Tóm tắt nội dung bài giảng Quản trị chiến lược + Phân tích chiến lược kinh doanh của Zara + Đề cương ôn tập cuối kỳ có đáp ánTóm tắt nội dung bài giảng Quản trị chiến lược + Phân tích chiến lược kinh doanh của Zara + Đề cương ôn tập cuối kỳ có đáp ánTóm tắt nội dung bài giảng Quản trị chiến lược + Phân tích chiến lược kinh doanh của Zara + Đề cương ôn tập cuối kỳ có đáp ánTóm tắt nội dung bài giảng Quản trị chiến lược + Phân tích chiến lược kinh doanh của Zara + Đề cương ôn tập cuối kỳ có đáp ánTóm tắt nội dung bài giảng Quản trị chiến lược + Phân tích chiến lược kinh doanh của Zara + Đề cương ôn tập cuối kỳ có đáp ánTóm tắt nội dung bài giảng Quản trị chiến lược + Phân tích chiến lược kinh doanh của Zara + Đề cương ôn tập cuối kỳ có đáp án
Trang 1Quản trị chiến lược
I Phân tích môi trường vĩ mô
1 Môi trường nhân khẩu học
• Dân số Việt Nam là 96.803.337 ( tính đến 30/10/2018)
• Dân số đứng thứ 14 trên thế giới, chiếm 1,27% dân số thế giới
• Tốc độ gia tăng dân số là 1,03%
• 34% dân số tập trung ở thành thị, trong đó Hà Nội Và TP.HCM chiếm khoảng 20%
• Tỷ lệ mất cân bằng giới tính sau sinh cao: 113,8 bé trai/ 100 bé gái
• Cơ cấu dân số theo độ tuổi:
- Việc mở rộng thị trường tại Việt Nam tại các thành phố khác là khó khăn
- Về tương lai, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho việc sản suất thời trang
2 Môi trường kinh tế
• Lãi suất: Từ 6% đến 20%, gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước khi muốn mở rộng quy mô
• Tỷ lệ lạm phát: Trong những năm gần đây, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt Năm 2017 là dưới 5%, thấp hơn so với giai đoạn 2011 – 2017 là 6,5%
• Cán cân thương mại: Về bản chất, Việt Nam là quốc gia nhập siêu, nhưng đối với ngành dệt may lại là xuất siêu
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tương đối cao, ổn định
Năm 2017 là 6,8%
Cơ hội:
• Các đối thủ cạnh tranh với Zara rất khó mở rông quy mô
• Người dân có xu hướng chi tiêu dùng ngày càng cao, đặc biệt cho thời trang
Trang 2 Thách thức:
• Thời trang trong nước sẵn có và đa dạng
3 Môi trường chính phủ, luật pháp chính trị
• Môi trường chính trị tương đối ổn định
• Hệ thống thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài khá hoàn thiện
• Việt Nam đặt mục tiêu đưa dệt may thành ngành công nghiệp trọng điểm
• Nhà nước có các chính sách tín dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp dệt may trong nước
4 Môi trường văn hóa, xã hội
• Xu hướng chuộng hàng ngoại của người Việt để thể hiện đẳng cấp, bên cạnh yếu tố độc – lạ
• Tâm lý ăn chắc mặc bền, thích “ đẹp – bền – rẻ”
• Trình độ dân trí ngày càng phát triển, quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ đi kèm, vấn
đề chất lượng và môi trường
• Hưởng ứng khẩu hiệu “ người Việt ưu tiên dùng hàng Việt”
Cơ hội: Zara luôn được săn đón tại Việt Nam
Thách thức: Sản phẩm phải phong phú, thay đổi liên tục
5 Môi trường công nghệ
• Công nghệ sản xuất của ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển
• Công nghệ thông tin phát triển, đặc biệt là mạng xã hội Mua bán trực tuyến trở thành một kênh trao đổi quan trọng
Cơ hội: Tiếp cận xu hướng thị trường nhanh chóng
Thách thức: Phải không ngừng cho ra đời những sản phẩm mới để cạnh tranh, hoàn thiện kênh bán hàng, giao hàng khi mua bán online
