1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Khang Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

70 593 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này một mặt đem lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế nước ta, mặt khác cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các ngành kinh tế bởi quá trình cạnh tranh khốc liệt. Ngành Ngân hàng – ngành kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế cũng không nằm ngoài quá trình này. Thực tế này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải nỗ lực không ngừng để cải thiện cả về quy mô và chất lượng sản phẩm dịch vụ.Ngân hàng Đầu tư và phát triển (ĐTPT) Việt Nam (BIDV) là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam với vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống NHTM. Được thành lập từ năm 1957, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, Ngân hàng ĐTPT Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thiện, phát triển hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng tốt nhất, tiện ích cao nhất, luôn sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.

Trờng Đại học kinh tế quốc dân viện ngân hàng - tài chính Chuyên đề thực tập TốT NGHIệP Đề tài: giải pháp nâng cao chất lợng cho vay tiêu dùng tại pgd nguyễn khang - sở giao dịch 3 - ngân hàng tmcp đầu t và phát triển việt nam Giáo viên hớng dẫn : Ts. Phạm long Sinh viên thực hiện : MENG LYHOUR Lớp : tài chính doanh nghiệp 53a Mã SSV : cq535115 hà Nội, 2014 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long MỤC LỤC TRÊNG §¹I HÄC KINH TÕ QUÈC D©N 1 VIÖN NG©N HΜNG - TΜI CHÝNH 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 5 LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1.Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 3 1.1.1.Khái niệm cho vay tiêu dùng 3 1.1.2.Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 3 1.1.3.Các hình thức cho vay tiêu dùng 6 1.1.4.Quy trình cấp tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 8 1.1.5.Vai trò của cho vay tiêu dùng 11 1.2.Tổng quan về chất lượng cho vay tiêu dùng 11 1.2.1.Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng 11 1.2.2.Tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng CVTD của NHTM 12 1.2.3.Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cho vay tiêu dùng 13 1.2.4.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI PGD NGUYỄN KHANG - SỞ GIAO DỊCH 3 - NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25 2.1. Giới thiệu về PGD Nguyễn Khang – Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 25 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 25 2.1.2. Giới thiệu về PGD Nguyễn Khang – Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 26 MENG LYHOUR Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long 2.2. Thực trạng chất lượng CVTD tại PGD Nguyễn Khang 35 2.2.1. Giới thiệu các hình thức CVTD của PGD 35 2.2.2. Thực trạng chất lượng CVTD tại PGD Nguyễn Khang 39 2.3. Đánh giá chung về chất lượng CVTD của PGD Nguyễn Khang 46 2.3.1. Những kết quả đạt được 46 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 47 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI PGD NGUYỄN KHANG - SỞ GIAO DỊCH 3 – NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 50 3.1. Định hướng phát triển của PGD Nguyễn Khang trong năm 2015 50 3.1.1. Định hướng phát triển chung của BIDV 50 3.1.2. Định hướng phát triển của PGD Nguyễn Khang trong năm 2015 52 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng CVTD tại PGD Nguyễn Khang 52 3.2.1. Hoàn thiện danh mục các dịch vụ CVTD 53 3.2.2. Hoàn thiện chính sách CVTD 53 3.2.3. Phát triển công nghệ ngân hàng 56 3.2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng phục vụ cho tín dụng tiêu dùng 57 3.2.5. Chú ý thu thập thông tin về khách hàng 58 3.2.6. Một số giải pháp khác 59 3.3. Kiến nghị 60 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền 60 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN 61 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 62 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 MENG LYHOUR Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam CBCNV : Cán bộ công