1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

trọn bộ đề cương ôn tập triết học có đáp án

113 5,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Về nguyên tắncho dù thế giới khách quan có vận đọng không ngừng thì con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được nó.b Trường phái Bất khả tri Cho rằng con người không thể nhận thức đượ

Trang 1

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TRIẾTCHƯƠNG I LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG 5Câu 1 Triết học là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học? Vì sao có sự khác nhau đó? Triết học có những chức năng gì? 5Câu 2 Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề gì? Tại sao lại có vấn đề đó? Ý nghĩa của việc phân tích vấn đề cơ bản của triết học 7Câu 3 Có những trường phái triết học cơ bản nào? Khái quát các hình thức phát triển của trườngphái duy vật trong lịch sử V.I Lê nin đã chỉ ra những nguồn gốc nào của chủ nghĩa duy tâm ? 9Câu 4 Phép biện chứng là gì? Khái quát các hình thức lịch sử phát triển của phép biện chứng? Phép siêu hình là gì? Giá trị của phép siêu hình là ở chỗ nào? 12Câu 5 Thực chất của triết học là gì? Hãy nêu các tính quy luật cơ bản của lịch sử triết học 12Câu 6 Triết học Trung Hoa và triết học Ấn Độ có những đặc điểm nào? Giải thik tại sao lại có những đặc điểm đó? Hãy so sánh những nét tương đồng và dị biệt của hai nền triết học này 12Câu 7.Hãy diễn giải những nội dung của triết học Nho Giáo So sánh sự khác nhau giữa Nho

giáo Cổ đại và Nho giáo thời phong kiến Tại sao có sự khác nhau đó? Nho giáo có những giá trị và hạn chế nào? 12Câu 8.Hãy diến giải những nội dung chính của triết học Phật giáo? Nhận định các giá trị và hạn chế của những tư tưởng triết học Phật Giáo 12Câu 9.Nêu khái quát tư tưởng triết học của các trường phái - Đạo gia và Âm Dương- Ngũ Hành gia.Nhận định các giá trị và hạn chế của những tư tưởng ấy 12Câu 10 Nêu khái quát tư tưởng triết học của các trường phái Samkhuya, Mimansa, Lokayta và nhận định các giá trị,hạn chế của các trường phái đó 19CHƯƠNG II LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MAC 21Câu 11 Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa triết học phương Đông cổ đại (mà Ấn Độ và Trung Quốc là đại biểu) và triết học phương Tây cổ đại( mà hy Lạp là đại biểu) 21Câu 12 Trình bày những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại Trong đó đặc điểm nào được coi là quan trọng nhất.? vì sao? Phân tích những nội dung chính của sự đối lập giữa đường lối Đêmôcrit và “đường lối Platon” 23Câu 13 Nêu lên những nội dung cơ bản của Triết học Tây âu thời Trung cổ Vì sao Triết học Tây Âu thời trung cổ, nhìn chung là một bước lùi so với Triết học Cổ đại? 26Câu 14 Trình bày những đóng góp của triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng đối với sự phát triển của triết học nhân loại 28Câu 15 Vì sao triết học Cận đại có tính máy móc siêu hình,thụ động-trực quan và duy vật ko triệt để Phân tích những nội dung chính của triết học ph.Becon và R.Đềcáctơ 29Câu 16 Phân tích và đánh giá những giá trị và hạn chế của triết học cổ điển Đức.Nêu rõ những đóng góp của triết học cổ điển Đức đối với sự phát triển của triết học nhân loại 33Câu 17 Khái quát những tư tương triết học của Heeghen Thành tựu vĩ đại nhất của triết học

Heeghen là gì? Khái quát những tư tưởng triết học của Phoiobắc thành tựu vĩ đại nhất của triết học Phoiơắc là j? 34CHƯƠNG III SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MAC LÊ NIN 37

Trang 2

Câu 18 Chứng mính sự ra đời của triết học Mac là một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết

học 37

Câu 19 V.I LÊnin đã bảo vệ và phát triển triết học Mác như thế nào 37

Câu 20 Ngày nay có cần phải tiếp tục bổ sung và phát triển triết học Mác nữa ko? Vì sao 39

CHƯƠNG IV KHÁI QUÁT LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆC NAM 40

Câu 21 Phân tích những biểu hiện của lập trường duy vật và duy tâm trong lịch sử tư tưởng Việt Nam 40

Câu 22 Phân tích vị trí của tư tưởng yêu nước Việt Nam trong quá trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam và cơ sở hiện thực xã hội của nó 41

Câu 23 Phân tích vị trí của đạo làm người trong quan niệm về đạo làm người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam Ảnh hưởng của Nho giáo đối với quan niệm về đạo đức làm người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam 43

CHƯƠNG V THẾ GIỚI QUAN DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU, QUẢN LÝ KINH TẾ 43

Câu 24 Thế nào là thế giới quan triết học? Phân tích chức năng thế giới quan của triết học 43

Câu 25 Trình bày những đặc trưng của thế giới quan duy vật biện chứng Vì sao thế giới quan duy vật biện chứng là đỉnh cao trong lịch sử phát triển thế giới quan duy vật trong triết học 44

Câu 26 Phân tích vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức Liên hệ bài học “ xuất phát từ thực tế khách quan” với thực tiễn quản lý của cơ quan anh/chị 45

Câu 27 Phân tích tính năng động, sáng tạo của ý thức Vận dụng phân tích lĩnh vực chuyên môn của anh/chị 46

Câu 28 Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Liên hệ với những vấn đề thực tiễn đổi mới ở nước ta hiện nay 46

Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 46

CHƯƠNG VI PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VÀ VẬN DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ 47

Câu 29 Phép biện chứng duy vật là gì? Nó có những nội dung nào? Tại sao nói: Phép biện chứng duy vật là hình thái phát triển hoàn bị của lịch sử phép biện chứng? 47

Câu 30 phép biện chứng duy vật có vị trí như thế nào trong triết học Mác- Lê Nin và trong nghiên cứu khoa học cũng như trong nhận thức giải quyết các vấn đề thực tiễn kinh tế- xã hội Cho một vài ví dụ thực tế 51

Câu 31 Phân tích những nôi dung cơ bản của quy luật và xây dựng những ý nghĩa phương pháp luận cơ bản từ nội dung đó Phân biệt quan điểm biện chứng và quan niệm siêu hình về mâu thuẫn Vì sao nói: Phát triển là một cuộc đấu tranh của các mặt đối lập.? hãy nêu một số loại mâu thuẫn của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, và phương hướng, biện pháp lớn trong giải quyết các mâu thuẫn đó (đã được nói trong các văn kiện của Đản) 51

Câu 32 Phân tích những nội dung cơ bản của quy luật lượng- chất và các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của quy luật này Có phải mọi sự thay đổi về lượng đều dẫn đến sự thay đổi về chất hay không? Vì sao? 57 Câu 33 Phân tích nội dung cơ bản của phủ định biện chứng và xây dựng các nguyên tắc phương

Trang 3

Câu 34 Phân tích khái quát nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của 6 cặp phạm trù cơ bản

của phép biện chứng duy vật Liên hệ với thực tiễn quản lý của cơ quan anh/ chị 62

CHƯƠNG VII THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN VÀ VẬN DỤNG TRONG KINH TẾ 68

Câu 35 Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa thực tiễn và nhận thức Vì sao hoạt động sản xuất vật chất là dạng hoạt động thực tiễn cơ bản và quan trọng nhất 68

Câu 36 Trình bày sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.Liên hệ với hoạt động chuyên môn của anh/ chị 68

Câu 37 Phân biệt tri thức kinh nghiêm và tri thức lý luận Vì sao kinh nghiệm phải được bổ sung bằng lý luận 70

Câu 38 Vì sao thống nhất giữa lý luận thực tiễn và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mac Lê Nin? Phê phán bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều 71

CHƯƠNG VIII LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 71

Câu 39 Phân tích vai trò sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội 71

Câu 40 Vì sao trong nghiên cứu về xã hội xuất phát từ sản xuất vật chất, từ phương thức sản xuất chứ không thể xuất phát từ ý thức tư tưởng, từ ý chí của người cẩm quyền 73

Câu 41 Trình bày nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật đó? Liên hệ với quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta 76

Khái niệm lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất 76

Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 76

3 Sự vận dụng quy luật này trong công cuộc đổi mới ở nước ta 78

Câu 42 Con người có thể tự do lựa chọn quan hệ sản xuất theo ý muốn của mình được không? Vì sao? Liên hệ với sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa nước ta 78

Câu 43 Trình bày mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng, giữa kinh tế với chính trị Liên hệ với công cuộc đổi mới ở nước ta 83

Câu 44 Phân tích sự phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội ý nghĩa phương pháp luận của phạm trù đó Vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta hiện nay 83

Câu 45 Phân tích sự phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên Chúng ta tiến lên Xã hội chủ nghĩa bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa có phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên hay không? Vì sao 83

CHƯƠNG IX VẤN ĐỀ GIAI CẤP, DÂN TỘC,NHÂN LOẠI VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA 86

Câu 46 Giai cấp là gì/ Cở sở phân định giai cấp? Nguồn gốc trực tiếp và sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội là gì? 86

Câu 47 Tại sao nói đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử trong điều kiện xã hội phân hóa thành giai cấp đối kháng Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản có vị trí gì đối với sự phát triển lịch sử nhân loại trong thời đại hiện nay 87

Trang 4

Câu 48 Dân tộc là cộng đồng lịch sử có những đặc trưng cơ bản nào? Phân tích các đặc trưng đó

và liên hệ với quá trình hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam Làm rõ sự khác nhau vê nguồn gốc hình thành dân tộc Việt Nam so với lịch sử hình thành các dân tộc Châu Âu 88

Vì sao trong thời đại ngày nay đối với các dân tộc thường là các quốc gia – dân tộc? ý nghĩa của vấn đề này đối vấn đề giữ vững độc lập dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo đảm chủ quyền

an ninh quốc gia của nước ta hiện nay 88Câu 49 Giai cấp và dân tộc luôn có mối quan hệ thống nhất biện chứng hãy Phân tích mối quan

hệ đó và liên hệ với thực tiễn cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước đây và công cuộc đổi mới hiện nay 89Câu 50 Nhân loại là gì? Phân tích cơ sở thống nhất của cộng đồng dân tộc, nhân loaj và giai cấp

có quan hệ với nhau như thế nào? Giải phóng giai cấp có ý nghĩa như thế nào đối với sự nghiệp giải phóng nhân loại? 90Câu 51 Thế nào là xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ? Bản chất của nền kinh tế độc lập

tự chủ trong thời đại hiện nay? 92Câu 52 Hội nhập kinh tế quốc tế là thế nào? Phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản nào? Đảng ta quan niệm như thế nào về hội nhập kinh tế quốc tế? 92CHƯƠNG X LÝ LUẬN NHẬN THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ 97Câu 53 Phân tích bản chất và những đặc trưng của Nhà nước.? Vì sao nói nhà nước không phải

cơ quan điều hòa mâu thuẫn giai cấp? Chứng minh rằng sự ra đời của nhà nước là một tất yếu khách quan của quá trình phát triển kinh tế- xã hội? 97Câu 54 Nhà nước có những chức năng cơ bản nào? Quan hệ giữa các chức năng đó? Tại sao chức năng chính trị là chức năng cơ bản nhất Vì sao chức năng kinh tế là chức năng riêng có của kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản 98Câu 55 Nhà nước có những vai trò gì đối với quá trình phát triển kinh tế của xã hội? Vì sao sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của vai trò nhà nước? Lấy một số ví

dụ về vai trò của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở các nước tư bản 99Câu 56 Hãy nên quan điểm của Đảng công sản Việt Nam về việc tăng cường vai trò quản lý

kinh tế của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhằm xây dựng một nước Việt

Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh 101CHƯƠNG XI QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MAC LÊ NIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂYDỰNG CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA 102Câu 57 Phân tích những giá trị trong quan niệm về con người của các nền triết học trước Mác Triết học Mác đã kế thừa những yếu tố hợp lý nào trong các quan điểm đó? 102Câu 58 Cách tiếp cận của triết học Mác đối với con người khác với các tiếp cận của các nền triếthọc trước Mác ở chỗ nào? Ý nghĩa của cách tiếp cận đó? 102Câu 59 Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa phương diện sinh học và phương tiện xã hội

trong con người? vận dụng vào lĩnh vực công tác của anh/ chị 106Câu 60 Phân tích bản chất của con người Hiểu thế nào là luận điểm “con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh?” 106

Trang 5

Câu 61: Vì sao phát triển nguồn nhân lực con người Việt Nam là yếu tố quyết định thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa? 108

CHƯƠNG I LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG

Câu 1 Triết học là gì? Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học? Vì sao có sự khác nhau đó? Triết học có những chức năng gì?

Khái niệm "Triết học”

Triết học là bộ môn chung nhất, nghiên cứu về các sự vật và hiện tượng của tự nhiên và xã hội, nhằm tìm ra các quy luật của các đối tượng nghiên cứu Mục đích của triết học là giải quyết các vấn đề cơ bản của bản thể luận và nhận thức luận

Triết học là hệ thống lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết ( ); người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trítuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người

Sự khác nhau cơ bản giữa quan điểm hiện đại và quan điểm lịch sử về triết học?

* Quan điểm lịch sử

Phương pháp nhận thức các sự vật và hiện tượng theo quá trình phát sinh, phát triển của nó trongnhững điều kiện lịch sử nhất định, như là sản phẩm của sự phát triển lịch sử QĐLS có những nét đặctrưng cơ bản sau:

1) Nó xem xét không phải sự thay đổi đơn giản, mà là sự tự vận động, kết cấu nội tại, nguồn gốc của

sự tự vận động;

2) Quá trình phát triển của sự vật và hiện tượng, những giai đoạn chủ yếu đã trải qua, thực trạnghiện nay, xu thế phát triển tương lai, khả năng tối ưu và những điều kiện khách quan, chủ quan cho sựthực hiện khả năng tối ưu ấy;

3) Tính kế thừa trong sự phát triển của mọi sự vật và hiện tượng Vận dụng QĐLS, chủ nghĩa Mac

đã phát hiện quy luật vận động của chủ nghĩa tư bản, đi đến kết luận: chủ nghĩa tư bản sẽ diệt vong; chủnghĩa xã hội sẽ thắng lợi, và đề ra những dự kiến khoa học về sự phát triển của xã hội cộng sản chủ nghĩatương lai

* Quan điểm hiện đại

Tính hiện đại thường được miêu tả như là sự phản ánh một loạt những nguyên tắc cơ bản sau đây

1 Nó phủ nhận truyền thống và phong tục tập quán với tư cách một quyền lực tiên thiên, mọi thứphải chịu sự phê phán mang tính lý tính (thuần lý)

2 Nó truy tìm tri thức và chân lý khách quan – những nguyên tắc mang tính lý tưởng, tuyệt đối, cótính quy luật, phi lịch sử, mà chỉ có thể được nhận biết qua lý tính, sử dụng phương pháp có tính hình thức

và thuần lý

3 Nó thừa nhận rằng, những điều kiện của nhận thức, theo cách nào đó, được quyết định bởi nhữngnăng lực của chủ thể nhận thức; kế tiếp là “sự quay về với chủ thể” và thừa nhận vị thế cao hơn của nhận

Trang 6

thức luận so với siêu hình học; Sự ưu tiên đối với chủ thể cũng được phản ánh trong sự nhấn mạnh giá trị

cá nhân so với giá trị cộng đồng

Vì sao có sự khác nhau đó?

Sự hình thành, phát triển của triết học có tính quy luật của nó Triết học gắn liền với cuộc đấu tranhgiai cấp, các lực lượng xã hội; với các thành từu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; với sự thâm nhập

và đấu trranh giữa các trường phái triết học với nhau

- Sự phát triển của các hình thái xã hôi khác nhau; triết học găn liền với các điều kiện kinh tế, xãhội, với cuộc đấu tranh các giai cấp, các lực lượng xã hội

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đem lại nhiều nhận thức mới cho con người

- Sự phát triển của triết học hiện đại có sự kế thừa và phát triển các tinh hoa của triết học lịch sử.Những nhà triết học hiện đại quyết định trong tri thức Thay vào đó, họ tìm kiếm những nguyên lýmang tính quy luật, tuyệt đối chối bỏ quan niệm cho rằng văn hoá, văn cảnh hoặc truyền thống đóng vaitrò, mang tính nền tảng và những chân lý phi lịch sử, phi thời gian, khách quan

Ví dụ như Kant từ chối bất kỳ một nền đạo đức học nào dựa trên phong tục tập quán, hoặc truyềnthống, hoặc hành động trong quá khứ, hoặc tác động nào từ bên ngoài Theo ông, để là “triết học đạo đức”đích thực, nó phải mang tính quy luật; có nghĩa, nó phải là thứ tiên thiên Cách tiếp cận của Kant là khôngphải chú tâm đến văn hoá, hoặc văn cảnh, hoặc truyền thống cụ thể – công việc của xã hội học, chứkhông phải triết học – mà là suy ngẫm xem chủ thể thuần lý có thể khám phá và “tuân theo” cái gì khiphản tư về cái nên làm (cái phải là)

Quy luật đạo đức mà Kant tìm kiếm với tư cách quy luật – là cái khách quan, phổ quát và tuyệt đối;

nó mang tính tiên thiên và không chứa các ngoại lệ Đặc biệt, nó chỉ được “thừa nhận” và có hiệu lực chỉduy nhất bởi lý tính – lý tính của mỗi nhân tố cá nhân – vì thế, nó (chỉ trong nghĩa đó) mang tính chủquan Không nhất thiết con người có muốn hay không, có đồng ý hay không, quy luật này không phụthuộc vào người lập luật bên ngoài Đạo đức cũng không phụ thuộc vào hậu quả hay kết quả, mà chỉ tuântheo lý tính

Do đó, rõ ràng luật đạo đức là thứ độc lập với bất kỳ một ngẫu nhiên nào của văn hoá, lịch sử, haytruyền thống Quả thực, đây là lý do vì sao mà nó áp dụng với tất cả sinh thể thuần lý chứ không phải làcon người nói chung

Quan điểm của thuyết hiện đại là, người ta phải phán xét tất cả các tuyên bố (tuyên xưng) về vănhoá, phong tục và truyền thống dưới ánh sáng của lý tính và loại trừ tất cả những gì không phù hợp với lýtính Do đó, mối quan hệ giữa triết học và văn hoá không có ý nghĩa gì lắm, hoặc nếu có mối quan hệ nàythì cũng hoàn toàn không quan trọng

Triết học có những chức năng gì? (Thế giới quan và phương pháp luận)

* Chức năng thế giới quan của triết học

Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, vềcuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó

Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hìnhthành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạtđộng của con người

Có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôngiáo và thế giới quan triết học

Trang 7

Những vấn đề được triết học đặt ra và tìm lời giải đáp trước hết là những vấn đề thuộc về thế giớiquan Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của con người và xã hội loài người.Tồn tại trong thế giới, dù muốn hay không con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thânmình Những tri thức này dần dần hình thành nên thế giới quan Khi đã hình thành, thế giới quan lại trởthành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới Có thể ví thế giới quan nhưmột "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thânmình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động đạt được mụcđích, ý nghĩa đó Như vậy thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độphát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như của mỗicộng đồng xã hội nhất định.

Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triểnnhư một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đưa lại

Đó là chức năng thế giới quan của triết học

Các trường phái chính của triết học là sự diễn tả thế giới quan khác nhau, đối lập nhau bằng lý luận;

đó là các thế giới quan triết học, phân biệt với thế giới quan thông thường

* Chức năng phương pháp luận của triết học

Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xâydựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp

Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận có thể chia thành ba cấp độ: Phương pháp luậnngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất

Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau Phép biện chứngduy vật là lý luận khoa học phản ánh khái quát sự vận động và phát triển của hiện thực; do đó, nó khôngchỉ là lý luận về phương pháp mà còn là sự diễn tả quan niệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan Hệthống các quan điểm của chủ nghĩa duy vật mácxít, do tính đúng đắn và triệt để của nó đem lại đã trởthành nhân tố định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, trở thành những nguyên tắcxuất phát của phương pháp luận

Bồi dưỡng thế giới quan duy vật và rèn luyện tư duy biện chứng, đề phòng và chống chủ nghĩa chủquan, tránh phương pháp tư duy siêu hình vừa là kết quả, vừa là mục đích trực tiếp của việc học tập,nghiên cứu lý luận triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng

Câu 2 Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề gì? Tại sao lại có vấn đề đó? Ý nghĩa của việc phân tích vấn đề cơ bản của triết học

Triết học là hệ thống lí luận chung nhất của con người về tự nhiên, xã hội, tư duy cũng như chỉ ra vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó

2.1 Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

Nguyên nhân:

 Giải thích mối quan hệ giữa vật chất và tinh thần là tiền đề, xuất phát điểm của bất kì một trường phái triết học nào, một học thuyết triết học nào dù theo cách này hay cách khác, dù gián tiếp hay trực tiếp

 Ang-ghen là người chứng minh và khẳng định một cách thuyết phục rằng giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học nói chung và của triết học hiện đại nói riêng

2.2 Vấn đề cơ bản của Triết học gồm có 2 mặt Mỗi mặt trả lời cho 1 câu hỏi lớn.

Trang 8

2.2.1 Mặt thứ nhất (Bản thể luận) :

Bàn về nguồn gốc của thế giới: vật chất có trước hay ý thức có trước, cái nào quyết định cái nào Có

2 cách trả lời khác nhau đã dẫn đến việc hình thành 2 khuynh hướng triết học lớn đối lập nhau

a) Chủ nghĩa duy vật Những người theo chủ nghĩa duy vật cho rằng và chứng minh rằng : vật chất là cái

có trước, ý thức là cái có sau; vật chất quyết định ý thức, ý thức là sự phản ánh vất chất

Trong chủ nghĩa duy vật gồm 3 dạng phái khác nhau:

+ Chủ nghĩa duy vật ngây thơ : là dựa vào việc quan sát một cách trực tiếp các sự vật hiện tượng để từ đó kết luận về nó Chính vì vậy mà những kết luận đưa ra thường đúng nhưng không sâu sắc, không đầy đủ, chưa phản ánh hết sự sinh đọng của thế giới hiện thực khách quan

+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình : là dựa vào phương pháp nghiên cứu sự vật trong trạng thái tĩnh tại, khôngtính tới qúa trình vận động và phát triển không ngừng của sự vật; cô lập sự vật đó với các sự vật khác Vì vậy những kết luận đưa ra thường không đúng và có khi làm méo mó sự vật hiện tượng

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: là dựa vào phương pháp nghiên cứu, xem xét, đánh giá sự vật ở trong trạng thái vừa tĩnh tại vừa luôn luôn vận động phát triển không ngừng và trong mối quan hệ với các sự vật hiện tượng khác nhau Chính vì vậy mà những kết luận mà họ đưa ra phản ánh đúng sự vật hiện tượng mộtcách khách quan

b) Chủ nghĩa duy tâm là học thuyết khẳng định rằng ý thức là cái có trước, vật chất là cái có sau, ý thức sinh ra vật chất quyết định vật chất

- Chủ nghĩa duy tâm có 2 dạng phái:

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan : cho rằng có một thế giới tinh thần, một thế giới ý niệm tuyệt đối tồn tạitrước con người, vĩnh hằng, hoàn hảo, luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng Trong quá trình vận động và biến đổi đó tha hoá nên tạo nên thế giới hiện thực Cũng chính vì quan điểm như vậy mà những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng thế giới hiện thực chỉ là cái bóng của thế giới tinh thần, bị chi phối bởi thế giới tinh thần ấy

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan : cho rằng thế giới hiện thực là sự phức hợp các cảm giác của con người, khi cảm giác của con người không còn thì thế giới cũng không còn tồn tại

Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm làm thành thuyết “Nhất nguyên luận”

Bên cạnh đó còn có một thuyết “Nhị nguyên luận” : ý thức và vật chất cùng song song tồn tại, không có cái nào quyết định cái nào, không có cái nào sinh ra cái nào

2.2.2 Mặt thứ hai (Nhận thức luận) : bàn về việc con người có khả năng nhận thức hay không; những hiểu

biết, những tri thức của con người có phản ánh được đầy đủ, sâu sắc bản chất về thế giới hiện thực khách quan hay không

Trong triết học hiện đại có 2 trường phái :

a) Trường phái Khả tri luận

Trường phái này gồm đa số các nhà triết học theo chủ nghĩa, tuyệt đại bộ phận các nhà triết học theo chủ nghĩa duy vật ; khẳng định rằng con người có khả năng nhận thức được thế giới Tuy nhiên khả năng nhậ thức đó lại được hiểu khác nhau:

 Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng quá trình nhận thức của con người là quá trình hồi tưởng lại của linh hồn bất tử

 Những người theo chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng tri thức là cái có sẵn dưới dạng bẩm sinh, chủ thể nhận thức chỉ cần tạo điều kiện cho các nhận thức ấy bùng nổ

 Những người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng nhận thức là một quá trình của con người đi từ những hiểu biết đơn giản đến những hiểu biết phức tạp, không phải là cái có sẵn dưới dạng

Trang 9

bẩm sinh mà đó là kết quả của quá trình hoạt động thực tiễn của mỗi bản thân con người Khả năng nhận thức của con người là hữu hạn nhưng khả năng nhận thức của loài người là vô hạn Về nguyên tắncho dù thế giới khách quan có vận đọng không ngừng thì con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được nó.

b) Trường phái Bất khả tri

Cho rằng con người không thể nhận thức được thế giới, nếu có nhận thức được thì cũng chỉ là nhận thức được hiện tượng, không thể nhận thức được bản chất của sự vật

2.3 Ý nghĩa:

Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ bao trùm của mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, là vấn đề nền tảng và xuất phát điểm để giải quyết những vấn đề còn lại của triết học, là tiêu chuẩn

để xác định lập trường thế giới quan của triết gia và học thuyết của họ

Hiểu các vấn đề cơ bản của Triết học giúp người nghiên cứu có định hướng từ đó rèn luyện năng lực

tư duy và áp dụng vào thực tiễn

Phân tích các vấn đề cơ bản của Triết học, chúng ta có cơ sở để phân tích thế giới quan và xây dựng phương pháp luận khoa học theo các trường phái triết học mà mình theo đuổi, lý giải được các vấn đề Triết học sau này, ví dụ như: thế giới quan duy vật là thế giới quan khoa học hay thế giới quan duy tâm là thế giới quan tôn giáo, …

Câu 3 Có những trường phái triết học cơ bản nào? Khái quát các hình thức phát triển của trường phái duy vật trong lịch sử V.I Lê nin đã chỉ ra những nguồn gốc nào của chủ nghĩa duy tâm ?

Các trường phái triết học cơ bản

Triết học có hai hình thái cơ bản: là triết học duy tâm và triết học duy vật

Thần thoại là hình thức thế giới quan đặc trưng cho trình độ nhận thức còn thấp của người nguyên

thủy trong giai đoạn sơ khai của lịch sử loài người Nó là kết quả của sự cảm nhận còn rất ấu trĩ của người

nguyên thủy về thế giới khách quan và về bản thân mình Trong đó, các yếu tố hiện thực và tưởng tượng,cái có thật và cái hoang đường, Lý trí và tín ngưỡng, tư duy và xúc cảm hòa quyện vào nhau mà chưa có

sự tách biệt rõ ràng Thần thoại lưu tồn ở mọi dân tộc trên thế giới và mãi về sau vẫn tiếp tục tồn tại ởnhững cộng đồng dân cư có trình độ sản xuất và năng lực tư duy lý luận còn thấp kém

Tôn giáo là thế giới quan duy tâm, phản ánh hiện thực một cách hư ảo Tôn giáo ra đời trong điềukiện trình độ nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người người còn hết sức thấy kém, khi mà conngười bất lực trước lực lượng tự nhiên cho nên đã gán cho nó một bản chất siêu tự nhiên, một thế mạnhsiêu thế gian Trong xã hội có giai cấp và thống trị giai cấp, quần chúng lao động do chỗ chưa nhận thứcđúng bản chất của thế lực áp bức, thống trị nên đã phần nào thần thánh hóa sức mạnh của các thế lực đốilập Cũng có khi do bất lực và chịu thất bại tạm thời trong cuộc đấu tranh chống lại thế lực áp bức bóc lột,con người phải tìm đến tôn giáo để tự an ủi thân phận nghèo khổ của mình Do đó, đặc trưng chủ yếu củathế giới quan tôn giáo là niềm tin vào sự tồn tại của các đấng siêu tự nhiên được coi như là thần thánhmầu nhiệm, qua đó nhằm gửi gắm nguyện vọng giải thoát khỏi cảnh sống lầm than, đau khổ và vươn tớicuộc sống tốt đẹp hơn Những khát vọng đó của con người phần nào chứa đựng mặt tích cực và đó là lí dolàm cho tôn giáo tồn tại ở hầu hết các dân tộc trên thế giới và đã ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của xãhội với nhiều mức độ khác nhau

Trang 10

, thế giới quan duy vật có những ảnh hưởng hết sức tích cực, đúng đắn và cực kỳ quan trọng đến thái

độ, hoạt động, hành vi của con người Trước hết thế giới quan duy vật đem lại cho con người một niềm tinkhoa học, trên cơ sở đó con người thấy rằng cần phải tích cực bắt tay vào hành động cải tạo tự nhiên, cảitạo xã hội để tự định đoạt lấy số phận của mình Những người có thế giới quan duy vật thường là nhữngngười nhận thức được ý nghĩa tươi đẹp của cuộc sống Họ thường là con người của hành động, hăng saytranh đấu, tích cực tham gia những hoạt động thiết thực, có ý nghĩa, bổ ích đối với xã hội, biết vượt lêntrên khó khăn gian khổ để đạt tới những thành công trong cuộc sống

Các hình thức phát triển của trường phái duy vật trong lịch sử

Chủ nghĩa duy vật biện chứng-hình thức phát triển cao nhất của chủnghĩa duy vật Trong lịch sử, cùng với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, chủ nghĩa duy vật được hình thành và phát triển với ba hình thức cơ bản là chủ nghĩa duy vật chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng

a Chủ nghĩa duy vật chất phác

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học duy vật thời kỳ cổ đại Họ thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng lại đồng nhất vật chất với một hay dạng tồn tại cụ thể của vật chất, coi đó là thực thể đầu tiên, là bản nguyên của vũ trụ Đó là sự nhận thức mang tính trực quan nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác Scó ưu điểm là đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích giới tự nhiên mà không viện đến một thần linh hay một đấng sáng tạo nào để giải thích thế giới

b Chủ nghĩa duy vật siêu hình

Chủ nghĩa duy vật siêu hình là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật, phát triển rõ nét từ thế kỷ

XV đến thế kỷ XVIII, và đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX, nó gắn với thời kỳ cơ học cổ điển phát triển mạnh,

do đó chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình là nhận thức thế giới như một cỗ máy cơ giới mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại Nếu có biến đổi thì chỉ có sự tăng, giảm đơn thuần về số lượng, do những nguyên nhân bên ngoài gây ra

Tuy chưa phản ánh đúng hiện thực trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển nhưng chủ nghĩa duy vật siêu hình đã góp phần vào việc chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp từ thời Trung cổ sang thời Phục hưng ở các nước Tây Âu

c Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ XIX

và được V.I.Lênin phát triển Chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời trên cơ sở kế thừa tinh hoa trong lịch

sử triết học, dựa trên cơ sở những thành tựu của khoa học tự nhiên vì vậy, đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác và chủ nghĩa duy vật siêu hình Trên cơ sở phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan trong mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, chủ nghĩa duy vật biện chứng là công cụ vĩ đại cho hoạt động nhận thức và thực tiễn cách mạng

Quan điểm của chủ nghĩa Mác về nguồn gốc của chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc xã hội và nguồn gốc nhận thức Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩaduy tâm là mối liên hệ của nó với các lực lượng xã hội, các giai cấp phản tiến bộ, nguồn gốc nhận thứccủa nó là tuyệt đối hóa một mặt của các quá trình nhận thức (mặt hình thức), tách nhận thức, ý thức khỏivật chất

Trang 11

Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự có chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen chỉ ra

rằng, ngay từ thời cổ xưa con người đã phải giải thích những giấc mơ, từ đó nảy sinh vấn đề về quan hệgiữa linh hồn con người và thể xác con người Khi triết học ra đời, nó không thể không giải đáp vấn đề đó,nhưng vấn đề đặt ra với tầm khái quát cao hơn, đó là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại Quan hệ giữa tưduy và tồn tại, giữa ý thức và vật chất trở thành vần đề cơ bản của triết học "Vấn đề cơ bản của toàn bộtriết học, nhất là của triết học hiện đại là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại"1

Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức Thế giới tồn tại kháchquan, độc lập với ý thức con người, còn ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não conngười Chủ nghĩa duy vật xuất hiện ngay từ thời cổ đại, khi triết học mới bắt đầu hình thành Từ đó đếnnay, lịch sử phát triển của chủ nghĩa duy vật luôn gắn với lịch sử phát triển của khoa học và thực tiễn Nótrải qua các hình thức cơ bản như: chủ nghĩa duy vật chất phác, ngây thơ thời cổ đại (Talét, Hêraclít,Đêmôcrít), chủ nghĩa duy vật máy móc, siêu hình thế kỷ XII - XIII (CNDV Anh, Pháp, Hà Lan) và chủnghĩa duy vật biện chứng (triết học Mác - Lênin) Bên cạch các hình thức trên, trong lịch sử triết học còn

có các dạng khác như chủ nghĩa duy vật tầm thường với các đại biểu như Buykhơnơ, Môlétsốt, chủ nghĩaduy vật kinh tế cuối thế kỷ XIX

Đối lập với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm khẳng định: ý thức có trước và quyết định vậtchất ý thức tinh thần là cơ sở tồn tại của các sự vật, hiện tượng khách quan Chủ nghĩa duy tâm gồm cóhai phái chính là chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan

Các đại biểu của chủ nghĩa duy tâm chủ quan như Bécơli, Hium, Makhơ cho rằng: cảm giác, ýthức của con người là cái có trước và quyết định sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng vật chất Các sự vật,hiện tượng của thế giới vật chất chỉ là sự phức hợp cảm giác của con người mà thôi

Chủ nghĩa duy tâm khách quan quan niệm: có một thực thể tinh thần dưới những tên gọi như

"thế giới ý niệm", "tinh thần tuyệt đối" có trước thế giới vật chất, độc lập với thế giới vật chất, sinh ra vàquyết định sự tồn tại của thế giới vật chất Tất cả mọi sự vật, hiện tượng, quá trình của tự nhiên và xã hộiđều là sự thể hiện của thực thể tinh thần đó Các đại biểu nổi tiếng của chủ nghĩa duy tâm khách quan làPlatôn, Hêghen

Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan tuy có khác nhau về cách giảithích nhưng lại giống nhau ở điểm cơ bản là cả hai đều thừa nhận ý thức, tinh thần là cái có trước và quyếtđịnh vật chất

Chủ nghĩa duy tâm có nguồn gốc nhận thức luận và nguồn gốc xã hội Về mặt nhận thức luận,sai lầm của chủ nghĩa duy tâm là ở chỗ nó đã xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa một mặt, một đặc tính nào

đó của qúa trình nhận thức mang tính biện chứng của con người Theo sự phân tích của V.I Lênin, "chủ

nghĩa duy tâm triết học là một sự phát triển (một sự thổi phồng bơm to) phiến diện, thái quá, ( ) của một

trong những đặc trưng, của một trong những mặt, của một trong những khía cạnh của nhận thức thành một

cái tuyệt đối, tách rời khỏi vật chất, khỏi giới tự nhiên, thần thánh hóa"2 Sự tách rời giữa lao động trí óc

và lao động chân tay và địa vị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã tạo ra

1 C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, Nxb, Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.21, tr.403

2

V.I Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátcơcva, t.29, 1981, tr.385

Trang 12

quan niệm về vai trò quyết định của nhân tố tư tưởng, tinh thần Mặt khác, chủ nghĩa duy tâm thường làthế giới quan của giai cấp thống trị Giai cấp này đã sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm vũ khí tinh thần, lấynhững quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm làm nền tảng lý luận cho những quan điểm chính trị - xãhội để bảo vệ cho lợi ích của giai cấp mình, duy trì, củng cố địa vị thống trị của mình Đó là nguồn gốc xãhội của chủ nghĩa duy tâm.

Câu 4 Phép biện chứng là gì? Khái quát các hình thức lịch sử phát triển của phép biện chứng? Phép siêu hình là gì? Giá trị của phép siêu hình là ở chỗ nào?

Câu 5 Thực chất của triết học là gì? Hãy nêu các tính quy luật cơ bản của lịch sử triết học Câu 6 Triết học Trung Hoa và triết học Ấn Độ có những đặc điểm nào? Giải thik tại sao lại có những đặc điểm đó? Hãy so sánh những nét tương đồng và dị biệt của hai nền triết học này

Câu 7.Hãy diễn giải những nội dung của triết học Nho Giáo So sánh sự khác nhau giữa Nho giáo Cổ đại và Nho giáo thời phong kiến Tại sao có sự khác nhau đó? Nho giáo có những giá trị và hạn chế nào?