6 Môi trường toàn cầu
• Việt Nam gia nhập ASEAN, WTO
• Các hàng rào thuế quan được phá bỏ, tự do hóa thương mại khu vực Ngành may mặc nội địa đang áp mức thuế nhập khẩu 20% nhưng sẽ dần xuống 0% khi Việt Nam tham gia TPP và gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN
Cơ hội: Việc bước chân vào thị trường Việt Nam của Zara càng trở nên dễ dàng hơn
Thách thức: Cạnh tranh ngày càng khốc liệt để chiếm thị trường với các hàng thời trang khác
Trang 37 Môi trường tự nhiên
• Nguồn nguyên liệu hữu cơ cho dệt may hạn chế
• Thời tiết 2 miền nam bắc khác nhau rõ rệt
• Biến đổi khí hậu làm cho mùa đông ngắn hơn, khắc nghiệt hơn
Cơ hội: Các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào, là cơ hội
để các sản phẩm Zara tiếp cận thị trường Việt Nam
Thách thức: Các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào, là
cơ hội để các sản phẩm Zara tiếp cận thị trường Việt Nam
II Môi trường ngành
1 Các đối thủ cạnh tranh hiện tại
Các DN trong nước:
Điểm mạnh: có nhiều kinh nghiệm trong làm hàng gia công khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ
Điểm yếu: thiếu đội ngũ thiết kế nhanh, mẫu mã hạn chế; khâu tiếp thị, quảng bá
chưa chuyên nghiệp
Zara:
Phát huy thế mạnh là đáp ứng nhanh nhu cầu để chiếm lĩnh thị trường
Áp lực cải tiến mẫu mã không ngừng
Trang 4Quốc gia Tây Ban Nha Thụy Điển Nhật Bản
Slg cửa
gia nhập Phát triển
thương
hiệu
Nhãn hiệu thời trang cao cấp với giá thành phải chăng nhất
Mở rộng và chiếm lĩnh thị trường với nhiều phân khúc
đa dạng
Thời trang cho tất cả, tiện dụng, giá thành phù hợp túi tiền
Mô hình
sản xuất Chuỗi cửa hàng cung ứng theo
chiều dọc
Một hệ thống các nhà máy thuê ngoài
Chủ yếu sản xuất tại Nhật Bản
Cùng theo đuổi “Fast Fashion”, dòng thời trang cao cấp có giá thành phải chăng nhất, H&M và Uniqlo là 2 đối thủ trực tiếp cạnh tranh với Zara tại thị trường Việt Nam
Đây là thách thức lớn đối với Zara để giữ vững thị phần
2 Cạnh tranh tiềm tàng
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành
3 Áp lực từ khách hàng
Nhà phân phối: Zara thuộc sở hữu của tập đoàn Inditex, nhưng công ty chủ quản Zara Việt
Nam là Mitra Adiperkasa, một đối tác của Inditex
Khoảng 1 nửa số vải được mua chưa nhuộm
Áp lực từ nhà cung cấp tại thị trường Việt Nam gần như không có
5 Áp lực từ sp,dv thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của người tiêu dùng Thời trang là mặt hàng thiết yếu Chất lượng cuộc sống ngày càng nâng cao đồng thời nhu cầu được “mặc đẹp” cũng tăng theo
Áp lực về sản phẩm thay thế là rất thấp
Điểm mạnh
Trang 51 Sản phẩm
Thời gian ngắn, luôn bắt kịp xu hướng thị trường
Nhiều kiểu dáng, lựa chọn phong phú
2 Quy mô
Đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp
Các nhà máy sản xuất tại chỗ, nhanh chóng
Nhà xưởng, máy móc, thiết bị hiện đại
3 Chiến lược
Chuỗi cung ứng bao phủ trên toàn thế giơí
Xây dựng và phát triển thương hiệu của Zara
Kinh nghiệm nhận và phát triển thương hiệu của MAP
3 Tăng lượng sản xuất tại Châu Á giúp tăng tốc độ cung ứng
4 Nghiên cứu thử nghiệm các công nghệ hiện đại nâng cao mức trải nghiệm khách hàng và quản lý hàng tồn kho
Chiến lược cấp công ty của ZARA
1 Chiến lược tăng trưởng của ZARA
