Dựa theo triệu chứng lâm sàng, tiêu chảy cấp thông thường lại được chia làm hai loại chính: + Tiêu chảy viêm nhiễm: Khi bệnh nhân bị sốt, phân có máu, thường là tiêu chảy nhiễm trùng + T
Trang 1Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc
Trang 2Chuyên đề
CHĂM SÓC SỨC KHỎE TRẺ EM VÌ TƯƠNG LAI CỦA CỘNG ĐỒNG
Trang 3Bộ tài liệu nguồn theo các chuyên đề Giáo dục vì Sự phát triển bền vững dành cho Trung tâm học tập cộng đồng - Dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ sáng kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ (LIFERSS) ở Việt Nam” - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Văn phòng UNESCO Hà Nội.
Bộ tài liệu được tổ chức biên soạn bởi Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, góp ý, chỉnh sửa và phê duyệt bởi Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tác giả: Phí Nguyệt Lự
Nguyễn Bích Liên
Dương Thị Lan Hương
© Văn phòng UNESCO Hà Nội 2009
Xuất bản bởi Văn phòng UNESCO Hà Nội
Giấy phép xuất bản số:
In tại: Công ty CP In Trần Hưng Số lượng: 750 cuốn In xong và nộp lưu chiểu tháng 10.2009
Để biết thêm thông tin xin liên hệ:
Văn phòng UNESCO Hà Nội
Địa chỉ: 23 Cao Bá Quát, Hà Nội
Trang 4Trong khuôn khổ của dự án “Phát triển chiến lược hệ thống nguồn lực hỗ trợ sáng kiến nâng cao năng lực xóa mù chữ (LIFERSS) ở Việt Nam” do UNESCO tài trợ, Vụ Giáo dục Thường xuyên - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Không chính quy - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
tổ chức biên soạn Bộ tài liệu nguồn dành cho các Trung tâm Học tập Cộng đồng (TTHTCĐ)
Mục đích của Bộ tài liệu nguồn nhằm cung cấp thông tin cho cán bộ của các Trung tâm nguồn, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên, giáo viên/hướng dẫn viên (GV/HDV) của các TTHTCĐ để biên soạn học liệu địa phương và tổ chức/hướng dẫn thực hiện các chuyên đề Giáo dục vì sự phát triển bền vững phù hợp với nhu cầu
và tình hình cụ thể của từng địa phương
Bộ tài liệu nguồn bao gồm 20 chuyên đề thuộc 4 lĩnh vực của Giáo dục vì sự phát triển bền vững, đó là: văn hoá - xã hội; sức khỏe; môi trường và kinh tế
Mỗi chuyên đề bao gồm 1 - 3 bài Mỗi bài không chỉ cung cấp thông tin, thông điệp, khái niệm cơ bản, mà còn cung cấp cả thực trạng, nguyên nhân và giải pháp cải thiện thực trạng cũng như những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
và quy định pháp luật có liên quan Đặc biệt, các chuyên đề còn cung cấp các số liệu, tư liệu, bài báo, câu chuyện/tình huống thực tế để giúp cán bộ, GV/HDV tham khảo trong quá trình biên soạn học liệu địa phương hoặc sử dụng để minh họa, tổ chức thảo luận trong quá trình giảng dạy tại TTHTCĐ
Bộ tài liệu đã được biên soạn theo một quy trình khoa học và đã được thử nghiệm tại 10 tỉnh ở ba miền (Bắc, Trung, Nam) Trong quá trình biên soạn và thử nghiệm,
Bộ tài liệu đã nhận được sự góp ý của các chuyên gia từ các Bộ, ban ngành đoàn thể, các nhà khoa học, các cán bộ và giáo viên của các địa phương với mục đích nhằm tăng cường tính chính xác, tính khoa học, tính sư phạm và tính thực tiễn của
Bộ tài liệu Mặc dù vậy, Bộ tài liệu vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được đóng góp của các chuyên gia, của cán bộ, GV/HDV
và các học viên trong quá trình sử dụng Bộ tài liệu này
Vụ Giáo dục Thường xuyên chân thành cảm ơn Văn phòng UNESCO Hà Nội đã giúp
đỡ về kỹ thuật và tài chính để biên soạn và in ấn Bộ tài liệu này Xin chân thành cảm ơn các chuyên gia của các Bộ, ban, ngành, đoàn thể đã tham gia biên soạn và góp ý cho Bộ tài liệu Cảm ơn các địa phương đã nhiệt tình tham gia thử nghiệm
và đóng góp ý kiến để hoàn thiện Bộ tài liệu này
Hà Nội, tháng 7 năm 2009
Vụ Giáo dục Thường xuyên
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Lời giới thiệu
Trang 5Bài Một: Phòng chống tiêu chảy ở trẻ em 7
I Một số hiểu biết cần thiết về tiêu chảy ở trẻ em 8
III Chủ trương của Đảng và Nhà nước về phòng chống tiêu chảy ở trẻ em 15
Phụ lục 3: Bốn khuyển cáo cho cộng đồng phòng chống
Bài Hai: Phòng, chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 23
I Một số hiểu biết chung về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 24
II Thực trạng phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em 28 III Chủ trương của Đảng và Nhà nước về
Phụ lục 1: Nhiễm khuẩn hô hấp hay gặp ở trẻ nhỏ và cách xử trí 31
Bài Ba: Hãy thận trọng khi sử dụng khi sử dụng thuốc cho trẻ em 39
I Một số hiểu biết cơ bản khi sử dụng thuốc cho trẻ em 40
II Tình trạng sử dụng thuốc cho trẻ em ở nước ta hiện nay 44
Phụ lục 2: Vì sao phải cẩn thận khi dùng thuốc cho trẻ em 49 Phụ lục 3: Sử dụng thuốc cho trẻ em thế nào là an toàn và hiệu quả 49
Mục lục
Trang 7Tiêu chảy là một bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi Tiêu chảy ở trẻ
em là một bệnh nguy hiểm Nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách, tiêu chảy có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong Một trong những nguyên nhân chủ yếu là các bậc cha mẹ không có hiểu biết hoặc hiểu biết không đầy đủ, không đúng về cách phòng và chữa trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em Vì vậy bài học này sẽ giúp các bậc cha mẹ, nhất là các bậc cha mẹ trẻ có những hiểu biết cần thiết về bệnh tiêu chảy ở trẻ