Câu 8.Hãy diến giải những nội dung chính của triết học Phật giáo? Nhận định các giá trị và hạn chế của những tư tưởng triết học Phật Giáo

8.1 Những nội dung chính của Triết học Phật Giáo:

• Thế giới quan: Thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy được phản ánh trong thuyết duyên khởi

và được làm sáng tỏ qua phạm trù vô ngã và vô thường

+ Duyên khởi là nói tắt câu “Chư pháp do nhân duyên nhi khởi” có nghĩa là các pháp đều do nhânduyên mà có Pháp là tất cả mọi sự vật, bao gồm cả vật chất và tinh thần, kể cả giáo lý Còn nhân duyên lànguyên nhân và điều kiện Duyên giúp cho nhân biến thành quả Phật giáo cho rằng mọi sự vật, hiệntượng đều do nhân duyên hòa hợp mà thành Duyên khởi từ tâm mà ra Tâm là cội nguồn của vạn vật Từđây, Phật giáo nguyên thủy chủ trương vô tạo giả tức không có vị thần linh tối cao nào tạo ra thế giới.Quan niệm vô tạo giả gắn liền với quan niệm vô ngã, vô thường

+ Vô ngã là không có một thực thể tối thượng tồn tại vĩnh hằng nào cả Trong thế giới, vạn vật vàcon người được cấu tạo từ các yếu tố sắc, tức vật chất như đất, nước, lửa, gió và danh, tức tinh thần nhưthụ, tưởng, hành, thức mà không có đại ngã hay tiểu ngã gì cả

+ Vô thường là không có cái gì trường tồn và vĩnh cửu cả Trong thế giới, sự xuất hiện của vạn vật,

kể cả con người cũng chỉ là kết quả hội tụ tạm thời giữa sắc và danh; khi sắc và danh tan ra, chúng sẽ mất

đi Điều này có nghĩa là, vạn vật luôn nằm trong chu trình sinh – trụ – dị – diệt; chúng luôn bị cuốn vàodòng biến hóa hư ảo vô cùng theo luật nhân quả Nhân nhờ duyên mới sinh ra quả, quả nhờ duyên màthành nhân mới, nhân mới lại nhờ duyên mà thành quả mới ; cứ như thế, vạn vật biến đổi, hợp – tan, tan– hợp mà không có nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng nào cả

Như vậy, thế giới quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính vô thần, nhị nguyên luận ngả về phíaduy tâm chủ quan và có chứa những tư tưởng biện chứng chất phác

Trang 13

• Nhân sinh quan: Nhân sinh quan là nội dung chủ yếu của triết lý Phật giáo nguyên thủy Nó thểhiện cô động trong câu nói của Phật Thích Ca: Hỡi chúng sinh, ta chỉ dạy cho các người chỉ có một điều,

đó là điều khổ và diệt kho; Nếu nước biển có một vị là vị mặn thì học thuyết của ta cũng có một vị là vịgiải thoát Nhân sinh quan của Phật giáo được trình bày trong thuyết Tứ diệu đế với bốn bộ phận là: khổ

do sự ngu dốt và si mê, nói ngắn gọn là do Tam độc (tham, sân, si) gây ra Ngoài ra, nhân đế được diễngiải một cách lôgích và cụ thể trong thuyết Thập nhị nhân duyên (12 nguyên nhân dẫn đến bể khổ): vôminh, hành, thức, danh – sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sinh, lão - tử Trong 12 nguyên nhân ấy thì

vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, vì vậy, diệt trừ vô minh là diệt trừ tận gốc sự đau khổ nhân sinh + Diệt đế là lý luận về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ nơi cuộc sống thế gian để đạt tới niết bàn.Khi vô minh được khắc phục thì tam độc sẽ biến mất, luân hồi sẽ chấm dứt…, tâm sẽ thanh thản, thần sẽminh mẫn, niết bàn sẽ xuất hiện… Diệt đế bộc lộ tinh thần lạc quan của Phật giáo ở chỗ nó vạch ra chomọi người thấy cái hiện tại đen tối, xấu xa của mình, để cải đổi, kiến tạo lại nó thành một cuộc sống xánlạn, tốt đẹp hơn Phật giáo thể hiện khát vọng nhân bản, muốn hướng con người đến cõi hạnh phúc "tuyệtđối", muốn hướng khát vọng chân chính của con người tới chân – thiện - mỹ

+ Đạo đế là lý luận về con đường diệt khổ, giải thoát Nội dung cơ bản của nó thể hiện trong thuyếtBát chính đạo (tám con đường đúng đắn) đưa chúng sinh đến niết bàn, đó là: chính kiến (hiểu biết đúng),chính tư duy (suy nghĩ đúng), chính ngữ (lời nói chân thật), chính nghiệp (hành động đúng đắn), chínhmệnh (sống một cách chân chính), chính tinh tấn (thẳng tiến mục đích đã chọn), chính niệm (ghi nhớnhững điều hay lẽ phải), chính định (tập trung tư tưởng vào một điều chính đáng) Chung quy, bát chínhđạo là suy nghĩ, nói năng, hành động đúng đắn… ; nhưng về thực chất, thực hành bát chính đạo là khắcphục tam độc bằng cách thực hiện tam học (giới, định, tuệ) Trong đó, tham được khắc phục bằng giới(chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh); sân được khắc phục bằng định (chính tinh tấn, chính niệm, chínhđịnh); si được khắc phục bằng tuệ (chính kiến, chính tư duy)

Ngoài ra, Phật giáo còn khuyên chúng sinh thực hành Ngũ giới (không sát sinh, không trộm cắp,không tà dâm, không nói dối, không ẩm tửu); rèn luyện Tứ đẳng (từ, bi, hỉ, xa)… Phật giáo phản đối chế

độ đẳng cấp, tố cáo xã hội bất công, đòi bình đẳng công bằng xã hội, khuyên chúng sinh luôn suy nghĩ vềđiều thiện và làm điều thiện…

Như vậy, dù nhân sinh quan của Phật giáo nguyên thủy mang tính nhân bản sâu sắc; nhưng, nó cũngchứa đầy tính chất duy tâm chủ quan thể hiện qua các quan niệm bi quan yếm thế, không tưởng về đờisống xã hội, và thần bí về đời sống con người

8.2 Những giá trị và hạn chế của triết học Phật Giáo:

8.2.1 Giá trị của triết học Phật Giáo

Hơn tất cả các học thuyết khác của Phương Đông, Phật giáo chú ý đến mặt phát triển tự nhiên củacon người, đó là sinh, lão, bệnh, tử Bốn chặng đó của cuộc đời phản ánh sự phát triển tất yếu của cơ thể

Trang 14

con người, mà nếu ai đó nhận thức được thì sẽ không sợ hãi trước sự thay đổi của cuộc đời, thậm chí cònbình thản, lạc quan trước cái chết.

Phật giáo đề cập đến vấn đề ngũ uẩn: sắc, thụ, tưởng, hành, thức là những vấn đề có ý nghĩa nhậnthức luận sâu sa Tuy đối tượng của nhận thức đó là tâm và tính chất là duy tâm nhưng ở trong quá trìnhngũ uẩn chứa đựng một quá trình nhận thức gồm các bước hợp lý: từ sự vật khách quan (sắc), con ngườicảm thụ được (thụ), suy nghĩ (tưởng), rồi đem thực hiện (hành) và cuối cùng là hiểu biết (thức) Ở đây,nếu bóc cái vô thần bi ra, ta thấy có những hạt nhân hợp lý

Quan điểm biện chứng của Phật Giáo là " vô thường ", " vô ngã " Ở đó cho thấy Phật giáo nhìn sựvật trong sự vận động và biến đổi liên tục, không có gì là trụ lại mãi mãi, không có ai là tồn tại mãi mãi.Tuy nhận thức đó chỉ thấy được cái biến đổi mà không thấy được cái ổn định tương đối, chỉ thấy được cáivận động mà không thấy được cái hình thức của vận động, tuy dễ đi tới chiều hướng bi quan và thái độbuông xuôi, nhưng mặt khác phải thấy nhận thức như vậy là có chiều sâu, là thấy được một phương diện

cơ bản của phát triển sự vật

Phật giáo đề cập đến thuyết nhân duyên, đến mối quan hệ nhân quả, đến việc xét sự vật phải từ kếtquả tìm ra nguyên nhân và xem kết quả này là nguyên nhân của kết quả khác trong mối quan hệ khác.Phật giáo đề ra tư tưởng từ bi bác ái, chủ trương hỉ xả cứu khổ cứu nạn là những tư tưởng gây đượcxúc động lòng người và đã trở thành một trong những nguồn gốc của lòng thương người, của chủ nghĩanhân đạo Tuy ở đó có nội dung báo ứng, có tư tưởng nhẫn nhục chịu đựng và không phân biệt bạn thù,song việc làm do tác động của tư tưởng trên biểu hiện một sự quan tâm đến con người, cứu vớt con người.8.2.2 Hạn chế của Phật Giáo

Phật giáo chỉ thấy cá nhân con người mà không thấy xã hội con người, chỉ thấy con người nói chung

mà không thấy con người thuộc các giai cấp đối kháng nhau trong xã hội trước đây, không thừa nhận sựđấu tranh giai cấp trong xã hội Do đó, không thấy được nguyên nhân xã hội đưa đến sự khổ ải của conngười, không thấy được sự cần thiết phải đấu tranh chống áp bức, bóc lột vì thế quan niện từ bi, bác áitrong một số trường hợp bất lợi cho sự đấu tranh giải phóng giai cấp, chống áp bức

Phật giáo không bàn tới lĩnh vực chính trị, vì thế mỗi khi nhà sư bước sang lĩnh vực chính trị - xãhội, họ phải sử dụng các tư tưởng của nhà Nho hay Lão - trang Nhà sư Viên Thông cho rằng: "Lòng dân

là gốc trị loạn", trong đó "lòng dân" là khái niệm và tư trưởng của nhà nho; hoặc nhà sư Đỗ Pháp Thuậnnói: "Vô vi cư diện các, xứ xứ tức đao binh" (nếu đường lối vô vi ngự trị trong triều đình, thì nơi nơi sẽ tắtchiến tranh) trong đó " vô vi" là khái niệm của Lão - Trang, mặc dù khái niệm đó đã được giải thích theoquan niệm nhà Phật

Hạn chế lớn nhất của Phật giáo là quan điểm duy tâm thần bí Quan điểm này khiến người ta khônghướng vào hiện thực, mà hướng vào nghiệp, vào quả báo, vào thần linh để mong được phù hộ, độ trì Vàmột khi tư duy như vậy thì không cần gì đến sự tìm tòi và khám phá, sáng tạo và hành động

Câu 9.Nêu khái quát tư tưởng triết học của các trường phái - Đạo gia và Âm Dương- Ngũ Hành gia.Nhận định các giá trị và hạn chế của những tư tưởng ấy

1 Sự ra đời và các đại diện tiêu biểu của Đạo gia

a) Nguồn gốc tư tưởng và sự ra đời:

Đạo gia là tên gọi với tư cách một trường phái triết học lớn, lấy tên của phạm trù “Đạo”, một phạmtrù trung tâm và nền tảng của nó Nguồn gốc tư tưởng của Đạo gia xuất phát từ những quan điểm về vũ trụluận, thiên địa, ngũ hành, âm dương, Kinh Dịch…

Trang 15

Đạo gia ra đời và phát triển rực rỡ từ cuối thời Xuân Thu đến cuối thời Chiến Quốc và sau đó có tácđộng ảnh hưởng to lớn đến nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, triết học, văn chương, nghệ thuật, âmnhạc, y thuật, sinh học, hoá học, vũ thuật, địa lí… ở Trung Quốc và một số nước châu Á khác.

b) Người sáng lập và các đại diện tiêu biểu:

Ngoài Lão Tử là người sáng lập, thì Đạo gia còn có hai yếu nhân khác được thừa nhận và tôn vinhmuôn đời, đó là Dương Chu và Trang Tử Trong đó vị trí của Trang Tử được sánh ngang với Lão Tử, nêncòn gọi là Đạo Lão – Trang

Lão Tử (khoảng 580 – 500 TCN), sinh ra ở huyện Khổ, nước Sở, nay là Lộc Ấp, tỉnh Hà Nam Tiểu

sử của ông còn gây nhiều tranh luận trong giới học thuật Tương truyền, trước khi Lão Tử cưỡi trâu quanước Tần và biến mất, ông đã nghe lời Doãn Hy (người gác cửa ải phía tây Hàm Cốc) viết lại "Đạo ĐứcKinh", gồm 81 chương Phần thứ nhất nói về Đạo, phần hai nói về Đức Các học giả hiện đại đánh giá, đó

là một tập hợp những ngạn ngữ huyền bí, tối nghĩa, dường như muốn người đọc phải tự lí giải Chính vìvậy, về sau có hàng trăm bản dịch nghĩa cho bộ sách này

Dương Chu (khoảng 440 – 360 TCN) là một đạo sĩ ẩn danh và bí hiểm Theo luận giải, ông phảisinh trước Mạnh Tử (372 - 289 TCN) và sau Mặc Tử (478 - 392 TCN) Tư tưởng của ông được diễn đạtlại thông qua các tác phẩm của cả những người ủng hộ lẫn những người chống đối ông Chủ thuyết củaông là quý sự sống, trọng bản thân Ông thường mượn chuyện Bá Thành Tử Cao không chịu mất một sợilông để làm lợi cho thiên hạ, nhằm trình bày tư tưởng của mình

Trang Tử (365 – 290 TCN), tên thật là Trang Chu, tác giả bộ Nam Hoa kinh, là một trong hai bộkinh điển của Đạo gia Bộ sách gồm ba phần, chứa 33 thiên Trong đó, có nhiều điểm lấy từ Đạo Đức kinhlàm chủ đề, nhưng không phải bao giờ cũng đồng thuận Một số nhà nghiên cứu sau này cho rằng phầnlớn nội dung tác phẩm Nam Hoa kinh là do các đệ tử của ông biên tập

2 NHỮNG QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA ĐẠO GIA

Quan điểm triết học của Đạo gia tuy hết sức phong phú, đa dạng, song tựu trung lại không đi sâuvào giải quyết vấn đề cơ bản của triết học theo cách lý giải của truyền thống triết học phương Tây, mà tậptrung vào vấn đề con người trong mối tương quan và thống nhất với tự nhiên, trực giác tâm linh và phi lýtính Nó được thể hiện qua các tác phẩm “Đạo Đức kinh” của Lão Tử, “Nam Hoa kinh” của Trang Tử vàmột số tư tưởng của Dương Du được ghi chép tản mạn trong các sách “Mạnh Tử”, “Nam Hoa kinh”, “HànPhi Tử”, “Lã Thị Xuân Thu”, “Liệt tử”…

Mặc dù cả Lão Tử, Dương Chu và Trang Tử đều có những luận điểm khác nhau, đặc biệt là giữaDương Chu và Trang Tử, song về cơ bản, những tư tưởng triết học chính yếu của phái Đạo gia đều thốngnhất trên nên tảng các quan điểm về Đạo, tư tưởng biện chứng và quan điểm “vô vi” Dưới đây xin trìnhbày khái quát về ba quan điểm triết học cơ bản đó

2.1 Quan điểm về “ĐẠO” hay vấn đề bản thể luận:

“Đạo” là một danh từ triết học đã được người Trung Hoa dùng từ thời thượng cổ, nhưng chỉ đạtđược tầm quan trọng đặc biệt và trở nên phổ biến nhờ bộ Đạo Đức kinh của Lão Tử Theo tiếng Hán cổ,Đạo có nghĩa là "con đường", "phương tiện", "nguyên lý"…

Còn “Đạo mà ta có thể nói đến được, không phải là Đạo thường còn Danh mà ta có thể gọi được,không phải là Danh thật sự Vô danh là gốc của thiên địa, hữu danh là mẹ của vạn vật” (Đạo khả đạo, phithường Đạo Danh khả danh, phi thường Danh Vô danh thiên địa chi thuỷ, hữu danh vạn vật chi mẫu –Đạo Đức kinh)” Bởi vì: “Đạo chẳng có thể nghe được, nghe được không còn phải là nó Đạo cũng chẳng

có thể thấy được, thấy được không còn phải là nó nữa.Có thể nào lấy trí mà hiểu được cái hình dung củacái không hình dung được chăng? Vậy thì không nên đặt tên cho đạo” (Nam Hoa kinh)

Trang 16

Khái niệm Đạo được xem là siêu việt, vượt lên trên mọi khái niệm, vì nó là cơ sở của tồn tại và phitồn tại, ta không thể luận đàm, định nghĩa được Đạo sinh ra âm dương và nhờ sự chuyển động của âmdương mà phát sinh thế giới thiên hình vạn trạng “Vạn vật trong trời đất sanh từ hữu, hữu sanh từ vô.Hữu vô đều từ thiên đạo” (Đạo Đức kinh).

Xét về mặt bản thể luận, “đạo” được trình bày dưới ba dạng thức: Thể, Tướng, Dụng Nhưng nókhông đồng nhất với phạm trù “bản thể” của triết học phương Tây

2.1.1 Thể của Đạo:

Chỉ nguồn gốc, nguyên lý tối sơ, tối hậu, cái tuyệt đối của vũ trụ vạn vật, cả tồn tại lẫn không tồn tại,

cả hữu hình lẫn vô hình, cả cái tĩnh lặng và cái biến đổi, cả cái đậm đặc và cái trống rỗng Nó là “đạohuyền”, “đại đạo”, “đạo thường”, “một”, “cốc thần”, “thái cực” và đồng nhất với “đạo” nói chung, có sứcsáng tạo vô lượng vô biên: “Đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật”…

Thể của Đạo là vô thủy vô chung: “Ta không biết Đạo con ai mà hình hiện ra ngoài trước cả tiên đế”(Lão Tử, Đạo Đức kinh) “Đạo tự bản tự căn, vốn tồn tại như xưa, khi chưa có trời đất, làm thiêng liêngquỷ thần, Thượng đế, sinh ra trời đất, ở trước thái cực mà chẳng là cao, ở dưới lục cực mà chẳng là sâu.Sinh trước trời đất mà chẳng là lâu, dài hơn thượng cổ mà chẳng là già” (Nam Hoa kinh, Đại tông sư).Đạo sinh ra vạn vật, là “mẹ” của muôn loài, làm chủ trời đất một cách tự nhiên, không ý chí, không mụcđích, nên cũng không tự cho vạn vật là của mình Nhờ đó mà trời đất vạn vật phó mặc tự nhiên, cứ sinhsinh hóa hóa không ngừng…

2.1.2 Tướng của Đạo:

Nhằm ngụ ý đến hình dáng, trạng thái của Đạo Nó không có một thuộc tính quy định nào ngoài vẻ

tự nhiên chất phác, sâu thẳm, mập mờ, thấp thoáng, trống rỗng, huyền diệu, nhìn không thấy, nghe khôngđược, không nắm được, không nếm được, không ngửi được, không sáng, không tối… “Thoắt lặng khônghình, biến hóa không thường ” (Trang Tử, Nam Hoa kinh, Thiên hạ) Nói chung, Đạo không thể cảmgiác, không thể diễn tả dưới bất cứ hình thức nào

2.1.3 Dụng của Đạo:

Nhằm nói đến công dụng và năng lực của Đạo Đó là trạng thái vận động, biến đổi, sản sinh, nuôidưỡng và “huyền đồng”, làm cho vạn vật hiện ra muôn hình vạn trạn, vô cùng, vô tận… theo trật tự củaĐạo Đạo làm cái không làm, săn sóc cái không việc, không làm mà như đã làm, đã làm mà như khônglàm…

2.2 Quan điểm vô vi về chính trị xã hội

“Vô vi”, theo Đạo gia, không có nghĩa là không làm gì, không có hoạt động gì, mà là phải tiến hànhcác hoạt động một cách tự nhiên, thuần phác; không làm trái với Đạo, không cố gắng hoạt động mang tínhgiả tạo, gượng ép, thái quá, bất cập… Bởi vì “Đạo đức là cái luật tự nhiên, không cần tranh mà thắng,không cần nói mà ứng nghiệm, không cần mời mà các vật vẫn theo về, lờ mờ mà hay mưu tính”