Chiến lược tăng trưởng liên kết
ZARA sử dụng chuỗi cung ứng theo chiều dọc (xuôi chiều): Mô hình trọn gói và khép kín từ khảo sát, thiết kế, sản xuất cho đến bán lẻ trực tiếp
Nhà cung cấp NVL -> nhà sản xuất -> nhà phân phối -> cửa hàng bán lẻ -> khách hàng
* Chuỗi cung ứng của Zara
Trang 6Nhà cung cấp nguyên vật liệu: Nguồn nguyên vật liệu đa dạng và sẵn có từ hãng dệt may Inditex
Nhà sản xuất:
- 50% sản xuất ở Tây Ban Nha, 26% được thuê sản xuất ở châu Âu và 24% ở châu Á và châu Phi
- Nguyên tắc sản xuất “Just-in-time”
- 14 nhà máy tự động hóa cao cấp tại Tây Ban Nha cùng hệ thống robot hiện đại
- Sản xuất hơn 11.000 sản phẩm mỗi năm
Cửa hàng bán lẻ:
- Hơn 2100 cửa hàng bán lẻ tại 88 quốc gia trên toàn thế giới
- Đặt tại các vị trí đắc địa và đắt giá nhất và những địa điểm đắt giá nhất ở các thành phố lớn trên thế giới
- Hệ thống bán lẻ online
Vận chuyển:
- Có 8 trung tâm phân phối siêu hiệu năng – khoảng 200 triệu lượt vận chuyển/năm
- Đường hàng không và hệ thống xe tải nhỏ
- Giao hàng cho các cửa hàng châu Âu trong vòng 24 giờ và các cửa hàng Mỹ và châu Á trong vòng chưa đầy 40 giờ
Tồn kho:
- Duy trì ở mức thấp, chỉ chiếm dưới 10%, so với tỷ lệ trung bình là 17-20%
- Số lượng sản phẩm trên mỗi mẫu thiết kế ít
- Mẫu mới chỉ có mặt trên kệ trong vòng 1 tháng
Hệ thống thông tin:
- Trung tâm xử lý dữ liệu 24/7
- Thông tin về bán hàng nhanh chóng được số hóa gửi về bộ phận thiết kế, sản xuất
Đối với ZARA:
- Liên kết dọc để chủ động nguồn cung nguyên vật liệu, cơ sở sản xuất, lao động, sản xuất sản phẩm đúng nhu cầu khách hàng, tối thiểu lượng hàng tồn kho,
Trang 7- Liên kết với các nhà sản xuất châu Âu, châu Á, châu Phi để giảm chi phí nhân công, giảm chi phí vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến các cửa hàng
- Liên kết với các công ty công nghệ để sử dụng công nghệ hiện đại, ứng dụng vào sản xuất
Công thức thời trang của Zara: Khan hiếm + Mới mẻ
ZARA sử dụng chiến lược tung ra sản phẩm mới với số lượng hạn chế để kích cầu
Đáp ứng yêu cầu dù là nhỏ nhất của khách hàng
Chuỗi cửa hàng Zara của Ortega có khả năng thích ứng rất cao
Bán hàng không cần quảng cáo
ắm bắt thị hiếu khách hàng tạo sự khác biệt hóa sản phẩm để tăng mức tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ từ đó tăng thị phần trên thị trường
- Châu á và ROW có 564 cửa hàng
- Vào ngày 8/9/2016, Zara đổ bộ vào Việt Nam bằng việc mở cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM Cửa hàng flagship mới của Zara tọa lạc tại Vincom Center, Tp.HCM, Với diện tích 2.400 m2, Zara trải rộng ở hai tầng với hơn 1.800 m2
- Vào 9/11/2017 Zara chính thức mở cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội được đặt trên diện tích mặt bằng rộng tới 4.500 mét vuông tại Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu
Đến nay, Zara đã có mặt khắp Đông Nam Á với 50 cửa hàng trải khắp Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và có tất cả 2 cửa hàng tại Việt Nam
Trang 8ZARA luôn phát triển không ngừng theo báo cáo tài chính: Mức tăng trưởng lợi nhuận 7% trong năm 2017 và doanh thu quý gần đây vẫn tiếp tục tăng
* Phát triển sản phẩm:
Zara luôn cải tiến sản phẩm không ngừng từ chất liệu đến kiểu dáng sản phẩm & chỉ cần 2 tuần để đưa một ý tưởng thiết kế thành sản phẩm luôn bắt kịp những xu hướng thời trang mới nhất