em và cách khắc phục những quan niệm, thói quen sai lầm trước đây về điều trị tiêu chảy
I MỘT SỐ HIỂU BIẾT CẦN THIẾT VỀ TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
1 Khái niệm về tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng khi trẻ đi ngoài phân lỏng hay nhiều nước trên 3 lần trong 1 ngày Tiêu chảy là một bệnh nguy hiểm thường gặp ở trẻ em
2 Các loại tiêu chảy
Tiêu chảy có 2 loại: tiêu chảy cấp tính (còn gọi là tiêu chảy cấp) và tiêu chảy mạn tính
* Tiêu chảy cấp tính xảy ra đột ngột, chỉ kéo dài vài ngày có khi tới hơn 1 tuần, nhưng không
bao giờ quá 2 tuần
Tiêu chảy cấp có 2 loại: tiêu chảy cấp thông thường và tiêu chảy cấp nguy hiểm
• Tiêu chảy cấp thông thường: xảy ra đột ngột, là tình trạng đi ngoài nhiều lần, mất nhiều
nước, kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày)
Dựa theo triệu chứng lâm sàng, tiêu chảy cấp thông thường lại được chia làm hai loại chính:
+ Tiêu chảy viêm nhiễm: Khi bệnh nhân bị sốt, phân có máu, thường là tiêu chảy nhiễm trùng
+ Tiêu chảy không viêm nhiễm: Khi bệnh nhân không bị sốt và phân không có máu
• Tiêu chảy cấp nguy hiểm: triệu chứng như tiêu chảy cấp thông thường, nhưng nguyên
nhân do vi khuẩn tả gây nên
* Tiêu chảy mạn tính là tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, 1 tháng, có khi hơn nữa, có ngày tiêu
chảy ít, có ngày tiêu chảy nhiều, có ngày tưởng như khỏi bệnh, nhưng sau đó lại tái phát ngay.Dựa theo nguyên nhân gây bệnh, tiêu chảy mạn tính được chia làm 2 nhóm:
• Nhóm 1: Không có tổn thương tại ruột, hay gặp là hội chứng ruột kích thích
• Nhóm 2: Có tổn thương tại ruột thực sự như viêm loét đại tràng do amip và kí sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu
3 Nguy hiểm của tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Trang 8được cơ thể thải ra lại mang theo cả một số chất rất cần thiết cho sự sống (chất “điện giải”) Khi
cơ thể đã không còn đủ nước và các chất “điện giải” để duy trì sự sống, thì cơ thể sẽ “khô héo”,
sẽ suy kiệt, và có thể nhanh chóng dẫn tới chết Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy
đã chứng minh trong 100 trẻ chết vì tiêu chảy, thì có khoảng 70 trẻ chết do “mất nước” (và chất
“điện giải”) Số còn lại chết do các nguyên nhân khác như: chết do nhiễm độc - từ các vi rút, vi
khuẩn sinh ra - hoặc do một bệnh khác đi kèm theo bệnh tiêu chảy như bệnh sưng phổi v.v Như
vậy nguy hiểm lớn nhất của bệnh tiêu chảy là sự mất nước (và chất “điện giải”) của cơ thể
Nước chiếm tới 80% trọng lượng của trẻ Một đứa trẻ nặng 5kg thì trong cơ thể đã có tới 4 lít
nước Nếu mỗi ngày, trẻ bị mất 500g nước, số cân của trẻ cũng bị sụt xuống 1/10
Trẻ dưới 1 năm hay 6 tháng tuổi mà cơ thể bị thiếu nước thì rất nguy hiểm
Trẻ có biểu hiện gì khi cơ thể bị thiếu nước? Khi cơ thể bị thiếu nước, trẻ không hoạt động, người
như buồn ngủ, rên khẽ, vẻ mặt buồn rầu, xanh tái, mắt thâm, thóp trũng xuống
Khi trẻ bị thiếu nước, nếu lấy ngón tay véo khẽ vào lớp da bụng của trẻ, lớp da sẽ nhô lên và cứ
giữ vết nhăn như thế, giống như bấu vào một mảnh vải Điều này chứng tỏ cơ thể trẻ đã mất
từ 10% nước trở lên Nếu chỉ mất khoảng 5%, thì vết nhăn không lâu và da dễ bình thường trở
lại Để xác định lượng nước cơ thể trẻ đã mất, tốt nhất nên theo dõi cân của trẻ trước và sau khi
tiêu chảy
Một nguy hiểm nữa cũng hay xảy ra ở các trẻ tiêu chảy là tình trạng suy dinh dưỡng Vì trong khi
trẻ bị tiêu chảy, các chất dinh dưỡng không được đưa vào cơ thể đầy đủ, một là do trẻ chán ăn,
hai là do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn, sợ ăn vào sẽ làm tăng tiêu chảy Hậu
quả là, khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy, thì lại bị suy dinh dưỡng
4 Các triệu trứng của trẻ bị tiêu chảy
• Thường trẻ bị sốt cao đột ngột 390C - 400C, gây co giật nếu không phát hiện và xử trí kịp
thời
• Trẻ có thể đi ngoài 10 - 15 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước, mùi chua, nhiều khi có nhầy,
máu
• Nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày, thường nôn sau khi ăn
• Trẻ từ chối ăn các thức ăn thông thường và uống nhiều nước, đái ít
• Có thể có các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên như ho, chảy mũi, khám thấy họng
viêm cấp, phát ban
5 Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy
Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy có rất nhiều, nhưng Hiệp hội Tiêu hóa Thế giới phân chia ra 4
loại nguyên nhân chính gây tiêu chảy, đó là:
• Do vi khuẩn
• Do vi rút
• Do kí sinh trùng
• Do một số độc tố khác
Nhưng ở trẻ em, nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy chủ yếu là do rotavirus chiếm tới hơn 60%
Bệnh tiêu chảy còn có thể do vi trùng hay vi rút gây ra từ những ổ viêm nhiễm ở họng, ở tai xuống
gây bệnh ở ruột
Ngoài ra, trẻ em bị tiêu chảy còn do những nguyên nhân sau:
• Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng)
• Pha sữa đặc quá hoặc loãng quá
Trang 9• Thực phẩm chưa được nấu chín hoặc đã bị ôi, thiu.