nhân viên CVTD : Cho vay tiêu dùng NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHTM : Ngân hàng thương mại PGD : Phòng giao dịch QHKHCN : Quan hệ khách hàng cá nhân QHKHDN : Quan hệ khách hàng doanh nghiệp MENG LYHOUR Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn của PGD qua các năm 31 Bảng 2.2: Hoạt động tín dụng của PGD Nguyễn Khang qua các năm 33 Bảng 2.3: Dư nợ tín dụng của PGD Nguyễn Khang theo thành phần kinh tế 34 Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của PGD Nguyễn Khang 34 Bảng 2.5: So sánh dư nợ CVTD với tổng dư nợ cho vay của PGD Nguyễn Khang 40 Bảng 2.6: Kết cấu các khoản CVTD của PGD Nguyễn Khang 40 Bảng 2.7: Báo cáo dư nợ CVTD của PGD Nguyễn Khang 42 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh CVTD của PGD Nguyễn Khang 43 MENG LYHOUR Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long LỜI MỞ ĐẦU Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Điều này một mặt đem lại những cơ hội lớn cho nền kinh tế nước ta, mặt khác cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các ngành kinh tế bởi quá trình cạnh tranh khốc liệt. Ngành Ngân hàng – ngành kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt góp phần thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế - cũng không nằm ngoài quá trình này. Thực tế này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại (NHTM) phải nỗ lực không ngừng để cải thiện cả về quy mô và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Ngân hàng Đầu tư và phát triển (ĐT&PT) Việt Nam (BIDV) là một trong những NHTM lớn nhất Việt Nam với vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong toàn bộ hệ thống NHTM. Được thành lập từ năm 1957, trong suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, cố gắng hoàn thiện, phát triển hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng chất lượng tốt nhất, tiện ích cao nhất, luôn sẵn sàng “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”. PGD Nguyễn Khang - Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có trụ sở tại 26 Vũ Phạm Hàm, Trung Yên 1, Quận Cấu Giấy, Hà Nội là địa điểm thuận lợi cho sinh viên trường Đại học Kinh tế quốc dân tới thực tập, tìm hiểu hoạt động của NHTM. Được sự đồng ý của nhà trường và ban lãnh đạo PGD, hiện nay em đang là sinh viên thực tập tại PGD Nguyễn Khang. Đây là một cơ hội tốt giúp em thực hành những kiến thức chuyên môn đã được giảng dạy trong nhà trường cũng như tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế. Qua thời gian thực tập, nghiên cứu tại PGD Nguyễn Khang - một PGD mới được thành lập theo định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ. Vì các loại hình dịch vụ tín dụng của PGD bao gồm cả dịch vụ cho vay tiêu dùng đang trong quá trình phát triển, hoàn thiện cho nên vấn đề chất lượng tín dụng luôn luôn được quan tâm hàng đầu do đó em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Khang - Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” MENG LYHOUR Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: • Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay tiêu dùng của PGD Nguyễn Khang. • Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay tiêu dùng của PGD Nguyễn Khang trong giai đoạn 2012-2014. Mục đích nghiên cứu: Việc nghiên cứu đề tài nhằm giúp chúng ta hiểu được thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Khang. Từ đó không chỉ giúp cho PGD mở rộng được thị trường, tăng doanh thu và giảm thiểu rủi ro đồng thời còn giúp cho người dân trên địa bàn Hà Nội đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng qua đó gián tiếp thúc đẩy hoạt động sản xuất và kinh doanh trên địa bàn. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận cơ bản về chất lượng cho vay tiêu dùng, nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu, nắm bắt thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tìm ra những thành công và những hạn chế của hoạt động cho vay tiêu dùng của PGD Nguyễn Khang từ đó đưa ra các giải pháp và phương hướng thích hợp. Kết cấu của đề tài gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại Chương 2:Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Khang – Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Khang - Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam Trong quá trình nghiên cứu và viết đề tài do những hạn chế về kiến thức và thời gian nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn TS.Phạm Long - Giáo viên hướng dẫn và các anh chị tại PGD Nguyễn Khang đã giúp em hoàn thành đề tài. MENG LYHOUR Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Cùng với thời gian, hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng đã có nhiều thay đổi. Nếu trước đây các Ngân hàng thương mại chỉ giới hạn phạm vi hoạt động trong cho vay thương mại thì nay họ đã mở rộng thêm nhiều hình thức cho vay khác nhau dựa trên quy mô của từng ngân hàng và tương ứng với sự đa dạng trong mục đích cho vay. Hiện nay, tín dụng được phân làm nhiều hình thức khác nhau, trong đó cho vay tiêu dùng là một trong những thị trường đầy tiềm năng, cần chú trọng phát triển của ngân hàng. Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại, có người cho rằng “Cho vay tiêu dùng là quan hệ kinh tế giữa một bên là ngân hàng và một bên là cá nhân người tiêu dùng, trong đó ngân hàng chuyển giao tiền cho khách hàng với nguyên tắc khách hàng sẽ hoàn trả gốc và lãi vào một thời điểm xác định trong tương lai”. Nhưng nhìn chung chúng ta có thể hiểu: Cho vay tiêu dùng là hình thức cấp tín dụng trong đó ngân hàng thỏa thuận để khách hàng là cá nhân, hộ gia đình được sử dụng một khoản tiền với mục đích tiêu dùng theo nguyên tắc sau một thời gian nhất định sẽ hoàn trả cả gốc và lãi. Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài chính quan trọng giúp những người này trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, tiện nghi sinh hoạt, y tế, du lịch, du học Trước khi người dân có khả năng về tài chính để hưởng thụ. 1.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng CVTD có những đặc điểm sau: - Quy mô của món vay nhỏ nhưng số lượng các món vay lại lớn Quy mô của các món vay tiêu dùng thường nhỏ là do khi khách hàng có nhu cầu mua sắm tiêu dùng họ thường có xu hướng tiết kiệm từ trước và chỉ tìm đến ngân MENG LYHOUR Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long hàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời. Chính vì vậy so với các khoản vay kinh doanh, các khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế xã hội, thu nhập của người dân cũng tăng lên. Do đó, nhu cầu hưởng thụ của họ vì thế cũng tăng theo. Tuy nhiên, tại một thời điểm nhất định thì khoản thu nhập tích lũy của họ chưa thể đáp ứng được khoản chi tiêu mà họ đang cần. Lúc này họ sẽ tìm đến ngân hàng để vay tiền nhằm có thể thỏa mãn nhu cầu hiện tại. Do vậy số lượng những người này thường là tương đối đông. - Các khoản cho vay tiêu dùng có chi phí cao Cho vay tiêu dùng là một trong những khoản mục cho vay có chi phí cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng. Xuất phát từ thực tế là các khoản vay tiêu dùng có quy mô nhỏ, số lượng nhiều nên chi phí cho khoản vay như lập hồ sơ, thẩm định là lớn và tất cả các quy trình này không thể rút ngắn. Mặt khác, khách hàng đến vay vì mục đích tiêu dùng thường là các khách hàng cá nhân, thời gian vay không dài nên công tác thu thập thông tin gặp khó khăn, không rõ ràng, khó đảm bảo tính chính xác. Vì vậy việc ra quyết định cho vay cũng như thanh tra, kiểm tra, giám sát và thu nợ gây tốn kém nhiều chi phí của ngân hàng. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa khiến cho chi phí của các khoản vay cao vì cho vay tiêu dùng chưa được đông đảo người tiêu dùng biết đến, gần đây mới được các ngân hàng chú trọng nhiều hơn. Do đó các ngân hàng phải tiến hành các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ cũng như hình ảnh của ngân hàng. Các hoạt động này cũng góp phần làm cho chi phí của các khoản vay tiêu dùng tăng lên. - Lãi suất cho vay tiêu dùng cao hơn, cứng nhắc hơn so với lãi suất cho vay doanh nghiệp Lãi suất là chi phí của dịch vụ tài chính, là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay ngân hàng trong một khoản thời gian xác định. Nó phải đáp ứng được chi phí quản lý và phần bù rủi ro của món vay. Do chi phí cho hoạt động cho vay tiêu dùng lớn, đồng thời mức độ rủi