Nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Một phần của tài liệu trọn bộ đề cương ôn tập triết học có đáp án (Trang 104 - 112)

CHƯƠNG X. LÝ LUẬN NHẬN THỨC VÀ VAITRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

phóng con người, ngăn chặn các xu hướng phát triển không có lợi cho quảng đại người lao động như như tạo lập kết cấu hạ tầng kinh tế cho sản xuất, lưu thông hàng hóa; tạo lập sự phân công lao động theo ngành, nghề, vùng kinh tế qua việc nhà nước tiến hành quy hoạch phát triển kinh tế theo lợi thế từng vùng, ngành và nhu cầu chung của xã hội…

Câu 56. Hãy nên quan điểm của Đảng công sản Việt Nam về việc tăng cường vai trò quản lý kinh tế của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Thực tế hiện nay cho thấy trong các xã hội có nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ hiện đại thì vai trò kinh tế của nhà nước ngày càng giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Theo Ph.Ăngghen, sự tác động của nhà nước đối với kinh tế có thể theo hai chiều hướng, hoặc là thúc đẩy hoặc là kìm hãm sự phát triển. Điều này tuỳ thuộc vào các chính sách và pháp luật… của nhà nước có phù hợp với nhu cầu khách quan của nền kinh tế hay không. Vai trò của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế thể hiện ngay trong logíc khách quan của sự ra đời nhà nước. Nhà nước ra đời nhằm duy trì trật tự xã hội theo ý chí của giai cấp nắm tư liệu sản xuất của xã hội, nhờ đó mà duy trì được tính ổn định của quá trình sản xuất xã hội, và giai cấp thống trị có thể thực hiện được sự bóc lột kinh tế đối với giai cấp những người lao động. Bất cứ nhà nước nào trong lịch sử cũng đều có vai trò đối với quá trình phát triển kinh tế.

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở Việt Nam, vai trò quản lý kinh tế của nhà nước là vai trò không thể thiếu được trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. Thứ nhất, nhà nước có vai trò định hướng sự phát triển kinh tế. Vai trò quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện trước hết và quan trọng ở chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xác định mục tiêu Nhà nước cụ thể hoá đường lối kinh tế của Đảng thành những mục tiêu, tốc độ phát triển cần phải đạt tới và xác định thứ tự mục tiêu. Do đó không những cần coi trọng mà phải nâng cao kế hoạch nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, nhà nước tạo điều kiện môi trường cho các hoạt động kinh tế. Điều kiện quan trọng hàng đầu là sự ổn định về chính trị kinh tế xã hội đến các tổ chức kinh tế, các chủ thể kinh doanh hàng hoá yên tâm bỏ vốn đầu tư, mở rộng sản xuất. Xây dựng phát triển đồng bộ các loại thị trường bao gồm thị trường hàng tiêu dung, tư liệu sản xuất, sức lao động, tiền tệ sản phẩm khoa học, dịch vụ… Phát triển hệ thống thong tin kinh tế, khoa học công nghệ, các dự báo về mặt hàng giá cả các nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng mới và nâng cấp dần cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hoá bao gồm cơ sở hạ tầng về tài chính tiền tệ và cơ sở hạ tầng xã hội. Thứ ba, nhà nước điều tiết thị trường bằng các công cụ như pháp luật và chính sách kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, chính sách kinh tế là một công cụ cực kì sắc bén và trước hết là chính sách tài chính tiền tệ tín dụng, chính sách thương mại và thuế quan, chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ… Thứ tư, sự kiểm soát của Nhà nước đối với

các hoạt động kinh tế. Kiểm soát là nhằm thiết lập các trật tự kỉ cương trong hoạt động kinh tế, bảo vệ tài sản quốc gia, lợi ích của người lao động và góp phần thực hiện công bằng xã hội. Nhà nước thực hiện kiểm kê kiểm soát đăng ký kinh doanh, hoạt động kinh doanh, chất lượng sản phẩm, tài chính… đối với hoạt động sản xuất lưu thông. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vai trò hoạch định chính sách phát triển kinh tế đảm bảo nền kinh tế theo đúng mục tiêu đã định là quan trọng nhất.