• Đồ dùng pha sữa và đồ đựng thức ăn cho trẻ không được tiệt trùng sạch sẽ
• Không bảo đảm vệ sinh khi chế biến thức ăn, bảo quản thức ăn, khi cho trẻ ăn (ruồi, muỗi đậu vào)
• Sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh
• Để trẻ bò trên sàn nhà, ngậm tay hoặc ngậm đồ chơi
• vvv
Bệnh tiêu chảy có tốc độ lây lan rất nhanh chóng Nó có thể gây nên những vụ đại dịch với tỷ
lệ mắc bệnh cao và tử vong ở mọi lứa tuổi nếu không có những biện pháp vệ sinh dập dịch kịp thời Đường lây truyền kinh điển nhất là đường phân - miệng Do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virút, vi khuẩn, trẻ bị tiêu chảy và nếu thức ăn, nước uống khác bị tiếp xúc với nguồn lây này, đứa trẻ ăn phải sẽ bị tiêu chảy
6 Cách điều trị khi trẻ bị tiêu chảy
Nguyên tắc điều trị là phải phát hiện sớm, bổ sung nhanh, đủ nước và các chất điện giải mà trẻ
bị mất đi do tiêu chảy
Tiêu chảy phần lớn là do nhiễm trùng ở đường ruột Tiêu chảy là cách cơ thể tự bảo vệ đào thải
vi trùng, chất độc ra ngoài Nếu dùng thuốc cầm tiêu chảy thì rất dễ nguy hiểm, bởi các thuốc cầm tiêu chảy là những loại thuốc giảm nhu động ruột, làm liệt ruột, làm cho phân không thải ra ngoài được, ứ lại trong ruột, gây chướng bụng, viêm ruột, thậm chí làm tắc ruột, thủng ruột gây
tử vong Vì vậy, tuyệt đối không dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy, đặc biệt các thuốc có chứa thuốc phiện Không dùng kháng sinh khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ
Cách điều trị tiêu chảy tùy thuộc vào mức độ mất nước:
• Mất nước nhẹ (độ A): Trẻ tỉnh táo, miệng ướt, khóc có nước mắt, uống nước bình thường
• Mất nước vừa (độ B): Trẻ vật vã kích thích, mắt trũng, miệng lưỡi khô, khóc không có nước mắt, da khô, uống nước háo hức
• Mất nước nặng (độ C): Trẻ mệt lả, li bì, hôn mê, mắt rất trũng, da khô, khóc không có nước mắt, uống kém hoặc không uống được
Khi nào điều trị tại nhà: Khi trẻ bị tiêu chảy nhưng chưa bị mất nước, hoặc bị mất nước nhẹ (độ A).Điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, có thể dùng nước cháo muối, nước gạo rang, nước oresol, cho uống sau mỗi lần tiêu chảy, uống đến khi trẻ hết khát Theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ, nếu không đỡ mà nặng lên thì phải đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế
Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế: Nếu điều trị tại nhà 2 ngày không đỡ hoặc thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau thì cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế:
• Có máu trong phân
• Có dấu hiệu mất nước vừa (độ B) và mất nước nặng (độ C)
Trang 10Điều trị tại trung tâm y tế:
• Nếu mất nước vừa: Tiếp tục cho trẻ uống nước, điện giải dựa theo cân nặng của trẻ Có
thể cho trẻ uống bằng cốc, từng thìa, nếu trẻ nôn thì chờ 10 phút sau lại cho uống tiếp
• Nếu mất nước nặng, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng, cần bù nhanh chóng lượng dịch
đã mất bằng đường uống, ống thông dạ dày hoặc qua đường tĩnh mạch bằng các dung dịch
đẳng trương
7 Pha dung dịch ORESOL và các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy
Pha dung dịch ORESOL
• Gói ORESOL thường có sẵn ở các hiệu thuốc, trạm y tế
• Đổ bột trong gói ORESOL vào một bình hay ấm tích sạch Đổ một lít nước sạch, tốt nhất là
nước đun sôi để nguội và ngoáy kĩ cho đến khi bột hòa tan hoàn toàn Đậy bình lại và cho
trẻ uống trong vòng 24 giờ
Lưu ý:
• Dung dịch ORESOL đã pha chỉ để được một ngày (24 giờ), còn thừa phải bỏ đi, không dùng
đến ngày hôm sau
• Phải pha cả gói ORESOL trong một lần với một lít nước đun sôi để nguội Không được pha
dần từng ít một, có thể gây nguy hiểm cho trẻ
• Trước khi pha xem hạn dùng, không dùng gói đã hết hạn
• Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha
Nấu nước cháo muối
Dùng một nắm gạo, một nhúm muối (nhúm bằng 3 ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) và
6 bát nước Ninh nhừ, sau đó gạn hoặc lọc lấy nước cho trẻ uống dần
Nấu nước gạo rang muối
Lâý 50 gam gạo (một vốc tay) đem rang vàng, cho 6 bát ăn cơm nước, đem nấu nhừ lọc qua rá,
cho một thìa cà phê muối ăn, rồi cho trẻ uống dần
Pha chế nước chuối, nước hồng xiêm
Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa cà phê
muối ăn, rồi cho trẻ uống dần
Nấu xúp cà rốt muối
Nấu nhừ 500 gam cà rốt, sau đó chà qua rá hoặc cho vào máy xay sinh tố, lọc lấy nước, cho vào
một thìa cà phê muối ăn, tám thìa cà phê đường, đun sôi cho trẻ uống dần
Số lượng dung dịch cần cho trẻ uống tại nhà sau mỗi lần đi ngoài là:
• Trẻ dưới 2 tuổi: 50 - 100ml (tương đương với 2 đến 3 chén dùng uống nước trà)
• Trẻ từ 2 - 10 tuổi: 100 - 200ml
• Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người lớn: uống theo nhu cầu
Lưu ý: Trẻ bị tiêu chảy càng nhiều thì càng phải uống nhiều Nếu trẻ bị nôn hãy tạm dừng khoảng
20 phút, sau đó cho uống lại Nên cho trẻ uống bằng thìa, uống từ từ, ít một và cho trẻ uống liên
tục cho đến khi ngừng tiêu chảy
Trang 118 Nuôi dưỡng trẻ khi bị tiêu chảy
Thông thường khi bị tiêu chảy, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng bởi vì trẻ thường kém ăn, hay nôn trớ, và các bậc cha mẹ lại cho trẻ ăn ít, ăn những chất ít giá trị dinh dưỡng Bên cạnh đó, sự hấp thu các chất dinh dưỡng giảm 30% nhất là lipid, protein do tổn thương các liên bào hấp thu của niêm mạc ruột, các men disaccharidase, đặc biệt là lactase giảm, nồng độ muối mật trong lòng ruột cũng giảm ảnh hưởng đến hấp thu mỡ Để hồi phục tổn thương liên bào ruột và bù lại protein mất qua đường tiêu hóa thì phải tăng nhu cầu dinh dưỡng, nhưng lượng thức ăn đưa vào lại giảm khiến trẻ dễ sụt cân Nếu tiêu chảy xảy ra thường xuyên trẻ dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng
Nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy hồi phục sớm tổn thương niêm mạc ruột, chức năng tụy và các men disaccharidase ở vi nhung mao ruột nhằm rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm nguy cơ tái diễn các đợt tiêu chảy và phòng chống thiếu hụt dinh dưỡng
Nuôi dưỡng trong khi tiêu chảy
Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy, quá trình hấp thu thức ăn
có giảm hơn bình thường nhưng vẫn hấp thu qua ruột 60% Do
vậy trong suốt quá trình tiêu chảy, cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần
thì tốc độ tăng trưởng đạt gần như bình thường Nếu ăn không
đủ khẩu phần, trẻ sẽ sụt cân hoặc không tăng cân
Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để
có chế độ ăn thích hợp
• Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú, thậm chí
bú nhiều lần hơn bình thường Sữa mẹ vẫn dung nạp tốt
Những trẻ tiếp tục bú mẹ khi bị tiêu chảy thường có lượng phân bài tiết ít hơn và tiêu chảy cũng khỏi nhanh hơn so với những trẻ không được bú mẹ
• Những trẻ nuôi bằng sữa bò thì vẫn tiếp tục cho ăn và
trong hai ngày đầu tiêu chảy thì nên pha loãng sữa rồi tăng đậm độ như bình thường Nếu có biểu hiện mất nước, thì trong quá trình bù nước 4 - 6 giờ ngừng cho trẻ ăn, bữa sau đó lại tiếp tục cho ăn
Trẻ không dung nạp lactose sữa bò, thường biểu hiện các triệu chứng sau:
• Khối lượng phân và số lần tiêu chảy tăng khi ăn sữa và giảm khi ngừng ăn
• Xuất hiện các triệu chứng mất nước rõ
• pH phân dưới 5,5
Khi trẻ có biểu hiện không dung nạp sữa bò, thì nên sử dụng sữa không có lactose hoặc sữa chua Nếu sau 2 ngày tiêu chảy tiến triển xấu thì ngừng ăn sữa bò thay bằng sữa đậu nành Sau khi ngừng tiêu chảy, cho trẻ ăn từ từ sữa hoặc các sản phẩm của sữa
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi tiếp tục cho ăn bổ sung Thức ăn bổ sung có đủ dinh dưỡng cung cấp 50% năng lượng Nếu sử dụng nước cháo để bù dịch chống mất nước thì vẫn phải cho ăn những thức ăn giàu protein năng lượng Nên chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để trẻ tiêu hóa hấp thu thức ăn từ từ và bảo đảm đủ số lượng thức ăn cần thiết
Nuôi dưỡng sau khi ngừng tiêu chảy
Ở thời kỳ hồi phục trẻ rất mau đói, cơ thể tiêu thụ năng lượng cao và tốc độ tăng cân cũng cao hơn bình thường Do vậy cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa kéo dài trong 2 tuần đối với trẻ bị tiêu chảy Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu 1 tháng
Trang 12Chế độ ăn trong tiêu chảy
• Lựa chọn thực phẩm: dễ tiêu hóa, ít xơ sợi, hút độc, không sinh hơi, không gây dị ứng, ít
lactose hoặc không có lactose; có nhiều kẽm, kali, beta-caroten
• Các loại thực phẩm thường dùng cho trẻ tiêu chảy: gạo, khoai tây, thịt gà, lợn, bò, sữa bò
ít lactose, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, táo, chuối, hồng xiêm, dầu ăn
Lưu ý:
• Nếu tiêu chảy kèm nôn mửa thì cứ 15 - 30 phút, phải cho trẻ uống vài thìa nước, tốt nhất
là nước dừa hay nước cháo Trong trường hợp trẻ ăn gì cũng nôn và nhiệt độ cơ thể tăng
cao thì cần phải đến ngay bác sĩ
• Có thể cho trẻ ăn những thức ăn mềm và dễ tiêu hóa như súp củ quả, khoai tây ninh, súp
nước gà, cháo loãng xay mịn
• Nên tránh cho trẻ ăn hoa quả vì nó sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa Trừ táo tây và
chuối chín là những hoa quả chứa rất nhiều kali sẽ giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tiêu chảy
Có thể nấu cháo táo cho trẻ ăn để cơ thể dễ hấp thụ hơn
• Nên chia nhỏ bữa ăn và cho trẻ ăn làm nhiều lần thay vì một lần Đừng ép trẻ phải ăn, hãy
cho trẻ lựa chọn thức ăn và như vậy có thể trẻ sẽ ăn nhiều hơn
• Đường ngọt thường làm cho tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng thêm Vì vậy hãy tránh các
hoa quả ngọt và đồ uống chứa đường Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm có thể làm bệnh
tiêu chảy thêm nặng như các loại rau sống, các loại đồ ăn ngọt
• Nên tránh cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều gia vị và dầu mỡ hay các thực phẩm quá nóng,
quá lạnh như kem, các món nướng
9 Các biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy ở trẻ em
• Nuôi con bằng sữa mẹ
• Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý
• Đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi
không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật
• Rửa tay bằng xà phòng: sau khi đi ngoài, sau khi thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức
ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ
• Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy
• Tiêm phòng sởi: tiêm vắc xin sởi có thể phòng ngừa được 25% tử vong liên quan đến tiêu
chảy trẻ dưới 5 tuổi
• Không cho trẻ uống kháng sinh bừa bãi Khi trẻ bị bệnh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và
thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán bộ y tế
II THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
Theo Bác sĩ Vũ Quý Hợp - Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Bệnh viên Nhi Trung ương, tiêu
chảy là bệnh thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ em, đặc biệt tại các nước
nghèo và kém phát triển Trên toàn thế giới, hàng năm trẻ dưới 2 tuổi có thể mắc 2 - 4 đợt tiêu
chảy, thâm chí có trẻ bị tới trên 10 đợt Ở Việt Nam, 80% số trẻ dưới 2 tuổi tử vong là do tiêu