Như vậy, “vô vi” nghĩa là không làm mất cái đức tự nhiên, thuần phác vốn có của sự vật Nếu đểmất nó, tức là ham muốn, dục vọng… thì sẽ chuốc lấy tai họa Về mặt chính trị - xã hội, Đạo gia chủtrương đường lối trị quốc theo đạo “vô vi”, chống lại chủ trương “hữu vi” cùng mọi chuẩn mực đạo đức

và thể chế pháp luật, vì coi đó là sự áp đặt, cưỡng chế, can thiệp vào bản tính tự nhiên của con người Nó

là nguyên nhân gây ra điều ác và bất ổn: “Nước nào chính sự lờ mờ thì dân thuần thục, nước nào chính sựrành rọt thì dân lao đao”; “Thiên hạ nhiều kỵ húy thì dân càng nghèo, dân nhiều khí giới nhà nước càngloạn, người nhiều tài khéo vật xảo càng thêm, pháp luật càng tăng trộm cướp càng nhiều” (Đạo đức kinh,chương 57)

Trang 17

Lão Tử lên án mạnh mẽ giai cấp thống trị đương thời và ông gọi giới quý tộc thống trị là bọn ăn bám

và đàn áp, gây ra mọi ham muốn và dục vọng nơi dân chúng Bọn họ chẳng “vô vi”

Ngược lại: “Ta vô vi mà dân tự hóa Ta vô tình mà dân tự chính Ta vô dự mà dân tự giàu Ta vô dục

mà dân chất phác” (sđd, chương 57) Do đó, cần phải xóa bỏ mọi lễ giáo, pháp luật, văn hóa, kỹ thuật,nghệ thuật… Nói chung, bỏ tất cả những gì do con người sáng tạo ra trái với bản tính tự nhiên thuần phác

Tư tưởng “vô vi” chủ trương thực hiện triệt để chính sách ngu dân, “không làm cho dân sáng màlàm cho dân ngu” (sđd, chương 65); “Trí tuệ sinh thì có đại ngụy” (sđd, chương 18) Bởi hiểu biết càngnhiều thì trí xảo càng nhiều, trí xảo càng nhiều thì ham muốn càng nhiều, càng muốn tranh đoạt và xâmphạm lẫn nhau, làm trái với đạo tự nhiên Con người càng “theo học thì càng phiền phức, mà theo đạo thìngày càng bớt, bớt rồi thì lại bớt, bớt đến mức vô vi” (sđd, chương 48) Cũng như: “Không chuộng hiềnkhiến dân không tranh, không trọng vật nên dân không trộm cướp, không thấy vật đáng ham khiến lòngdân khỏi loạn Cho nên lối trị dân của bậc thánh nhân là làm cho dân lòng trống, bụng no, ý chí yếu,xương cốt mạnh, thường khiến dân không biết, không muốn” (sđd, chương 3)

2.3 Một số tư tưởng biện chứng:

Quan điểm biện chứng của Đạo gia được thể hiện ngay trong tư tưởng về Đạo, nơi cội nguồn củamối liên hệ phổ biến và sự vận động biến đổi của vũ trụ vạn vật, mà nguồn gốc là do các mối liên hệ, tácđộng, chuyển hóa giữa các mặt đối lập; cách thức là khi phát triển đến tột đỉnh rồi sẽ trở thành cái đối lập,tương phản với chính nó; khuynh hướng của sự vận động biến đổi là sự trở về với Đạo

Đặc biệt, thông qua tư tưởng biện chứng đó, Đạo gia đã khái quát thành hai quy luật căn bản chiphối toàn bộ vũ trụ vạn vật, đó là luật quân bình và luật phản phục

2.3.1 Luật quân bình (luật bù trừ):

Bắt nguồn từ tư tưởng Dịch học (quẻ Thái), nói về thế cân bằng, trung dung trong trời đất; là trạngthái trời đất giao hòa, muôn vật hanh thông, vũ trụ vạn vật vận động biến đổi theo một trật tự điều hòa, tựnhiên, không có gì thái quá hay bất cập, “gãy thì liền, cong thì thẳng, trống thì đầy, cũ thì mới, ít thì được,nhiều thì mất” (Lão Tử, Đạo đức kinh, chương 22); “Đạo của trời bớt chỗ dư bù chỗ thiếu” (sđd, chương42); “Một âm một dương”; “rắn thì nát, nhọn thì nhụt” (Trang Tử, Nam Hoa kinh)

Thế quân bình của Đạo được ví như nước, mềm mại và linh hoạt, làm bằng phẳng tất cả Nước ởchỗ thấp, là nơi chỗ cao đổ về, là “nơi thiên hạ họp về”, như biển mênh mông rộng lớn, không gì khôngthể chứa đựng “Trong thiên hạ không có gì mềm yếu hơn nước, mà công phá vật rắn mạnh thì không gìhơn được nó, không lấy gì thay thế được nó” (Lão Tử, Đạo đức kinh, chương 78)

Nếu vi phạm luật quân bình, phá vỡ trạng thái vận động cân bằng của vũ trụ, thì vạn vật sẽ rối loạn,trì trệ và có nguy cơ bị phá hoại, chẳng khác nào “nhón gót lên thì không đứng vững, xoạc chân ra thìkhông bước được…”

2.3.2 Luật phản phục:

Quan niệm cái gì phát triển đến tột đỉnh thì tất sẽ trở thành cái đối lập với chính nó; sự vật khi pháttriển đến cực điểm các tính chất của nó thì những tính chất ấy sẽ đi ngược lại để trở thành tính chất tươngphản Điều đó cần phải hiểu theo hai nghĩa

Nghĩa thứ nhất, phản phục là sự vận động, biến hóa có tính chất tuần hoàn, đều đặn, nhịp nhàng và

tự nhiên của vạn vật, như hết ngày đến đêm, hết đêm sang ngày, trăng tròn lại khuyết, trăng khuyết lạitròn… Vạn vật cứ mập mờ, thấp thoáng, khi đầy khi vơi, lúc sinh lúc tử… Đó là vòng biến đổi tuần hoànbất tận

Nghĩa thứ hai, phản phục là sự vận động trở về với Đạo (“phản giả đạo chi động”), “đến chỗ cùngcực hư không là giữ vững được trong cái tĩnh Vạn vật cùng đều sinh ra, ta lại thấy nó trở về với gốc Ôi!Mọi vật đều trùng trùng trở về với cội rễ của nó Trở về với cội rễ gọi là tĩnh, thế gọi là quay về với mạng”

Trang 18

(Đạo đức kinh, chương 16) Sự trở về với Đạo của vạn vật chính là sự trở về với trạng thái tự nhiên,nguyên sơ, tĩnh lặng, trống rỗng… Đó là tất yếu và không thể cưỡng lại “Đạo pháp tự nhiên” là vậy Mọi

sự can thiệp vào Đạo – luật tự nhiên – nhất định sẽ thất bại

3 GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ

Những tư tưởng triết học cơ bản của Đạo gia tuy đã được xây dựng cách đây hơn hai ngàn năm, vàtất nhiên có không ít hạn chế, nhưng đến nay vẫn còn ý nghĩa thiết thực về mặt phương pháp luận, gợi mởcho chúng ta nhiều điều cả trong hoạt động nhận thức lẫn trong hoạt động thực tiễn

3.1 Trong hoạt động nhận thức:

Những quan điểm triết học cơ bản của Đạo gia nêu trên đã cung cấp cho chúng ta một số hạt nhânhợp lý về sự tồn tại, vận động và biến đổi không ngừng của thế giới khách quan, độc lập với ý thức conngười Thế giới ấy thống nhất trong đa dạng và phong phú, thể hiện ra muôn hình vạn trạng, với các mặtđối lập và vô vàn các mối liên hệ Thế giới ấy không do ai sáng tạo ra hoặc chi phối nó dưới bất kỳ hìnhthức nào, mà tự sinh thành và hoạt động theo những quy luật tự nhiên vốn có

Do đó, trong hoạt động nhận thức, con người cần tránh lối tư duy gán ghép, máy móc, siêu hình, ápđặt chủ quan đối với mọi sự vật hiện tượng tự nhiên… Mà phải nhận thức cái khách quan, cái bản tính tự nhiên thuân phác, vốn có của nó

Đồng thời, thông qua luật quân bình (bù trừ) và luật phản phục, Đạo gia đã cung cấp nhân sinh quan

và nghệ thuật sống mang tính nhân văn sâu sắc, có tác dụng an ủi con người hài lòng và hạnh phúc vớinhững gì mình có trong cuộc sống, không nên ham muốn, mơ tưởng hão huyền

Mặc dù quan điểm “vô vi” về chính trị - xã hội của Đạo gia mong muốn quay ngược bánh xe lịch sửtrở về chế độ công xã nguyên thủy ở giai đoạn cuối, nhưng đã hé lộ cho chúng ta những khát vọng chânchính về một xã hội công bằng, bình đẳng, xóa bỏ mọi bất công, áp bức, bóc lột, không còn chế độ tư hữu

và nhà nước, con người được sống tự do… Nó khiến chúng ta liên tưởng tới và rất có thể là nguồn gốclịch sử gián tiếp cho những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng ở Tây Âu sau này

Với ý nghĩa đó, nếu chúng ta biết rút ra bài học từ những hạt nhân tư tưởng tích cực và tiến bộ, thì

nó sẽ cung cấp cho chúng ta những cơ sở quan trọng để xây dựng và phát triển quan điểm duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử; chống lại chủ nghĩa duy tâm, quan điểm siêu hình… Ngược lại, nếu nhìn vềnhững mặt hạn chế, nó sẽ dẫn chúng ta đến với chủ nghĩa duy tâm thần bí về “đạo”, tư tưởng biện chứngtuần hoàn thô thiển, chủ nghĩa khách quan tuyệt đối, thuyết bất khả tri…

3.2 Trong hoạt động thực tiễn:

Những quan điểm triết học cơ bản của Đạo gia đã góp phần chỉ ra cho chúng ta, trong hoạt độngthực tiễn, con người cần phải tôn trọng quy luật khách quan, nắm vững và vận dụng phù hợp các quy luật

tự nhiên vào cuộc sống, nếu không sẽ phải trả giá và chuốc lấy hậu quả khôn lường, như Lão Tử cảnh báo:

“Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt” (Đạo đức kinh, chương 73)

Đặc biệt, Đạo gia yêu cầu trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải “thuận theo tự nhiên”,không được làm trái quy luật tự nhiên, không được cải tạo tự nhiên theo những toan tính lợi ích tầmthường của mình Điều này có tính thời sự đặc biệt và sâu sắc trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầuhiện nay, với thiên tai và dịch bệnh luôn đe dọa nghiêm trọng, cộng thêm những bất ổn về chính trị - xãhội, một hệ lụy trực tiếp từ quá trình con người “nhân tạo hóa thiên nhiên”, tạo dựng một nền “văn minh”không tương thích với bản tính tự nhiên của vũ trụ vạn vật

Đồng thời, trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải biết quý trọng mọi sự sống nói chung, gắnvới quý trọng môi trường tự nhiên, không được tàn sát sinh vật và hủy hoại môi trường một cách tùy tiện

Trang 19

Bên cạnh đó, với việc chỉ ra luật quân bình (bù trừ) và luật phản phục, Đạo gia đòi hỏi con ngườicần tránh mọi cực đoan, thái quá, nóng vội, chủ quan duy ý chí… Mà phải luôn luôn tạo dựng sự cânbằng, hợp lý, tự nhiên; khách quan nhưng không ỷ lại, thụ động trước các điều kiện khách quan, khôngnên “cầm đèn chạy trước ô tô”…

Đạo gia còn dạy con người phải biết sống khiêm tốn, giản dị, mà vẫn ung dung, tự tại, không lo sợ,không đau buồn… trước mọi biến động xảy ra trong đời; không tham lam, vụ lợi, giả dối; không đấutranh, giành giật; không đua đòi, bon chen, đố kỵ… Mà cần phải sống hòa nhã, trung dung, ngay thẳng, tựnhiên thuần phác, “thản nhiên mà đến, thản nhiên mà đi”…

Tuy nhiên, nếu xét ngược lại, với những mặt tiêu cực và hạn chế, thì Đạo gia chủ trương con ngườikhông nên tăng cường các hoạt động sáng tạo, không cần mở mang trí tuệ, chấm dứt cải tạo tự nhiên vàcải tạo xã hội, mà quay về sống như thời nguyên thủy, đúng với bản tính tự nhiên thuần phác của một loàiđộng vật bậc cao được sinh ra từ “đạo”… phủ nhận mọi hoạt động thực tiễn của con người

Ngày nay, mặc dù tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã thay đổi vượt bậc, song những tư tưởng triết họccủa Đạo gia vẫn có sức sống và tác động đáng kể đối với đời sống con người, đặc biệt ở những nước vốnchịu sự ảnh hưởng truyền thống của nó

ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH GIA

Âm Dương và Ngũ hành là hai phạm trù quan trọng trong tư tưởng triết học Trung Hoa, là nhữngkhái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa đối với sự sản sinh biến hóa của vũ trụ Việc sử dụng haiphạm trù Âm - Dương và Ngũ hành đánh dấu bước tiến bộ tư duy khoa học đầu tiên nhằm thoát khỏi sựkhống chế về tư tưởng do các khái niệm Thượng đế, Quỷ thần truyền thống đem lại Đó là cội nguồn củaquan điểm duy vật và biện chứng trong tư tưởng triết học của người Trung Hoa

- Tư tưởng triết học về Âm - Dương

"Dương" nguyên nghĩa là ánh sáng mặt trời hay những gì thuộc về ánh sáng mặt trời và ánh sáng;

"Âm" có nghĩa là thiếu ánh sáng mặt trời, tức là bóng râm hay bóng tối Về sau, Âm - Dương được coinhư hai khí; hai nguyên lý hay hai thế lực vũ trụ: biểu thị cho giống đực, hoạt động, hơi nóng, ánh sáng,khôn ngoan, rắn rỏi, v.v tức là Dương; giống cái, thụ động, khí lạnh, bóng tối, ẩm ướt, mềm mỏng, v.v.tức là Âm Chính do sự tác động qua lại giữa chúng mà sinh ra mọi sự vật, hiện tượng trong trời đất.Trong Kinh Dịch sau này có bổ sung thêm lịch trình biến hóa của vũ trụ có khởi điểm là Thái cực TừThái cực mà sinh ra Lưỡng nghi (âm dương), rồi Tứ tượng, rồi Bát quái Vậy, nguồn gốc vũ trụ là Tháicực, chứ không phải Âm Dương Đa số học giả đời sau cho Thái cực là thứ khí "Tiên Thiên", trong đótiềm phục hai nguyên tố ngược nhau về tính chất là Âm - Dương Đây là một quan niệm tiến bộ so vớiquan niệm Thượng đế làm chủ vũ trụ của các đời trước

Hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà thống nhất, chế ước lẫn nhau theo các nguyên lýsau:

- Âm - Dương thống nhất thành thái cực Nguyên lý này nói lên tính toàn vẹn, tính chỉnh thể, cânbằng của cái đa và cái duy nhất Chính nó bao hàm tư tưởng về sự thống nhất giữa cái bất biến và biếnđổi

- Trong Âm có Dương, trong Dương có Âm Nguyên lý này nói lên khả năng biến đổi Âm - Dương

đã bao hàm trong mỗi mặt đối lập của Thái cực

Các nguyên lý trên được khái quát bằng vòng tròn khép kín, có hai hình đen trắng tượng trưng cho

Âm Dương, hai hình này tuy cách biệt hẳn nhau, đối lập nhau nhưng ôm lấy nhau, xoắn lấy nhau

- Tư tưởng triết học về Ngũ hành

Trang 20

Từ "Ngũ hành" được dịch là năm yếu tố Nhưng ta không nên coi chúng là những yếu tố tĩnh mà nêncoi là năm thế lực động có ảnh hưởng đến nhau Từ "Hành" có nghĩa là "làm", "hoạt động", cho nên từ

"Ngũ hành" theo nghĩa đen là năm hoạt động, hay năm tác nhân Người ta cũng gọi là "ngũ đức" có nghĩa

là năm thế lực "Thứ nhất là Thủy, hai là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ

Cuối Tây Chu, xuất hiện thuyết Ngũ hành đan xen Ngũ hành được dùng để giải thích sự sinh trưởngcủa vạn vật trong vũ trụ "Thổ mộc hỏa đan xen thành ra trăm vật", "hoà hợp thì sinh ra vật, đồng nhất thìkhông tiếp nối" (Quốc ngữ - trịnh ngữ) Tức là nói những vật giống nhau thì không thể kết hợp thành vậtmới, chỉ có những vật có tính chất khác nhau mới có thể hóa sinh thành vật mới Tiếp theo là thuyết Ngũhành tương thắng, rồi xuất hiện thuyết Ngũ hành tương sinh đã bổ khuyết chỗ chưa đầy đủ của thuyết Ngũhành đan xen

Tư tưởng Ngũ hành đến thời Chiến Quốc đã phát triển thành một thuyết tương đối hoàn chỉnh là

"Ngũ hành sinh thắng" "Sinh" có nghĩa là dựa vào nhau mà tồn tại, thắng có nghĩa là đối lập lẫn nhau Như vậy, tư tưởng triết học về Ngũ hành có xu hướng phân tích cấu trúc của vạn vật và quy nó vềnhững yếu tố khởi nguyên với những tính chất khác nhau, nhưng tương tác với nhau

Năm yếu tố này không tồn tại biệt lập tuyệt đối mà trong một hệ thống ảnh hưởng sinh - khắc vớinhau theo hai nguyên tắc sau:

+ Tương sinh (sinh hóa cho nhau): Thổ sinh Kim; Kim sinh Thủy; Thủy sinh Mộc; Mộc sinh Hỏa;Hoả sinh Thổ, v.v

+ Tương khắc (chế ước lẫn nhau): Thổ khắc Thủy; Thủy khắc Hỏa; Hỏa khắc Kim; Kim khắc Mộc;

và Mộc khắc Thổ, v.v

Thuyết Âm Dương và Ngũ hành được kết hợp làm một vào thời Chiến Quốc đại biểu lớn nhất làTrâu Diễn Ông đã dùng hệ thống lý luận Âm Dương Ngũ hành "tương sinh tương khắc" để giải thích mọivật trong trời đất và giữa nhân gian Từ đó phát sinh ra quan điểm duy tâm Ngũ đức có trước có sau Từthời Tần Hán về sau, các nhà thống trị có ý thức phát triển thuyết Âm Dương Ngũ hành, biến thành mộtthứ thần học, chẳng hạn thuyết "thiên nhân cảm ứng" của Đổng Trọng Thư, hoặc "Phụng mệnh trời" củacác triều đại sau đời Hán

