình vô cùng nhỏ békhi bước chân đến trường
- báo hiệu sự thay đổi trong nhậnthức, tự thấy mình đã lớn và cầnphải nghiêm túc hơn trong việc họchành
- có ý chí học tập ngay từ đầu, muốntự mình đảm nhiệm việc học tập,muốn được chững chạc như bạn,không muốn thua kém bạn
- đề cao việc học tập của con ngườilà rất quan trọng
- dày đặc cả người, người nào áoquần cũng sạch sẽ, gương mặt cũngvui tươi và sáng sủa
- lúc chưa đi học, trường là một nơi
xa lạ, cao ráo và sạch sẽ hơn cácnhà trong làng Lần đầu đến trường,trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừaoai nghiêm như cái đình làng HòaẤp khiến “lòng tôi đâm ra lo sợ vẩnvơ”
- đình làng là nơi thờ cúng, tế lễ, nơithiêng liêng cất giấu những điều bíẩn So sánh trường học với đìnhlàng: thể hiện cảm xúc trangnghiêm của tác giả với ngôi trườngđồng thời đề cao tri thức mà conngười sẽ học được trong trường học,chắc chắn đó sẽ là một chân trờimới với nhiều điều bí ẩn và lí thú
- “Họ… e sợ”
- diễn tả rất đúng tâm trạng lần đầutiên đến trường, vừa vui mừngnhưng cũng vừa lo sợ vì lần đầu tiêncảm nhận được sự trưởng thành củamình trong tình cảm và nhận thức
- đề cao sức hấp dẫn của trường học
vì ở bất cứ lứa tuổi nào cũng mongmuốn được học tập, được hiểu biết,nhất là ở lứa tuổi lần đầu đếntrường, lứa tuổi và lớp 1
- thể hiện khát vọng bay bổng củatác giả vì chỉ có đi học và học giỏi,con người mới có điều kiện và cơhội để thực hiện ước mơ của mình
khác
Ham học, yêu bạn bè và máitrường quê hương
2 Tâm trạng lúc ở sân trường
- sân trường dày đặc cả người, aicũng áo quần sạch sẽ, gương mặtcũng vui tươi sáng sủa
- ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oainghiêm, cảm thấy mình như bướcvào một thế giới khác va cách xamẹ hơn
- cảm nhận được trách nhiệm, tấmlòng của gia đình, nhà trường đốivới thế hệ tương lai
Trang 312 Em hãy tìm những hình ảnh thể
hiện sự quan tâm của người lớn đối
với những em bé lần đầu tiên đi
học?
13 Em có cảm nhận gì về thái độ,
cử chỉ của gia đình, nhà trường đối
với học sinh?
14 Nhân vật “tôi” có cảm giác như
thế nào khi bước chân vào lớp?
- Nhân vật “tôi” cảm thấy lạ vì đây
là lần đầu tiên bước vào lớp học,
một môi trường hoàn toàn mới
nhưng lại không hề cảm thấy xa lạ
với bàn ghế và bạn bè vì đã bắt đầu
ý thức được những thứ đó sẽ gắn bó
thân thiết với mình trong suốt một
năm học, một tình cảm rất tự nhiên
và trong sáng
15 Chi tiết “Một con chim… cao”,
theo em đó có phải là một sự tình cờ
hay không hay còn có dụng ý nào
khác?
16 “Tôi đưa mắt… học”, dòng chữ
“Tôi đi học” kết thúc truyện có ý
nghĩa gì?
17 Ở lớp 6 và lớp 7 các em đã học
các kiểu văn bản và phương thức
biểu đạt như tự sư, miêu tả, biểu
cảm Em hãy cho biết văn bản “Tôi
đi học” sử dụng phương thức biểu
đạt nào?
18 Theo em, phương thức biểu đạt
nào là nổi bật hơn cả?
19 Em hãy tìm và phân tích một số
- các phụ huynh đều chuẩn bị chuđáo cho con em ở buổi tựu trườngđầu tiên, đều trân trọng tham dựbuổi lễ quan trọng này Có lẽ các vịấy cũng đang lo lắng, hồi hộp cùngcon em mình
- ông đốc là hình ảnh một ngườithấy , một nhà lãnh đạo nhà trườngtừ tốn, bao dung
- thầy giáo trẻ dạy học sinh mớicũng là một người giàu tình thươngyêu
- đó là trách nhiệm, tấm lòng củagia đình, nhà trường đối với thế hệtương lai Đó là một ngôi trườnggiáo dục ấm áp, là một nguồn nuôidưỡng các em trưởng thành
- “Một mùi hương… có thật”
- đó là hình ảnh gợi nhớ và nuối tiếcnhững ngày trẻ thơ hoàn toàn chơibời tự do đã chấm dứt để bước vàomột giai đoạn mới trong cuộc đời,giai đoạn làm học sinh, bắt đầu tậplàm người lớn
- cách kết thúc bất ngờ, khép lại vănbản nhưng lại mở ra một giai đoạnmới, một thế giới mới, một chân trờimới trong cuộc đời của một đứa trẻ
Đó là niềm tự hào hồn nhiên trongsáng của nhân vật tôi đồng thờicũng gợi cho người đọc nhớ lạinhững kỉ niệm mơn man của buổitựu trường Và dòng chữ “Tôi đihọc” cũng chính là chủ đề của tácphẩm
- tự sự, miêu tả, biểu cảm
- biểu cảm, nhờ đó mà văn bản tuylà văn xuôi nhưng rất giàu chất thơvà có sức truyền cảm nơi người đọc
- HS tự tìm
3 Tâm trạng trong lớp học
- cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũivới mọi vật, với người bạn ngồi bêncạnh
- vừa ngỡ ngàng mà vừa tự tin, nhânvật “tôi” nghiêm trang bước vào giờhọc đầu tiên
Trang 4hình ảnh so sánh đặc sắc trong bài?
- Các so sánh trên xuất hiện ở các
thời điểm khác nhau để diễn tả tâm
trạng, cảm xúc của nhân vật tôi
Đây là các so sánh giàu hình ảnh,
giàu sức gợi cảm được gắn với
những cảnh sắc thiên nhiên tươi
sáng, trữ tình
- Nhờ các hình ảnh so sánh như thế
mà cảm giác, ý nghĩ của nhân vật
tôi được người đọc cảm nhận cụ thể
hơn Cũng nhờ chúng mà truyện
ngắn thêm man mác chất trữ tình
trong trẻo
- gọi HS đọc Ghi nhớ
III – GHI NHỚ
SGK 9
Dặn dò
- học thuộc Ghi nhớ
- đọc trước bài “Cấp độ khái quátcủa nghĩa từ ngữ”
Trang 5BÀI 1 – TIẾT 3
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
- Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc ghi nhớ của văn bản “Tôi đi học”
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
1 Nghĩa của từ động vật rộng hơn
hay hẹp hơn nghĩa của từ thú, chim,
cá Vì sao?
2 Nghĩa của từ thú rộng hơn hay
hẹp hơn nghĩa của từ voi, hươu?
- tương tự với từ chim, cá
3 Một từ được coi là có nghĩa rộng
khi nào?
4 Một từ được coi là có nghĩa hẹp
khi nào?
5 Một từ ngữ vừa có nghĩa rộng,
vừa có nghĩa hẹp được không? Vì
sao, cho ví dụ?
- HS làm bài tập theo mẫu sơ đồ
trong bài học
- gọi HS đọc Ghi nhớ
- rộng hơn vì nghĩa của từ động vật bao hàm nghĩa của từ thú, chim, cá
- rộng hơn vì thú không chỉ có voi,hươu mà còn nhiều loại khác
- khi phạm vi nghĩa của từ đó baohàm phạm vi nghĩa của một số từngữ khác
- khi phạm vi nghĩa của từ đó đượcbao hàm trong phạm vi nghĩa củamột từ ngữ khác
- được vì một từ ngữ có nghĩa rộngđối với từ ngữ này nhưng lại cónghĩa hẹp đối với một từ ngữ khácVD: hoa hoa hồng hoa hồngđỏ
I – TỪ NGỮ NGHĨA RỘNG, TỪ NGỮ NGHĨA HẸP
Vẽ sơ đồ SGK trang 10
- học thuộc Ghi nhớ
- đọc trước bài “Tính thống nhất vềchủ đề của văn bản”
Trang 6BÀI 1 – TIẾT 4
Tập làm văn TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản
- Biết viết một văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn,sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Đọc thuộc Ghi nhớ bài “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
1 Tác giả nhớ lại những kỉ niệm
sâu sắc nào trong thời thơ ấu của
mình?
2 Những kỉ niệm ấy gợi lên những
cảm xúc gì trong lòng tác giả?
- tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ
ngỡ, nao nức những kỉ niệm mơn
man của buổi tựu trường cũng chính
là chủ đề của văn bản “Tôi đi học”
3 Theo em, chủ đề của văn bản là
gì?
4 Căn cứ vào đâu em biết văn bản
“Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm
mơn man của tác giả về buổi tựu
trường đầu tiên?
- Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi
tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm
giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” trong
buổi tựu trường đầu tiên được diễn
biến qua ba tâm trạng gắn liền với
ba khoảng thời gian khác nhau: trên
đường đến trường, trên sân trường
và trong lớp học
5 Em hãy tìm những từ ngữ, chi tiết
nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ
ngỡ của nhân vật “tôi’ khi cùng mẹ
đến trường, lúc ở sân trường và
trong lớp học?
6 Tất cả những từ ngữ, hình ảnh,
chi tiết, tâm trạng ấy có liên quan
đến nhau không?
7 Sự liên quan ấy có tác dụng gì?
- kỉ niệm về ngày đầu tiên đếntrường
- tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡngỡ, nao nức những kỉ niệm mơnman của buổi tựu trường
- liên kết các ý trong văn bản, làm
I – CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
Văn bản: Tôi đi học
- chủ đề: tâm trạng hồi hộp, cảmgiác bỡ ngỡ, nao nức những kỉ niệmmơn man của buổi tựu trường
II – TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
- chú ý nhan đề, từ ngữ và các câutrong văn bản
- các ý trong văn bản có sự liên kếtvới nhau, mạch lạc, thống nhất
Trang 78 Vậy thế nào là tính thống nhất về
chủ đề của văn bản?
9 Làm thế nào để bảo đảm tính
thống nhất đó?
- gọi HS đọc Ghi nhớ
10 Căn cứ vào đâu mà em biết
được văn bản này nói về rừng cọ
quê tôi
11 Các đoạn văn đã trình bày đối
tượng và vấn đề theo một trình tự
nào?
11 Chủ đề của văn bản này là gì?
cho văn bản có tính mạch lạc, thốngnhất
- đọc SGK
- đọc Ghi nhớ
III – GHI NHỚ BT1
Văn bản: Rừng cọ quê tôi
- nhan đề : Rừng cọ quê tôi
- câu văn, từ ngữ : rừng cọ, lá cọ, trái cọ…
- các ý chính :+ giới thiệu rừng cọ quê tôi+ miêu tả vẻ đẹp của cây cọ+ sự hiện diện của cây cọ ở khắp nơi
+ khẳng định tình cảm gắn bó giữa người dân sông Thao với cây cọ
Chủ đề: tình cảm gắn bó của
người dân sông Thao với rừng cọ quê hương mình
Dặn dò
- học thuộc Ghi nhớ
- đọc trước bài “Trong lòng mẹ” và tóm tắt đoạn trích
Trang 8TUẦN 2
BÀI 2 – TIẾT 5 + 6
NGUYÊN HỒNG
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tìnhyêu thương mãnh liệt của chú đối với mẹ
- Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình,lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
II – CHUẨN BỊ
- Chân dung nhà văn Nguyên Hồng
- Tác phẩm “Những ngày thơ ấu”
- Tranh ảnh có liên quan đến đoạn trích
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản?