chảy Theo thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương, số bệnh nhân tiêu chảy tại bệnh viện năm
2000 là 1.248 trẻ, năm 2006 là 4.836 trẻ, năm 2007 là 4.583 trẻ và chỉ tính riêng từ đầu năm 2008
đến nay, đã có gần 4.500 trẻ tiêu chảy nhập viện Trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi nhập viện do tiêu
chảy cấp đạt tỉ lệ cao nhất (70%) Với tỉ lệ 54%, Việt Nam xếp thứ ba khu vực Châu Á, sau Hàn
Quốc (73%) và Myanmar (56%) số trẻ em nhập viện vì bệnh tiêu chảy cấp do Rotaviruts
Trang 13Dưới đây là báo cáo của một số bệnh viện:
• Đầu năm 2008, thời tiết miền Bắc lạnh kéo dài, ngày cao điểm khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi Trung ương thường xuyên tiếp nhận khoảng 30 trẻ tiêu chảy nhập viện/ngày Khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn tiếp nhận khoảng 40 trẻ tới khám/ngày Còn tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai,
số bệnh nhi đến khám mắc tiêu chảy luôn chiếm khoảng 1/5 so với tất cả các bệnh khác
• Trẻ mắc tiêu chảy do Rotavirus thường từ 5 tuổi trở xuống, đặc biệt là trẻ bắt đầu thời kỳ ăn dặm (4 - 6 tháng) đến 2 tuổi Trẻ đang trong độ tuổi ăn sữa cũng có nhiều khả năng mắc tiêu chảy Theo BS Hồ Thị Hiền - Phó trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Trung ương, tiêu chảy do Rotavirus thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa giữa mùa thu và đông, mùa đông và mùa xuân Bệnh nhân thường nhập viện trong tình trạng sốt, nôn nhiều, mệt mỏi, đi ngoài toàn phân nước lẫn dịch nhầy Thời tiết khô, lạnh là điều kiện thích hợp để bệnh tiêu chảy do Rotavirus phát triển
Đối với trẻ đang ở độ tuổi bú sữa, TS Nguyễn Gia Khánh, Trưởng khoa Tiêu hóa - Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo: tiêu chảy thường ở trẻ bú mẹ phần lớn xảy ra ngoài 6 tháng Số trẻ bú bình bị tiêu chảy do Rotavirus cao hơn rõ rệt so với trẻ bú mẹ Ngoài ra, tiêu chảy E.Coli là vi khuẩn và độc tố được tìm thấy thường xuyên ở trẻ bú bình
• Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh, số trẻ nhập viện bệnh tiêu chảy luôn chiếm khoảng 1/3 số giường bệnh nội trú Bệnh thường khởi phát đỉnh vào tháng 3,
9, 10 hằng năm
Theo số liệu thống kê của Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, số trường hợp tiêu chảy cấp đến khám tại Khoa Khám bệnh trong tháng 3 - 2008 là 4.406 trường hợp, tăng 32% so với tháng 1 - 2008 và hơn 12% so với tháng 2 - 2008 Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Tuyết, Trưởng Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết số trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp phải nhập viện đã tăng khoảng 15% Trong tình hình thời tiết nắng nóng như hiện nay dự đoán số trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian tới Bác sĩ Ngọc Tuyết giải thích, thời tiết chuyển sang nắng nóng là một yếu tố thuận lợi cho vi trùng, virus phát triển Chưa kể, thời tiết nắng nóng còn làm thức ăn dễ ôi thiu nếu không được bảo quản tốt Vì vậy, đây cũng được coi là mùa của bệnh tiêu chảy Trong những ngày hè sắp tới, số trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp sẽ tăng cao hơn nữa vì học sinh được nghỉ học ở nhà, nhà trường không quản lý trong khi bố mẹ vẫn đi làm nên có nhiều cơ hội ăn uống ở ngoài đường, dễ bị ngộ độc thức ăn
Trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy cấp thường gặp nhiều ở trẻ dưới 2 tuổi Tuy nhiên, vào những ngày nắng nóng, số trẻ ở lứa tuổi học đường bị tiêu chảy cấp lại tăng cao
Ở nước ta, tình trạng trẻ em bị tiêu chảy nhiều là do các nguyên nhân sau:
• Nhiều bậc cha mẹ còn nhận thức chưa đầy đủ về mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu chảy, nên chưa biết cách phòng tránh bệnh tiêu chảy:
+ Thiếu hiểu biết về: vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh ăn uống, vệ sinh
an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch
+ Không thường xuyên cho con đi tiêm chủng, đặc biệt là tiêm phòng sởi
+
• Nhiều tập quán ăn uống, chăm sóc của người lớn là nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy cấp ở trẻ em Những tập quán làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp là:
+ Nuôi con chưa khoa học: cho con ăn dặm quá sớm
+ Cho trẻ bú bình: bình sữa rất dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, hơn nữa, nó lại rất khó đánh rửa, vì vậy, khi cho sữa vào rất dễ bị ô nhiễm Nhiều trẻ không uống hết lượng sữa trong bình một lúc, các bà mẹ không bỏ ngay lượng sữa còn lại, vài tiếng sau vẫn tiếp tục cho con bú Vì vậy, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy phát triển.+ Trong thời kỳ ăn sam, trẻ hay bị tiêu chảy vì bố mẹ cho trẻ ăn thức ăn đặc nấu chín để lâu ở nhiệt độ phòng bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đó bị lên men Hoặc nếu uống phải nguồn
Trang 14nước bị nhiễm bẩn hoặc các dụng cụ chứa nước bị nhiễm bẩn cũng có thể là tác nhân
gây bệnh tiêu chảy
• Nhiều bậc cha mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ khi trẻ bị tiêu chảy, còn mắc một số sai lầm
trong điều trị tiêu chảy cho trẻ, làm cho bệnh của trẻ nặng thêm:
+ Dùng thuốc chống nôn, cầm đi ngoài: khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ
thường cho trẻ uống các thuốc cầm đi ngoài, đặc biệt là các thuốc có chứa thuốc phiện
Trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo Hậu quả là các tác nhân gây
bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn khiến cho bệnh lâu khỏi, thậm chí nặng lên