2 Giá trị và hạn chế

Thuyết Âm dương ngũ hành đã đươc Đổng Trọng Thư kết hợp để giải thích các hiện tượng tự nhiên,

xã hội, con người Theo ông, giữa con người và tự nhiên có một mối quan hệ thần bí Khi giải đáp về khởinguồn, kết cấu của vũ trụ, ông đã sáng tạo ra một vị thần có nhân cách đứng trên cả vũ trụ, có ý thức vàđạo đức đó là trời Theo ông, trong vũ trụ con người là sự sáng tạo đặc biệt của trò vượt lên vạn vật, tươnghợp với trời, trời có bốn mùa, con người có tứ chi Từ thuyết "thiên nhân hợp nhất", ông đã dẫn dắt ramệnh đề "thiên nhân cảm ứng", cho rằng thiên tai là do trời cảnh cáo loài người Ông còn lợi dụng quanđiểm định mệnh trong học thuyết âm dương ngũ hành để nói rằng "dương thiên, âm ác" Tuy Đổng TrọngThư đưa ra phạm trù "khí", "âm dương", "ngũ hành" để giải thích quy luật biến hóa của thế giới, song ônglại cho rằng những thử khí ấy bi ý chí của thượng đế chi phối Triết học của ông có màu sắc mục đích luận

rõ nét Bên cạnh đó ông còn nói trời không đổi, đạo cũng không đổi để phủ nhận sự phát triển và biến hóacủa thế giới khách quan

Tác phẩm "Hoàng Đế Nội kinh" đã sử dụng triết học âm dương ngũ hành làm hệ thống lý luận của yhọc Tác phẩm này đã dùng học thuyết trên để giải thích mối quan hệ giữa con người với trời đất: coi conngười và hoàn cảnh là một khối thống nhất, con người chẳng qua là cơ năng của trời và đất thu nhỏ lại,con người không thể tách rời giới tụ nhiên mà sinh sống được, con người với giới tự nhiên là tương ứng

Tự nhiên có âm dương ngũ hành thì con người có "thủy hỏa" ngũ tạng Nội kinh viết: "âm dương là quy

Trang 21

luật của trời đất tuy không thấy được nhưng chúng ta có thể hiểu được nó thông qua sự biểu hiện của thủyhỏa khí huyết, trong đó hỏa khí thuộc dương, thủy huyết thuộc âm" Tác phẩm này còn dùng các quy luật

âm dương ngũ hành để giải thích mối quan hệ giữa các phú tạng trong cơ thể Tác phẩm đã vãn dụng sựkết hợp giữa học thuyết âm dương với học thuyết ngũ hãnh để giải thích các hiện tượng tự nhiên cũng nhưcác biểu hiện trong cơ thể con người và mối quan hệ giữa con người với tự nhiên Đây là một quan điểmhoàn chỉnh và là một điển hình của phép biện chứng thô sơ

Học thuyết âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đốilập thống nhất đó là âm dương Âm dương là quy luật chung của vũ trụ, là kỉ cương của vạn vật, là khởiđầu của sự sinh trưởng, biến hóa Nhưng nó sẽ gặp khó khăn khi lý giải sự biến hóa, phức tạp của vật chất.Khi đó nó phải dùng thuyết ngũ hành để giải thích Vì vậy có kết hợp học thuyết âm dương với học thuyếtngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý

Hai học thuyết này luôn luôn phối hợp với nhau, hỗ trợ cho nhau, không thể tách rời Muốn nhìnnhận con người một cách chỉnh thể, đòi hỏi phải vận dụng kết hợp cả hai học thuyết âm dương và ngũhành Vì học thuyết âm dương mang tính tổng hợp có thể nói lên được tính đối lập thống nhất, tính thiênlệch và cân bằng của các bộ phận trong cơ thể con người, còn học thuyết ngũ hành nói lên mối quan hệphức tạp, nhiều vẻ giữa các yếu tố, các bộ phận của cơ thể con người và giữa con người với tự nhiên Cóthể khẳng định, trên cơ bản, âm dương ngũ hành là một khâu hoàn chỉnh, giữa âm dương và ngũ hành cómối quan hệ không thể tách rời

Âm dương ngũ hành là những phạm trù cơ bản trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại Đócũng là những khái niệm trừu tượng đầu tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũtrụ Đến thời Chiến quốc, học thuyết âm dương ngũ hành đã phát triển đến một trình độ khá cao và trởthành phổ biến trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như cáchọc thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào một thời kỳ lịch sử đãlùi vào dĩ vãng, lúc đó lực lượng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên không khỏi có nhữnghạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định Đặc biệt, sự phát triển của nó chưa gắn với nhữngthành tựu của khoa học tự nhiên cận hiện đại, nó còn mang dấu ấn của tính trực giác và tính kinh nghiệm.Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lýluận cho một số ngành khoa học cụ thể

Câu 10 Nêu khái quát tư tưởng triết học của các trường phái Samkhuya, Mimansa, Lokayta và nhận định các giá trị,hạn chế của các trường phái đó

1.Đặt vấn đề

Trong thời kì cổ đại, CNDV đã thu được nhiều thành tựu giúp xác lập chỗ đứng và tạo nên

nền tảng vững chắc là cơ sở cho sự phát triển của CNDV những giai đoạn sau Xuất phát từ sự

quan sát thực tế, CNDV thời kì cổ đại đã đưa ra nhiều quan điểm đúng đắn nhưng mang tính ngây

thơ, chất phác Trong thời kì cổ đại ở phương Đông nổi lên có triết học Ấn Độ và Trung Quốc

2.Nội dung

Ở Ấn Độ những yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị và khoa học…là những cơ sở cho sự phát

sinh và phát triển của những tư tưởng triết học Mặc dù xuất hiện từ rất sớm nhưng triết học Ấn

Độ chỉ thực sự xuất hiện vào cuối giai đoạn Vesda với những thành tựu nổi bật là sự ra đời của 9

trường phái triết học

Triết học có 9 phái: 6 phái chính thống & 3 tà giáo

Trang 22

+ 6 phái chính thống

Samkhya, Vaisesika, Nyaya,Yoga, Mymansa, Vedanta

+ 3 phái tà giáo

Lokayata, Buddhism, Jaina

A Trường phái Samkhya (Số luận)

Trường phái Samkhya bắt nguồn từ tư tưởng triết học ở nhiều tác phẩm rất cổ xưa Lý luận

về bản nguyên vũ trụ là tư tưởng triết học trung tâm của trường phái này

Ưu điểm: Những nhà tư tưởng của phái Samkhya sơ kỳ đã bộc lộ những tư tưởng có tính

duy vật và ít nhiều biện chứng về bản nguyên hiện hữu Họ đưa ra học thuyết về sự tồn tại của kếtquả trong nguyên nhân trước khi nó xuất hiện và học thuyết về sự chuyển hóa thực tế của nguyênnhân trong kết quả Họ cho rằng loại nào có nguyên nhân của loại ấy với luận điểm nổi tiếng "Trồng Sali được Sali, trồng Vrihi được Vrihi" Từ đó, trong quan niệm về sự hình thành sự vật, họcho rằng nếu vạn vật của thế giới này là vật chất thì yếu tố tạo nên vạn vật với tính cách là nguyênnhân cũng phải là vật chất; đó là "vật chất đầu tiên"(Prakriti) - một dạng vật chất không thể dùngcảm giác mà có thể biết được Thế giới vật chất là thể thống nhất của ba yếu tố: Sattva (nhẹ, sáng,vui tươi); Rajas (kích thích, động); Tamas (nặng, ỳ) Khi ba yếu tố trên ở trạng thái cân bằng thìPrakriti ở trạng thái chưa biểu hiện - tức là trạng thái không thể trực quan được Nhưng khi sự cânbằng bị phá vỡ thì đó là điểm khởi đầu của sự sinh thành vạn vật của vũ trụ

Trái lại, các nhà tư tưởng của phái Samkhya hậu kỳ lại có khuynh hướng nhị nguyên luậnkhi thừa nhận sự tồn tại song song của hai yếu tố đầu tiên là vật chất (Prakriti) và tinh thần(Purusa) Yếu tố tinh thần (Purusa) mang tính phổ quát vĩnh hằng và bất biến, nó truyền sinh khí,năng lượng và biến hóa vào yếu tố vật chất ở con người, khi tinh thần chiếu rọi vào Sattva thìsinh ra trí tuệ; khi tinh thần chiếu rọi vào Rajas thì sinh ra vận động; khi tinh thần chiếu rọi vàoTamas thì sinh ra hình thể

Hạn chế: Về bản chất con người, phái Samkhya cho rằng con người có sự ý thức về mình.

Chính vì vậy mà họ nảy sinh ra những lo lắng, ham muốn và hành động để đạt đến cái "tôi" Do

đó tinh thần con người không thoát ra được, luôn bị chìm đắm trong vòng luân hồi, khổ não.Muốn giải thoát, con người phải dùng phương pháp Yoga

B Trường phái Mimansa

Kinh điển của triết học Mimansa là "Mimansa - Sutra" Một đại biểu lớn của trường pháinày là Sabara, người viết chú giải cho "Mimansa - Sutra"

Các nhà triết học Mimansa dựa vào tư tưởng triết học - tôn giáo của Véđa, nhưng coi Véđanhư các tập công thức hay thần chú về nghi lễ Mimansa sơ kỳ không thừa nhận sự tồn tại củathần Theo Sabara thì chúng ta thiếu chứng cứ về sự tồn tại của thần và cảm giác không nhận thứcđược thần Nhưng cảm giác lại được coi là nguồn gốc của mọi tri thức khác Phái Mimansa khôngphản đối việc coi thần linh như cái tên hay âm thanh cần thiết cho các câu thần chú của nghi lễ.Nghi lễ không phải là hành động khẩn cầu, sùng bái thần linh, mà nghi lễ tự nó có sức mạnh, cóthể đưa lại hiệu quả Họ hiểu nghi lễ như một hành động ma thuật Tuy nhiên, tinh thần duy vật và

vô thần của phái Mimansa không được tiếp tục phát triển Những nhà triết học Mimansa hậu kỳ đãthừa nhận sự tồn tại của thần

Trang 23

Về nguồn gốc thế giới, phái Mimansa có quan điểm duy vật cho rằng thế giới được sinh ra

từ các nguyên tử (Anu)

Ưu điểm: Phái Mimansa coi đời người là khổ và vấn đề đặt ra là phải thoát khỏi nỗi khổ ấy.

Họ chủ trương thoát khổ bằng cách duy trì các nghi lễ, đặc biệt là lễ "Hiến sinh" Họ cho rằng cần

phải biết kết hợp lòng tin và kiến thức để đạt đến giải thoát Có hai con đường để tạo kiến thức là

bằng giác quan và bằng suy luận

Hạn chế: Khi giải quyết mối quan hệ giữa tinh thần với thể xác, họ lại đứng trên lập trường

duy tâm coi tinh thần tồn tại mãi mãi, còn thể xác thì mất đi

C Trường phái triết học Lokayata và phong trào tư do tư tưởng ở Đông Ấn

Đông ấn là vùng đồng bằng sông Hằng với điều kiện tự nhiên, khí hậu điều hòa, đất đai phì nhiêu,

màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, công, thương mại và kỹ nghệ tạo nên

những khu đô thị, những trung tâm kinh tế, buôn bán sầm uất trong nước cũng như giao lưu với

bên ngoài, hình thành những tầng lớp điền chủ, đại công thương làm chủ về kinh tế, về tư tưởng

và sinh hoạt xã hội Trên cơ sở đó đã nảy sinh những tư tưởng triết học mới với những trường phái

triết học duy vật, vô thần Họ cố gắng giải thích thế giới bằng các sự vật, hiện tượng của tự nhiên

như nước, lửa, không khí, đất , phủ nhận linh hồn bất tử và đưa ra các khái niệm, phạm trù của

triết học Đặc biệt trong các trào lưu duy vật, vô thần, hoài nghi tôn giáo và thần linh ấy là trường

phái triết học duy vật Lokayata

Trong học thuyết về tồn tại, phái Lokayata cho rằng tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong vũ

trụ đều do bốn nguyên tố đất, nước, lửa và không khí cấu thành Chúng có khả năng tự tồn tại, tự

vận động trong không gian để tạo thành vạn vật, kể cả con người Tương ứng với bốn nguyên tố là

bốn nguyên tử đất, nước, lửa và không khí tồn tại ngay từ đầu, không thay đổi và không thể tiêu

diệt được Mọi đặc tính của các vật thể đều phụ thuộc vào chỗ chúng là kết hợp của các nguyên tử

nào, vào số lượng và tỷ lệ kết hợp của các nguyên tử ý thức, lý tính và các giác quan cũng xuất

hiện do sự kết hợp của các nguyên tử và sẽ mất đi khi sự kết hợp đó bị tan rã

Ưu điểm: Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, họ giải thích trên quan điểm duy vật thô

sơ, mộc mạc Theo họ, ý thức là thuộc tính cố hữu của cơ thể; rời khỏi nhục thể thì người ta không

thể có ý thức Khi con người chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về "cái tôi" cũng hết

Về đạo đức học, họ phê phán những thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứt khổ đau bằng cách

kiềm chế mọi ham muốn, dục vọng và hy vọng cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia sau khi chết

Họ chủ trương hãy để cho mọi người sống, hoạt động, hưởng thụ tất cả mọi thứ trong cuộc đời

nên đạo đức học của họ được gọi là "chủ nghĩa khoái lạc"

Hạn chế: Về nhận thức luận và lôgic học, phái Lokayata mang tính chất duy cảm, thừa nhận

cảm giác là nguồn gốc duy nhất xác thực của nhận thức Chỉ có cái gì cảm giác biết được thì mới

tồn tại Các giác quan có thể tri giác được sự vật bởi vì bản thân các giác quan cũng gồm các

nguyên tố giống như các sự vật Theo họ, suy lý, kết luận hay những chứng minh của kinh Véđa

đều là những phương pháp sai lầm của nhận thức Từ đó, họ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế,

linh hồn

3 Kết luận

Những thành tựu của chủ nghĩa duy vật ngây thơ, chất phác trong triết học Ấn Độ có ý nghĩa rất lớnđến sự phát triển của chủ nghĩa duy vật nói chung và sự nhận thức của con người nói riêng về thế giới

Trang 24

Những thành tựu này góp phần tạo thành bộ khung cơ bản nhất để mô tả thế giới Những tư tưởng của cácnhà triết học phương Đông dù còn rất sơ khai nhưng bước đầu nó đã cho thấy quan hệ biện chứng trong tựnhiên và mối quan hệ biện chứng trong xã hội.

CHƯƠNG II LỊCH SỬ TRIẾT HỌC CÁC NƯỚC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MAC

Câu 11 Phân tích sự khác nhau cơ bản giữa triết học phương Đông cổ đại (mà Ấn Độ và Trung Quốc là đại biểu) và triết học phương Tây cổ đại( mà hy Lạp là đại biểu)

Thứ nhất, đó là Triết học phương Đông nhấn mạnh vào sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con

người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân, là một nguyên tắc ‘thiên nhân hợp nhất’ Đối với phươngTây lại nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ trụ, coi con người là chủ thể, là chúa tể để nghiên cứu chinhphục vũ trụ - thế giới khách quan Và cũng chính từ thế giới khách quan khác nhau dẫn đến hướng nghiêncứu tiếp cận cũng khác nhau :

Thứ hai, ở phương Đông những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới dạng thuần túy mà thường đan

xen với các hình thái ý thức xã hội khác Cái nọ lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và pháttriển cho nên ít có những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập Và có những thời kỳ người ta đãlầm tưởng triết học là khoa học của khoa học như triết học Trung Hoa đan xen với chính trị lý luận, còntriết học Ấn Độ lại đan xen tôn giáo với nghệ thuật Nói chung, ở phương Đông thì triết học thường ẩndấu đằng sau các khoa học

Ở phương Tây, ngay từ thời kỳ đầu, triết học đã là một khoa học độc lập với các môn khoa học khác

mà các khoa học lại thường ẩn dấu đằng sau triết học Và thời kỳ Trung cổ là điển hình : khoa học muốntồn tại phải khoác áo tôn giáo, phải tự biến mình thành một bộ phận của giáo hội

Thứ ba, lịch sử triết học phương Đông ít thấy có những bước nhảy vọt về chất có tính vach ra ở các

thời điểm, mà chỉ là sự phát triển cục bộ, kế tiếp xen kẽ Ở Ấn Độ, cũng như Trung Quốc, các trường phái

có từ thời cổ đại vẫn giữ nguyên tên gọi cho tời ngày nay (từ thế kỷ VIII – V trước công nguyên đến thế

kỷ 19)

Ngược lại, ở phương Tây lại có điểm khác biệt Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ, bên cạnh các truờngphái cũ lại có những trường phái mới ra đời, có tính chất vạch thời đại như thời cổ đại bên cạnh trườngphái Talét, Hêraclit,… đến Đêmôcrit rồi thời đại khai sáng Pháp, CNDV ở Anh, Hà Lan, triết học cổ điểnĐức, v.v Và hơn nữa, cuộc đấu tranh giữa duy tâm và duy vật mang tính chất quyết liệt, triệt để hơn

Thứ tư, sự phân chia trường phái triết học cũng khác :

Ở phương Đông, đã xen các trường phái, yếu tố duy vật, duy tâm biện chứng, siêu hình không rõnét Sự phân chia chỉ xét về đại thể, còn đi sâu vào những nội dung cụ thể thường là có mặt duy vật, sơ kỳ

là duy vật, hậu kỳ là nhị nguyên hay duy tâm, thể hiện rõ thế giới quan thiết nhất quán, thiếu triệt để củatriết học vì phân kỳ lịch sử trong các xã hội phương Đông cũng không mạch lạc như phương Tây

Ngược lại, triết học phương Tây có sự phân chia các trường phái rõ nét hơn và các hình thức tồn tạilịch sử rất rõ ràng như duy vật chất phác thô sơ đến duy vật siêu hình rồi đến duy vật biện chứng

Thứ năm, hệ thống thuật ngữ của triết học phương Đông cũng khác so với triết học phương Tây ở 3

Trang 25

phương Đông ại dùng Tâm – vật, năng – sở, lí – khí, hình – thần Trong đó, hình – thần là những phạm trùxuất hiện sớm và dùng nhiều nhất.