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
1 Em hãy cho biết đôi nét về tác
giả?
- gọi HS đọc văn bản và tóm tắt
đoạn trích
2 Theo em, đoạn trích này có thể
chia làm mấy phần và nội dung
chính từng phần?
3 Bé Hồng đang sống trong hoàn
cảnh như thế nào?
- “Một hôm… mẹ mày không?”,
điều đáng chú ý ở đây là cười hỏi
chứ không phải lo lắng hỏi, nghiêm
nghị hỏi, lại càng không phải là âu
yếm hỏi Lẽ thường, câu hỏi đó phải
được trả lời rằng có, nhất là đối với
chú bé vốn dĩ thiếu thốn một tình
thương ấp ủ Nhưng vốn nhạy cảm,
nặng tình thương yêu và lòng kính
mến mẹ, chú bé Hồng lập tức “nhận
ra những ý nghĩ cay độc trong giọng
nói và trên nét mặt khi cười rất kịch
của người cô Vì thế chú cúi đầu
không đáp”
4 Là người nặng tình thương yêu
mẹ, không thể để tình yêu thương
- đọc SGK
- 2 phần+ từ đầu đến “người ta hỏi chứ”:
cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bàcô
+ phần còn lại: cuộc gặp lại bất ngờvới mẹ
- bố mất, mẹ đi tha hương cầu thực,Hồng sống với gia đình bên nộitrong sự ghẻ lạnh, đặc biệt là của bàcô
- Không! Cháu không muốn vào
Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về
I – TÁC GIẢ
SGK 18
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1 Cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô
(Chia đôi bảng)
Bà cô
- cười hỏi
- “Mày có… mợ mày không”
- hai con mắt long lanh
- vỗ vai mà cười
- cứ tươi cười kể
tàn nhẫn, độc ác, thâm hiểm
Bé Hồng
- cúi đầu không đáp
- cháu không muốn vào
- lòng thắt lại, khóe mắt cay cay
- cười dài trong tiếng khóc
- “Giá những cổ tục… mới thôi”
thương mẹ, đau đớn, uất ức, cămghét những cổ tục
Trang 9và lòng kính mến mẹ “lại bị những
rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến”,
chú bé Hồng đã trả lời đáp lại người
cô như thế nào?
5 Đến đây cuộc đối thoại tưởng
chừng như chấm dứt nhưng bà cô đã
buông tha cho bé Hồng chưa? Bà ta
còn làm gì nữa?
6 Cùng với câu hỏi ấy là cử chỉ gì ?
- điều đó chứng tỏ người cô cứ
muốn kéo đứa cháu đáng thương
vào một trò chơi ác độc đã dàn tính
sẵn Rôì chú bé đã im lặng, cúi đầu
xuống đất, lòng đau thắt lại, khóe
mắt cay cay, bà vẫn tiếp tục tấn
công Cái cử chỉ vỗ vai tôi cười mà
nói rằng “ Mày dại quá… em bé
chứ” chẳng qua chỉ là một hành
động giả dối và độc ác nhằm châm
chọc và nhục mạ mẹ bé Hồng Quả
là không có gì cay đắng bằng khi
vết thương lòng của mình lại cứ bị
người khác, ở đây lại chính là cô
ruột của mình lại cứ săm soi hành
hạ “Nước mắt… tôi muốn”, vậy là
cuối cùng, sau mọi cố gắng, bà cô
đã đạt được mục đích của mình là
làm cho bé Hồng cảm thấy đau đớn,
chứng tỏ bà ta là một người không
chỉ có cay nghiệt mà còn rất cao tay
trước một chú bé đáng thương và bị
động như bé Hồng
7 Bà cô vẫn cứ tươi cười kể chuyện
mẹ bé Hồng cho bé Hồng nghe
Qua câu chuyện của bà cô, em hãy
cho biết mẹ bé Hồng đang sống
trong hoàn cảnh như thế nào?
- một người mẹ túng quẫn, rách rưới
như thế mà lại được người cô miêu
tả một cách tỉ mỉ và thích thú như
vậy thì con cái nào mà chẳng đau
lòng
8 Chi tiết nào chứng tỏ nỗi tức tưởi,
phẫn uất của bé Hồng đã lên đến
đỉnh điểm?
- nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ
lòng căm tức tột cùng ở những giây
phút này bằng các chi tiết đầy ấn
tượng, lời văn dồn dập, động từ
mạnh mẽ “tôi quyết vồ lấy… mới
thôi”
9 Qua tất cả những hình ảnh, chi
tiết vừa phân tích, em có nhận xét gì
về tính cách của hai nhân vật bà cô
và bé Hồng?
- chưa, “Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫnngọt…”
- hai con mắt long lanh
- đọc SGK
- “Cô tôi chưa dứt câu… mới thôi”
- bà cô là một người lạnh lùng, độcác, thâm hiểm Đó là một hình ảnhmang ý nghĩa tố cáo hạng ngườisống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu
Trang 1010 Trong buổi tan trường, mới
thoáng thấy bóng một người ngồi
trên xe kéo giống mẹ, Hồng đã có
hành động gì?
- hình ảnh mẹ, nỗi nhớ mẹ luôn
canh cánh bên lòng nên chỉ cần
thoáng thấy bóng một người ngồi
trên xe kéo giống mẹ thì bé Hồng
đã bật ra tiếng gọi mà em đã khao
khát, dồn nén bấy lâu nay
11 Nếu người ấy… sa mạc” Chú ý
chi tiết “cái lầm… tủi cực nữa”
Theo em thì giữa thẹn và tủi cực thì
điều nào làm cho bé Hồng cảm thấy
đau đớn hơn? Vì sao?
12 Tác giả đã dùng hình ảnh nào
để thể hiện cái tâm trạng thất vọng
ê chề ấy?
13 Nghệ thuật gì được sử dụng
trong câu văn này? Tác dụng?
14 Sau bao nỗi nhớ thương, mong
chờ, giờ đây được gặp lại mẹ, chú
bé Hồng đã có hành động và cử chỉ
như thế nào?
15 Trong đoạn trích này, có mấy
lần bé Hồng khóc, em hãy so sánh
những lần khóc ấy?
mủ ruột rà trong cái xã hội thực dânphong kiến lúc bấy giờ Dĩ nhiên,tính cách tàn nhẫn của bà cô cũng làsản phẩm của những định kiến đốivới phụ nữ trong xã hội cũ
- bé Hồng: càng nhận ra sự thâmđộc của người cô, chú bé Hồng càngđau đớn uất hận, càng trào lên cảmxúc yêu thương mãnh liệt đối vớingười mẹ bất hạnh của mình thểhiện qua lời nói, cử chỉ và thái độcăm ghét những cổ tục tàn nhẫn củaxã hội cũ đã hành hạ mẹ
- “Tôi liền đuổi theo… mợ ơi!”
- thẹn là một cảm giác xấu hổ khi bịbạn bè chọc ghẹo nhưng chọc ghẹomột, hai lần rôì thôi, cái cảm giácthẹn ấy sẽ qua đi rất nhanh nhưngtủi cực thì đau xót hơn nhiều Vìsuốt một năm trời chú bé Hồng sống
bơ vơ trong sự ghẻ lạnh và caynghiệt của họ hàng Bao lần chúkhóc vì nhớ mẹ, vì phải chịu đựngnhững lời nói tàn nhẫn của họ hàngvề mẹ mình Nếu người quay lại ấykhông phải là mẹ thì đó là một sựthất vọng rất lớn, một nỗi đau đếntột cùng vì cái hy vọng mong manhnhất của mình đã bị dập tắt
- “khác gì cái ảo ảnh… sa mạc”
- so sánh, thể hiện nỗi khát khaođược gặp lại mẹ mãnh liệt
- “Tôi thở… nức nở”
- 2 lần+ giống: cả hai lần đều xuất phát từlòng thương yêu mẹ
+ khác: một lần vì đau đớn, xót xathương mẹ khi mẹ bị những cổ tụcphong kiến đày đọa, bị bà cô mỉamai, lần hai khóc trong nỗi dỗi hờnmà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn
2 Cuộc gặp lại bất ngờ với mẹ
- liền đuổi theo gọi bối rối
- oà lên khóc nức nở
- “Tôi ngồi trên…”
- “Phải bé lại…”
tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
Trang 1116 Em hãy tìnm những chi tiết, hình
ảnh diễn tả cảm giác sung sướng
cực điểm khi được ở trong lòng mẹ?
- cảm giác sung sướng đến cực điểm
của đứa con khi được ở trong lòng
mẹ được Nguyên Hồng diễn tả bằng
cảm hứng đặc biệt say mê cùng
những rung động vô cùng tinh tế
Nó tạo ra một khoảng không gian
của ánh sáng, màu sắc, của hương
thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi Nó là
hình ảnh về một thế giới đang bừng
nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng
kỉ niệm và ăm ắp tình mẫu tử
- chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong
cảm giác vui sướng, rạo rực, không
mảy may nghĩ ngợi gì Những lời
cay độc của người cô, những tủi cực
vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm
xúc miên man ấy
17 Đoạn trích “Trong lòng mẹ” gợi
cho em cảm xúc gì về tình mẹ con
của bé Hồng?
- gọi HS đọc Ghi nhớ
nguyện
- “Tôi ngồi trên…”
- “Phải bé lại…”
- là bài ca chân thành và cảm độngvề tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
Trang 12BÀI 2 – TIẾT 7
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu được thế nào là trường từ vựng, biết xác lập các trường từ vựng đơn giản
- Bước đầu hiểu được mối liên quan giữa trường từ vựng với các hiện tượng ngôn ngữ đã học như đồng nghĩa, tráinghĩa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa… giúp ích cho việc học văn và làm văn
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu chủ đề của đoạn trích “Trong lòng mẹ”
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
- gọi HS đọc ví dụ SGK
1 Các từ “mặt, mắt, da, gò má, đùi,
đầu, cánh tay” có nét chung nào về
nghĩa?
- Các từ “mặt, mắt, da, gò má, đùi,
đầu, cánh tay” đều thuộc trường từ
vựng người
- tìm ví dụ
+ trường “dụng cụ để viết”: bút chì,
bút bi, phấn…
+ trường “chỉ số lượng”: vài, mấy,
những, các, tất cả…
2 Trường bộ phận cơ thể người,
trường dụng cụ để viết, trường chỉ
số lượng đều là những trường từ
vựng Vậy trường từ vựng là gì?
- gọi HS đọc Ghi nhớ
- gọi HS đọc Lưu ý
3 Trường từ vựng “mắt” có thể bao
gồm những trường từ vựng nhỏ nào?
4 Nhận xét những từ thuộc trường
từ vựng “mắt” thuộc từ loại nào?
5 Có thể kết luận gì về từ loại của
trường từ vựng?
6 Do hiện tượng nhiều nghĩa, một
từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng
khác nhau không? Ví dụ?
