Nhân loại trong thời đại hiện nay

Một phần của tài liệu trọn bộ đề cương ôn tập triết học có đáp án (Trang 90 - 91)

XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA

nhân loại trong thời đại hiện nay

Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. V.I.Lênin định nghĩa đấu tranh giai cấp là "cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản".

Thực chất của đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức và bóc lột.

Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột, đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.

b) Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có sự phân hóa các giai cấp đối kháng.

Thứ nhất, đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến cách mạng xã hội, thay thế phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Phương thức sản xuất mới ra đời mở ra địa bàn mới cho sự phát triển của sản xuất xã hội. Sản xuất phát triển sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ đời sống xã hội. Dựa vào tiến trình phát triển của lịch sử, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng, đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội như là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội.

Thứ hai đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu, đồng thời cải tạo cả bản thân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng. Thành tựu mà loài người đạt được trong tiến trình phát triển của lực lượng sản xuất, cách mạng khoa học và công nghệ, cải cách về dân chủ và tiến bộ xã hội... không tách rời cuộc đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp tiến bộ chống các thế lực thù địch, phản động.

Thứ ba, đấu tranh giai cấp không chỉ có vai trò cải tạo xã hội mà còn có tác động cải tạo bản thân giai cấp cách mạng, thông qua đấu tranh giai cấp, giai cấp cách mạng được tôi luyện và trưởng thành về lý tưởng, lý luận, tổ chức.

c, Vai trò của cuộc đấu tranh giai cấp vô sản đối với lịch sử nhân loại.

Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộcđấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.

Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản được tiến hành bởi giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản là phương tiện để giải phóng toàn xã hội khỏi ách áp bức, bóc lột, khỏi sự phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp. Một số cuộc đấu tranh giai cấp vô sản tiêu biểu như Cách mạng tháng 10 Nga đã khẳng định giai cấp công nhân và nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng thông qua cách mạng vô sản không những đã đánh đổ chính quyền vô sản, xây dựng chính quyền công-nông, xóa bỏ chế độ tư hữu và mở ra thời kì mới, thời kì phấn đấu không ngừng để biến những lý tưởng XHCN thành hiện thực. Sự lan tỏa của lý tưởng cách mạng Tháng Mười đã thức tỉnh và thúc đẩy các dân tộc bị áp bức đứng lên tự giải phóng mình. Và kết quả là hàng loạt nước đã xác định đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười. Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản trở thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, là kim chỉ nam cho con đường đấu tranh của những dân tộc bị áp bức, giúp họ tìm lại được độc lập cho dân tộc mình, mở ra cho họ một thời kì phát triển mới_ thời kì tự do, tự quyết và tiến lên Chủ nghĩa xã hội.

Câu 48. Dân tộc là cộng đồng lịch sử có những đặc trưng cơ bản nào? Phân tích các đặc trưng đó và liên hệ với quá trình hình thành, phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam. Làm rõ sự khác nhau vê nguồn gốc hình thành dân tộc Việt Nam so với lịch sử hình thành các dân tộc Châu Âu

Một phần của tài liệu trọn bộ đề cương ôn tập triết học có đáp án (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w