Quần áo không độc hại: Vào năm 2011, Greenpeace bắt đầu một cuộc đối thoại với Zara để cấm những chất độc hại trong công đoạn sản xuất quần áo Greenpeace xuất bản báo cáo
"Toxic threads: the big fashion stitch-up" trong tháng 11 năm 2012 như là một phần của chiến dịch Detox nhắm phát hiện các công ty sử dụng chất độc hại trong quá trình sản xuất
9 ngày sau khi báo cáo đã được xuất bản, Zara cam kết xóa bỏ tất cả hóa chất độc hại trong toàn bộ chuỗi cung cấp sản phẩm tính đến năm 2020 Zara trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới nâng cao nhận thức về chiến dịch Detox và chuyển sang một quá trình sản xuất hoàn toàn không độc hại
Mỗi năm thương hiệu Tây Ban Nha ra mắt hơn 12.000 sản phẩm Từ khâu lên ý tưởng cho đến bắt đầu chu trình sản xuất chỉ mất khoảng 30 ngày Trong đó, với bất kỳ kiểu mẫu nào không bán chạy trong vòng 6 ngày, sẽ lập tức bị thu hồi và thay thế bằng một thiết kế mới hơn
Toàn bộ nhân viên thiết kế và lên ý tưởng thực hiện sản phẩm đều làm việc tại Tây Ban Nha Đội ngũ bao gồm hơn 200 người, mỗi tháng ra mắt 1.000 sản phẩm mới, trung bình mỗi tuần, bắt buộc họ phải suy nghĩ từ một đến hai mẫu
Tuy nhiên, ít ai ngờ, nhiệm vụ của đội ngũ thiết kế chính của ZARA không phải là tạo nên xu hướng mới, mà là tái hiện những gì sẵn có, đồng thời cải tiến để tạo thành sản phẩm mới hơn
=> Đội thiết kế thường được chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1 đưa ra những thiết kế sơ bộ theo chu kỳ 6 tháng, dựa trên các dữ liệu cơ bản từ thị trường
+ Nhóm tiếp theo biến tấu các thiết kế theo xu hướng hiện hành
+ Nhóm cuối cùng sử dụng chính những bộ sưu tập đang có để sáng tạo ra những sản phẩm mới hơn
=> Đa dạng mẫu mã: Đến với Zara, khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với phong cách thời trang của bản thân Thay vì sản xuất số lượng nhiều, thương hiệu Tây Ban Nha tập trung vào việc tạo ra những kiểu dáng mới lạ hơn Ngay khi sản phẩm hết hàng, người tiêu dùng vẫn có thể tìm thấy những thiết kế khác trên kệ
Trang 92 Chiến lược đa dạng hóa
Ngoài những dòng sản phầm chính như: Zara Women, Zara Men, Zara Kid, Zara Mini…Zara còn phát triển thêm “Zara Home”
Zara Home: Một dòng sản phẩm khác đứng tên thương hiệu Zara, cung cấp các mặt hàng nội thất gia đình - là một công ty anh em của Zara Fashion, cùng thuộc tập đoàn Inditex Các loại vải dệt của Zara Home bao gồm bộ khăn trải giường, khăn trải giường, bộ đồ ăn và khăn tắm, được bổ sung bằng bát đĩa, dao kéo, đồ thủy tinh và đồ trang trí nhà, cũng như quần áo và phụ kiện đi kèm với sự thoải mái và thân mật của cuộc sống gia đình
3 ZARA tại Việt Nam
Thế mạnh của Zara nằm ở tốc độ tung ra mẫu mã mới và chất liệu đẹp Giá cả trung bình của sản phẩm Zara cũng không quá đắt so với những thương hiệu như BeBe, Mango Vì thế gần đây, Zara ngày càng phổ biến trên thị trường may mặc Việt Nam Với những thiết kế đơn giản, trẻ trung, hợp với vóc dáng người Châu Á, thương hiệu này đang trở thành một cơn sốt trong giới trẻ Việt
Các cửa hàng Zara tại Việt Nam do đối tác của Inditex tại Indonesia là Mitra Adiperkasa (MAP) vận hành