- ví dụ: từ “đá”
+ trường chất rắn (nước đá, núi…)
+ trường hoạt động (đánh, đấm, đá
Ghi nhớ
SGK 21
II – LƯU Ý
SGK 21, 22
Trang 137 Trong thơ văn cũng như trong
cuộc sống hằng ngày, người ta
thường dùng cách chuyển trường từ
vựng để tăng thêm tính nghệ thuật
của ngôn từ và khả năng diễn đạt
Ví dụ SGK 22: những từ “tưởng,
mừng, cậu, chực, cậu Vàng, ngoan”
thuộc trường từ vựng nào?
8 Trong đoạn văn này, trường từ
vựng “người” đã được chuyển sang
trường từ vựng nào?
9 Biện pháp nghệ thuật gì đã được
dùng trong việc chuyển đổi này?
- Học thuộc ghi nhớ
- Đọc trước bài “Bố cục của vănbản”
Trang 14BÀI 2 – TIẾT 8
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp các nội dung trong phần Thân bài
- Biết xây dựng bố cục của văn bản mạch lạc, hợp lí, phù hợp với đối tượng và nhận thức của người đọc
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ
3 Giới thiệu bài mớ
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
- gọi HS đọc văn bản
1 Văn bản trên có thể chia làm mấy
phần? Chỉ ra các phần đó? Cho biết
nhiệm vụ của từng phần?
2 Phân tích mối quan hệ giữa các
phần trong văn bản?
3 Văn bản tập trung làm nổi rõ chủ
đề gì?
4 Từ việc phân tích trên, em hãy
cho biết một cách khái quát bố cục
của văn bản gồm mấy phần, nhiệm
vụ từng phần và quan hệ giữa các
phần?
- việc sắp xếp các ý có ảnh hưởng
trực tiếp đến việc tiếp thu của người
đọc Cần sắp xếp sao cho người đọc
dễ tiếp thu nhất và việc trình bày
tiết kiệm nhất, không bị trùng lặp
Cách sắp xếp, tổ chức nội dung phụ
thuộc vào đối tượng phản ánh, vào
loại hình văn bản, vào thói quen và
sở trường của người viết Tuy vậy,
trong thực tế thường thấy một số
cách trình bày sau
- 3 phần
+ Mở bài: “Ông Chu Văn An…
danh lợi”: Giới thiệu ông Chu Văn An
+ Thân bài: “Học trò… vào thăm”:
Công lao, uy tín và tính cách ôngChu Văn An
+ Kết bài: “Khi ông mất… ThăngLong”: Tình cảm của mọi người đốivới ông Chu Văn An
- luôn gắn bó chặt chẽ với nhau,phần trước là tiền đề cho phần sau,phần sau là sự tiếp nối của phầntrước
- Chủ đề: Người thầy đạo cao đứctrọng
- 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận
- nhiệm vụ: mở bài giới thiệu chủđề, thân bài trình bày các khía cạnhcủa chủ đề, kết bài tổng kết chủ đề
- mối quan hệ: quan hệ chặt chẽ vớinhau để tập trung làm rõ chủ đề củavăn bản
I – BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng
- Mở bài: “Ông Chu Văn An… danhlợi”: Giới thiệu ông Chu Văn An
- Thân bài: “Học trò… vào thăm”:Công lao, uy tín và tính cách ôngChu Văn An
- Kết bài: “Khi ông mất… ThăngLong”: Tình cảm của mọi người đốivới ông Chu Văn An
II – CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI CỦA VĂN BẢN
1 Trình bày theo thứ tự thời gian
2 Trình bày theo thứ tự không gian
3 Trình bày theo tầm quan trọngcủa vấn đề
4 Trình bày theo quy luật tâm lícảm xúc
III – GHI NHỚ
Trang 15Ngô Tất Tố
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS qua đoạn trích thấy được bộ mặt tàn ác bất nhân của chế độ xã hội đương thời và tình cảnh đau thươngcủa người nông dân cùng khổ trong xã hội ấy; cảm nhận được cái quy luật của hiện thực: có áp bức có đấu tranh;thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân
- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả
II – CHUẨN BỊ
- Chân dung nhà văn Ngô Tất Tố
- Tiểu thuyết “Tắt đèn”
- Cho HS tập diễn kịch trích đoạn “Tức nước vỡ bờ”
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Bố cục của văn bản có mấy phần và nội dung chính của phần thân bài là gì?
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
1 Em hãy cho biết tiểu sử của nhà
văn Ngô Tất Tố?
2 Đọc xong văn bản, em hãy cho
biết những nhân vật nào được tác
giả khắc họa đậm nét?
3 Cai lệ và chị Dậu là những nhân
vật tiêu biểu cho những tầng lớp
nào trong xã hội bấy giờ?
4 Khi bọn tay sai xông vào nhà,
tình thế của chị Dậu như thế nào?
5 Tìm những chi tiết miêu tả thái
độ của bọn tay sai khi đến thúc sưu
nhà chị Dậu?
6 Qua những chi tiết tả về hành
- đọc SGK
- cai lệ và chị Dậu
- cai lệ: tầng lớp thống trị
- chị Dậu: tầng lớp nông dân laođộng
- Chị Dậu nấu cháo, định cho chồnghúp ngụm cháo rồi sẽ đi trốn nhưnganh Dậu chưa kịp ăn thì tên cai lệvà người nhà lý trưởng đã ập đến
Bọn chúng xông vào nã thuế, chắcchắn sẽ không buông tha anh Dậu
Mà anh Dậu thì đang đau ốm, tưởngnhư đã chết đêm qua, giờ đây mớitỉnh lại, nếu bị chúng đánh trói lầnnày nữa thì mạng sống khó mà giữđược Tất cả vấn đề đối với chị Dậulúc này là làm sao bảo vệ đượcchồng trong tình thế nguy ngập ấy
- sầm sập tiến vào, trợn ngược haimắt, đùng đùng giật phắt cái thừng,bịch luôn vào ngực chị Dậu, sấn đếntrói anh Dậu, tát vào mặt chị Dậuđánh bốp…
- về hành động, hắn ra tay đánh trói
I – TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
SGK 31
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
(Chia đôi bảng): Cai lệ – Chị Dậu
Cai lệ
- sầm sập tiến vào, trợn ngược haimắt, đùng đùng giật phắt cái thừng,bịch luôn vào ngực chị Dậu, tát vàomặt chị Dậu đánh bốp…
Bộ mặt hung dữ, tàn ác, bất nhâncủa chế độ xã hội thực dân phongkiến
- túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa
- túm tóc, lẳng cho một cái
vẻ đẹp tâm hồn và sức mạnh
quật khởi của người phụ nữ nôngdân
Trang 16động và cách nói năng của tên cai
lệ, em hiểu gì về tính cách của hắn?
7 Vì sao hắn chỉ là một tên tay sai
vô danh mà lại có quyền đánh trói
người vô tội vạ như thế?
8 Qua tuyến nhân vật này, em hiểu
thế nào về chế độ xã hội thực dân
phong kiến đương thời?
9 Trước thái độ hách dịch và mỉa
mai của người nhà lý trưởng, chị
Dậu đã cư xử thế nào?
10 Có phải vì yếu đuối, nhút nhát
mà chị Dậu có những cử chỉ và lời
nói van xin, nhún nhường đó không?
11 Khi nào thì chị Dậu liều mình
chống cự lại?
người thiếu thuế một cách thô lỗ vàbạo ngược, hắn cứ nhắm vào anhDậu mà không hề bận tâm đến việcanh Dậu đang ốm nặng tưởng chếtđêm qua
- về cách nói năng, ngôn ngữ củahắn không phải ngôn ngữ của conngười, hắn chỉ biết “quát, thét, hầmhè, nham nhảm…” giống như làtiếng kêu của thú dữ Dường nhưhắn không biết nói tiếng nói của conngười và hắn cũng hầu như khôngcó khả năng nghe được tiếng nóicủa đồng loại Hắn hoàn toàn bỏngoài tai mọi lời van xin, trình bàytha thiết, lễ phép, có lí có tình củachị Dậu Trái lại hắn đã đáp lại chịDậu bằng những lời chửi thô tục,những hành động đểu cáng, hunghãn đến rợn người
- cai lệ là viên chỉ huy một tốp línhlệ Trong bộ máy thống trị của xãhội đương thời, tên cai lệ chỉ là mộtgã tay sai mạt hạng, nhưng nhân vậtnày lại có ý nghĩa tiêu biểu riêng.Hắn hung dữ, sẵn sàng gây tội ácmà không hề chùn tay, cũng khônghề bị ngăn chặn, vì hắn đại diện chonhà nước, nhân danh phép nước đểhành động Hắn là công cụ bằng sắtđắc lực của các trật tự xã hội tànbạo ấy
- tàn ác, bất nhân
- chị Dậu run run, cố thiết tha trìnhbày hoàn cảnh, chị Dậu xám mặt,van xin, gọi chúng bằng ông, xưnglà cháu
- không phải chị Dậu là người yếuđuối, nhút nhát mà vì bọn tay saihung hãn đang nhân danh phépnước, người nhà nước để ra tay cònchồng chị là hạng cùng đinh đang cótội nên chị phải van xin Chị gọichúng là ông và xưng là cháu vì biếtrõ thân phận mình cùng với bản tínhmộc mạc, quen nhẫn nhục khiến chịchỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơigợi từ tâm và lương tri ông cai đểmong cho chúng tha cho chồngmình, không đánh trói hành hạ anhnữa
- khi tên cai lệ không thèm nghe chịlấy nửa lời mà bịch luôn vào ngực
Trang 1712 Cách xưng hô của chị có gì khác
trước?
13 Sự thay đổi cách xưng hô này có
ý nghĩa gì?
14 Khi tên cai lệ độc ác ấy không
thèm trả lời mà tát vào mặt chị, cứ
nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị Dậu
đã có hành động gì?
15 Cách xưng hô bà – mày trong
câu nói này có tác dụng gì?
16 Tìm những chi tiết miêu tả cảnh
tượng chị Dậu ra tay đấu lực với
chúng?
- đối với tên cai lệ lẻo khoẻo,
nghiện ngập, chị chỉ cần một động
tác “túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”,
hắn đã “ngã chỏng quèo trên mặt
đất”
- còn đối với tên người nhà lý
trưởng, hai người giằng co, đu đẩy
nhau nhưng kết cục, hắn bị chị túm
tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra
thềm
Nghệ thuật miêu tả tuyệt khéo
- lúc này tình thế hoàn toàn đảo
ngược, vừa ra tay, chị Dậu đã nhanh
chóng biến hai tên tay sai hung hãn,
vũ khí đầy mình thành những kẻ
thảm bại tơi tả Lúc mới xông vào,
chúng hùng hổ, dữ tợn bao nhiêu thì
giờ đây, chúng nhếch nhác hài hước
bấy nhiêu Chị Dậu đã dùng sức
mạnh để chống lại sức mạnh và kết
quả là những kẻ quen đánh người,
trói người đã bị đánh lại Ngòi bút
miêu tả của tác giả rất linh hoạt, các
hoạt động dồn dập mà vẫn rất rõ nét
chứ không rối
17 Do đâu mà chị Dậu có sức mạnh
quật ngã hai tên tay sai như thế?
chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đếntrói anh Dậu
- chị không còn xưng cháu gọi cai lệbằng ông mà chuyển sang ông - tôi
- chị đã đứng thẳng lên, có vị thếcủa kẻ ngang hàng, nhìn thẳng vàomặt đối thủ
- chị nghiến hai hàm răng: “Màytrói ngay chồng bà đi, bà cho màyxem”
- đây là cách xưng hô hết sức đanhđá của người phụ nữ bình dân, thểhiện sự căm giận, khinh bỉ cao độ,đồng thời khẳng định tư thế đứngtrên và đè bẹp kẻ thù Lần này chịkhông đấu lý (vì tên cai lệ khôngcòn một chút xíu lương tâm nào đểhiểu lý nữa) mà ra tay đấu lực vớichúng
- đọc SGK
- do sức mạnh của lòng căm thùnhưng cái gốc của lòng căm thùchính là tình cảm yêu thương Hànhđộng quyết liệt dữ dội và sức mạnhbất ngờ của chị Dậu trực tiếp xuấtphát từ động cơ bảo vệ anh Dậu, tứclà xuất phát từ lòng yêu thương, lúc
Trang 1818 Sự chống trả quyết liệt của chị
Dậu đã thể hiện quy luật gì của đời
sống xã hội?