- Nói về tính chất, sự biến đổi của thế giới : phương Tây dùng thuật ngữ ‘biện chứng’ siêu hình,thuộc tính, vận động, đứng im nhưng lấy cái đấu tranh cái động là chính Đối với phương Đông dùng thuậtngữ động – tĩnh, biến dịch, vô thường, thường còn, vô ngã, và lấy cái thống nhất, lấy cái tĩnh làm gốc – là

vì phương Đông triết học được xây dựng trên quan điểm vũ trụ là một, phải mang tính nhịp điệu

- Khi diễn đạt về mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng trên thế giới thì phương Tây dùng thuật ngữ

‘liên hệ’, ‘quan hệ’, ‘quy luật’ Còn phương Đông dùng thuật ngữ ‘đạo’, ‘lý’, ‘mệnh’, ‘thần’, cũng xuấtphát từ thế giới quan thiên nhân hợp nhất nên tất cả phải mang tính nhịp điệu, tính quy luật, tính xoắn ốccủa vũ trụ như thái cực đến lưỡng nghi Có nhịp điệu là hài hòa âm dương, còn vũ trụ là tập hợp khổng lồcác xoắn ốc…

Thứ sáu, tuy cả hai dùng triết học phương Đông và phương Tây đều nhằm giải quyết vấn đề cơ bản

của triết học nhưng phương Tây nghiêng nặng về giải quyết mặt thứ nhất, còn mặt thứ hai chỉ giải quyếtnhững vấn đề có liên quan Ngược lại, ở phương Đông, nặng về giải quyết mặt thứ hai cho nên dẫn đếnhai phương pháp tư duy khác nhau

Phương Tây đi từ cụ thể đến khái quát cho nên tư duy tất định – tư duy vật lý chính xác nhưng lạikhông gói được cái ngẫu nhiên xuất hiện Còn phương Đông đi từ khái quát đến cụ thể bằng các ẩn dụtriết học với những cấu cách ngôn, ngụ ngôn nên không chính xác nhưng lại hiểu cách nào cũng được, nógói được cả cái ngẫu nhiên mà ngày nay khoa học gọi là khoa học hỗn mang – dự báo

Câu 12 Trình bày những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại Trong đó đặc điểm nào được coi là quan trọng nhất.? vì sao? Phân tích những nội dung chính của sự đối lập giữa đường lối Đêmôcrit và “đường lối Platon”

Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại

Quá trình lịch sử lâu dài với không ít những thăng trầm của vùng đất Hy Lạp cổ đại gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội và tư tưởng triết học của nó trong đó sự phân chia xã hội thành giai cấp , sự phân công lao động xã hội thành lao động trí óc và lao động chân tay đã dẫn tới sự hình thành một đội ngũcác nhà trí thức chuyên nghiệp chuyên nghiên cứu về khoa học, triết học

Triết học Hy Lạp cổ đại xuất hiện vào lúc xã hội này đã phát triển lên chế độ chiếm hữu nô lệ với hai giai cấp chủ yếu là chủ nô và nô lệ nên nó là hệ tư tưởng, là thế giới quan của giai cấp chủ nô thống trị,đồng thời nó còn là công cụ bảo vệ, duy trì địa vị, quyền lợi của giai cấp chủ nô, là công cụ nô dịch, đàn

áp các giai cấp khác về mặt tư tưởng Bên cạnh tính giai cấp rõ rệt đó, triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng,

đề cao vai trò của con người, coi con người là tinh hoa của tạo hoá Do là một trong những nền triết học

mở đường trong lịch sử triết học nhân loại hơn nữa các quan niệm triết học được rút ra trên cơ sở suy luận,suy đoán từ sự quan sát trực tiếp các sự kiện xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội nên triết học Hy Lạp cổ đại mang nặng tính sơ khai, chất phác, ngây thơ Tuy nhiên, từ trong sự khởi đầu đó, các nhà triết học sau này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại mầm mống của tất cả các kiểu thế giới quan sau này và xem nó

là một đỉnh cao của triết học nhân loại Tuỳ thuộc vào từng thời kỳ lịch sử, tuỳ từng không gian địa lý cụ thể mà triết học Hy Lạp cổ đại chia thành các trường phái và các giai đoạn phát triển khác nhau

Có thể nói nền triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học phương tây Một giai đoạn lịch sử khởi nguyên tiềm tàng của triết học nhân loại làm tiền đề cho toàn bộ hệ thống triết học phương tây sau này

Trang 26

Nhìn chung triết học Hy Lạp có những đặc điểm cơ bản sau đây:

Đặc điểm thứ nhất, triết học Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức nhân loại từPTSX thứ nhất đến PTSX thứ hai ở phương Tây vì vậy ở đó đã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản của thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, về con người, mặc dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưng cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ…Ph Ăngghen nhận xét như sau: “Chính vì trong các hình thức muôn vẻ của triết học Hi Lạp đã có mầm mống và đang nảy nởhầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”

Đặc điểm thứ hai, triết học Hi Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, coi trọng vấn đề về con người

Nó khẳng định con người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới Mặc dù vậy, con người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức

Đặc điểm thứ ba, Triết học Hi Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phátvà biện chứng sơ khai, cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng trong một khối duy nhất thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng.Gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó.Với ý nghĩa đó, những tư tưởng biện chứng của triết học Hi Lạp cổ đại đã làm thành hình thức đầu tiên của phép biện chứng Đây cũng chính là đặc điểm qun trọng nhất của Triết học Hi Lạp cổ đại, là nền tảng

cơ bản cho phép suy luận biện chứng sau này

-Thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị

- Có sự phân chia và các sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái, duy vật - duy tâm, biện chứng - siêu hình, vô thần - hữu thần

Triết học cổ Hy Lạp mang tính duy vật tự phát và biện chứng sơ khai Tách ra khỏi yếu tố thần linh thống trị con người từ xưa, đỉnh cao của triết học cổ Hy Lạp là triết gia Socrate

Như vậy, nét nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là đã đặt ra hầu hết các vấn đề cơ bản của triết học

mà sau này các học thuyết triết học khác sẽ từng bước giải quyết theo nội dung của thời đại mình, nó bao chứa mầm mống của tất cả thế giới quan về sau này Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa phép biện chứng và phép siêu hình được thể hiện rất rõ Những thành tựu triết học cơ bản của nó xứng đáng ghi một mốc son trong lịch sử triết học của loài người

Phân tích những nội dung chính của sự đối lập giữa đường lối Đêmôcrit và “đường lối Platon”ĐÊMOCRITE (khoảng 460-370)

Chiếm vị trí nổi bật trong triết học Hi Lạp cổ đại là khuynh hướng nguyên tử luận mà đại biểu là Lơxip vàĐêmocrit Là một trong những nhà triết học duy vật lớn nhất thời cổ đại.Ông cho rằng, tất cả mọi vật đều hình thành từ nguyên tử, đó là phần tử vật chất bé nhỏ, cơ sở của mọi vật và không phân chia được nữa

Trang 27

tư tưởng vũ trụ học của ông xây dựng trong lý luận nguyên tử về cấu tạo vật chất và thấm nhuần tinh thần biện chứng tự phát có một ý nghĩa sâu sắc đối với lịch sử triết học.

Thừa nhận vũ trụ là vô tận và vĩnh cửu, Đêmocrit cho rằng có vô số thế giới vĩnh viễn phát sinh, phát triển

Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa duy vật Đêmôcit là quyết định luận (thừa nhận sự ràng buộc theo luật nhân quả và tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên) nhằm chống lại mục đích luận (là quan điểm duy tâm cho rằng cái thống trị trong tự nhiên không phải là tính nhân quả mà có tính mục đích) Sự thừa nhận tính nhân quả, tính tất yếu và tính quy luật trong giới tự nhiên là một trong những thành quả có giá trị nhấtcủa triết học duy vật Hi Lạp cổ đại

Đêmocrit có nhiều công lao trong việc xây dựng lý luận về nhận thức Ông đặt ra và giải quyết một cách duy vật vấn đề đối tượng của nhận thức, vai trò của cảm giác với tính cách là điểm bắt đầu của nhận thức

và vai trò của tư duy trong việc nhận thức tự nhiên

Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đêmôcrit là chủ nghĩa vô thần Ông cho rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những hiện tượng khủng khiếp của tự nhiên Theo ông, thần thánh chỉ là sự nhân cách hoá những hiện tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người Thí dụ, mặt trời mà tôn giáo Hi Lạp đã thần thánh hoá thì ông cho đó chỉ là một khối lửa

Công lao có ý nghĩa lịch sử của Đêmôcrit là ông đã bền bỉ đấu tranh cho quan niệm duy vật về tự nhiên

Nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển tiếp theo của triết học duy vật

Đối lập với chủ nghĩa duy vật Hi Lạp cổ đại là chủ nghĩa duy tâm trong triết học mà đại biểu lớn nhất là Platôn

PLATÔN (427-347)

Platôn là người dầu tiên xây dựng hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên của chủ nghĩa duy tâm khách quan, đối lập với thế giới quan duy vật Ông đã tiến hành đấu tranh gay gắt chống lại chủ nghĩa duy vật đặc biệt là chống lại những đại biểu của chủ nghĩa duy vật thời bấy giờ như Hêraclit, Đêmôcrit

Theo Platôn, giới tự nhiên-thế giới của những vật cảm tính-bắt nguồn từ những thực thể tinh thần tức là từ những ý niệm; vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm Ông cho rằng, để nhận thức được chân lý người ta phải từ bỏ mọi cái hữu hình cảm tính; phải “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử quan sát

Trang 28

được trong thế giới ý niệm Thuyết hồi tưởng thần bí này được xây dựng trên cơ sở học thuyết về linh hồn bất tử, tính độc lập của linh hồn với thể xác.

Nếu ở Đêmocrit, phép biện chứng được sử dụng để phục vụ khoa học thì ở Platôn phép biện chứng lệ thuộc vào triết học duy tâm Đường lối Platôn chống lại đường lối Đêmôcrit trong triết học Hi Lạp cổ đại, chống lại thuyết nguyên tử của Đêmôcrit Các hiện tượng tự nhiên bị ông quy về các quan hệ toán học Đạo đức học của ông được xây dựng trên học thuyết về linh hồn bất tử là một hình thức của lý luận tôn giáo, là bộ phạn quan trọng nhất của ý thức tư tưởng của tầng lớp chủ nô quý tộc

Là kẻ thù chính trị của chế độ dân chủ chủ nô Aten, Platôn coi “chế độ quý tộc” tức là chế độ nhà nước của tầng lớp thượng lưu là “nhà nước lý tưởng”

Triết học Platon được nhiều nhà triết học thời trung cổ và sau đó, nhiều nhà duy tâm thời cận đại lặplại dưới những hình thức cải biên…nhằm phục hồi và đẩy cao tính duy tâm mà Platôn mắc phải làm cho

nó trở nên thần bí hơn với khẩu hiệu “trở về với Platôn”

Câu 13 Nêu lên những nội dung cơ bản của Triết học Tây âu thời Trung cổ Vì sao Triết học Tây Âu thời trung cổ, nhìn chung là một bước lùi so với Triết học Cổ đại?

1.Một số nội dung triết học trung cổ Tây âu thời trung cổ

a Mối quan hệ giữa tri thức và niềm tin tôn giáo

Các nhà triết học thời kỳ này coi niềm tin tôn giáo giữ vị trí hàng đầu trong quan hệ với lý trí Trên

cơ sở quan điểm ấy, họ đi sâu nghiên cứu các vấn đề triết học có liên qua, trong đó quan trọng nhất là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng Các nhà triết học kinh viện đề xuất một số ý kiến giải quyết mối quan

hệ nà Ý kiến thứ nhất khẳng định “cái chung”, “cái phổ biến” là thực thể tinh thần, tồn tại thật, có trước

sự vật đơn nhất Quan niệm này được gọi là chủ nghĩa duy thức Ý kiến thứ hai khẳng định sự sự vật đơn nhất có thực, có trước, còn cái chugn cái phổ biến chỉ là tên gọi đơn giản do con người sáng tạo ra Quan niệm này gọi là chủ nghĩa duy danh Cuộc đấu tranh giwuax chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh trong các thể ký thời trung đại có ý nghĩa quan trọng về mặt nhận thức, đồng thời ẩn giấu cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm Phái duy thực ghần với chủ nghĩa duy tâm, phái duy danh gần chủ nghĩa duy vât

b Vấn đề xã hội và đạo đức

Về xã hội,Oguyxtanh cho rằng, trền trần thế, tức là nới con người, loại người đang sống, vương quốc của điều ác là nhà nước, vương quốc của thượng đế là nhà thờ Ôguyxtanh là người luôn bảo về sự bất bình đẳng xã hội và cho rằng thượng đế ban thưởng cho người này được sướng và bát người kia phải khổ.Người nghèo chỉ nên yêu cái không lấy được không nên yêu của cải, chỉ nên yêu thượng đế, vì cuộc sống ở trần gian là tạm bợ là quỷ sứ, còn thiên đàng mới là hạnh phú.Tomat Đâcnh ca ngợi chế độ bất bình đẳng và trật tự đẳng cấp trong xã hội Ông cho rằng chính quyền của vua chúa là do tượng đế sáng tạo ra Dân phải phục tùng vua, vua phải phục tùng Giáo Hoàng La mã

Về đạo đức học, trên cơ sở quan điểm về con người và xã hội, đạo đức học thời kỳ này không được xem là mục đích mà là phương tiện để thực hiện những mệnh lệnh tôn giáo, đạo đức gắn với thần học

* Nhân tố hợp lý của đọa đức học trung cổ có thiên hướng bàn về lý tính, tiến lên phí trước trong thái độ thừa nhận những tiêu chuẩn ở bên ngoài cá nhân, phân biệt cái thiện và cái ác Mặt khác nhân tố hợp lý còn thể hiện ở chố có xu hướng ngiên cứu đạo đức như một hệ thống nghiên cứu khách quan, ước định trước và có ý nghĩa chung

Trang 29

Song, do đạo đức găn với thần học nên nó sa vào chủ nghĩa duy tâm khách qua, đồng nhất tính khách quan đạo đức Ý chí của Thượng đé là hiện thân của sự tôt lành, của cái thiện , cội nguồn của hạnh phúc.

2 Sở dĩ triết học triết học trung cổ Tây âu thời trung cổ được xem là bước lùi của triết học cổ đại dai đo những đặc điểm sau:

Thứ nhất, triết học trung cổ là tiếng đồng vọng của tôn giáo, là sự biện minh của thần học.

Thứ hai, trục trung tâm của tư tưởng triết học Trung cổ là mối quan hệ giữa niềm tin và tri thức Thứ ba, cuộc đấu tranh giữa CNDV và CNDT không diễn ra quyết liệt như thời cổ đại mà ẩn mình

trong xung đột giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh

Thứ tư, con người – sinh linh bé nhỏ, tội nghiệp, thụ động, trĩu nặng trong tội tổ tông, ăn năn sám

hối trong kiếp làm người

3 Một số triết gia tiêu biểu

Tômát Đacanh (1225-1274)

Là đại biểu của phái duy thực trong giai đoạn hưng thịnh của phái duy thực trong giai đoạn hưng thịnh của chủ nghĩa kinh viện Học thuyết của ông được thừa nhận là triết học chính thức duy nhất của Giáo hội Thiên chúa

Tômát Đacanh nghiên cứu nhiều lĩnh vực: thần học, triết học, pháp quyền, đạo đức, chế độ nhà nước, kinh tế Với 18 cuốn sách, trong tuyển tập của ông hợp thành bộ bách khoa toàn thư về hệ thống tư tưởng thống trị thời trung cổ hưng thịnh

Tômát Đacanh coi đối tượng của triết học là nghiên cứu “chân lý của lý trí”, còn đối tượng của thần học là nghiên cứu “chân lý của lòng tin tôn giáo” Thượng đế là khách thể cuối cùng của triết học và thần học, cho nên không có mâu thuẫn giữa thần học và triết học Nhưng triết học thấp hơn thần học, giống như

lý trí của người thấp hơn “lý trí của thần” CNDT của Tômát Đacanh thể hiện một cách công khai với quan điểm cho rằng, giới tự nhiên do Trời sáng tạo ra từ hư vô Sự phong phú, hoàn thiện và trật tự của giới tự nhiên được quyết định bởi sự thông minh của Trời Trật tự đó được Trời quy định theo thứ bậc nhưsau: bắt đầu từ các sự vật không có linh hồn, tiến qua con người, tới các thần thánh và cuối cùng là bản thân Chúa Trời Mỗi bậc dưới đều cố gắng đạt tới bậc trên, toàn bộ hệ thống mong tiến tới Chúa Trời Conngười do Chúa Trời tạo ra theo “hình dáng của mình” và sắp xếp theo những đẳng cấp khác nhau Nếu người nào vượt ra khỏi đẳng cấp của mình là có tội với Chúa Trời Chính quyền nhà vua là thừa lệnh “ý của Trời” Quyền lực tối cao bao trùm hết thảy thuộc về giáo hội

Đứng trên lập trường duy thực ôn hoà, Tômát Đacanh giải quyết vấn đề bản chất của cái chung Ôngcho rằng cái chung tồn tại trên ba phương diện:

Thứ nhất, cái chung tồn tại trước sự vật trong trí tuệ của Chúa Trời như là hình mẫu của sự vật riêng

lẻ

Thứ hai, cái chung tồn tại trong các sự vật riêng lẻ.

Thứ ba, cái chung được tạo ra bằng con đường trừu tượng hoá của trí tuệ con người từ các sự vật

riêng lẻ

Về lý luận nhận thức, Tômát Đacanh khôi phục về mặt hình thức lý thuyết hình dạng của Arixtot nhưng loại bỏ cái sinh khí, cái sống động, sự tìm tòi chân lý trong học thuyết của Arixtot Theo Tômát Đacanh, nhận thức của con người là hình dạng của sự vật chứ không phải bản thân sự vật Ông chia hình dạng thành hình dạng cảm tính và hình dạng lý tính Trong đó hình dạng cảm tính có vai trò quan trọng,

Trang 30

nhờ đó mà cảm giác trở nên cảm thụ tích cực Còn hình dạng lý tính cao hơn hình dạng cảm tính, nhờ đó

mà ta biết đươc cái chung chứa đựng trong nhiều sự vật riêng lẻ Lý luận nhận thức của Tômát Đacanh là một bước tiến mới trong triết học kinh viện trung cổ

- Chỉ dẫn để nghiên cứu triết học

- Tiểu phẩm ca ngợi toán học

R.Bêcơn đã đưa ra một quan niệm mới về đối tượng của triết học có ý nghĩa quan trọng trong việc đấu tranh chống triết học kinh viện, mở đường cho mối quan hệ giữa triết học và các khoa học bộ phận Theo ông, triết học là khoa học chung giải thích mối quan hệ giữa khoa học bộ phận và đem lại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản, và bản thân triết học được xây dựng trên những thành quả của khoahoc đó

Sự phê phán sâu sắc và thông minh của R.Bêcơn đối với chủ nghĩa kinh viện là đóng góp có giá trị

và tiến bộ trong thời đại của ông R.Bêcơn nêu ra những nguyên nhân cản trở chân lý là do:

- Sự sùng bái trước các uy tín không có căn cứ và không xứng đáng;

- Do thói quen lâu đời đối với những quan niệm đã có;

- Do tính vô căn cứ của những phán đoán về số đông;

- Do sự che dấu những điều ngu dốt của các nhà bác học dưới cái mác của sự thông thái hư ảo TheoR.Bêcơn, nguồn gốc của nhận thức là uy tín, lý trí và thực nghiệm; kinh nghiệm là tiêu chuẩn của chân lý, thước đo của lý luận Trong tri thức khoa học “Không có sự nguy hiểm nào lớn hơn sự ngu dốt”

Đối lập với chủ nghĩa kinh viện chính thống chuyên nghiên cứu thần học, R.Bêcơn hướng sự nghiêncứu của mình vào khoa học tự nhiên Ông coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học Bản thân ông đã có nhiều đóng góp cho khoa học thực nghiệm

Về xã hội, R.Bêcơn cũng có những tư tưởng tiến bộ Ông bênh vực quyền lợi của nhân dân, lên án

sự áp bức bóc lột của phong kiến Ông chống giáo hoàng và bóc trần những xấu xa của tầng lớp thầy tu, nhưng ông không chống tôn giáo nói chung

Tóm lại, triết học của R.Bêcơn bộc lộ xu hướng duy vật Ông đã nắm bắt được những biến đổi xã hội vừa mới xuất hiện và đi trước thời đại của ông trong những mơ ước và ý tưởng về sự tiến bộ của khoa học Vì vậy, ông luôn bị nhà nước phong kiến giáo hội truy nã, cầm tù

Tuy nhiên, ông cũng không thể thoát khỏi những hạn chế trong thời đại của mình - thời đại thống trị của tôn giáo và nhà thờ Vì vậy, bên cạnh những tư tưởng tiến bộ, ông tuyên bố: triết học phụ thuộc vào

Trang 31

lòng tin, và ông cũng dành thời gian để nghiên cứu tính chất rõ ràng của tư tưởng xuất phát từ mẫu mực đầu tiên của của Thượng đế, và về “lý trí của hoạt động tiên nghiệm”.