MAP đã thành lập công ty Mitra Adiperkasa Việt Nam để kinh doanh Zara đồng thời lập 3 pháp nhân khác để kinh doanh các thương hiệu Pull & Bear, Stradivarius, Massimo Dutti tại Việt Nam
Thành quả đạt được:
- Kết thúc năm 2016 với thời gian kinh doanh chưa đầy 4 tháng, theo số liệu của CTCP
Nghiên cứu ngành và Tư vấn Việt Nam (VIRAC), Zara Việt Nam đã đạt doanh thu 321 tỷ đồng, bình quân đạt doanh thu 2,8 tỷ đồng/ngày và đạt lợi nhuận trước thuế 38 tỷ đồng
Bước đệm thuận lợi dành cho Zara tại Việt Nam
Năm 2017: Zara mở thêm cửa hàng thứ 2 tại Hà Nội vào tháng 11, doanh thu của toàn hệ thống Mitra Adiperkasa tại Việt Nam đã tăng vọt lên hơn 1.100 tỷ đồng - theo số liệu do tập đoàn này công bố
Nửa đầu năm 2018: Doanh thu tiếp tục tăng trưởng 133% so với cùng kỳ lên gần 950 tỷ đồng - tức bình quân đạt gần 5,3 tỷ đồng/ngày Mặc dù Mitra không công bố cụ thể doanh thu theo từng thương hiệu nhưng khả năng phần lớn doanh thu vẫn đến từ 2 cửa hàng Zara
Kết Luận:
Với đà tăng trưởng này thì rất có khả năng doanh thu của Zara và các thương hiệu anh em tại Việt Nam có thể có thể đạt được mức 100 triệu USD tương đương 2.300 tỷ đồng trong năm nay
Trang 10Nếu đạt được kết quả này thì quy mô của Zara Việt Nam sẽ gần tương đương với đế chế hàng hiệu IPP Group của ông Jonathan Hạnh Nguyễn và bỏ xa các tập đoàn bán lẻ thời trang
và hàng xa xỉ lớn khác như Tam Sơn Fashion (Hermes, Bottega Veneta, Boss ) của
OpenAsia Group hay MaiSon International Retail (Mango, Topshop Topman, Charles & Keith
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN RA NƯỚC NGOÀI CỦA ZARA
Zara là một trong số ít các công ty may mặc lớn vẫn duy trì tăng trưởng trong môi trường thời trang cạnh tranh đầy khốc liệt hiện nay Inditex, công ty mẹ của Zara, vừa công bố mức
tăng trưởng lợi nhuận 7% trong năm 2017 và doanh thu quý gần đây vẫn tiếp tục tăng
1 Chiến lược toàn cầu
Khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, một doanh nghiệp thường xem xét đến sức ép liên kết toàn cầu, giảm chi phí và sức ép phải địa phương hóa, Và Zara cũng không phải ngoại lệ Với phương châm “Đẹp, rẻ và hợp mốt”, chiến lược toàn cầu (là chiến lược doanh nghiệp coi thị trường toàn cầu như một thị trường thống nhất nên doanh nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, đồng nhất và giống nhau, như sản phẩm điện tử, thép, giấy, bút, các dịch vụ như dịch vụ vận chuyển bưu kiện…) với chuỗi sản xuất và hệ thống phân phối đã giúp Zara không chỉ đứng vững trên thị trường thời trang khốc liệt mà còn nổi lên như một thương hiệu mạnh nhất
Theo như báo cáo, Zara chỉ cần một tuần để phát triển một sản phẩm mới và nhập nó vào cửa hàng, so với thời gian trung bình của ngành công nghiệp là sáu tháng, và ra mắt khoảng 12,000 thiết kế mới mỗi năm Zara có chính sách không quảng cáo; họ lựa chọn việc dùng doanh thu để mở các cửa hàng mới
Zara thiết lập nhà máy riêng của mình ở La Coruña (một thành phố được biết đến với ngành công nghiệp dệt) trong năm 1980, và nâng cấp thành dạng sản xuất và các cơ sở phân phối milk-run ngược trong năm 1990 Phương pháp này được thiết kế bởi Toyota Corp, và được gọi là hệ thống just-in-time (JIT) Nó giúp công ty thiết lập một mô hình kinh doanh cho phép sự độc lập trong suốt các giai đoạn vật liệu, sản xuất, hoàn thành và phân phối sản phẩm cho cửa hàng trên toàn thế giới chỉ trong một vài ngày