- Hành động của chị Dậu tuy chỉ là
bột phát về căn bản chưa giải quyết
được gì (vì chỉ một lúc sau, cả nhà
chị bị trói giải ra đình trình quan),
tức là chị vẫn bế tắc, nhưng có thể
tin rằng khi có ánh sáng cách mạng
rọi tới, chị sẽ là người đi hàng đầu
trong cuộc đấu tranh Chính với ý
nghĩa ấy mà nhà văn Nguyễn Tuân
cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”,
Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân
nổi loạn” và nhà văn Nguyễn Tuân
còn khẳng định rằng “Tôi nhớ có
lần nào đó, tôi đã gặp chị Dậu ở
một đám đông phá kho thóc Nhật, ở
một cuộc cướp chính quyền huyện
kì Tổng khởi nghĩa” Điều đó đã
chứng tỏ rằng chị Dậu tuy là một
nhân vật văn học được hư cấu nhưng
chị sống động và chân thực như một
con người thật ngoài đời Đó là do
tài năng miêu tả và phản ánh hiện
thực của nhà văn Ngô Tất Tố
- gọi HS đọc Ghi nhớ
nào chị cũng vì người chồng đau ốm
- tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấutranh
III – GHI NHỚ
SGK 33
Trang 19BÀI 3 – TIẾT 10
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu được khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn
- Viết được các đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Ý nghĩa của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
- gọi HS đọc văn bản
1 Đoạn văn trên gồm mấy ý? Mỗi ý
được viết thành mấy đoạn văn?
2 Nội dung chính của từng đoạn
văn nói về vấn đề gì?
3 Để nhận biết một đoạn văn,
chúng ta thường dựa vào dấu hiệu
gì?
4 Bên cạnh những dấu hiệu hình
thức đó, ta còn chú ý đến điều gì
nữa?
5 Từ những ý vừa khái quát ở trên,
hãy cho biết đoạn văn là gì?
6 Đoạn văn thứ nhất nói về Ngô
Tất Tố, tìm những từ ngữ trong đoạn
văn này có tác dụng duy trì đối
tượng chính này?
7 Ý khái quát bao trùm cả đoạn văn
thứ hai là gì?
8 Câu nào trong đoạn văn chứa
đựng ý khái quát ấy?
9 Câu chứa đựng ý khái quát của
đoạn văn gọi là câu chủ đề Vậy em
có nhận xét gì về nội dung, hình
thức và vị trí của câu chủ đề?
- đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề
hoặc câu chủ đề Từ ngữ chủ đề
được lặp lại nhiều lần để duy trì đối
tượng được nói đến còn câu chủ đề
- 2 ý, mỗi ý được viết thành mộtđoạn văn
- đoạn 1: nói về nhà văn Ngô TấtTố, đoạn 2: nói về tác phẩm “Tắtđèn”
- đoạn văn bắt đầu bằng chữ viếthoa lùi đầu dòng và kết thúc bằngdấu chấm xuống dòng
- đoạn văn thường biểu đạt một ýtương đối hoàn chỉnh
- đọc Ghi nhớ
- ông, nhà văn, một nhà báo nổitiếng, một nhà văn hiện thực xuấtsắc, học giả…
- tác phẩm Tắt đèn đã tái hiện thựctrạng nông thôn Việt Nam trướcCách mạng và khẳng định phẩmchất tốt đẹp của người phụ nữ nôngdân
- “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểunhất của Ngô Tất Tố”
- câu chủ đề mang nội dung kháiquát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ haithành phần chính và đứng ở đầuđoạn văn hoặc cuối đoạn văn
I – THẾ NÀO LÀ ĐOẠN VĂN
Văn bản: Ngô Tất Tố và tácphẩm “Tắt đèn”
- đoạn 1: tác giả
- đoạn 2: tác phẩm
đoạn văn bắt đầu từ chữ viết hoa
lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấuchấm xuống dòng, biểu đạt một ýhoàn chỉnh
II – TỪ NGỮ VÀ CÂU TRONG ĐOẠN VĂN
1 Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn
- từ ngữ: ông, nhà văn… , tác phẩm
- câu chủ đề: Tắt đèn là tác phẩmtiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố
2 Cách trình bày nội dung đoạn văn
- diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầuđoạn
- quy nạp: câu chủ đề nằm ở cuốiđoạn
- song hành: các câu có quan hệbình đẳng với nhau
Trang 20có vai trò khái quát cho cả một đoạn
văn
10 Nội dung chính của đoạn văn
thứ hai là: tác phẩm Tắt đèn đã tái
hiện thực trạng nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng và khẳng định
phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ
nông dân Câu văn thể hiện chủ đề
ấy là “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu
nhất của Ngô Tất Tố” Em hãy tìm
2 câu văn trực tiếp bổ sung ý nghĩa
cho câu chủ đề?
11 Mối quan hệ giữa hai câu trên là
mối quan hệ gì?
12 Vậy trong một đoạn văn, các
câu có mối quan hệ với nhau như
thế nào?
- gọi HS đọc VD (b)
13 Đoạn văn trên có câu chủ đề
không? Nó ở vị trí nào?
- chúng ta đã tìm hiểu 3 đoạn văn
với ba cách trình bày hoàn toàn
khác nhau Ơû đoạn văn đầu tiên nói
về nhà văn Ngô Tất Tố, các câu có
mối quan hệ bình đẳng với nhau và
không có câu chủ đề mà chỉ có từ
ngữ chủ đề Đoạn văn thứ hai nói về
tác phẩm Tắt đèn, câu chủ đề nằm
ở đầu đoạn Và đoạn văn thứ ba này
có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn
- người ta đặt tên cho 3 cách trình
bày trên là phép diễn dịch, quy nạp
và song hành
14 Diễn dịch, quy nạp, song hành là
gì?
- “Qua một vụ thuế ở làng quê, nhàvăn đã dựng lên một bức tranh xãhội có giá trị hiện thực sâu sắc vềnông thôn Việt Nam đương thời.”
- “Đặc biệt, qua nhân vật chị Dậu,tác giả đã thành công xuất sắc trongviệc xây dựng hình tượng người phụnữ nông dân sống trong hoàn cảnhtăm tối cực khổ nhưng có nhữngphẩm chất cao đẹp.”
- bình đẳng với nhau
- quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa bổsung ý nghĩa cho nhau vừa bìnhđẳng với nhau
- có, ở cuối đoạn
- diễn dịch: câu chủ đề nằm ở đầuđoạn
- quy nạp: câu chủ đề nằm ở cuốiđoạn
- song hành: các câu có quan hệbình đẳng với nhau
III – GHI NHỚ
SGK 36
IV – LUYỆN TẬP BT1
- 2 ý, mỗi ý là một đoạn văn+ ý 1: giới thiệu nhân vật và tìnhhuống
+ ý 2: lời ngụy biện của ông thầy đồvề sự lười biếng và dốt nát củamình, từ đó có tác dụng tạo tiếngcười cho người đọc
Trang 21TUẦN 4
BÀI 4 – TIẾT 13
Văn bản LÃO HẠC
Nam Cao
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về sốphận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao (thể hiện chủ yếu qua nhân vật ông giáo): thương cảmđến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ
- Bước đầu hiểu được đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao: khắc họa nhân vật tài tình, cách dẫn truyện tựnhiên, hấp dẫn, sự kết hợp giữa tự sự, triết lí với trữ tình
II – CHUẨN BỊ
- Chân dung nhà văn Nam Cao
- Tuyển tập Nam Cao
- Tranh minh họa lão Hạc và con chó Vàng
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Đặt một số câu hỏi về nội dung của tác phẩm “Lão Hạc”
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
1 Em hãy cho biết đôi nét về con
người và sự nghiệp của nhà văn
Nam Cao
2 Nhà văn Nam Cao thành công
xuất sắc khi viết về đề tài nào?
3 Chi tiết “Có lẽ tôi bán con chó”,
nghệ thuật gì đã được tác giả sử
dụng ở chi tiết này?
4 Thái độ của ông giáo như thế nào
khi nghe lão Hạc báo tin ấy?
- vậy là cả ông giáo và người đọc
chưa ai hiểu hết tầm quan trọng của
con chó, chúng ta sẽ tìm hiểu xem
vì sao con chó lại có ý nghĩa đặc
biệt đến như vậy
5 Hoàn cảnh của lão Hạc như thế
nào ?
6 Con chó Vàng vốn là của ai nuôi?
7 Em biết gì về hoàn cảnh của anh
con trai lão Hạc?
- chúng ta có lẽ cũng không lạ lẫm
gì về cuộc sống của những người
dân đi làm phu đồn điền cao su, ca
- đọc SGK
- người trí thức và người nông dân
- nghệ thuật xây dựng tình huống,
“có lẽ” là trạng thái không dứtkhoát, người đọc sẽ thắc mắc khôngbiết con chó có ý nghĩa gì mà lãoHạc lại băn khoăn quá như thế, vìthế chi tiết này có vai trò chi phốitoàn bộ kết cấu câu chuyện
- dửng dưng, nhàm
- vợ chết, con đi bằn bặt, lão sốngmột mình làm bạn với con chó
- con trai lão Hạc nuôi
- nghèo, không đủ tiền cưới vợ,phẫn chí đi đồn điền cao su; thươngcha, nghe lời cha, biếu tiền cho cha
I – TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
SGK 45
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1 Tâm trạng lão Hạc xung quanh việc bán cậu Vàng
- suy tính, đắn đo
- đau khổ, ân hận, dằn vặt bản thânmình
nhân hậu, trung thực, tình nghĩa
Trang 22dao cũng có câu:
Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo
Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng
8 Từ cuộc sống của anh con trai lão
Hạc, em có cảm nhận gì về cuộc
sống của người nông dân Việt Nam
trước cách mạng ?
- đây là một chi tiết có ý nghĩa tố
cáo xã hội thực dân phong kiến : hủ
tục cưới xin quá nặng nề và thực
trạng người dân phải bỏ quê đi mộ
phu đồn điền cao su cho thực dân
Pháp
9 Từ khi con đi, lão Hạc làm gì để
sống ?
- GV đọc từ « Lão làm thuê để kiếm
ăn… đói deo đói dắt »
10 Tình cảnh ấy buộc lão Hạc phải
bán con chó Vàng, vậy vì sao lão
phải bán chó ?
- GV treo tranh lão Hạc và con chó
Vàng
11 Tìm những dẫn chứng thể hiện
tình cảm yêu thương của lão Hạc
đối với con chó ?
