- Tình hình kinh tế: Tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, biến động dẫn đến các nền kinh tế đều phải gánh chịu những khó khăn phản ánh
TẾ TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘ
3.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và nó cũng quyết định đến quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm nhanh chóng hoà nhập nền kinh tế nước ta với khu vực và quốc tế, vì suy cho cùng chính con người mới là yếu tố cơ bản nhất và quan trọng của toàn bộ lực lượng sản xuất. Đối với ngành có tính chất xã hội hóa cao như ngân hàng thì nguồn nhân lực càng là yếu tố đặc biệt quan trọng. Có thể nói rằng trình độ và kỹ năng của các nhân viên ngân hàng giữ vai trò chủ đạo hình thành nên chất lượng nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng.
Việc đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ thanh toán quốc tế cũng như bộ phận chuyển tiền quốc tế là rất cần thiết nhưng việc sắp xếp đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên môn cũng không kém phần quan trọng. Nhiều cán bộ được chuyển về từ nghiệp vụ khác sang làm thanh toán quốc tế nên không được trang bị kiến thức đầy đủ về nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Nhiều cán bộ được tuyển mới chỉ có những kiến thức cơ bản học trong trường Đại học, đây mới chỉ là những kiến thức lý thuyết cơ bản mà thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế. Do đó, MB cần đưa ra tiêu chuẩn hóa nguồn nhân lực làm nghiệp vụ thanh toán quốc tế, kiên quyết không bố trí những cán bộ không đủ trình độ chuyên môn, tư cách đạo đức và ý thức chấp hành kỷ luật. Một thực trạng về việc bố trí nguồn nhân lực ở MB là nhiều cán bộ được chuyển không phù hợp với đặc thù hoạt động của nghiệp vụ thanh toán quốc tế. Hoạt động này đòi hỏi cán bộ phải có kinh nghiệm, trong khi đó, nhiều cán bộ mới công tác tại MB một thời gian, đang trong quá trình tích lũy kinh nghiệm đã lại bị chuyển công tác khác, cán bộ mới vào lại phải đầu tư đào tạo lại từ đầu và thiếu kinh nghiệm làm việc.
Hiện nay, MB cũng đang nỗ lực trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ, tổ chức sát hạch trình độ của các nhân viên định kỳ. Tuy nhiên, trước những đòi hỏi ngày càng cao của quá trình phát triển, MB cần phải nâng cao hơn nữa trình độ của các cán bộ nhân viên, để làm được việc đó cần quan tâm các vấn đề sau:
• Về vấn đề tuyển dụng cán bộ mới:
- MB nên thiết lập các chính sách thu hút nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực dồi dào từ sinh viên năm cuối từ các trường đại học, bởi đây là nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản,có chất lượng cao, năng động và ham học hỏi. MB nên tiến hành tuyển tập sự ngay từ khi sinh viên chuẩn bị bước vào kỳ thực tập. Điều này, một mặt có thể lựa chọn được các gương mặt ưu tú, xuất sắc từ các trường đại học; mặt khác, vừa tạo cho sinh viên cơ hội được làm việc thực tế tại ngân hàng vừa tiến hành đào tạo luôn để sau khi kết thúc kỳ thực tập thì các sinh viên này cũng đã làm quen với môi trường làm việc của ngân hàng và làm quen với công việc của mình. Nếu thực hiện được thì sẽ giúp giảm bớt các chi phí cũng như công sức của ngân hàng trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực có chất lượng.
- Tổ chức thi tuyển công khai và chất lượng: tuyển chọn những cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn, am hiểu về lĩnh vực ngoại thương, giỏi ngoại ngữ, công nghệ để bổ sung thêm cán bộ thanh toán viên cho hệ thống. Ngoài ra, thanh toán quốc tế là một lĩnh vực khá khó và những tập quán, điều lệ quốc tế có thể thay đổi theo thời gian, do đó các cán bộ thanh toán quốc tế còn phải là những người ham học hỏi, thường xuyên cập nhật thông tin, kỹ năng giao tiếp tốt để có thể làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.
• Về vấn đề đào tạo cán bộ:
- Tổ chức nhiều hơn nữa các hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn và thi nghiệp vụ; tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ định kì, thảo luận
các vướng mắc trong quá trình tác nghiệp, văn bản, quy trình nghiệp vụ, giúp các cán bộ nâng cao trình độ, rút ra được những kinh nghiệm xử lý trong các tình huống nghiệp vụ phát sinh nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và nâng cao uy tín cho ngân hàng. Phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tự nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, tránh sự tụt hậu trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, của công nghệ trong quá trình phát triển và hội nhập của ngân hàng.
- Tổ chức những lớp học đào tạo về cả tác phong giao tiếp và cư xử với khách hàng để đảm bảo giữ vững hình ảnh một MB – ngân hàng cộng đồng, ngân hàng thân thiện.
- Có chính sách sàng lọc, sử dụng có hiệu quả đội ngũ nguồn nhân lực. Hàng năm ngân hàng cần thực hiện việc rà soát, đánh giá phân loại nguồn nhân lực để có hướng đào tạo, bổ sung kịp thời tránh sự hững hụt về đội ngũ cán bộ. Đồng thời qua phân loại cán bộ thanh toán viên để thực hiện việc tiêu chuẩn hoá trên cả 2 mặt định tính và định lượng, tạo ra đội ngũ cán bộ mạnh toàn diện, có sức cống hiến cao.
• Về vấn đề đời sống tinh thần của nhân viên.
- Chú trọng hơn nữa đến chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, chế độ lương thưởng không những chỉ tính theo giờ làm việc mà còn theo khả năng làm việc.
- Ngân hàng cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động vui chơi, giải trí cho nhân viên. Việc làm này tạo cho nhân viên thấy sự quan tâm của B2an lãnh đạo qua đó làm cho nhân viên luôn cảm thấy mình được chăm sóc không chỉ về mặt vật chất mà còn về tinh thần. Các hoạt động này còn giúp nhân viên thư giãn, thoải mái sau những tuần làm việc căng thẳng, hơn nữa chính những hoạt động ngoại khoá này có tác dụng gắn bó, liên kết giữa các nhân viên với nhau. Qua các hoạt động vui chơi, các cán bộ trong ngân hàng có cơ hội gặp gỡ tiếp xúc không chỉ các bạn trong phòng mình mà còn mở rộng quan hệ với các bạn ở phòng khác từ đó tạo ra chất keo đặc biệt xây dựng nên tinh thần
đoàn kết trong toàn tập thể ngân hàng. Điều này không những giúp phát huy được năng lực của nhân viên mà nằm trong chiến lược bảo vệ nguồn nhân lực, tránh tình trạng mất nhân tài trước xu thế thay đổi việc làm của nhiều người trẻ và có tài hiện nay.