+ Tự dùng kháng sinh: khi trẻ đi ngoài phân lỏng nhiều lần, các bà mẹ thường tự dùng
kháng sinh cho trẻ Hậu quả là làm rối loạn thêm vi khuẩn có ích trong đường tiêu hóa
của trẻ, làm tiêu chảy kéo dài, trẻ hấp thu càng kém
+ Kiêng khem: nhiều bà mẹ cho trẻ kiêng thịt, trứng, sữa, cá Hậu quả là ở trẻ bị tiêu
chảy, khả năng hấp thu đã bị kém đi, lại ăn thức ăn thiếu dinh dưỡng nên không có đủ
năng lượng để chống đỡ với bệnh tật
+ Bù nước và điện giải không đúng: ngừng cho trẻ bú, chỉ cho trẻ uống nước đường hoặc
cho uống oresol không đúng nồng độ quy định Hậu quả là không bù được nước và điện
giải, trẻ càng mất nước nhiều hơn, tình trạng nặng lên nhanh chóng
Để hạn chế bệnh tiêu chảy ở trẻ em, cần phải:
• Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ về mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu
chảy để biết cách phòng tránh bệnh tiêu chảy Cụ thể:
+ Hướng dẫn các bậc cha mẹ biết cách vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh
ăn uống, vệ sinh an toàn thực phẩm, sử dụng nguồn nước sạch
+ Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ đưa con đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch
• Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho các bậc cha mẹ cách nuôi con khoa học
• Hướng dẫn cho các bậc cha mẹ tránh được một số sai lầm trong điều trị tiêu chảy cho trẻ:
+ Phải bổ sung đủ nước và chất điện giải cho trẻ đúng nồng độ quy định
+ Không cho trẻ dùng thuốc chống nôn, thuốc cầm tiêu chảy
+ Tuyệt đối không dùng thuốc khánh sinh khi chưa có hướng dẫn của thầy thuốc
+ Không kiêng khem, cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
+
III CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG
CHỐNG TIÊU CHẢY Ở TRẺ EM
Đảng, Nhà nước và Chính phủ rất quan tâm tới việc phòng chống bệnh tiêu chảy, bảo vệ sức khỏe cho
nhân dân nói chung và cho trẻ em nói riêng, đã ban hành Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, về
sản xuất, kinh doanh thực phẩm Chính phủ đã có nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của
Pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, về sản xuất, kinh doanh thực phẩm và trách nhiệm quản lí của
nhà nước, của các Bộ, ngành, UBND các cấp về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng ngừa, khắc phục ngộ
độc thực phẩm lây truyền qua thực phẩm, về kiểm tra, thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm
Để phòng chống tiêu chảy ở trẻ em, Chính phủ đã phê duyệt và triển khai Chương trình phòng
chống bệnh tiêu chảy quốc gia và chương trình tiêm chủng mở rộng cho tất cả trẻ em để phòng
6 bệnh nguy hiểm đó là Sởi, Lao, Bại liệt, Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván Chương trình phòng chống
bệnh tiêu chảy quốc gia đã được tổ chức chặt chẽ và đạt được hiệu quả cao như giảm tỷ lệ nhập
viện do phòng mất nước và bù nước sớm tại nhà bằng phương pháp bù dịch, giảm tỷ lệ tử vong
Hiện nay, Bộ Y tế cũng đang nghiên cứu để có thể đưa Vaccine phòng chống tiêu chảy do
Ro-tavirus vào chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trong 2 - 3 năm tới
Trang 15• Thành lập ban chỉ đạo, điều hành công tác phòng chống tiêu chảy ở trẻ em.
• Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trẻ em tại các tuyến
• Phổ biến và hướng dẫn các đơn vị liên quan và đào tạo giảng viên nòng cốt cho các cán bộ chủ chốt tại các tuyến trên toàn quốc
• Đồng thời, xây dựng kế hoạch triển khai trong toàn quốc để phổ biến các chính sách về phòng chống tiêu chảy ở trẻ em bằng huy động các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và các nhà tài trợ để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt
Kết luận:
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi và có thể xảy ra quanh năm
Tiêu chảy ở trẻ em là bệnh nguy hiểm Nếu trẻ không được chăm sóc đúng cách, bệnh tiêu chảy
có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, rối loạn điện giải, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong
Hãy cho trẻ uống nhiều dung dịch ORESOL hoặc nước cháo muối hoặc nước hoa quả hoặc nước lọc để đề phòng mất nước hoặc bù nước và muối nếu trẻ đã bị mất nước Tuyệt đối không dùng các loại thuốc cầm tiêu chảy, đặc biệt các thuốc có chứa thuốc phiện Không dùng kháng sinh khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ
Cho trẻ đến ngay cơ sở y tế, nếu điều trị 2 ngày tại nhà không đỡ hoặc thấy trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm như trẻ bỏ ăn, bỏ bú, nôn nhiều, khát nước, ỉa phân nước nhiều lần, sốt cao,
có máu trong phân hoặc trẻ bị mất nước độ vừa và nặng
Trẻ bị bệnh tiêu chảy cần được cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng như lúc bình thường, không nên kiêng cữ hoặc thay đổi chế độ ăn của trẻ, nên cho trẻ bú nhiều hơn hoặc ăn nhiều bữa hơn
Để phòng ngừa bệnh tiêu chảy, cần:
• Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu
• Hạn chế cho trẻ bú bằng bình Nên cho trẻ ăn bằng ly, chén, thìa để dễ vệ sinh, nếu trẻ bú bình cần vệ sinh bình thật kĩ
• Vệ sinh an toàn thực phẩm
• Vệ sinh ăn uống
• Vệ sinh cá nhân
• Vệ sinh môi trường sống
• Sử dụng nguồn nước sạch, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh
• Tiêm phòng sởi cho trẻ
• Giữ cho trẻ không viêm họng, viêm tai
• Không cho trẻ uống kháng sinh bừa bãi Khi trẻ bị bệnh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám và thực hiện theo đúng hướng dẫn của cán Bộ Y tế
Trang 16Đây là một vấn đề rất quan trọng để đề phòng cho trẻ bị sút cân không bị suy dinh dưỡng.