12 Vì sao lão Hạc lại yêu thương
con chó như vậy ?
- chính những chi tiết như thế đã tạo
điều kiện cho câu chuyện phát triển
một cách bất ngờ, yêu thì phải giữ
lại chứ tại sao lại phải bán đi
- gọi HS đọc toàn bộ phần in chữ
lớn trong SGK
- GV treo tranh tâm trạng lão Hạc
khi bán chó
13 Tâm trạng lão Hạc khi bán chó
như thế nào ?
- lão Hạc tuổi đã già rồi, còn gì
nước mắt để mà khóc nữa, lão đã
khóc suốt cả một đời, khóc vì vợ
chết, khóc vì con đi xa, khóc vì cảm
thấy trách nhiệm của mình không
còn thì còn đâu nước mắt để khóc
cho một con chó, thế mà lão vẫn
khóc, chứng tỏ nỗi đau ấy của lão
Hạc đã lên đến cực điểm, phải là
một người rất lương thiện và yêu
thương loài vật lắm thì mới có thể
cảm thấy có lỗi và rơi nước mắt
trước một con chó như thế
14 Xung quanh sự việc lão Hạc bán
con chó Vàng, em nhận thấy lão
- nghèo đói, không lối thoát
- bòn vườn, làm thuê để kiếm ăn
- vì con chó ăn quá nhiều, lão nuôikhông nổi
- đọc SGK
- kỉ vật của con trai, là người bạnthân thiết nhất, gián tiếp gởi gắmtình yêu đối với đứa con trai ở xa
- mặt co dúm lại, những nếp nhănxô lại, lão hu hu khóc…
- nhân hậu, trung thực, tình nghĩa
Trang 23Hạc là người như thế nào ?
- đối với lão Hạc, bán chó như bán
con, bán một người bạn thân thiết
nhất và cả sự cắn rứt lương tâm khi
nghĩ rằng mình đã già bằng tuổi này
rồi còn đi nỡ tâm lừa một con chó
- nhưng sâu xa hơn, quyết định bán
chó của lão còn thể hiện cả tâm
trạng tuyệt vọng, đến lúc này, lão
đã biết rằng mình không thể sống
thêm được nữa, không thể ngày con
trai trở về được nữa, quyết định bán
chó của lão chính là quyết định đầu
tiên để chuẩn bị cho cái chết dữ dội
của lão sau này
15 Sau khi bán con chó, lão Hạc đã
sang nhà ông giáo nhằm mục đích
gì ?
16 Cuộc sống của lão sau đó như
thế nào ?
17 Khi ông giáo tỏ ý muốn giúp đỡ
lão thì thái độ của lão như thế nào ?
18 Thái độ ấy cho chúng ta biết
thêm điều gì về tính cách lão Hạc ?
19 Bên cạnh những nguyên nhân
trên, còn có nguyên nhân nào khác
dẫn đến cái chết của lão Hạc nữa ?
20 Tình cảm của lão Hạc đối với
con trai như thế nào khi anh quyết
định đi phu đồn điền cao su
- câu nói của lão Hạc chứa đựng nỗi
uât ức, nghẹn ngào, tức tưởi, những
từ ngữ « tôi, nó, người ta » cứ lặp đi
lặp lại, cái ranh giới « tôi – nó –
người ta » cứ càng ngày càng xa
dần giống như đứa con trai cứ từ từ
vuột khỏi tầm tay mà lão Hạc bất
lực không làm gì được
21 Tìm những chi tiết miêu tả cái
chết của lão Hạc ?
22 Cái chết ấy thể hiện phẩm chất
gì của lão Hạc ?
- cuộc sống và cái chết của lão Hạc
đã gợi cho những người xung quanh
những suy nghĩ và tình cảm rất khác
- làm văn tự nhờ ông giáo trôngnom mảnh vườn để sau này trao lạicho con trai và gởi tiền để nhờ hàngxóm làm ma chay khi lão chết – lãođã chuẩn bị tất cả cho cái chết củamình
- tự chế thức ăn, củ chuối, sungluộc, rau má, củ ráy, trai, ốc…
- lão từ chối một cách gần như làhách dịch
- tự trọng và trong sạch
- vì lão thương con
- “Tôi chỉ còn biết khóc… chứ đâucòn là con tôi”
- “Lão Hạc đang vật vã trêngiường… cái chết thật dữ dội”
- lương thiện, có ý thức về nhânphẩm của mình, lão đã sống xứngđáng với câu tục ngữ “Đói chosạch, rách cho thơm” Cái chết củalão là cái chết của một con ngườiluôn đặt nhân phẩm của mình lêntrên cuộc sống và để bảo toàn nhânphẩm ấy, lão đã phải đánh đổi bằngcả cái chết
2 Nguyên nhân cái chết của lão Hạc
- nghèo đói, túng quẫn
- vì lòng tự trọng và trong sạch,không muốn làm phiền đến ngườikhác
- thương con
3 Suy nghĩ của ông giáo
- có cái nhìn cảm thông, trân trọngđối với quần chúng lao khổ
Trang 24nhau, chúng ta hãy tìm hiểu suy
nghĩ của một nhân vật gần gũi và
thân cận với lão Hạc nhất, đó là
nhân vật ông giáo
- nhân vật ông giáo cũng có thể
xem là hình ảnh của chính tác giả
23 Ông giáo có hiểu lão Hạc ngay
từ đầu không ?
- lúc đầu, khi nghe lão Hạc nhắc
đến việc bán chó, ông giáo rất dửng
dưng, ông nghĩ đến mấy quyển sách
và nghĩ rằng « Lão quý con chó
vàng của lão đã thấm vào đây so
với tôi quý năm quyển sách của
tôi » Khi nghe lão tâm sự về anh
con trai, ông giáo đã bắt đầu thông
cảm và hiểu vì sao lão không muốn
bán con chó nữa Cho đến khi lão
Hạc chạy sang nhà vừa khóc lóc
vừa báo tin là đã bán con chó vàng,
lúc này ông giáo mới thực sự cảm
thấy thương xót lão Hạc và không
còn cảm thấy tiếc năm quyển sách
như trước nữa
24 Từ thái độ và tình cảm của ông
giáo đối với lão Hạc, em nhận thấy
nhân vật này là một người như thế
nào ?
25 Thế còn vợ ông giáo nghĩ gì về
lão Hạc và những suy nghĩ đó có
đúng không ?
- đó là những suy nghĩ không đúng
về lão Hạc nhưng ông giáo cũng
không trách vợ mình vì vợ ông cũng
là một người rất khổ sở, « khi người
ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ đến ai được nữa, cái bản tính
tốt của người ta bị những nỗi lo
lắng, buồn đau, những nỗi ích kỉ che
lấp mất »
26 Đâu mới là những suy nghĩ thật
sự của ông giáo ?
- ông giáo cũng là một người bình
thường, cũng có những nỗi khổ tâm
riêng nhưng ông có sự cảm thông
với nỗi đau người khác, nhìn mọi
người xung quanh bằng một tinh
- không
- nhân vật ông giáo cũng được xâydựng rất thành công Oâng giáo làmột trí thức nghèo sống ở nôngthôn, cũng là một người giàu tìnhthương và lòng tự trọng Đó chính lànhững chỗ gần gũi và làm cho haingười láng giềng này thân thiết vớinhau Lão Hạc rất tin tưởng ônggiáo và ông giáo cũng rất thôngcảm, thương xót cho hoàn cảnh lãoHạc nên đã tìm nhiều cách an ủi,giúp đỡ lão Hạc
- đọc SGK
- “Chao ôi…”
Trang 25thần trân trọng và phát hiện ra họ
những phẩm chất tốt đẹp Đây là
một đoạn văn chứa đựng chiều sâu
tâm lý và triết lý nhân sinh rất sâu
sắc của nhà văn Nam Cao về nỗi
buồn trước con người và cuộc đời
Với những người sống quanh ta, nếu
ta không nhìn họ bằng đôi mắt của
tình thương thì ta chỉ toàn thấy ở họ
những cái xấu xa, bỉ ổi, ngu ngốc,
bần tiện, những cái mà không thể
nào ta thương được
27 Khi nghe Binh Tư kể lại lão Hạc
đã xin hắn một ít bã chó, ông giáo
đã nghĩ gì về lão Hạc ? Ý nghĩ đó
có đúng không ?
28 Em nghĩ gì về cách chọn cái
chết của lão Hạc, tại sao lão lại
không chọn cái chết lặng lẽ hơn, êm
dịu hơn mà lại chọn cách tự tử bằng
bã chó để phải chết một cách đau
đớn như thế
Trang 26TUẦN 5
BÀI 5 – TIẾT 17
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệtngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Ý nghĩ a của truyện ngắn “Lão Hạc”
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
- gọi HS đọc ví dụ SGK
1 “Bắp” và “bẹ” ở đây đều có
nghĩa là “ngô” Trong ba từ “bắp,
bẹ, ngô”, từ nào là từ địa phương, từ
nào là từ toàn dân?
2 Từ toàn dân là từ như thế nào?
3 Vậy từ địa phương là gì?
4 Tìm các từ ngữ địa phương trong
các ví dụ sau:
Bà bủ nằm ổ chuối khô
Bà bủ không ngủ bà lo bời bời
(Tố Hữu) Bầm ơi sớm sớm chiều chiều
Thương con bầm chớ lo nhiều bầm
nghe
Con đi trăm núi ngàn khe
Không bằng muôn nỗi tái tê lòng
bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Không bằng khó nhọc đời bầm sáu
mươi
(Tố Hữu)
- gọi HS đọc ví dụ (a) SGK
5 Tại sao trong đoạn văn này, có
chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại
dùng từ mợ?
- bắp, bẹ: từ địa phương
- ngô: từ toàn dân
- từ toàn dân là lớp từ chuẩn mực,văn hóa, được sử dụng rộng rãitrong cả nước Ở nước ta, từ toàndân là từ thường được sử dụng ở HàNội, thủ đô của đất nước
- là từ chỉ được sử dụng ở một hoặcmột số địa phương nhất định
- mẹ và mợ là hai từ đồng nghĩa
Mẹ là từ toàn dân, mợ là từ địaphương Ơû đoạn văn này, tác giảdùng từ mẹ trong lời kể mà đốitượng là độc giả còn từ mợ dùng
I – TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
- bẹ, bắp từ địa phương
- ngô từ toàn dân
II – BIỆT NGỮ XÃ HỘI
- mẹ từ toàn dân
- mợ, ngỗng, trúng tủ biệt ngữ xã
hội
Trang 276 Trước Cách mạng tháng tám,
trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta,
mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi
bằng cậu?
- gọi HS đọc ví dụ (b)
7 Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là
gì?
8 Tầng lớp xã hội nào thường dùng
các từ ngữ này?
9 Tìm một số biệt ngữ xã hội mà
tầng lớp học sinh thường dùng?
10 Tìm các biệt ngữ xã hội trong ví
dụ sau:
Quận Huy vừa khóc vừa trả lời:
- Tôi thờ tiên chúa, được chịu ơn huệ
đã nhiều, nghĩa tuy là vua tôi, nhưng
tình là cha con Thế tử cũ cũng là
con của chúa tôi, tôi có lòng nào, thì
xin trời tru đất diệt Phu nhân trở
về, cho tôi gởi lời trình trước màn
tang của vương tử và quý cung tần
rằng, xin cứ yên lòng Tôi sẽ hết sức
giúp đỡ, không có điều gì phải lo
ngại
(Hoàng Lê nhất thống chí)
11 Khi sử dụng từ ngữ địa phương
và biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều
gì?