Hầu hết các sản phẩm của Zara được sản xuất ở các quốc gia gần nhau như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Turkey, và Ma-rốc Trong khi một số đối thủ cạnh tranh thuê ngoài tất cả chuỗi sản xuất đến châu Á, Zara sản xuất những mặt hàng thời trang nhất một nửa số hàng hóa của họ tại một tá nhà máy do công ty sở hữu ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là ở Galicia và Bắc Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ Quần áo với sức trụ trên kệ dài hơn, như áo phông trơn, được thuê ngoài bởi các nhà phân phối giá rẻ, chủ yếu là ở châu Á Công ty có thể thiết kế một sản phẩm mới và phân phối nó đến cửa hàng trong bốn đến năm tuần; nó có thể sửa đổi sản phẩm sẵn có trong thậm chí là hai tuần Rút ngắn vòng đời
Trang 11sản phẩm đồng nghĩa với thành công lớn hơn trong việc nắm bắt sở thích tiêu dùng Nếu một thiết kế không bán được nhiều trong vòng một tuần, nó sẽ được rút ra khỏi cửa hàng, mọi đơn đặt hàng đều bị hủy bỏ, và một thiết kế mới sẽ được tiến hành ngay sau đó Zara theo dõi những thay đổi trong thời trang của khách hàng Zara có những sản phẩm cơ bản ở trên kệ từ năm này sang năm khác, nhưng những sản phẩm đặc biệt có thể chỉ ở trên kệ trong ít hơn 4 tuần, điều này khiến cho khách hàng phải đến thăm cửa hàng nhiều lần Một cửa hàng thời trang cao cấp ở Tây Ban Nha thu hút khách hàng tới trung bình ba lần một năm: Trong khi đó khách hàng tới Zara 17 lần
2 Chiến lược marketing
Bằng cách liên tục tung ra các sản phẩm với số lượng ít ỏi (so với các đối thủ của mình), Zara không chỉ duy trì được sự mới mẻ một cách thường xuyên mà con tạo ra "sự khan hiếm", nhờ vậy hãng luôn tạo ra nhu cầu cho các món đồ mới của mình"
Zara cũng thường xuyên cập nhật các bố cục cửa hàng để tạo trải nghiệm mới mẻ cho khách hàng mỗi lần ghé thăm Điều này nghĩa là bạn sẽ nhận thấy các cửa sổ trưng bay hay ma-nơ-canh được làm mới hay dịch chuyển thường xuyên hơn, ngay cả khi các sản phẩm không nhất thiết phải thay đổi
Zara cũng nổi tiếng với các shot ảnh online có phong cách riêng rất đặc trưng
Trên nền tảng online, Zara giữ chân khách hàng với những bức hình đẹp đẽ và trao đổi tin tức về sản phẩm mới liên tục, từ đó "tạo ra mong muốn và sự cấp bách để khách hàng ghé thăm website thật thường xuyên"
Những chiến thuật này giúp người mua sắm luôn háo hức mà công ty thì không chết chìm trong đống hàng tồn kho quá lớn
3 Chính sách giảm giá thông minh kiểu Zara
Zara thực hiện hoạt động giảm giá sẽ áp dụng ngược với thời gian tung ra các sản phẩm mới
"Khi Zara giảm giá sâu, hãng không tung ra nhiều sản phẩm mới, còn khi đã tung ra các sản phẩm mới, Zara sẽ không giảm giá sâu - vì thế Zara tạo ra một tín hiệu mẫu rõ ràng và thống nhất cho người tiêu dùng để chắc chắn về sự phản ứng của họ"
Thậm chí, chiến lược này được xem là hiệu quả nhất của thương hiệu này nhờ việc quản lý tốt các nhãn hàng
Khi Zara giảm giá trong thời gian hạn chế với chiến lược thống nhất, hãng duy trì được tính toàn vẹn về giá, qua đó thu hút những khách hàng mới với giá trị thu về cao hơn
Trang 12Điều này lại giúp cho các món đồ trở nên hấp dẫn hơn và được các khách hàng lấy khỏi kệ