1 Các loại thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
• Gạo (bột gạo), khoai tây
Ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một, các thức ăn giàu chất dinh dưỡng
như thịt, trứng, cá sữa và cần cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu
phần Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để
đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã được nấu sẵn
thì cần phải đun lại trước khi cho ăn Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối,
cam, chanh, xoài, đu đủ để tăng lượng Kali Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp
vì chúng có thể làm tăng ỉa chảy
Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau thô, tinh bột
nguyên hạt (ngô, đỗ ), khó tiêu hóa
Không dùng các loại thức ăn có nhiều đường vì những loại thức ăn này có thể làm tiêu chảy nặng
hơn
4 Số lượng thức ăn
Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt Trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn
Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh bị suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn
thêm mỗi ngày một bữa trong hai tuần liền Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì phải cho trẻ ăn thêm
mỗi ngày một bữa và kéo dài tối thiểu một tháng
Phụ lục 1
CHẾ ĐỘ ĂN CỦA TRẺ KHI BỊ TIÊU CHẢY
Trang 17e Một số thực đơn khi trẻ bị tiêu chảy
Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi
Giờ Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3+4
6h Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng 1/2 với nước cháo cà rốt: 100 - 150ml
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng 1/2 với nước cháo cà rốt hoặc sữa đậu nành 10%: 120
- 180ml
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng so với bình thường (pha với nước cháo) 150 - 200ml
- Dầu ăn 1/2 thìa (2,5 ml)
- Chuối nghiền 1/2 quả
Bột thịt gà nạc + gà cốt
- Bột gạo: 2 thìa cà phê
- Thịt gà nạc: 20g
- Cà rốt nghiền: 2 thìa cà phê
- Dầu ăn 1/2 thìa (2,5 ml)
- Chuối nghiền 1/2 quả
Bột thịt gà + cà rốt
- Bột gạo 3 thìa
- Thịt gà nạc 30g
- Cà rốt nghiền 2 thìa
- Dầu ăn 1/2 thìa
15h Bột thịt lợn nạc + cà rốt
- Bột gạo: 2 thìa
- Thịt lợn thăn 20g
- Cà rốt nghiền 2 thìa
- Dầu ăn 1/2 thìa
- Táo nghiền 1/2 quả
Bột thịt lợn nạc + gà cốt
- Bột gạo 2 thìa cà phê
- Thịt gà nạc 20g (2 thìa)
- Cà rốt nghiền: 2 thìa
- Dầu ăn 1/2 thìa (2,5ml)
- Chuối nghiền 1/2 quả
Bột thịt lợn nạc + cà rốt
- Bột gạo 3 thìa cà phê
- Thịt nạc 30g
- Cà rốt nghiền: 2 thìa
- Dầu ăn 1/2 thìa
- Hồng xiêm nghiền 1/2 quả
18h Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha
loãng 1/2 với nước cháo hoặc sữa đậu nành (100 -
150 ml)
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng 1/2 với nước cháo hoặc sữa đậu nành 10% (120 - 180 ml)
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng 3/4 hoặc sữa đậu nành 150 - 180 ml
Ghi chú:
• Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào thì bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn
• Trẻ ăn sữa bò ỉa chảy tăng lên thì thay bằng sữa đậu nành 10% hoặc sữa không có latoza như (Isomil,Olac) hoặc cho ăn sữa chua làm từ sữa pha giống như các bữa sữa nước của trẻ
• Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt ỉa chảy quay dần về chế độ ăn bình thường
Trang 18Thực đơn cho đối với trẻ từ 7 - 12 tháng:
Giờ Ngày thứ 1 Ngày thứ 2 Ngày thứ 3+4
- Dầu ăn 1/2 thìa
- Hồng xiêm nghiền 1/2 quả
Bột thịt gà + cà rốt
- Bột gạo: 3 thìa
- Thịt gà: 25g
- Cà rốt nghiền: 3 thìa
- Dầu ăn 1/2 thìa
- Táo nghiền 1/2 quả
Bột thịt gà + cà rốt
- Bột gạo: 4 thìa
- Thịt gà: 30g
- Cà rốt nghiền: 3 thìa
- Dầu ăn 1/2 thìa
- Giá đỗ 20g (xay nhỏ lọc lấy 150ml nước nấu bột)
- Hồng xiêm nghiền 1/2 quả
- Dầu ăn 1/2 thìa
- Hồng xiêm nghiền 1/2 quả
Bột thịt gà + cà rốt
- Bột gạo: 3 thìa
- Thịt gà: 25g
- Cà rốt nghiền: 3 thìa
- Dầu ăn 1/2 thìa
- Táo nghiền 1/2 quả
Bột thịt gà + cà rốt
- Bột gạo: 3 thìa
- Thịt gà: 30g
- Cà rốt nghiền: 3 thìa
- Dầu ăn 1/2 thìa
- Giá đỗ 20g (xay nhỏ lọc lấy
150 ml nước nấu bột)
- Hồng xiêm nghiền 1/2 quả
Ghi chú:
• Nếu mẹ không có sữa hoặc ít sữa thay các bữa bú mẹ bằng sữa bột công thức pha với nước
cháo + cà rốt nghiền mỗi bữa từ 100ml - 150ml, trẻ nôn hoặc ăn ít cho tăng số bữa
• Không có sữa bò hoặc sữa bột cho trẻ ăn sữa đậu nành 10% (100g đậu tương/1 lít sữa)
• Từ ngày thứ năm trở đi trẻ bớt ỉa chảy quay dần sang chế độ ăn bình thường
Trang 19Thực đơn cho đối với trẻ trên 1 tuổi
Giờ Ngày thứ 1 Ngày thứ 2
6h Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng với
nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu nành 200ml
Bú mẹ hoặc sữa bò pha loãng với nước cháo +
cà rốt 200ml hoặc sữa đậu nành 200ml
9h Cháo thịt gà + cà rốt
- Gạo 30g (1 vốc tay)
- Thịt gà 30g, cà rốt 50g
- Dầu ăn 1 thìa (5g)
- Giá đỗ 20g giã hoặc xay lọc lấy nước nấu cháo
- Chuối tiêu nghiền 1 quả
Bú mẹ hoặc sữa pha với nước cháo cà rốt
13h Cháo thịt gà + cà rốt
- Gạo 30g (1 vốc tay)
- Thịt gà 30g,
- Cà rốt 50g
- Dầu ăn 1 thìa (5g)
- Giá đỗ 20g giã hoặc xay lọc lấy nước nấu cháo
15h Sữa bò hoặc sữa đậu nành 200ml
Táo nghiền 1 quả Sữa bò hoặc sữa đậu nành 200mlChuối tiêu 1 quả
- Dầu ăn 1 thìa (5g)
- Giá đỗ 20g giã hoặc xay lọc lấy nước nấu cháo
20h Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng với
nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu nành 200ml
Bú mẹ hoặc ăn sữa bò pha loãng với nước cháo + cà rốt 200ml hoặc sữa đậu nành 200ml
(Nguồn: Theo Hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ PGS TS Nguyễn Thị Lâm - ThS BS Lê Thị Hải.)