12 Khi nào mới sử dụng từ ngữ địa
phương và biệt ngữ xã hội?
- gọi HS đọc 2 ví dụ SGK
13 Giải nghĩa các từ in đậm?
14 Tại sao trong các ví dụ này, tác
giả vẫn dùng một số từ ngữ địa
phương và biệt ngữ xã hội?
15 Thế nào là từ ngữ địa phương,
biệt ngữ xã hội và chúng ta cần phải
lưu ý điều gì khi sử dụng hai lớp từ
này?
trong câu đáp của bé Hồng vớingười cô, cả hai người này đều cùngtầng lớp xã hội
- tầng lớp trung lưu hoặc thượng lưu
- ngỗng: điểm 2
- trúng tủ: đề ra đúng phần học kĩ
- tầng lớp học sinh thường dùng
- trứng, cây gậy, cúp, quay, phao…
- không nên lạm dụng
- chỉ nên dùng trong khẩu ngữ khiđối tượng giao tiếp là người cùngđịa phương hoặc cùng tầng lớp Nếukhông sẽ gây khó hiểu cho ngườinghe và không phù hợp trong giaotiếp
- đọc SGK
- để tô đậm màu sắc của tầng lớpđịa phương, màu sắc tầng lớp xã hộicủa ngôn ngữ, của tính cách nhânvật
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng… Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu Trắng như bông lòng anh không chuộng
Đen như cục than hầm mần ruộng anh thương
Trang 28BÀI 5 – TIẾT 18
Tập làm văn TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự
- Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớo
2 Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là từ ngữ địa phương? Thế nào là biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
- gọi HS đọc phần I và trả lời câu
hỏi trắc nghiệm của phần này (câu b
đúng)
- a: chép nguyên văn tác phẩm,
chưa đáp ứng đúng mục đích và yêu
cầu tóm tắt
- c: không đảm bảo tính khách quan
với tác phẩm được tóm tắt
- d: là công việc phân tích tác phẩm
chứ không phải là tóm tắt tác phẩm
Cần phải nắm được nội dung chính
của tác phẩm trước khi phân tích giá
trị của nó
- gọi HS đọc phần 1 trong SGK
1 Văn bản tóm tắt trên kể lại nội
dung của văn bản nào? Dựa vào đâu
mà em nhận ra được điều đó?
2 Văn bản tóm tắt trên có gì khác
so với văn bản “Sơn Tinh, Thủy
Tinh” (về độ dài, về lời văn, về số
lượng nhân vật, sự việc…)?
- Văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”,dựa vào nhân vật, sự việc và chi tiếttiêu biểu đã nêu trong bản tóm tắt
- độ dài của văn bản tóm tắt ngắnhơn rất nhiều so với tác phẩm
- văn bản tóm tắt này không phảitrích nguyên văn từ tác phẩm « SơnTinh, Thủy Tinh” mà là lời củangười viết tóm tắt
- số lượng nhân vật và sự việc trongbản tóm tắt ít hơn trong tác phẩm vìchỉ lựa chọn các nhân vật chính vànhững sự việc quan trọng
I – THẾ NÀO LÀ TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
II – CÁCH TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
1 Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
2 Các bước tóm tắt văn bản
III – GHI NHỚ
SGK 61
Trang 29TUẦN 6
BÀI 6 – TIẾT 21 + 22
Văn bản CÔ BÉ BÁN DIÊM (Trích)
An-đéc-xen
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, có sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiếtdiễn biến hợp lí của truyện “Cô bé bán diêm” qua đó An-đec-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ôngđối với em bé bất hạnh
II – CHUẨN BỊ
- Tác phẩm “Cô bé bán diêm”
- Tranh minh họa cho tác phẩm
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Đặt một số câu hỏi về nội dung đoạn trích “Cô bé bán diêm”
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
1 Em hãy cho biết đôi nét về tác
giả Anđecxen?
- gọi HS đọc văn bản
2 Bố cục của văn bản có thể chia
thành mấy phần và nội dung chính
từng phần?
3 Theo em, phần nào là phần trọng
tâm của truyện? Vì sao?
4 Em hãy nhận xét về cách xây
dựng bố cục của truyện “Cô bé bán
diêm”?
5 Phần đầu của câu chuyện đã mở
ra trước mắt người đọc một bối cảnh
không gian và thời gian như thế
nào?
6 Trong bối cảnh thời gian và
không gian như thế, hình ảnh của ai
đã được giới thiệu?
7 Vào đêm giao thừa, trời rét mướt
- có đầy đủ ba phần: mở, thân, kết;
bao gồm giới thiệu hoàn cảnh, diễnbiến câu chuyện và kết thúc truyện
Cách xây dựng bố cục như thế rấtmạch lạc, hợp lý giúp người đọc dễtheo dõi, dễ nhớ
- thời gian: đêm giao thừa, cửa sổmọi nhà đều sáng rực ánh đèn vàtrong phố sực nức mùi ngỗng quay;
không gian: ngoài đường phố rétbuốt Ơû các nước Bắc Âu như ĐanMạch, đây là lúc thời tiết rất lạnh,nhiệt độ có khi xuống tới âm mấychục độ C, tuyết rơi dày đặc
- cô bé bán diêm
- nhà nghèo, mồ côi mẹ, đầu trần,
I – TÁC GIẢ
SGK 67
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
1 Em bé đêm giao thừa
- tác giả đã tạo ra những hình ảnhtương phản để làm nổi bật tình cảnhđáng thương của em bé bán diêm
Trang 30nhưng cô bé bán diêm đang phải ở
trong tình trạng như thế nào?
8 Em biết gì về hoàn cảnh của cô
bé bán diêm?
9 Qua những lời giới thiệu trên của
tác giả về cô bé bán diêm, em hãy
nhận xét tác giả đã sử dụng nghệ
thuật chính gì và mục đích của việc
sử dụng nghệ thuật ấy?
Chuyển ý: Mặc dù đã cố đến
những nơi đông người để bán nhưng
em bé chẳng bán được bao diêm
nào và cũng chẳng ai bố thí cho em
tí nào cả Sợ bị cha đánh, gia đình
không còn là tổ ấm, em đành nép
vào góc tường làm nơi trú thân Rồi
trong nỗi cô đơn, tuyệt vọng, đói
khát em chỉ biết tìm nguồn sáng, hơi
ấm qua những que diêm bé nhỏ
Vậy điều gì đã diễn ra trong nhiều
lần quẹt diêm đó, các em sẽ tìm
được tìm hiểu qua phần hai “Mộng
tưởng từ những que diêm”
10 Em hãy cho biết trong phần hai
này, tác giả đã miêu tả em bé quẹt
diêm mấy lần?
- lúc đầu em chỉ mới có ý định là
giá như em có thể rút ra một que
chân đi đất, bụng đói, đang dò dẫm
đi trong bóng tối Suốt cả ngày emkhông bán được bao diêm nào
- mẹ và bà đều mất, gia sản tiêután, gia đình em phải lìa ngôi nhàxinh xắn có dây trường xuân baoquanh để đến chui rúc trong một xótối tăm, luôn nghe những lời mắngnhiếc chửi rủa
- phải đi bán diêm nhưng không aiđoái hoài đến lời chào hàng của em,chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh
- có nhà nhưng chẳng dám về vì sợcha đánh
- nghệ thuật tương phản, đối lập đểlàm nổi bật tình cảnh hết sức tộinghiệp của em bé bán diêm, cái đói,cái rét và cái khổ
- tương phản giữa cảnh thời tiết giálạnh, không gian đen tối mênhmông với tấm thân của một em bémồ côi, cô đơn, lủi thủi, đầu trần,chân đất
- tương phản giữa cảnh ngoài trời tốiđen với cửa sổ mọi nhà đều sángrực ánh đèn
- tương phản giữa hoàn cảnh củamột em bé đáng thương, vừa đóivừa rét vẫn lang thang trên đườngvới trong phố sực nức mùi ngỗngquay
- tương phản giữa quá khứ hạnhphúc và hiện tại đau khổ: em bétưởng nhớ lại lúc năm xưa, khi bànội hiền hậu của mình còn sống, emcũng được đón giao thừa ở nhà
- 5 lần
2 Mộng tưởng từ những que diêm
- một lò sưởi
- bàn ăn, một con ngỗng quay
- cây thông Nô-en
- bà em đang mỉm cười với em… haibà cháu vụt bay lên cao, chẳng cònđói rét, đau buồn
Trang 31diêm quẹt vào tường mà hơ ngón
tay nhỉ Sau vài phút do dự, cuối
cùng em cũng đã đánh liều thực
hiện ý định đó Ngọn lửa bùng cháy
lên, xanh lam, rực hồng, sáng chói
trông đến vui mắt Ánh sáng kì diệu
trong đêm đông đã đưa em bé đến
một thế giới đầy mộng tưởng
11 Vậy thế giới mộng tưởng đầu
tiên là gì?
12 Trong hai lần quẹt que diêm thứ
hai và thứ ba, những hình ảnh nào
đã đến với em bé?
13 Vậy là cô bé đã quẹt que diêm
ba lần và mỗi lần đều có những
mộng tưởng rất khác nhau Một lần
nhìn thấy lò sưởi, một lần nhìn thấy
bàn ăn và một lần nhìn thấy cây
thông Nô-en Giải thích tại sao cô
bé không nhìn thấy điều gì khác mà
chỉ thấy những hình ảnh ấy?
14 Thế nhưng khi que diêm vụt tắt,
em phải đối diện với thực tế ra sao?
- mộng tưởng hoàn toàn đối lập với
thực tế phũ phàng, nhưng em vẫn
tiếp tục quẹt những que diêm vì em
mong sẽ tiếp tục nhìn thấy những
điều kì diệu, những hình ảnh đẹp đẽ
và hạnh phúc
15 Và trong lần quẹt que diêm thứ
tư, em đã thấy hình ảnh nào?
- gọi HS đọc từ “Em quẹt que diêm
nữa vào tường… Chắc Người không
từ chối đâu”
16 Vì sao lúc này, hình ảnh người
bà lại hiện ra đối với em?
- trong đêm đông giá rét, em tưởngchừng như đang ngồi trước một lòsưởi bằng sắt có những hình nổibằng đồng bóng nhoáng
- que diêm thứ hai: bàn ăn đã dọn,khăn trải bàn trắng tinh, trên bàntoàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và cócả một con ngỗng quay
- que diêm thứ ba: cây thông Nô-enlớn và trang trí lộng lẫy Hàng ngànngọn nến sáng rực, lấp lánh trêncành lá xanh tươi
- các mộng tưởng của em bé đềudiễn ra theo một trình tự hợp lý
- đầu tiên là vì rét nên em đánh liềuquẹt một que diêm để sưởi, nêntrước hết em mộng tưởng đến lòsưởi
- tiếp đó em mộng tưởng đến bànăn, vì em đang đói, mà sau bứctường kia, mọi nhà đều đang đóngiao thừa, nên ngay sau đó, câythông Nô-en hiện ra, đến đây emnhớ đến đã có một thời em cũngđược đón giao thừa như thế, câythông Nô-en xuất hiện trong mộngtưởng của cô bé là một tình tiết rấtphù hợp với hoàn cảnh và tâm lýtuổi thơ
- lò sưởi biến mất, bàn ăn biến mất,cây thông biến mất Thực tế đã trởvề một cách lạnh lùng và tàn nhẫn
- hình ảnh người bà
- khi cây thông Nô-en biến mất, tấtcả những ngọn nến bay lên thànhnhững ngôi sao trên trời làm em nhớđến đã có một thời em được sốngsung sướng và hạnh phúc cùng vớibà
- hình ảnh người bà xuất hiện cho
Trang 32- thế nhưng tất cả đều là ảo ảnh và
em lại quẹt tất cả những que diêm
còn lại trong bao
17 Em hãy cho biết cách quẹt diêm
lần này có gì khác so với những lần
trước?