Tuy nhiên, những yếu tố, công cụ để bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường chưa được phát huy đúng mức; chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch còn thấp, quản lý thị trường còn buông lỏng, chính sách phân phối còn nhiều bất hợp lý. Mặt trái của kinh tế thị trường, nhất là nạn tham nhũng, đầu cơ ở thị trường bất động sản, thị trường tài chính, thị trường lao động, gian lận thương mại dưới mọi hình thức... ngăn chặn chưa kịp thời và chưa hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí lớn. Điều đặc biệt quan tâm là những vụ việc tiêu cực lớn thường xảy ra ở một số tập đoàn, tổng công ty và công ty nhà nước.

Xây dựng thể chế để bảo đảm yêu cầu bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, phẩm chất đạo đức, trình độ khoa học - công nghệ, năng lực quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo hướng CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Thể chế quy định cụ thể về tiêu chuẩn và trách nhiệm người đứng đầu và tập thể lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, địa phương và các tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm vai trò quản lý, điều tiết, làm đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển; trách nhiệm về bồi dưỡng, đào tạo, quản lý, đánh giá, đề bạt, sử dụng cán bộ; tổ chức tốt cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng có hiệu quả. Chính vì vậy Đảng cộng sản Việt Nam cần tăng cường vào trò quản lý kinh tế của nhà nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

CHƯƠNG XI .QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MAC LÊ NIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP

CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA

Câu 57. Phân tích những giá trị trong quan niệm về con người của các nền triết học trước Mác. Triết học Mác đã kế thừa những yếu tố hợp lý nào trong các quan điểm đó?

Câu 58. Cách tiếp cận của triết học Mác đối với con người khác với các tiếp cận của các nền triết học trước Mác ở chỗ nào? Ý nghĩa của cách tiếp cận đó?

Một số quan điểm triết học về con người trong lịch sử Quan niệm về con người trong triết học phương Đông

Những vấn đề triết học về con người là một nội dung lớn trong lịch sử triết học nhân loại. Đó là những vấn đề: Con người là gì? Bản tính, bản chất con người? Mối quan hệ giữa con người và thế giới? Con người có thể làm gì để giải phóng mình, đạt tới tự do?.... Đây cũng chính là nội dung cơ bản của nhân sinh quan – một nội dung cấu thành thế giới quan triết học.

Tuỳ theo điều kiện lịch sử của mỗi thời đại mà nổi trội lên vấn đề này hay vấn đề kia. Đồng thời, tuỳ theo giác độ tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học, các nhà triết học trong lịch sử có những phát hiện, đóng góp khác nhau trong việc lý giải về con người. Mặt khác trong khi giải quyết những vấn đề trên, mỗi nhà triết học, mỗi trường phái triết học có thể lại đứng trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận khác nhau: Duy vật hoặc duy tâm, biện chứng hoặc siêu hình...

Trong nền triết học Trung Hoa suốt chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm cổ - trung đại, vấn đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Giải quyết vấn đề này, các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia đã tiếp cận từ giác độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính người là Thiện (Nho gia) và bản tính người là Bất Thiện (Pháp gia). Các nhà tư tưởng của Đạo gia, ngay từ Lão tử thời Xuân Thu, lại tiếp cận giải quyết vấn đề bản tính người từ giác độ khác và đi tới kết luận bản tính Tự Nhiên của con người. Sự khác nhau về giác độ tiếp cận và với những kết luận khác nhau về bản tính con người đã là tiền đề xuất phát cho những quan điểm khác nhau của các trường phái triết học này trong việc giải quyết các vấn đề về quan điểm chính trị, đạo đức và nhân sinh của họ.

Khác với nền triết học Trung Hoa, các nhà tư tư tưởng của các trường phái triết học ấn độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật lại tiếp cận từ giác độ khác, giác độ suy tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý siêu hình (Siêu hình học) đối với những vấn đề nhân sinh quan. Kết lụân về bản tính Vô ngã, Vô thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong những kết luận độc đáo của triết học Đạo Phật.

