Cấp trong xã hội là gì?

Một phần của tài liệu trọn bộ đề cương ôn tập triết học có đáp án (Trang 89 - 90)

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

cấp trong xã hội là gì?

Lênin, năm 1919, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” đã nêu ra một định nghĩa về giai cấp: “Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn người to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định”.

Như vậy, sự ra đời, tồn tại của giai cấp gắn với những hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Sự khác nhau về địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất là do:

Thứ nhất, khác nhau về quan hệ của họ đối với tư liệu sản xuất (sự khác nhau đó được pháp luật quy định và thừa nhận).

Thứ hai, khác nhau về vai trò của họ trong trong tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức quản lý lao động xã hội.

Thứ ba, khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập những sản phẩm lao động của xã hội.

Trong những sự khác nhau trên đây, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất có ý nghĩa quan trọng quyết định nhất. Tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác. Đó là bản chất của những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng.

Trong các xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Bộ phận này không có vị trí cơ bản trong phương thức sản xuất, nó thường xuyên bị phân hóa. Nhân tố chi phối sự phân hóa của các tầng lớp trung gian là lợi ích. Các giai cấp và tầng lớp trung gian ngả về phía giai cấp thống trị hay bị trị là tùy thuộc vào vị trí lợi ích của họ.

Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử. Nó luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử.

Trong xã hội có nhiều nhóm xã hội khác nhau. Sự khác nhau ấy được phân biệt bở những đặc trung khác nhau như giới tính, nghề nghiệp, chủng tộc, dân tộc… Những khác biệt ấy tự nó không tạo ra sự đối lập về mặt xã hội. Chỉ có những giai cấp xuất phát từ sự khác biệt căn bản về lợi ích mới tạo ra những xung đột xã hội mang tính chất đối kháng. Mác chỉ ra rằng : “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”.

Nguồn gốc trực tiếp của giai cấp trong xã hội là từ sự phân hóa xã hội do sự ra đời, tồn tại của chế độ tư hữu đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Trong điều kiện đó tất yếu làm phát sinh và tồn tại sự phân biệt địa vị của các tập đoàn người trong quá trình sản xuất, dẫn tới khả năng tập đoàn người này chiếm đoạt lao động thặng dư của tập đoàn người khác. Tuy nhiên, quá trình này còn phải gắn với điều kiện lực lượng sản xuất phải phát triển đến một mức độ nhất định, làm cho năng suất lao động tăng lên khiến cho thời gian lao động được chia thành thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư mà biểu hiện của nó là sự dư thừa tương đối của cải trong cộng đồng xã hội. Nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội là do tình trạng phát triển chưa đầy đủ của lực lượng sản xuất. Khi lực lượng sản xuất phát triển tới mức đầy đủ thì chính nó lại là nguyên nhân khách quan dẫn đến xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, do đó xóa bỏ giai cấp, đối kháng và đấu tranh giai cấp trong xã hội.

Câu 47. Tại sao nói đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của lịch sử trong điều kiện xã hội phân hóa thành giai cấp đối kháng. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản có vị trí gì đối với sự phát triển lịch sử nhân loại trong thời đại hiện nay

Một phần của tài liệu trọn bộ đề cương ôn tập triết học có đáp án (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w