18 Hành động quẹt tất cả những
que diêm còn lại trong bao ấy nhằm
mục đích gì?
- gọi HS đọc từ “Sáng hôm sau…”
đến hết
19 Kết thúc truyện là một cảnh rất
thương tâm, tác giả đã miêu tả cảnh
ấy như thế nào?
20 Tác giả đã nói về thái độ của
mọi người ra sao?
21 Trong đoạn văn này, tác giả đã
sử dụng nghệ thuật gì?
22 Qua đó em thấy được tấm lòng
của tác giả như thế nào?
23 Câu chuyện “Cô bé bán diêm”
muốn gởi gắm đến chúng ta điều gì?
thấy cô bé bán diêm không nhữngthiếu thốn về vật chất mà còn thiếuthốn về tình thương, em cần được sựấp ủ, chăm chút như trước đây bàvẫn dành cho em
- những lần trước em quẹt từng quemột, ảo ảnh này biến đi thì ảo ảnhkhác hiện tới Còn lần này em quẹtliên tiếp những que diêm còn lạitrong bao
- muốn níu giữ bà lại
- mộng tưởng về vật chất chỉ thoángqua rồi tắt Đó là nỗi khổ, là sự thiệtthòi Nhưng mất đi hình ảnh ngườibà thì em không thể nào chịu đựngđược vì trong ảo ảnh mà em nhìnthấy ấy còn có khát vọng của tìnhthương Vì bà chính là niềm hạnhphúc quý giá nhất của cô bé
- những que diêm nối tiếp nhau rựcsáng để em được sống trong tìnhyêu thương để rồi hai bà cháu bayvụt lên cao, chẳng còn đói rét, đaubuồn Nguyện vọng của em bé đãđược thực hiện dù là trong ảo ảnh
Đó cũng chính là vầng sáng đẹp đẽcuối cùng mà em nhìn thấy
- một em gái có đôi má hồng và đôimôi đang mỉm cười Em đã chết vìgiá rét trong đêm giao thừa
- mọi người vui vẻ ra khỏi nhà…
chắc nó muốn sưởi cho ấm
- tương phản, giữa một bên là cáichết thương tâm của em bé với mộtbên là sự vui vẻ, lạnh lùng, tàn nhẫntrước cái chết của em
- tấm lòng nhân hậu, sự cảm thôngsâu sắc và trân trọng của tác giả vớinhững người nghèo khổ Chính vì lẽđó mà nhà văn đã miêu tả cái chếtcủa cô bé rất đẹp, hiện thực đau xótnhưng không bi lụy mà giàu chất thơbởi hình ảnh bay bổng ở cuối bài
- đọc Ghi nhớ
3 Một cảnh thương tâm
- em gái có đôi má hồng và đôi môiđang mỉm cười Em đã chết vì giárét trong đêm giao thừa
III – GHI NHỚ
SGK 68
Dặn dò
- Học thuộc Ghi nhớ
- Đọc trước bài “Trợ từ, Thán từ”
Trang 33BÀI 6 – TIẾT 23
Từ ngữ TRỢ TỪ, THÁN TỪ
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu được thế nào là trợ từ, thế nào là thán từ
- Biết cách dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Ý nghĩa của đoạn trích “Cô bé bán diêm”
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
- gọi HS đọc phần I trong SGK
1 Nghĩa của ba ví dụ này có gì khác
nhau? Trong tình huống nào thì em
dùng câu hai và câu ba?
2 Vậy các từ “có, những” được
thêm vào trong ví dụ biểu thị thái độ
gì của người nói đối với sự việc?
- những từ như “có, những” chuyên
đi kèm với những từ ngữ khác trong
câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái
độ đánh giá sự vật, sự việc được nói
đến ở từ ngữ đó gọi là trợ từ
3 Vậy trợ từ là gì?
4 Gọi HS làm BT1 trong SGK?
5 Ghi nhớ: Trợ từ là gì?
- gọi HS đọc phần 1
6 Các từ “này, a” trong ví dụ (a)
biểu thị điều gì?
7 Từ “a” ngoài ý nghĩa biểu thị sự
tức giận ra còn có ý nghĩa nào khác,
cho ví dụ?
8 Các từ “này, vâng” trong ví dụ
(b) biểu thị điều gì?
9 Nhận xét về vị trí, cấu tạo và
chức năng của các từ “này, a, vâng”
trong các ví dụ này?
10 Gọi HS đọc phần 2 và lựa chọn
câu trả lời đúng?
11 Từ việc phân tích những ví dụ
trên, em hãy cho biết thán từ là gì
và thán từ có mấy loại?
I – TRỢ TỪ
- nó ăn hai bát cơm
- nó ăn những hai bát cơm
- nó ăn có hai bát cơm
- Này! Ông giáo ạ!
- A! Lão già tệ lắm!
- Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ
Trang 34BÀI 6 – TIẾT 24
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viếttrong một văn bản tự sự
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là trợ từ? Thế nào là thán từ? Cho ví dụ
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
1 Như thế nào là kể, tả và biểu lộ
tình cảm?
- gọi HS đọc đoạn văn trong SGK
2 Trong đoạn trích trên, tác giả kể
lại sự việc gì?
3 Nội dung của cuộc gặp lại ấy
được thể hiện ở những sự việc nhỏ
nào? Chỉ tìm những yếu tố kể
4 Tìm những từ ngữ và câu văn thể
hiện yếu tố miêu tả?
5 Tìm những câu văn biểu lộ yếu tố
- biểu lộ tình cảm thường thể hiện ởcác chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độcủa nhân vật và người viết trước sựviệc, nhân vật, hành động
- cuộc gặp gỡ đầy cảm động giữanhân vật tôi và người mẹ
- mẹ vẫy tay tôi
- tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ
- mẹ tôi kéo tôi lên xe
- tôi òa khóc
- mẹ tôi khóc theo
- tôi ngồi trong lòng mẹ, ngả đầuvào cánh tay mẹ, ngắm gương mặtmẹ
- xe chạy chầm chậm
- tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi,ríu cả chân lại
- mẹ không còm cõi xơ xác
- gương mặt mẹ vẫn tươi sáng vớiđôi mắt trong và nước da mịn làmnổi bật màu hồng của hai gò má
- hay tại sự sung sướng bỗng đượctrông nhìn và ôm ấp cái hình hàimáu mủ…
- tôi thấy những cảm giác ấm áp đãbao lâu mất đi bỗng lại mơn mankhắp da thịt…
- phải bé lại và lăn vào lòng một
I – SỰ KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ KỂ, TẢ VÀ BIỂU LỘ TÌNH CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
Tôi ngồi trên đệm xe (kể), đùi áp đùi mẹ tôi (tả), đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi (tả), tôi thấy những cảm
giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng
lại mơn man khắp da thịt (biểu cảm).
Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở
ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường
(biểu cảm)
Trang 356 Em có nhận xét gì về sự sắp xếp
các yếu tố kể, tả và biểu cảm trong
đoạn trích này?
- giả sử bỏ hết các yếu tố miêu tả
và biểu cảm trong đoạn văn trên,
chỉ để lại các câu kể, chúng ta sẽ có
một đoạn văn như sau:
Mẹ tôi vẫy tôi Tôi chạy theo
chiếc xe chở mẹ Mẹ tôi kéo tôi lên
xe Tôi òa khóc Mẹ tôi khóc theo
Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh
tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ
- gọi HS đọc đoạn văn
7 Nhận xét: khi đã bỏ hết các yếu
tố miêu tả và biểu cảm thì nội dung
của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như
thế nào?
8 Vậy trong đoạn văn này, các yếu
tố miêu tả và biểu cảm có vai trò
như thế nào?
9 Đặt trường hợp ngược lại, nếu bỏ
hết các yếu tố kể trong đoạn văn
trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả
và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh
hưởng như thế nào? Có thành
chuyện không? Vì sao?
- gọi HS đọc Ghi nhớ
- các yếu tố miêu tả giúp cho việckể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ conthêm sinh động với tất cả màu sắc,hương vị, hình dánh, diện mạo củasự việc, nhân vật, hành động nhưhiện lên trước mắt người đọc Cácyếu tố biểu cảm đã giúp người viếtthể hiện rõ tình mẫu tử sâu nặng,buộc người đọc phải xúc động, trăntrở, suy nghĩ trước sự việc và nhânvật
- nếu bỏ hết các yếu tố kể trongđoạn văn trên, chỉ để lại các câuvăn miêu tả và biểu cảm thì khôngcó chuyện Bởi vì cốt truyện là dosự việc và nhân vật cùng với nhữnghành động chính tạo nên Các yếutố miêu tả và biểu cảm chỉ có thểbám vào sự việc và nhân vật mớiphát triển được
II – GHI NHỚ
SGK 74
III – LUYỆN TẬP
Dặn dò
- Học thuộc Ghi nhớ
- Đọc trước bài “Đánh nhau với cối xay gió”
Trang 36I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-cho
Pan-xa tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt Pan-xấu của hai nhân vật ấy, từ đó rút ra bài học kinhnghiệm
II – CHUẨN BỊ
- Tác phẩm “Đôn Ki-hô-tê”
- Tranh minh họa cho đoạn trích
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Thế nào là một văn bản tự sự có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm
3 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần Ghi bảng
1 Em biết gì về nhà văn
Xéc-van-tet và tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê?
- GV tóm tắt tiểu thuyết Don
Ki-hô-tê
- tiểu thuyết này có cốt truyện
mang màu sắc giả tưởng kể về
chàng quý tộc nghèo Kihada vì quá
say mê các truyện hiệp sĩ nên hóa
ra mụ mẫm, lúc nào cũng tưởng
mình là người hùng trong thiên hạ
và muốn ra tay cứu vớt mọi người
Cho đến lúc cuối đời mới tỉnh ngộ
và nhận ra sự tai hại do những
truyện kiếm hiệp hoang đường
mang đến
- gọi HS đọc văn bản
2 Bố cục của văn bản này có thể
chia làm 3 phần: trước, trong và sau
khi Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối
xay gió, em hãy xác định nội dung
của 3 phần này trên văn bản?
3 Văn bản có tựa đề là “Đánh
nhau với cối xay gió”, vậy nội dung
chính của văn bản có phải nói về
chuyện đánh nhau với cối xay gió
không?
4 Vậy nội dung chính của văn bản
nói về vấn đề gì?
- đọc SGK
- phần 1: Chợt hai thầy trò… khôngcân sức
- phần 2: Nói rồi… toạc nửa vai
- phần 3: phần còn lại
- không
- nội dung chính là muốn nhằm nóilên sự tương phản giữa về mọi mặtgiữa nhân vật Đôn Ki-hô-tê vàXan-chô Pan-xa suốt cả quá trình
I – TÁC GIẢ
SGK 78
II – TÌM HIỂU VĂN BẢN
Trang 375 Khi nhìn thấy những chiếc cối
xay gió, nhận định và suy nghĩ của
Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa
có gì khác nhau?