ro của khoản mục này cũng cao hơn các hình thức cho MENG LYHOUR Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long vay khác nên mức lãi suất của cho vay tiêu dùng tương đối cao so với các khoản tín dụng trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Không như hầu hết các khoản vay sản xuất kinh doanh hiện nay, lãi suất có thể thay đổi theo điều kiện thị trường, các khoản cho vay tiêu dùng thường có một mức lãi suất cố định. Cơ bản là do đối tượng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân hộ gia đình, nhu cầu vay tiêu dùng của họ hầu như ít co giãn với lãi suất. Họ chỉ quan tâm đến số tiền mà họ sẽ phải trả hàng tháng hoặc hàng quý hơn là mức lãi suất mà ngân hàng áp dụng. - Nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế Khác với các khoản vay thương mại, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng phát sinh theo chu kỳ kinh doanh lặp đi lặp lại. Trong cho vay tiêu dùng, người vay thường ít khi vay nhiều lần. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tâm lý người tiêu dùng cũng được chuyển biến theo hướng tích cực, họ cảm thấy lạc quan hơn vào tương lai, nhu cầu tiêu dùng vì thế cũng tăng lên, người dân tìm đến các ngân hàng nhiều hơn. Ngược lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, các ngân hàng ngày càng trở nên khắt khe với các khoản cho vay tiêu dùng, còn người tiêu dùng thì chi tiêu dè dặt hơn do đời sống có phần suy giảm, khả năng mua sắm vì thế cũng giảm sút. - Cho vay tiêu dùng có rủi ro cao hơn các hình thức cho vay khác Là do đối tượng của cho vay tiêu dùng là các cá nhân hộ gia đình nên nguồn trả nợ chính là nguồn thu nhập dự tính bao gồm cả lương, thưởng và thu nhập từ các hoạt động khác. Tuy nhiên nguồn này không cố định mà luôn biến động, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sự thay đổi của chu kỳ kinh tế, khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng lên, họ cảm thấy lạc quan, tin tưởng vào tương lai do đó nhu cầu mua sắm cũng tăng lên, nhưng khi nền kinh tế suy thoái thu nhập của người dân có xu hướng giảm, thậm chí có thể bị mất việc, họ sẽ có tư tưởng phòng bị cho tương lai nên sẽ có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn chi tiêu, dẫn đến nhu cầu vay tiêu dùng giảm. Ngoài ra, những sự cố bất thường xảy ra với khách hàng như bị thay đổi vị trí làm việc, chức vụ công tác, tình trạng sức khỏe không tốt, gặp tai nạn cũng đều ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của khách hàng. MENG LYHOUR Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A 5 [...]... phần chất lượng CVTD MENG LYHOUR 24 Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI PGD NGUYỄN KHANG - SỞ GIAO DỊCH 3 - NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về PGD Nguyễn Khang – Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu. .. Nguyễn Khang – Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2.1.2.1 Giới thiệu về PGD Nguyễn Khang PGD Nguyễn Khang – Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một thành viên trong mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, có trụ sở chính tại 26 Vũ Phạm Hàm, Trung Yên 1, Quận Cấu Giấy, Hà Nội Được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 27/5/2006,... PGD Nguyễn Khang – Sở Giao dịch 3 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 PGD Nguyễn Khang ra đời với quy mô tổng tài sản 500 tỷ đồng, dư nợ tín dụng 87 tỷ đồng và số cán bộ ban đầu là 10 người MENG LYHOUR 26 Lớp: Tài Chính Doanh nghiệp 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long PGD Nguyễn Khang – Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP. .. Ngân Hàng Kiến Thiết Việt Nam và trực thuộc bộ tài chính (26/4/1957) + Ngân Hàng Đầu Tư & Xây Dựng Việt Nam thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (26/6/1981) + Ngân Hàng Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (14/11/1990) Hiện nay, BIDV Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước giữ hạng đặc biệt, là ngân hàng chuyên về lĩnh vực đầu tư và phát triển được thành lập sớm nhất tại Việt Nam, ... Doanh nghiệp 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long 2.1.2 .3 Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Khang - Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Giai đoạn 2011-2014 nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều sự biến động phức tạp, tình hình thị trường tài chính có nhiều bước thăng trầm Nếu như năm 2011 nền kinh tế Việt Nam cùng... Nếu cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ trong nước thì nó có tác dụng rất tốt cho việc kích cầu, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong xã hội 1.2 Tổng quan về chất lượng cho vay tiêu dùng 1.2.1 Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng Vận động trong cơ chế thị trường để có thể tồn tại, phát triển và dành... CVTD, tức là phát triển về chiều rộng của loại hình cho vay này Các ngân hàng cần phải chú trọng đến phát triển chiều sâu tức là nâng cao chất lượng CVTD Chất lượng tín dụng thể hiện sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nên cần chú trọng nâng cao chất lượng CVTD Nếu mà khách hàng không cảm thấy hài lòng với sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung cấp thì khách hàng sẽ không... Chính Doanh nghiệp 53A Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: TS.Phạm Long tín dụng tiêu dùng để ngân hàng đáp ứng được các điều kiện kinh doanh của NHNN và duy trì tính an toàn của khoản vay Khi cho vay ngân hàng thường quan tâm đến tài sản bảo đảm của khách hàng với khoản vay. Ngân hàng không nên cho khách hàng vay quá số giá trị tài sản đảm bảo vì các khoản CVTD rủi ro rất cao Khi ngân hàng đưa ra được... TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoạt động theo mô hình PGD hỗn hợp với nhiệm vụ trọng tâm là thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng và tiện ích cao cho khách hàng trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm góp phần nâng cao năng lực tài chính, quản lý, công nghệ và trình độ cán bộ trong hệ thống Việc PGD Nguyễn Khang ra đời cùng với các PGD và các chi nhánh tại. .. khoản vay Ngân hàng sẽ phải cất giữ hồ sơ để theo dõi khoản vay Bước 4: Giải ngân và kiểm soát khoản vay Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng ngân hàng thực hiện giải ngân theo yêu cầu của khách hàng Theo dõi khách hàng sử dụng khoản vay có đúng mục đích tiêu dùng trong hợp đồng ký kết hay không Nếu khách hàng thực hiện khoản vay sai mục đích ngân hàng có thể dừng khoản cho vay và thu hồi về Ngân hàng có . 2 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI PGD NGUYỄN KHANG - SỞ GIAO DỊCH 3 - NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 25 2.1. Giới thiệu về PGD Nguyễn Khang – Sở Giao dịch 3 – Ngân hàng. dân viện ngân hàng - tài chính Chuyên đề thực tập TốT NGHIệP Đề tài: giải pháp nâng cao chất lợng cho vay tiêu dùng tại pgd nguyễn khang - sở giao dịch 3 - ngân hàng tmcp đầu t và phát triển việt. 47 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI PGD NGUYỄN KHANG - SỞ GIAO DỊCH 3 – NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 50 3. 1. Định hướng phát triển của PGD Nguyễn Khang

Ngày đăng: 06/02/2015, 13:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Frederic S. Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tàichính
Tác giả: Frederic S. Mishkin
Nhà XB: NXB Khoa học kỹ thuật
Năm: 2001
3. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Peter S.Rose
Nhà XB: NXB TàiChính
Năm: 2004
4. PG.TS. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngân hàng thương mại
Tác giả: PG.TS. Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân
Năm: 2013
5. PGS. TS Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị ngân hàngthương mại
Tác giả: PGS. TS Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2008
7. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình ngân hàng thương mại, NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXBThống kê
12. Trang website: http://www.bidv.com.vn Link
1. Báo cáo kết quả kinh doanh thường niên PGD Nguyễn Khang 2012- 2014 Khác
6. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (2013), Giáo trình Lý thuyết Tài Chính Khác
8. Phòng tín dụng và nguồn vốn PGD Nguyễn Khang Khác
10. Quyết định số: 203/ QĐ-HĐQT – Quy chế cho vay đối với khách hàng năm 2004 Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w