Tuy nhiên, mang những mầm mống duy vật - đấu tranh dai dẳng chống lại trào lưu duy thực – cùng với một số tư tưởng khoa học tự nhiên tiên tiến, trào lưu duy danh đã góp phần khai tử chủ nghĩa kinh viện vào thế kỷ XV và chuẩn bị cho sự ra đời của triết học thời Phục hưng và cận đại

Câu 14 Trình bày những đóng góp của triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng đối với sự phát triển của triết học nhân loại

Những đóng góp của triết học Tây Âu thời kỳ phục hưng đối với sự phát triển của triết học nhân loạithông qua những tư tưởng sau:

+ Tư tưởng triết học về tự nhiên:

Triết học tự nhiên là triết học phản kinh viện, được hình thành trong bối cảnh khoa học tự nhiên đãđạt được những thành tựu to lớn Kết quả của tư tưởng triết học tự nhiên thời kỳ là: những phương phápnghiên cứu tự nhiên bằng toán học thực nghiệm; giải thích hiện thực theo quan điểm quyết định luận đốilập với việc giải thích tự nhiên theo quan điểm mục đích luận của các nhà triết học kinh viện; đề ra nhữngđịnh luật khoa học không dính dáng tới những yếu tố của thuyết hình nhân Các kết quả này đã chứngminh sự phá sản phương pháp nhận thức tự nhiên của chủ nghĩa kinh viện, chính là sự chiến thắng của thếgiới quan duy vật

+ Tư tưởng triết học về con người:

Thời kỳ phục hưng đã hình thành các thuyết triết học về nguồn gốc lịch sử, sự phát triển các mặt củacon người, về chủ nghĩa nhân đạo, về thuyết giải phóng cá nhân ra khỏi các tín điều, các quy định của nhàthờ… Các học thuyết này, đặc biệt là học thuyết về chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa cá nhân, đã đặc trưngcho tư tưởng của giai cấp tư sản đấu tranh chống chế độ phong kiến và những quan điểm thần học thờitrung cổ; tuyên bố tự do cá nhân con người, phản đối chủ nghĩa khổ hạnh tôn giáo; có tính chống đẳng cấpcủa xã hội, chống nhà thờ và có tính đạo đức (tính đạo đức sinh là lòng nhiệt thành, dũng cảm như một tưcách đạo đức cá nhân)

+ Tư tưởng triết học về chính trị và xã hội:

Sự hình thành quan điểm về xã hội học với đặc trưng là xã hội là tổng số những cá nhân riêng lẻ.Bên cạnh đó, đã có những thí nghiệm táo bạo trong việc xây dựng học thuyết về nhà nước không phụthuộc vào nhà thờ Các nhà triết học thời kỳ này đã đặt nền móng cho khoa học về nhà nước Các ông chorằng chính trị đối lập và đứng trên tất cả mọi nền đạo đức

Câu 15 Vì sao triết học Cận đại có tính máy móc siêu hình,thụ động-trực quan và duy vật ko triệt để Phân tích những nội dung chính của triết học ph.Becon và R.Đềcáctơ

Đặc điểm kinh tế - xã hội, khoa học và văn hoá

Khi bóng đêm của đêm trường Trung cổ bị những ánh sáng bình minh của nền văn minh công nghiệpchiếu rọi thì Tây Âu đã có những bước chuyển dữ dội, chuyển sang thời kỳ phục hưng, thời đại phục sinhnhững giá trị của nền văn hoá cổ đại Hy La đã bị lãng quên trong nền chuyên chế phong kiến kéo dài hàngnghìn năm ở Châu Âu

Xét về bản chất kinh tế, thời kỳ phục hưng là giai đoạn quá độ của PTSX TBCN Đây là thời kỳ tích luỹ

tư bản đầu tiên được mở rộng Người nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất của họ, bạo lực của kẻ cường quyền

đã tách người lao động ra khỏi tư liệu sản xuất Các công trường thủ công dần dần át cách làm ăn kiểu phườnghội phong kiến Các chủ thủ công nghiệp ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế, họ trở

Trang 32

thành giai tầng mới nắm giữ sức mạnh kinh tế - giai cấp tư sản; trong khi người nông dân do không còn ruộngđất phải ra thành phố kiếm kế sinh nhai bằng cách làm thuê cho các công trường, xưởng thợ Họ là tiền thâncủa giai cấp vô sản sau này.

Chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc của nó đã bước vào giai đoạn lụi tàn.Phong trào chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công trào dâng khắp Châu Âu Giai cấp tư sản trở thành kẻđồng minh Người ta không chỉ đòi xoá bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chướng ngại trêncon đường phát triển theo xu hướng TBCN mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã, thành luỹ tinh thần củachế độ phong kiến Đặc điểm của phong trào đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng lúc bấy giờ,bao gồm cả sự phát triển của triết học Thế giới quan của giai cấp tư sản thể hiện dưới hình thức duy vật và vôthần này càng rõ nét

Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên bắt đầu phát triển và đây cũng làthời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyệnkim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải… Chẳng hạn với việc sử dụng năng lượng nước đã cho phép thay thế dầnsức người và sức súc vật trong sản xuất

Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho giai cấp tư sảntrong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy tâm

Về mặt văn hoá, những tư tưởng triết học, những phát kiến khoa học của thời cổ đại được khôi phục vàphát triển Các nhà tư tưởng tiên tiến của thời đại phục hưng đặc biệt dương cao ngọn cờ nhân văn Họ xemcon người là đối tượng nghiên cứu của triết học, những tư tưởng tốt đẹp về con người của Protagore,Xocrate…trở thành tiền đề lý luận cho ước mơ giải phóng con người Các giá trị toán học của Talet, hình họccủa Euclide, những yếu tố duy vật trong triết học của Epicure, cũng dược xem xét và ghi nhận thoả đáng.Triết học thời phục hưng có những đặc diểm chính sau đây:

Thứ nhất, triết học thời kỳ này là vũ khí lý luận của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống

phong kiến và giáo hội

Thứ hai, tư tưởng của các nhà triết học phục hưng có tính hai mặt: vừa có những tiến bộ nhưng còn

chứa nhiều yếu tố duy tâm, luẩn quẩn với hình thức “phiếm thần luận” hay “tự nhiên thần luận”

Thứ ba, triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề nâng cao giá trị khát vọng giải phóng con người Thứ tư, triết học thời kỳ này là những tư tưởng xã hội học thấm nhuần chủ nghĩa nhân văn.

Khác với thời phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII - XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ giai cấp

tư sản đã dành được chính quyền, PTSX TBCN được xác lập và trở thành PTSX thống trị, nó đã tạo ranhững vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa hoc tự nhiên, trong đó cơ học đãđạt được trình độ là cơ sở cổ điển Khoa học tự nhiên thời kỳ này mang đặc trưng là khoa học tự nhiên -thực nghiệm Đặc trưng ấy tất yếu dẫn tới “thói quen” nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng,tách rời, không vận động, không phát triển, nếu có đề cập đến vận động thì là sự vận động máy móckhông phát triển

Chính điều kiện kinh tế - chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc trưng vềmặt triết học thời kỳ này:

Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của CNDV đối với CNDT, của những tư tưởng vô thần đối với

hữu thần

Thứ hai, CNDV thời kỳ này mang hình thức của CNDV siêu hình, máy móc Phương pháp siêu hình

thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học

Trang 33

Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn

chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử

Sự ra đời của CNDV siêu hình, máy móc nhưng gắn với chủ nghĩa vô thần (không tin vào thần); cónhiều quan điểm tiến bộ về xã hội nhưng còn không tưởng Triết học thời kỳ này siêu hình máy móc là do

cơ học phát triển; do kinh tế thủ công ảnh hưởng và do giai cấp tư sản muốn đưa cách nhìn siêu hình vào

xã hội để phục vụ cho tư tưởng chủ nghĩa tư bản là vĩnh viễn, là tột cùng của sự phát triển Triết học thời

kỳ này đi sâu nghiên cứu vấn đề nhận thức và chia làm hai phái duy cảm (tuyệt đối hoá vai trò của cảmgiác trong nhận thức với các đại biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ, J.Lốccơ, v.v) và duy lý (tuyệt đối hoá vaitrò của lý tính, trí tuệ trong nhận thức như R.Đêcáctơ, Xpinôda, Lépnít, v.v)

Những nội dung chính của triết học ph.Becon và R.Đềcáctơ

FRANCIS BACON (Franxit-Bâycơn 1561-1626)

Là nhà triết học duy vật kiệt xuất của nước Anh Mác đánh giá Bacơn là “ông tổ thực sự của chủ nghĩaduy vật Anh và của khoa học thực nghiệm hiện đại”

Các tác phẩm chính:

- Khái lược về đạo đức và chính trị

- Đại phục hồi các khoa học

Bacơn phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào những lập luận tuỳ tiệnkhông có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người Theo Bacơn, triết học phải giúp con người trởnên mạnh hơn Nhiệm vụ của triết học là nhận thức giới tự nhiên và các mối liên hệ phức tạp của nó

Về nhận thức luận và phương pháp luận

Một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt ở thời cận đại đó là vấn đề nhận thức luận và phương pháp luận Bacơn đã dành một vị trí thích đáng để bàn về những nội dung này

Trước hết để nhận thức đúng bản chất của sự vật thì phải chỉ ra khả năng và giới hạn nhạn thức của con

người Một trong những ảnh hưởng đến quá trình nhận thức chân lý, theo Bacơn đó là những sai lầm vốn cótrong tư duy, do sai lầm trong lý tính mang lại

Những sai lầm do lý tính tạo ra, Bacơn gọi là những IDOLA (ảo tưởng, ảo ảnh - theo tiếng Hi Lạp

cổ Idola là những hình ảnh bị phản ánh một cách lệch lạc) Bacơn đã gom lại các sai lầm và chia thànhbốn ảo ảnh sau:

ẢO ẢNH LOÀI (IDOLA TRIBUS) Những nhận thức sai lầm do loài người thường xuyên nhầm lẫnbản chất trí tuệ của mình với bản chất khách quan của sự vật nên dễ dàng gán cho sự vật những ý tưởngcủa mình, biến chúng thành thước đo chân lý, thước đo giá trị của sự vật Ông cho rằng trí tuệ của conngười cũng tương tự như chiếc gương méo, khi pha trộn bản chất của mình với bản chất của sự vật thì nóphản ánh các sự vật dưới dạng bị xuyên tạc, bị bóp méo

Trang 34

Để loại trừ ảo ảnh này, con người trong nhận thức phải tôn trọng tính khách quan, không được duy ýchí, chủ quan áp đặt tư tưởng của mình cho các đối tượng, thận trọng thăm dò, tăng cường quan sát, thựcnghiệm, thường xuyên kiểm tra các tài liệu do cảm tính mang lại, loại bỏ những sai lầm về mặt logic…

ẢO ẢNH HANG ĐỘNG (IDOLA SPECUS) Thực chất là ảo ảnh loài nhưng nó được biểu hiện ởmỗi con người cụ thể Do có những đặc điểm sinh lý riêng biệt, hoàn cảnh giáo dục, nghề nghiệp khácnhau…làm khúc xạ tầm nhìn, đẻ ra những phán đoán về mọi cái theo bản thân mình hay theo bè nhómcảm tính

Ảo ảnh này được gọi là hang động vì Bacơn xem trí tuệ của con người méo mó như hang động của Platôn,cái ta cảm nhận được không phải là bản chất, chỉ là bản sao giống như ảo ảnh tưởng rằng nhốt được mặt trăng vàotrong chậu nước

ẢO ẢNH THỊ TRƯỜNG (IDOLA FORI) Ảo ảnh này xuất hiện do thường xuyên sử dụng những danh từtrống rỗng để giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày (giống như ở chợ) Đó còn do sự ngộ nhận sử dụng các thuậtngữ khoa học chưa thật chính xác Theo ông, nhiều từ ngữ đã trở nên cưỡng bức lý tính, làm đảo lộn tất cả và cuốicùng, thì chỉ dẫn mọi người đến các cuộc cãi vả để diễn giải những cái rỗng tuếch Vì thế phải phải bỏ thói quendựa vào các quan niệm đang lưu hành và có thái dộ phê phán đối với các thuật ngữ mơ hồ không chính xác TheoBacơn, điều kiện được gọi là tri thức phải là tính chính xác của khái niệm

ẢO ẢNH SÂN KHẤU (IDOLA THEATRI) Sai lầm bắt nguồn do chúng ta quá tin vào người xưa, diễn ratrước mắt người ta như diễn ra trên sân khấu Quá khứ chỉ là một thời kỳ ấu trĩ của loài người chứ không phải làmột thời hoàng kim; để đi đến chân lý không nên giáo điều, hoặc rơi vào chủ nghĩa hoài nghi luận

Ý nghĩa tích cực của những ảo ảnh là ở chỗ không chỉ chống lại các suy luận vô căn cứ của thần học, kinhviện mà còn đặt cơ sở xã hội cho quá trình nhận thức Đó là tôn trọng khách quan, phê phán và không giáo điều.Một ý nghĩa không chỉ thuộc về thời Cận đại mà cho tất cả các thời đại Ý nghĩa đã trở thành nguyên tắc của nhậnthức

Về phương pháp luận, theo Bacơn cần phải rà soát những phương pháp trước đây để từ đó kế thừa và triểnkhai phương pháp mới

Ông cho rằng từ trước đến nay con người chủ yếu sử dụng hai phương pháp là phương pháp con nhện vàphương pháp con kiến Cả hai phương pháp này đều bộc lộ hạn chế, vì vậy ông đề xuất phương pháp con ong

“Con ong chọn phương thức hành động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng nhưng sửdụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của mình Công việc đích thực của triết học cũng không khác

Triết học Bacơn là triết học duy vật không triệt để khi ông không dám công khai xung đột với tôn giáo Điềunày thể hiện tính thoả hiệp trong triết học của ông Mặc dù vậy, triết học duy vật của Bacơn đã có tác dụng tích cựcđối với sự phát triển của khoa học, nó giáng một đòn rất mạnh vào uy tín của nhà thờ và giáo hội

RENNE DESCARTES (RƠNÊ ĐÊCACTƠ 1596 - 1650)

Cũng như Bacơn, Đêcáctơ đã chú ý đến nghiên cứu phương pháp nhận thức khoa học để tạo nên khảnăng đi sâu vào nghiên cứu những bí mật của giới tự nhiên Ông tin tưởng rằng, với phương pháp mới có thểđạt đươc những tri thức có ích cho cuộc sống Triết học của ông có tính chất nhị nguyên Ông cho rằng, hai

Trang 35

thực thể tinh thần và vật chất tồn tại độc lập với nhau, nhưng cả hai thực thể này đều phục tùng nguyên thểthứ ba – nguyên thể tối cao là thần linh Nhị nguyên luận của Đêcáctơ biểu hiện tính chất thoả hiệp của hệ tưtưởng tư sản.

Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Đêcáctơ đưa lý trí lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức.Gống như Bacơn, ông cho rằng nhiệm vụ của thí nghiệm không phải là phát minh ra các quy luật của tự nhiên mà

là khẳng định những tri thức, những quy luật mà lý trí phát hiện ra Nếu Bacơn cho rằng điều kiện cần thiết đầu tiên

để xây dựng một khoa học chân chính về khoa học tự nhiên là tẩy rửa được mọi ảo tưởng, thì Đêcáctơ thừa nhậnrằng sự nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học Ông nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái

nhưng không thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ Đêcáctơ nói: Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại, và ông cho đó là nguyên lý

cơ bản bất di bất dịch Ý nghĩa tiến bộ của nguyên lý trên là ở chỗ nó đề cao vai trò của lý trí, phủ nhận một cáchtuyệt đối những gì mà người ta mê tín nHưng nguyên lý ấy lại thể hiện tính chất duy tâm, vì Đecáctơ đã khôngnhìn thấy rằng không thể đi tìm tiền đề xuất phát của nhận thức ở ngay trong nhận thức mà phải tìm từ bản thân đờisống thực tiễn xã hội

Đêcáctơ là người sáng lập ra chủ nghĩa duy lý Chủ nghĩa duy lý của Đêcáctơ ở một mức độ khá lớn có liên

hệ với chủ nghĩa duy tâm, vì ông cho rằng trong lý trí của c người có “những tư tưởng bẩm sinh”, độc lâp với kinhnghiệm Ông đã thừa nhận một cách sai lầm rằng, những nguyên tắc cơ bản của logic học và toán học là những cái

“bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh nghiệm

Trong học thuyết về tự nhiên, Đêcáctơ là một nhà duy vật, ông coi vật chất là một thực thể duy nhất, là cơ sởduy nhất của tồn tại và nhận thức Quảng tính là thuộc tính cơ bản của vật chất, nhưng ông lại đi đến đồng nhát vậtchất với quảng tính, và ngược lại, ở đâu không có quảng tính thì không có vật chất Vật chất choán đầy vũ trụ,không có không gian trống rỗng Đêcátơ thừa nhận tính vĩnh cửu của vật chất Vạn động cơ học được ông xem như

là một biểu hiện sức sống của vật chất Vận động được chuyển từ vật này đến vật khác và không bao giờ bị tiêudiệt Luận điểm của Đêcáctơ về tính không bị tiêu diẹt của vận động được Ph.Ăngnhen đánh giá như một thành tựukhoa học vĩ đại

Đêcáctơ thừa nhận sự xuất hiện của thế giới thực vật và động vật trong quá trình vận động Nhưng ông chưathấy sự khác nhau vè chất giữa thế giới sinh vật, coi cơ thể sống là một cỗ máy phức tạp Ông cho rằng, sự khác biệtgiữa con người và con vật là ở chỗ: con người không chỉ là một cơ thể vật chất mà còn là một thực thể có lý trí.Nhưng lý trí, theo ông không phụ thuộc vào qúa trình vật chất Điều này thể hiện tính chất duy tâm trong triết họccủa Đêcátơ

Câu 16 Phân tích và đánh giá những giá trị và hạn chế của triết học cổ điển Đức.Nêu rõ những đóng góp của triết học cổ điển Đức đối với sự phát triển của triết học nhân loại

Những giá trị và đóng góp của triết học cổ điển Đức.

1 Triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình lịch sử nhân loại Triết học thời kì này đặc biệt đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người, thực hiện bước

ngoặt trong lịch sử tư tưởng triết học phương Tây từ chỗ chủ yếu bàn về những vấn đề bản thể luận, nhận

thức luận… đến chỗ coi con người như một chủ thể hoạt động, là nền tảng và là điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học.