đồ thật chóng vánh
4 Giải pháp sáng tạo đối với cả vấn đề phong cách thời trang và marketing sản phẩm
Zara không thuê những minh tinh nổi tiếng hay những ca sĩ hang đầu mặc quần áo rồi tạo
ra trào lưu thời trang theo cách của các nhãn hang nổi tiếng như Gucci, Armani, Dior,
Bubbery… và Thay vì thuê những nhà thiết kế cao cấp, Zara "lịch sự" sao chép thiết kế Sau
đó, thương hiệu này thu thập phản hồi của người mua hàng trên toàn thế giới để tinh chỉnh thiết kế Họ thu nhận hàng nghìn ý kiến và sau đó gửi tới nhà sản xuất của họ tại châu Âu và Bắc Phi
Do đó, các sản phẩm của Zara mang trong mình sự kết hợp nhiều phong cách thời trang khác nhau: nét bụi bặm của Gap, nét sang chảnh của Prada, hay chút cầu kỳ mang âm
hưởng hoàng gia của Gucci
Nhà sản xuất sẽ điều chỉnh thiết kế trong những loạt sản phẩm lần sau Các cửa hàng thay đổi mẫu mã liên tục đến mức khách của Zara có tâm lý rằng, mua bây giờ hoặc không bao giờ vì chỉ vài tuần nữa, mẫu này sẽ không còn nữa
Tại các cửa hàng của Zara, khách hàng luôn tìm thấy các sản phẩm mới nhưng số lượng có hạn Nhân viên của Zara chỉ bày một số lượng nhỏ các sản phẩm cùng loại dù mặt bằng thường rất rộng Khách hàng có thể nghĩ: "Cái áo màu xanh này rất hợp với tôi và cửa hàng
có rất ít sản phẩm Nếu không mua bây giờ, cơ hội mua lại sẽ rất ít"
Dù bị nhiều người gọi là đồ nhái nhưng khách hàng vẫn đến với Zara bởi chất lượng tốt, thiết kế hợp thời và giá cũng mềm hơn so với các thương hiệu "sang chảnh"
Lắng nghe phản hồi từ khách hàng không chỉ là một dịch vụ “đầu môi chót lưỡi” tại Zara Khi một khách hàng nào đó giải thích vì sao cô ấy thích (hoặc ghét) một mẫu sản phẩm nào
đó, thông tin sẽ được báo cáo lại với các nhà thiết kế tại trụ sở chính Những người này sẽ tiếp tục áp dụng thông tin trên để điều chỉnh trong những mấu thiết kế sau Ngoài ra, quản
lý cửa hàng cũng có trách nhiệm quan sát, để ý xem khách hàng nói gì, làm gì để báo cáo lại với cấp trên
Dịch vụ này kết hợp với dữ liệu thống kê trên máy tính đã giúp Zara cải tiến các mẫu thiết
kế và tạo ra một lượng khách hàng trung thành đông đảo Chẳng hạn như với khoảng 500.000 đồng, người Việt đã có thể mua được một chiếc áo tại Zara Nhiều người đánh giá con số này là hợp lý đối với một thương hiệu vốn nổi tiếng toàn cầu
5 Chi không đồng cho quảng cáo, chọn cách đứng cạnh các thương hiệu xa xỉ
Về mặt thiết kế là vậy, còn quảng bá thương hiệu thì sao? Zara không chi xu nào cho quảng cáo và tập đoàn này không có ngân sách cho quảng cáo
Trang 13Zara có một chiến lược rất thú vị đó là “Không đầu tư cho Marketing” Họ không làm quảng cáo Có nhiều người còn cho rằng họ thậm chí không hề có bộ phận Marketing Nhưng thực chất tất cả đều là Marketing Chính chiến lược kinh doanh khôn ngoan cũng phải đến từ sự nghiên cứu thị trường và thấu hiểu cả khách hàng, đối thủ và cả chính mình Và cả việc không quảng cáo cũng là một kế hoạch Marketing khi nó giúp Zara tạo ra và lan truyền giữa các khách hàng một thương hiệu hết sức cao cấp và sang trọng
Đồng thời, Zara chọn tập trung chủ yếu dựa vào Marketing truyền miệng, cũng như cho phép mọi quản lý cửa hàng đều có thể tùy ý nói chuyện với các đối tác tại Tây Ban Nha về vấn đề chiến lược marketing hay phát triển để có được những ý kiến trực quan nhất, vừa không tốn kém vừa mang lại hiệu quả vô cùng xuất sắc
