CHƯƠNG X. LÝ LUẬN NHẬN THỨC VÀ VAITRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ
chuyên chính vô sản
Mỗi nhà nước đều có những chức năng cụ thể của nó nhưng bất cứ nhà nước nào cũng đều có các chức năng chính trị, chức năng xã hội và chức năng đối nội, đối ngoại.
2. Quan hệ giữa các chức năng:
- Chức năng chính trị và chức năng xã hội của nhà nước. Mối quan hệ giữa chúng
+ Chức năng chính trị của nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích của giai cấp thống trị. + Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng bảo vệ và thực hiện lợi ích chung của cộng đồng quốc gia, trong đó có lợi ích của giai cấp thống trị
+ Mối quan hệ giữa hai chức năng chính trị và xã hội của nhà nước là mối quan hệ biện chứng. Chức năng chính trị quy định tính chất, phạm vi, hiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội. Chức năng xã hội giữ vai trò là cơ sở cho việc thực hiện chức năng chính trị; đảm bảo cho việc thực hiện chức năng chính trị có hiệu quả.
- Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại của nhà nước. Mối quan hệ giữa chúng.
+ Chức năng đối nội của nhà nước là chức năng xây dựng, củng cố, phát triển và bảo vệ chế độ kinh tế - xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
+ Chức năng đối ngoại của nhà nước là chức năng bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nhà nước khác. Thực chất của chức năng này là thực hiện lợi ích giữa các giai cấp thống trị trong các quốc gia khác nhau
+ Mối quan hệ giữa hai chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước thể hiện ở chỗ chúng thống nhất với nhau, trong đó chức năng đối nội quy định chức năng đối ngoại; ngược lại chức năng đối ngoại có tác động mạnh lên chức năng đối nội.
3. Chức năng chính trị là chức năng cơ bản nhất vì: chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị. Trong các xã hội có giai cấp đối kháng trước đây, để giữ nhà nước trong tay giai cấp mình, giai cấp thống trị nào cũng buộc phải nhân danh xã hội mà quản lý những công việc chung. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã hội sẽ tạo ra điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Nói cách khác, việc thực hiện chức năng xã hội theo quan điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức, điều kiện để nhà nước đó thực hiện được vai trò giai cấp thống trị của mình. Điều đó đã được Ph.Ăngghen giải thích rõ rằng: nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội chỉ trong chừng mực nó là nhà nước của bản thân giai cấp đại diện cho toàn xã hội trong thời đại tương ứng.
4. Chức năng kinh tế là chức năng riêng có của kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản vì:
Nhà nước vô sản là kiểu nhà nước đặc biệt, nhà nước không theo nghĩa đen, là “Nhà nước nửa nhà nước”. Là kiểu nhà nước có chức năng trấn áp và chức năng tổ chức xây dựng nền kinh tế mới, xã hội mới.
Tính chất đặc biệt của nhà nước vô sản thể hiện ở chỗ: - Chức năng cơ bản nhất, chủ yếu nhất của nhà nước vô sản không phải là chức năng giai cấp (bạo lực) mà là chức năng tổ chức xây dựng kinh tế - xã hội. Nhà nước chuyên chính vô sản mang bản chất của giai cấp vô sản, được xây dựng và hoàn thiện theo mục tiêu xây dựng và quản lý kinh tế- xã hội .Nhà nước vô sản dựa trên cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất là chủ yếu; về chính trị dựa trên liên minh công - nông - trí thức làm nòng cốt cho sự liên minh với mọi tầng lớp nhân dân lao động khác. Tính giai cấp và tính nhân dân và tính dân tộc thống nhất trong nhà nước vô sản. Nhà nước vô sản là tổ chức, thông qua đó, Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội. Không có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhà nước đó không giữ được bản chất giai cấp công nhân của mình. Vì vậy Chức năng kinh tế là chức năng riêng có của kiểu Nhà nước chuyên chính vô sản
Câu 55. Nhà nước có những vai trò gì đối với quá trình phát triển kinh tế của xã hội? Vì sao sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự can thiệp của vai trò nhà nước? Lấy một số ví dụ về vai trò của nhà nước đối với quá trình phát triển kinh tế thị trường ở các nước tư bản