Quan niệm về con người trong triết học phương Tây

Trong suốt chiều dài lịch sử triết học phương Tây từ Cổ đại Hy Lạp trải qua giai đoạn Trung cổ, Phục hưng và Cận đại đến nay, những vấn đề triết học về con người vẫn là một đề tài tranh luận chưa chấm dứt.

Thực tế lịch sử đã cho thấy giác độ tiếp cận giải quyết các vấn đề triết học về con nngười trong nền triết học phương Tây có nhiều điểm khác với nền triết học phương Đông. Nhìn chung, các nhà triết học theo lập trường triết học duy vật đã lựa chọn giác độ khoa học tự nhiên để lý giải về bản chất con người và các vấn đề khác có liên quan. Ngay từ thời Cổ đại, các nhà triết học duy vật đã từng đưa ra quan niệm về bản chất vật chất tự nhiên của con người, coi con người cũng như vạn vật trong giới tự nhiên không có gì thần bí, đều được cấu tạo nên từ vật chất. Tiêu biểu là quan niệm của Đêmôcrit về bản tính vật chất nguyên tử cấu tạo nên thể xác và linh hồn của con người. Đây cũng là tiền đề phương pháp luận của quan điểm nhân sinh theo đường lối Êpiquya... Những quan niệm duy vật như vậy đã được tiếp tục phát triển trong nền triết học thời Phục hưng và Cận đại mà tiêu biểu là các nhà duy vật nước Anh và Pháp thế kỷ XVIII; nó cũng là một trong những tiền đề lý luận cho chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Trong một phạm vi nhất định, đó cũng là một trong những tiền đề lý luận của quan niệm duy vật về con người trong triết học Mác.

Đối lập với các nhà triết học duy vật, các nhà triết học duy tâm trong lịch sử triết học phương Tây lại chú trọng giác độ hoạt động lý tính của con người. Tiêu biểu cho giác độ tiếp cận này là quan điểm của Platôn thời Cổ đại Hy Lạp, Đêcáctơ trong nền triết học Pháp thời Cận đại và Hêghen trong nền triết học Cổ điển Đức. Do không đứng trên lập trường duy vật, các nhà triết học này đã lý giải bản chất lý tính của con người từ giác độ siêu tự nhiên. Với Platôn, đó là bản chất bất tử của linh hồn thuộc thế giới ý niệm tuyệt đối, với Đêcáctơ, đó là bản tính phi kinh nghiệm (apriori) của lý tính, còn đối với Hêghen, thì đó chính là bản chất lý tính tuyệt đối...

Trong nền triết học phương Tây hiện đại, nhiều trào lưu triết học vẫn coi những vấn đề triết học về con người là vấn đề trung tâm của những suy tư triết học mà tiêu biểu là chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa Phơrớt.

Nhìn chung, các quan điểm triết học trước Mác và ngoài mácxít còn có một hạn chế cơ bản là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về con người, cũng do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừu tượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lý giải nhân sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con người. Những hạn

chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện chứng của triết học Mác-Lênin về con người.

Những quan niệm cơ bản của triết học Mác-Lênin về con người

Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh vật với mặt xã hội

Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội.

Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Cũng do đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính loài của nó. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn tại của con người. Vì vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con người"; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả của quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của môi trường tự nhiên.

Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Trong lịch sử đã có những quan niệm khác nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử dụng công cụ lao động, là "một động vật có tính xã hội", hoặc con người động vật có tư duy... Những quan niệm trên đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh nào đó trong bản chất xã hội của con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc của bản chất xã hội ấy.

Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người một cách toàn diện, cụ thể, trong toàn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết là lao động sản xuất ra của cải vật chất. "Có thể phân biệt con người với súc vật, bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình"1.

Thông qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự nhiên: "Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên"2.

Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.

Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống nhất với nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa... quy định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ

Một phần của tài liệu trọn bộ đề cương ôn tập triết học có đáp án (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w