Tuy có hạn chế là quá đề cao sức mạnh trí tuệ và khả năng hoạt động của con người tới mức cựcđoan nhưng phải thấy rằng, một trong những thành tựu to lớn của triết học cổ điển Đức là:

Trang 36

Thứ nhất, nó khẳng định rằng tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong chừng mực con người

nhận thức và cải tạo thế giới Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của toàn bộ nền văn minh dochính mình tạo ra

Thứ hai, nó nghiên cứu tiến trình lịch sử của nhân loại cũng như toàn bộ mối quan hệ con người - tự

nhiên như một quá trình phát triển biện chứng

2 Tuy từ lập trường duy tâm, các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên các hệ thốngtriết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, lôgic biện chứng, học thuyết về các quá trình phát triển,

mà tìm tòi lớn nhất trong tất cả các tìm tòi của họ đó là phép biện chứng Các nhà triết học cổ điển Đức tiếp thu những tư tưởng biện chứng trong các di sản triết học truyền thống từ thời cổ đại, xây dựng phép biện chứng trở thành một phương pháp luận triết học trong việc nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên

và xã hội Trong đó Canto la người đầu tiên chọc lỗ thủng đầu tiên vào quan niệm siêu hình về tự nhiên

thống trị trong khoa học Đến Hêghen, ông đã phát hiện ra những quy luật và các phạm trù cơ bản củaphép biện chứng, xây dựng nó trở thành một khoa học về sự phát triển của tất thảy mọi sự vật và tư tưởng

3 Với cách nhìn tổng quát và phương pháp biện chứng, nhiều nhà triết học cổ điển Đức có ý

đồ hệ thống hoá toàn bộ tri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt được từ trước tới giờ Tiếp thu tinh hoacủa siêu hình học thế kỷ XVII trong việc phát triển tư duy lý luận và hệ thống hoá toàn bộ tri thức conngười, các nhà triết học từ Cantơ tới Hêghen đều có ý đồ xây dựng một hệ thống triết học vạn năng củamình làm nền tảng cho toàn bộ thế giới quan của con người, khôi phục lại các quan niệm coi triết học làkhoa học của các khoa học

4 Triết học cổ điển Đức là một trong những tiền đề lí luận cơ bản của triết học Mac, và toàn

bộ chủ nghĩa Mac – Lênin nói chung Những hạn chế và thành quả của triết học cổ điển Đức đã được triếthọc Mac khắc phục, kế thừa và nâng lên ở trình độ mới của chủ nghĩa duy vật hiện đại

Những hạn chế của triết học cổ điển Đức.

1. Hạn chế chung nhất trong thế giới quan của các nhà triết học cổ điển Đức là thể hiện

rõ mâu thuẫn giữa tính cách mạng - khoa học về tư tưởng với tính bảo thủ, cải lương về lập trường chính trị - xã hội.

Hầu hết các nhà triết học thời kì này đều xây dựng được hệ thống triết học chứa đựng những tưtưởng khoa học lớn có tính vạch thời đại, đặc biệt là triết học Cantơ và Hêghen Nhưng họ lại không dámtiến hành, thực hiện những cuộc cải cách mà lại tìm mọi cách bảo vệ chính thể nhà nước Phổ phong kiến

Họ cho rằng sự phát triển như một quá trình tinh thần, một quá trình tự thức tỉnh và sự phát triển của lýtính Cách hiểu đó đã xóa nhoà bản chất vật chất của sự cải tạo xã hội hiện thực và về lý thuyết nó biện hộcho sự thoả hiệp chính trị với các thế lực phong kiến của giai cấp tư sản

2. Hạn chế thứ hai và cũng là hạn chế lớn nhất của triết học cổ điển Đức chính là chủ nghĩa duy tâm thần bí Phía trước và bên cạnh các nhà triết học cổ điển Đức là một dòng triết học duy

vật, đặc biệt là tư tưởng duy vật của các nhà triết học Khai sáng Song các nhà triết học cổ điển Đức thấyrằng: từ quan điểm duy vật, người ta không thể giải thích được thế giới Bản chất của thế giới theo họ làtinh thần, do vậy chỉ có thể giải quyết được những vấn đề của thế giới bằng tinh thần Họ đã từ thế giớitinh thần xây dựng nên những hệ thống triết học duy tâm, thần bí

3. Hạn chế thứ ba của triết học cổ điển Đức là: Triết học trừu tượng tách rời hiện thực.

Triết học cổ điển Đức đưa ra được những tư tưởng tiến bộ, chống chế độ xã hội cũ nhưng đó chỉ là những

tư tưởng, nó không đi vào chính trị xã hội và hoạt động cách mạng mà chỉ là những hệ thống triết lý trừutượng ở bên trên Nếu các nhà tư tưởng Pháp tiến hành cách mạng trong thực tiễn, công khai chống lại

Trang 37

công khai chống lại thực tại đó Họ là các giáo sư chính thức trong các trường Đại học của vương quốcPhổ, do sợ hãi hiện thực cách mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản, tư tưởng cách mạng của họ đã phải phủngoài triết học của mình một lớp vỏ thần bí duy tâm tự biện, nặng nề, xa rời hiện thực.

Câu 17 Khái quát những tư tương triết học của Heeghen Thành tựu vĩ đại nhất của triết học Heeghen là gì? Khái quát những tư tưởng triết học của Phoiobắc thành tựu vĩ đại nhất của triết học Phoiơắc là j?

1, Triết học Heghen:

* Xét toàn bộ thì hệ thống TH của Hêghen là chủ nghĩa duy tâm khách quan mang nặng tính chất tưbiện thần bí, phục vụ đắc lực cho tôn giáo Tư tưởng chính trị trong hệ thống TH này là bảo thủ & cực kỳphản động

* Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ toàn bộ hệ thống TH này, bao gồm 3 bộ phận :

* Lôgíc học, TH tự nhiên, triết học tinh thần; đặc biệt là lôgíc học của Hêghen, người ta có thể tìmthấy những “hạt nhân hợp lý”, những tư tưởng thiên tài về phép biện chứng

Đây chính là chỗ mà ông đã vượt xa các bậc tiền bối của mình, kể cả người gần nhất là Cantơ

* Trong hệ thống TH của mình, Hêghen quan niệm thế giới như một khối thống nhất; trong đó, các

sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối liên hệ phổ biến, vận động & phát triển không ngừng Động lực của sựvận động & phát triển đó là sự tác động qua lại của các mặt đối lập (tức là mâu thuẫn biện chứng nội tại)

* Hêghen đã trình bảy và phát triển những quy luật của phép biện chứng:

- Quy luật mâu thuẫn;

- Quy luật lượng- chất;

- Quy luật phủ định của phủ định

Qua đó làm nổi bật: nguồn gốc, động lực, phương thức, con đường và khuynh hướng của sự phát

triển khách quan Đặc biệt, Hêghen đã trình bày một cách rất tài tình về phép biện chứng của các khái

niệm, và qua đó dự đoán biện chứng của hiện thực

*Mâu thuẫn giữa hệ thống & phương pháp trong TH của Hêghen:

Trong hệ thống TH của Hêghen chứa đựng mâu thuẫn giữa phép biện chứng cách mạng với chủnghĩa duy tâm bảo thủ như là mâu thuẫn giữa phương pháp & hệ thống Điều này được thể hiện:

* Một mặt, phép biện chứng của Hêghen khẳng định sự phát triển không ngừng của “ý niệm tuyệt

đối”; nhưng mặt khác, lại coi TH của mình là điểm tận cùng trong sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”

* Một mặt, Hêghen khẳng định nhận thức là một quá trình ptriển chứa đầy mâu thuẫn; nhưng mặtkhác, lại coi TH của mình là chân lý tuyệt đối không thể phát triển được nữa

* Một mặt, Hêghen thừa nhận tính phổ biến & khách quan của mâu thuẫn; những mặt khác, lại coi

TH của mình như một hệ thống hoàn toàn hài hoà, không còn mâu thuẫn Khi mẫu thuẫn xuất hiện, cầnđược giải quyết thì ông lại không sử dụng phương pháp đấu tranh giữa các mặt đối lập; trái lại, ông chủtrương điều hoà, dung hoà các mặt đối lập đó

Chính vì những mâu thuẫn phức tạp giữa yếu tố Cách mạng, khoa học & yếu tố duy tâm phản độngtrong hệ thống TH của Hêghen như vậy, cho nên việc nghiên cứu TH Hêghen cần phải quán triệt quanđiểm biện chứng, quan điểm lịch sử, kế thừa một cách có phê phán, lọc bỏ và cải tạo trên nguyên tắckháhc quan & khoa học của TH Mácxít

2, Triết học Phoiobac:

Trang 38

I Nội dung chủ yếu trong quan điểm duy vật của Phoiơbắc:

* Phoiơbắc là một trong những nhà duy vật lớn nhất của TH trước Mác

* Công lao vĩ đại của Phoiơbắc là: trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống CNDT & tôn giáo, ông đã

khôi phục lại địa vị xứng đáng của TH duy vật Tkỷ 17-18 và bổ sung cho nó những yếu tố mới gắn vớinhiều thanh tựu khoa học tự nhiên

* Ông đã đánh một đòn rất nặng vào TH duy tâm của Hêghen nói riêng & và CNDTâm nói chung

* Vạch rõ mối liên hệ giữa gắn bó giữa CNDT & tôn giáo, lý giải nguồn gốc & bản chất của tôngiáo, khẳng định tính hoang đường & lừa bịp của nó

* Chính thông qua cuộc đấu tranh không khoan nhượng vớI CNDT & tôn giáo, quan điểm duy vật

của Phoiơbắc đã thể hiện ra với những nội dung chủ yếu như sau:

1 Đứng trên lập trường duy vật khi giải quyết các vấn đề cơ bản của TH:

* Quan hệ giữa tư duy và tồn tại.

* Ông Chứng minh rằng , thế giới là vật chất.

* Giới tự nhiên không ai sáng tạo ra, nó tồn tại độc lập với ý thức & không phụ thuộc vào bất cứ “ý niệm” nào.

* Cơ sở tồn tại của giới tự nhiên nằm ngay trong lòng giới tự nhiên, chứ không phải giới tự nhiênchỉ là “sự tồn tại khác” của tinh thần

* Ý thức là của con người , là sản phẩm của bộ óc con người trong quá trình phản ánh thế giới vật chất.

* Trong khi đấu trang chống thuyết không thể biết , Phoiơbắc đã khôi phục lý luận nhận thức của

TH duy vật Tkỷ 17-18, khẳng định khả năng nhận thế giới của con người

2 Quan niệm đúng về Mqh giữa VChất và vận động, thời gian & không gian của ông đã khắc

phục một bước những hạn chế của chủ nghĩa duy vật cũ

3.Thừa nhận tính khách quan của các quy luật & quan hệ nhân - quả của giới tự nhiên.

4.Chứng minh:

- Nguồn gốc phát triển của giới hữu cơ từ giới vô cơ;

- Nguồn gốc của con người từ tự nhiên;

- Nguồn gốc của ý thức từ vật chất

Tuy nhiên, về căn bản, chủ nghĩa duy vất của ông mang tính “trực quan”, TH của ông là TH “nhân bản”.

II Chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc được gọI là chủ nghĩa duy vật “trực quan” vì:

* Tuy ông quan niệm thế giới vật chất, thế giới tự nhiên tồn tại khách quan, độc lập với ý thức conngười & không lệ thuộc vào lực lượng siêu tự nhiên nào (quan điểm DV); nhưng ông không nhận thấyrằng, chính thế giới vật chất tự nhiên ấy cũng là đối tượng hoạt động cải tạo của con người, là thế giớiđược sáng tạo lại theo nhu cầu của con ngườI bằng chính hoạt động vật chất của con người Chính trongquá trình nhận thức & cảI tạo thế giới của con ngườI mà ý thức xuất hiện

* Chính vì không hiểu được hoạt động thực tiễn XH của con người và vai trò của thực tiễn sản xuấttrong qua trình nhận thức & cải tạo thế giới, coi thực tiễn là hành động tầm thường, nên ông không lý giảiđược một các rõ ràng & chính xác nguồn gốc & bản chất của ý thức

Trang 39

* CNDV của Ông chưa thoát khỏi máy móc siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ TH của ông mới chỉ

là TH “nhìn ngắm”; giải thích thế giới, chứ chưa phải là TH cải thế giới.

III TH của Phoiơbắc được gọI là TH “nhân bản” hay chủ nghĩa “nhân bản” vì:

* Nếu như hệ thống TH của Hêghen dựa trên nền tảng “ý niệm tuyệt đối”, một thức ý thức trừu tượng phi nhân tính, thì TH duy vật của Phoiơbắc trái lạI dựa trên cơ sở & nền tảng sự tồn tạI của chính

“con người” Bởi vậy, ngườI ta gọI chủ nghĩa DV của Phoiơbắc là CNDV “nhân bản” Ở đó, không còn

sự tách rờI giữa thể xác & tinh thần, giữa VC & YT Vật chất không còn là một dạng “tồn tạI khác” của

YT (như quan niệm duy tâm trong TH của Hêghen) YT chỉ là một thuộc tính đặc biệt của vật chất (của bộóc)

* Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất trong quan niệm “nhân bản ” của Phoiơbắc là ở chỗ:

- Hiểu không đúng về con người

- Coi con người chỉ như một thực thể tự nhiên thuần tuý mang bản chất tộc loại

- Ông không nhận thức được bản chất XH của con người , không thấy được vai trò của mqh giữacon người với con người quy định bản chất của họ Vì vậy, quan niệm của ông về bản chất con người vẫn

mang tính trừu tượng phi hiện thực Từ sai lầm này mà Phoiơbắc đã trượt từ CNDV (trong quan niệm về

tự nhiên) sang CNDT (trong quan niệm về XH)

CHƯƠNG III SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MAC LÊ NIN

Câu 18 Chứng mính sự ra đời của triết học Mac là một bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học

- Triết học Mác ra đời còn gắn liền với những điều kiện khách quan của sự phát triển kinh tế - xã hội

và sự phát triển của khoa học đương thời Trong khoa học tự nhiên thế kỷ XIX đã có ba phát minh lớn:định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; học thuyết tế bào; học thuyết tiến hoá Đồng thời về mặt xãhội thế kỷ XIX cũng là thời kỳ chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những mâu thuẫn xã hội sâu sắc Đặc biệt làmâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Mâu thuẫn ấy được biểu hiện thông qua các cuộc đấutranh giai cấp hết sức sôi động và quyết liệt ở châu Âu

- Trước tình hình trên, cần phải có một sự kiến giải mới về sự phát triển của tự nhiên, xã hội và tưduy Và tất yếu xuất hiện một học thuyết mới đó là học thuyết triết học khoa học, do Mác và Ăngghen đềxướng, sau này được Lênin phát triển

- Sự ra đời của triết học Mác - Lênin là một bước ngoặt cách mạng trong triết học Cơ sở của chủnghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Với cơ sở này, lần đầu tiên giaicấp vô sản và nhân dân lao động đã có một vũ khí tinh thần để đấu tranh giải phóng giai cấp mình và cả xãhội ra khỏi sự áp bức bóc lột

Như vậy, triết học Mác là vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản, còn giai cấp vô sản là lực lượng "vậtchất" của triết học Mác Sự thống nhất chặt chẽ giữa triết học Mác với giai cấp vô sản, làm cho triết họcMác thực sự thể hiện tính cách mạng của mình và giai cấp vô sản mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử làlật đổ xã hội cũ, từng bước xây dựng một xã hội mới

- Khác với tất cả các hệ thống triết học trước đó, triết học Mác đã chỉ ra vai trò quyết định của hoạtđộng thực tiễn trong sự tồn tại, phát triển của xã hội và trong nhận thức Nếu không hiểu đúng vai trò củathực tiễn, nhất là thực tiễn sản xuất xã hội, thì tất yếu dẫn đến chủ nghĩa duy tâm Trong nhận thức, thực

Trang 40

tiễn là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức, là nơi mà lý luận hướng đến để giải thích và cải tạo thếgiới Mác đã cho rằng: "Các nhà triết học trước kia chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, songvấn đề là ở chỗ cải tạo thế giới" Tất nhiên, khi nhấn mạnh đến vai trò của hoạt động thực tiễn, Mác vàĂngghen không coi nhẹ vai trò của lý luận Các ông cho rằng, lý luận khi đã thâm nhập vào quần chúng,

sẽ trở thành lực lượng vật chất vô cùng to lớn

- Bước ngoặt cách mạng vĩ đại nhất mà chủ nghĩa Mác thực hiện là đã đưa ra quan điểm duy vật vềlịch sử Trước Mác, các nhà triết học hiểu sự phát triển của xã hội một cách duy tâm - coi động lực pháttriển của xã hội là ở trong ý thức, tinh thần của con người Đối lập với quan điểm trên, Mác, Ăngghen đãgiải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trong đời sống xã hội; không phải ý thức xã hội quyết địnhtồn tại xã hội, mà ngược lại tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội; sự phát triển của xã hội phụ thuộc vàonguyên nhân vật chất, chứ không phụ thuộc vào ý thức của con người; sự phát triển của xã hội mang tínhquy luật, là quá trình lịch sử tự nhiên Do sự tác động của các quy luật vốn có của xã hội, các hình tháikinh tế - xã hội thay thế nhau một cách khách quan độc lập với ý chí và ý thức của con người; trong sựphát triển ấy, quần chúng nhân dân là lực lượng quyết định sáng tạo ra lịch sử

Với chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, Mác và Ăngghen đã biến đổi cănbản tính chất của triết học, đối tượng nghiên cứu và mối liên hệ của nó với các khoa học khác

Triết học Mác đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận của các khoa học cụ thể Các trithức của các khoa học cụ thể là cơ sở để cụ thể hoá và phát triển triết học Mác Lênin đã bảo vệ và tiếp tụcphát triển triết học Mác trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Câu 19 V.I LÊnin đã bảo vệ và phát triển triết học Mác như thế nào

Hoàn cảnh lịch sử

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển và chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa

đế quốc tăng cường thống trị và bóc lột lên các nước thuộc địa và nhân dân lao động Mâu thuẫn trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt, mà điển hình là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và các nước thuộc địa, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa cùng với phong trào cách mạng vô sản đã kết hợp thành một làn sóng mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa đế quốc Trung tâm của cuộc đấu tranh này là nước Nga, nơi giai cấp vô sản và nhân dân lao động Nga, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích do Lê-nin đứng đầu đã trở thành ngọn cờ đầu trong phong trào cách mạng vô sản trên thế giới

Trong giai đoạn này, khoa học tự nhiên đạt được những thành tựu mới, đặc biệt trong lĩnh vực vật

lý Đòi hỏi đặt ra là cần phải có sự khái quát về triết học duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận cho sự phát triển của khoa học tự nhiên

Cũng trong thời kỳ này, nhiều khuynh hướng triết học đối lập xuất hiện (chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa xét lại…) tấn công vào triết học Mác Vì vậy cần phải đấu tranh

về mặt lý luận để chống lại các khuynh hướng tư tưởng đối lập và V.I Lê-nin, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân thế giới đã đảm nhiệm vai trò lịch sử đó

Nội dung quá trình bảo vệ và phát triển triết học Mác của Lê nin :

- Giai đoạn từ 1893 đến 1907

Lê-nin đã viết nhiều tác phẩm quan trọng đấu tranh chống lại phái dân túy, bảo vệ chủ nghĩa Mác như :

Ngày đăng: 07/02/2015, 15:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w