Thay vào đó, Zara không ngại chi tiền để mua các mặt bằng đứng cạnh các thương hiệu xa
xỉ để trở thành "mặt hàng xa xỉ nhưng giá mềm" Cùng sản phẩm tương tự như các thương hiệu thời trang đắt tiền, người mua có thể chọn Zara ngay bên cạnh với giá rẻ hơn nhiều Masoud Golsorkhi, biên tập viên của Tank, tạp chí London về văn hóa và thời trang kiêm tư vấn viên cho các thương hiệu thời trang, nói: Prada muốn đứng cạnh Gucci, Gucci muốn đứng cạnh Prada Chiến lược của các thương hiệu xa xỉ là cố gắng bỏ xa các thương hiệu như Zara Còn chiến lược của Zara là càng gần họ càng tốt"
Kết luận
Hiện nay, nhiều thương hiệu thời trang nổi tiếng là sử dụng mô hình hoạt độ ng là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua các chiến dịch quảng cáo còn việc sản xuất lại giao phó cho các nhà thầu phụ tại các thị trường có chi phí nhân công rẻ, vì thế họ thường thiếu sự linh hoạt trong khi đưa các sản phẩm mới ra thị trường Ngược lại với chiến lược toàn cầu, Zara đã chọn cho mình hướng đi mới, họ không chỉ bán quần áo mà còn tự thiết
kế, sản xuất và phân phối Dựa vào đường cong kinh nghiệm thể hiện trong quy trình sản xuất phân phối hoàn hảo đó, Zara đã đạt được sự hợp lý giưuã giá cả và chất lượng, trở thành thương hiuệ thời trang phổ biến và nổi tiếng trên thế giới
Zara hiện đang là một trong những nhà bán lẻ quần áo hàng đầu thế giới với những chiến lước đã trở thành huyền thoại và kinh điển Đây là điều không chỉ các doanh nghiệp cần phải học hỏi mà còn là bài học xứng đáng để đưa vào các dạy về quản trị để rút ra những kinh nghiệm cho tất cả những ai đã, đang và sẽ có ý định phát triển riêng một doanh nghiệp cho chính mình
Chiến lược cạnh tranh của Zara
Trang 141 Chiến lược khác biệt hóa
Công nghệ:
Thiết kế: Có đội ngũ các nhà thiết kế riêng, chuyên thiết kế với khả năng biến hoá tài tình những thiết kế trên sàn catwalk thành những trang phục đời thường (Ví dụ như Chỉ ngay sau tuần lễ thời trang một thời gian ngắn, người ta dễ dàng thấy những phiên bản thực tế hoá của những chiếc váy Christian Dior, Prada có giá hàng ngàn đôla trong các cửa hàng của Zara với giá dưới 100 đô) và cập nhật các mẫu mới, hot trend liên tục Giúp cho zara có thể thu hút số khách hàng đến liên tục
Về sản xuất: Zara đầu tư xây dựng các nhà máy tự động hóa cao cấp với hệ thống robot làm việc sát sao, sử dụng máy móc hiện đại thay sức người trong nhiều công đoạn giúp sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường một cách rất nhanh chóng
Chiến lược marketing của Zara : Không nhấn mạnh vào quảng cáo, thương hiệu thời trang bình dân này muốn gây ấn tượng choáng ngợp bằng cách liên tục mở cửa hàng mới
Dịch vụ khác hàng
Nắm bắt được thị yếu khách hàng, thu nhập ý kiến của khách hàng Giúp Zara có thể làm hanì lòng được khách hàng Zara không chỉ nhận định xu hướng thời trang qua những bản báo cáo thị trường cổ điển mà còn thông qua hàng loạt bức email, cuộc điện thoại đến
từ các cửa hàng Đó là những thông tin thu thập được khi đội ngũ nghiên cứu đến "thực địa" tại các trường đại học, vũ trường, đường phố, khu vui chơi
Chiến lược giảm giá thông minh kiểu Zara