6 Vì sao Đôn Ki-hô-tê đánh nhau
với cối xay gió?
7 Tìm những từ ngữ, hành động
miêu tả Đôn Ki-hô-tê khi xông vào
đánh nhau với cối xay gió?
8 Qua những câu nói và hành động
của Đôn Ki-hô-tê, em thấy suy
nghĩ và hành động của lão có giống
như một người bình thường không?
- Xan-chô Pan-xa: chỉ là những cốixay gió, và cái vật trông giốngcánh tay là những cánh quạt, khi cógió thổi, chúng sẽ quay tròn làmchuyển động cối đá bên trong
- vì cho rằng đấy là những tênkhổng lồ và nghĩ rằng đây là mộtdịp may hiếm có cho sự nghiệphiệp sĩ của lão
- lão thét lớn: “Chớ có chạy trốn, lũhèn mạt nhát gan kia, bởi duy nhấtchỉ có một hiệp sĩ tấn công bọn miđây”
- lão nhiệt thành tâm niệm cầumong nàng Đuyn-xi-nê-a của mìnhgiúp đỡ trong lúc nguy nan này, rồilấy khiên che kín thân, tay lăm lămngọn giáo, lão thúc con Rô-xi-nan-tê phi thẳng tới chiếc cối xay giógần nhất ở trước mặt, và đâm mũigiáo vào cánh quạt…
- Đôn Ki-hô-tê không giống nhưngười bình thường vì trong mọi suynghĩ và hành động của lão khi nhìn,nghe và quan sát thực tế, ông đềuliên tưởng đến những nhân vật,những sự việc và câu chuyện trongcác sách kiếm hiệp mà ông đãđược đọc và rất say mê Đầu óc củaông mê muội đến mức nhiều khiông đồng nhất những người thực,việc thực với những nhân vật và sựviệc hoang đường trong tiểu thuyếthiệp sĩ Và chính Đôn Ki-hô-têcũng luôn nghĩ mình là một hiệp sĩthực sự đang trên đường đi tiêu diệtbọn gian ác để phụng sự Chúa trờivà công nương Đuyn-xi-nê-a đangngày đêm chờ đợi những chiếncông của ông Chính vì vậy mà khinhìn thấy những chiếc cối xay gió,ông đã tưởng đó là những tênkhổng lồ hung ác cần phải diệt trừ
- Và Đôn Ki-hô-tê hết sức tự tinvào những suy đoán của mình đếnmức gạt bỏ ngoài tai sự thật hiểnnhiên qua lời giải thích rõ ràng,
Trang 389 Theo em, hành động và suy nghĩ
của Đôn Ki-hô-tê có điểm gì tích
cực và tiêu cực?
10 Khi thấy chủ mình bị ngã,
Xan-chô Pan-xa đã có lời nói và hành
động như thế nào?
11 Vậy so với Đôn Ki-hô-tê lúc
nào cũng sống trong ảo tưởng và
hành động điên rồ thì Xan-chô
Pan-xa là người như thế nào?
12 Trên đường đi về phía cảng
La-pi-xê và trong đêm hai người ở
dưới vòm cây, Đôn Ki-hô-tê còn
bộc lộ thêm những phẩm chất gì
đáng khen và đáng cười nữa?
giản dị và rành mạch của Xan-chôPan-xa
- tích cực: Đôn Ki-hô-tê là người cólý tưởng sống và chiến đấu rất caoquý và kiên định Ông cho rằngchiến đấu tiêu diệt bọn khổng lồ,bọn yêu ma quỷ quái ra khỏi mặtđất là cuộc chiến đấu chính đáng,chân chính, là lẽ sống của mọi hiệp
sĩ chân chính, trong đó có ông Đóchính là điểm đáng khen, đáng trântrọng trong phẩm chất của Đôn Ki-hô-tê Tinh thần chiến đấu kiêncường ấy thể hiện ở chỗ dũng cảm,dám đương đầu với lực lượng kẻthù mạnh gấp bội khi Đôn Ki-hô-têdám một mình một ngựa xôngthẳng vào lũ khổng lồ, không tiếcmạng sống của mình cho dù sau đóphải chuốc lấy thất bại rất thê thảm
- tiêu cực: thế nhưng tất cả nhữngkhát vọng tốt đẹp và sự dũng cảmấy chỉ là do đầu óc hoang tưởngcủa Đôn Ki-hô-tê tưởng tượng ra vàsự thất bại của ông khi lao vàođánh nhau với cối xay gió: “giólàm cánh quạt quay tít khiến ngọngiáo gãy tan tàn, kéo theo cả ngườivà ngựa ngã văng ra xa” chỉ là mộtchi tiết ngớ ngẩn và buồn cườitrong suy nghĩ và hành động củaông
- “Tôi đã chẳng bảo ngài… đó chỉ lànhững chiếc cối xay gió, ai màchẳng biết thế trừ kẻ nào đầu óccũng quay cuồng như cối xay”,nâng Đôn Ki-hô-tê dậy, đỡ lão ngồilại trên lưng con Rô-xi-nan-tê cũng
bị toạc nửa vai
- thật thà và tỉnh táo hơn
- HS tự tìm dẫn chứng
- Qua những lời nói và hành độngcủa Đôn Ki-hô-tê, ta thấy ôngkhông hề quan tâm đến những nhucầu sống hằng ngày như ăn, ngủ.Ông bắt chước các hiệp sĩ, thứcsuốt đêm để tưởng nhớ tới tìnhnương Hành động này cũng như rấtnhiều những hành động khác củaĐôn Ki-hô-tê, rất khác với ngườibình thường, trái ngược đến mức trởnên điên rồ, mê muội Nhưng có
Trang 3913 Thế còn Xan-chô Pan-xa, trên
đường đi cùng Đôn Ki-hô-tê cũng
đã bộc lộ những mặt tốt và những
mặt xấu nào?
14 Hai nhân vật Đôn Ki-hô-tê và
Xan-chô Pan-xa được xây dựng
trong sự tương phản toàn diện với
nhau, em hãy tìm những chi tiết thể
hiện sự tương phản ấy về các mặt:
dáng vẻ bề ngoài, nguồn gốc xuất
thân, suy nghĩ và hành động?
- gọi HS đọc Ghi nhớ
một điểm đáng quý của ông làngay cả trong những lúc điên rồnhất ông vẫn thể hiện rõ mình làmột con người cao thượng, trongsạch, sống hết mình vì quan niệmvà lý tưởng sống của những hiệp sĩthời trung cổ Tiếc rằng thời đạihiệp sĩ đã qua đi từ lâu nên nhữngsuy nghĩ ấy của ông không còn phùhợp với thời đại bấy giờ Đôn Ki-hô-tê trở nên bơ vơ, cô đơn trongthời đại của mình, trở thành tròcười cho thiên hạ trên mỗi bướcđường chu du
- đây chính là bi kịch của một conngười sống có lý tưởng, ham mêsách vở nhưng lại xa rời thực tếđồng thời qua nhân vật này, nhàvăn Xéc-van-tec muốn khuyênchúng ta là sống ở thời đại nào thìphải hành động cho phù hợp vớithời đại đó
- những mặt xấu: đau một chút làrên rỉ ngay, thích ăn nhiều, uốngnhiều, ngủ nhiều…
- những mặt tốt: là người có đầu óctỉnh táo và thực tế, cố can ngăn chủkhông nên xông vào những chiếccối xay gió làm chuyện điên rồ.Khi Đôn Ki-hô-tê bị cánh quạt quậtngã, Xan-chô Pan-xa vội thúc lừachạy đến cứu chủ, an ủi chủ Bêncạnh đó, Xan-chô Pan-xa cũng làmột người rất chân thành, thật thàbày tỏ với chủ những suy nghĩ vàthói quen của mình dù những thóiquen đó cũng không được tốt lắm
- dáng vẻ bề ngoài: Đôn Ki-hô-têgầy gò, cao lênh khênh trên lưngcon ngựa còm còn Xan-chô Pan-xabéo lùn, cưỡi trên con lừa thấp lè tè
- nguồn gốc xuất thân: Đôn tê là một lão quý tộc nghèo cònXan-chô Pan-xa xuất thân là nôngdân
hô suy nghĩ và hành động: Đôn Kihô hô-tê mơ mộng, ảo tưởng, hànhđộng điên rồ còn Xan-chô Pan-xatỉnh táo và thực tế, thực dụng hơn
Trang 40Ki-BÀI 7 – TIẾT 27
Từ ngữ TÌNH THÁI TỪ
I – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp HS hiểu được thế nào là tình thái từ
- Biết sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp
II – CHUẨN BỊ
- Bảng phụ
III – TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1 Ổn định lớp
2 Kiểm tra bài cũ
- Ý nghĩa của đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”
3 Kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần ghi bảng
GV ghi các ví dụ trong SGK ra bảng
phụ
1 Cho biết các câu có các từ in đậm
này thuộc kiểu câu gì?
2 Trong những câu này, những từ
nào thể hiện sắc thái nghi vấn, cầu
khiến và cảm thán rõ nhất?
- GV bỏ các từ “à, đi, thay, ạ” trên
bảng phụ?
3 Nếu cô bỏ các từ “à, đi, thay, ạ”
thì ý nghĩa các câu này có thay đổi
không? Thay đổi như thế nào?
4 Những từ “à, đi, thay, ạ” được
thêm vào để cấu tạo câu nghi vấn,
cầu khiến, cảm thán và để biểu thị
các sắc thái tình cảm và thái độ của
người nói, người viết gọi là gì?
5 Thế nào là tình thái từ?
6 Tình thái từ có mấy loại? Đó là
những tình thái từ nào?
7 Tình thái từ là gì và kể tên một số
loại tình thái từ đáng chú ý?
- gọi HS đọc phần II
8 Trả lời câu hỏi SGK?
9 Qua các ví dụ trên, em hãy cho
biết: Khi nói hoặc viết, chúng ta cần
chú ý sử dụng tình thái từ như thế
nào?
- a: câu nghi vấn
- b : câu cầu khiến
- c : câu cảm thán
- d: câu cảm thán
- à, đi, thay, ạ
- a: Mẹ đi làm rồi: câu khỗn còn ýnghĩa nghi vấn nữa
- b: Con nín: không còn ý nghĩa cầukhiến nữa
- c: không còn là câu cảm thán nữamà là câu kể
- d: nếu bỏ từ “ạ” đi thì thái độ lễphép trong câu này không còn
- tình thái từ
- đọc Ghi nhớ
- đọc Ghi nhớ
- đọc Ghi nhớ
- Bạn chưa về à?: hỏi thân mật
- Thầy mệt ạ?: hỏi kính trọng
- Bạn giúp tôi một tay nhé!: cầukhiến thân mật
- Bác giúp cháu một tay ạ!: cầu
I – CHỨC NĂNG CỦA TÌNH THÁI TỪ
VD: SGK 80
Ghi nhớ
SGK 81
II – SỬ DỤNG TÌNH THÁI TỪ
- Bạn chưa về à?: hỏi thân mật
- Thầy mệt ạ?: hỏi kính trọng
- Bạn giúp tôi một tay nhé!: cầukhiến thân mật
- Bác giúp cháu một tay ạ!: cầu