Trang 20Triệu chứng chính là tiêu chảy và nôn, có khi kèm theo sốt Trẻ đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu
vàng chanh hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải Đối tượng dễ mắc bệnh
nhất là trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi
Thủ phạm gây ra bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em trong mùa lạnh là virus rota Khoảng 88% bệnh
nhân có triệu chứng nôn nhiều lần trong ngày Ở thể nặng, trẻ nôn vọt, nhiều lúc không ăn cũng
nôn Nhiều cháu còn bị sốt trên 380C, có khi 390C, 400C Do tiêu chảy và nôn nên cơ thể trẻ bị
mất nước, đa số ở mức nhẹ và vừa, có những trẻ bị mất nước nặng Tiên lượng của bệnh và cách
điều trị phụ thuộc vào tình trạng mất nước của trẻ
Các cấp độ bệnh
• Tiêu chảy không mất nước: Trẻ tiêu chảy dưới 4 lần/ngày, nôn ít, không khát nước, lượng
nước tiểu bình thường Đây là trường hợp nhẹ, bệnh sẽ khỏi nhanh, không có gì đáng
ngại
• Mất nước ở mức độ nhẹ: Trẻ tiêu chảy 4 - 9 lần/ngày, nôn nhiều hơn, khát nước, ngoài ra
chưa có dấu hiệu lâm sàng gì khác
• Mất nước ở mức độ vừa: Trẻ khát nhiều, lượng nước tiểu giảm, môi và lưỡi khô, mắt
trũng
• Mất nước trầm trọng: Trẻ đi ngoài hơn 10 lần/ngày, phân nhiều nước hoặc có khi toàn
nước, có thể lẫn máu và dịch nhầy Trẻ nôn nhiều, tiểu tiện ít, da khô, môi và niêm mạc se,
mắt trũng sâu, thóp lõm
Cách điều trị
Bù nước và điện giải bằng ORESOL, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp Không nên
tự động cho trẻ uống kháng sinh vì thuốc này chẳng những không có tác dụng với virút mà còn
gây loạn khuẩn đường ruột
• Đối với các trường hợp mất nước vừa và nhẹ, ngoài việc cho uống dung dịch ORESOL đến
khi tiêu chảy ngừng hẳn, người mẹ cần tiếp tục cho trẻ bú và ăn bình thường Cần chọn
thức ăn tươi, sạch, dễ tiêu để trẻ đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị
suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy
• Trong trường hợp mất nước nặng, phải đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được cứu chữa kịp
thời và truyền dịch
Để đề phòng bệnh tiêu chảy do virút rota, tốt nhất là nên nuôi con bằng sữa mẹ Khi cho trẻ ăn
thêm những thực phẩm khác, nhất thiết phải bảo đảm các tiêu chuẩn như tươi, được bảo quản
Trang 211 Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:
• Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
• Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu
• Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn
• Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ
• Hạn chế người ra, vào vùng đang có dịch
2 An toàn vệ sinh thực phẩm:
• Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi
• Không ăn rau sống, không uống nước lã
• Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi
cá, tiết canh, nem chua
3 Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:
• Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ
• Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất cloramin B
• Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng
4 Khi có người bị tiêu chảy cấp:
Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp, phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời
(Nguồn: Cục y tế dự phòng Việt nam, Bộ Y tế)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Dự án tăng cường CSSKBĐ “Thực hành truyền thông giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại cộng đồng”
2 Theo Hướng dẫn thực hành nuôi dưỡng trẻ PGS TS Nguyễn Thị Lâm
3 Tin từ: www.nhidong.org.vn
4 Báo Sức khỏe và Đời sống
5 Tin từ: www.nld.com.vn
6 Theo: www.benh_tre_em.com
Trang 23I MỘT SỐ HIỂU BIẾT CHUNG VỀ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM
1 Khái niệm nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
NKHHCT ở trẻ em là một nhóm bệnh chỉ sự tổn thương cấp tính của đường hô hấp như mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản hoặc nhu mô phổi do vi khuẩn hoặc virut gây nên
Theo vị trí giải phẫu của đường hô hấp, người ta phân làm 2 loại NKHHCT ở trẻ em:
• Nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên thường nhẹ hay gặp hơn bao gồm: viêm mũi họng, VA, viêm amidan, viêm tai giữa, các trường hợp ho, cảm lạnh
• Nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp dưới ít gặp hơn nhưng thường nặng bao gồm các trường hợp viêm thanh quản, khí quản, phế quản, tiểu phế quản và viêm phổi
2 Các dấu hiệu của trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Khi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ thường biểu hiện bằng nhiều dấu hiệu như ho, sốt, khó thở, thở nhanh hoặc thở khác thường, đau họng, chẩy nước mũi, chảy mủ tai Trong đó ho là triệu chứng hay gặp nhất Dựa vào các dấu hiệu cơ bản như ho, thở nhanh, rút lõm lồng ngực và một số dấu hiệu sau để phân làm ba loại mức độ NKHHCT ở trẻ:
• Nhiễm khuẩn hô hấp nhẹ (không viêm phổi): Trẻ chỉ có dấu hiệu ho, chảy nước mũi, không thở nhanh, không rút lõm lồng ngực
• Nhiễm khuẩn hô hấp thể vừa (viêm phổi): Nếu trẻ có dấu hiệu thở nhanh nhưng không rút lõm lồng ngực
• Nhiễm khuẩn hô hấp thể nặng (viêm phổi nặng): Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy hiểm sau:
+ Trẻ bỏ bú hoặc không uống được: Đối với trẻ dưới 2 tháng khi bị bệnh mà không bú được hoặc bỏ bú là biểu hiện rất nặng Ở trẻ lớn nếu không thể uống được nước cũng rất nguy hiểm Cần phải phát hiện sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời
+ Trẻ khó thở, thở nhanh và rút lõm lồng ngực: Khó thở, thở nhanh là dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị viêm phổi Đặc biệt nếu có rút lõm lồng ngực là biểu hiện của bệnh viêm phổi nặng, rất nguy hiểm Có thể phát hiện bằng cách quan sát trẻ khi thở Nếu thấy phần dưới của lồng ngực, chỗ ranh giới giữa ngực và bụng lõm vào khi trẻ hít thở vào thì đó chính là dấu hiệu rút lõm lồng ngực
+ Trẻ thở có tiếng rít hoặc khò khè: Khi trẻ thở vào mà nghe thấy tiếng thở thô rít, thì đó chính là tiếng thở rít Còn khi trẻ thở ra nghe thấy tiếng khò khè phát ra từ ngực và miệng thì chính là tiếng khò khè Tiếng thở rít hay khò khè biểu hiện tình trạng khó thở nặng của trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tháng tuổi
+ Trẻ biểu hiện co giật hoặc tím tái: Nếu trẻ có biểu hiện co giật hoặc tím tái khi ho, khóc hoặc bú là biểu hiện nặng hoặc rất nặng cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay
+ Trẻ ngủ li bì khó đánh thức: Tinh thần của trẻ không tỉnh táo, khó đánh thức hoặc không quan tâm đến xung quanh, không nhìn mẹ hoặc không phản ứng trước người lạ Đây
là những biểu hiện nặng hoặc rất nặng có thể liên quan đến những bệnh khác nữa rất nguy hiểm
Trang 24+ Trẻ dưới 2 tháng tuổi có sốt hoặc hạ nhiệt độ: Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi có thể bị sốt ở
nhiệt độ 37,5°C (đo ở nách) hoặc hạ nhiệt độ dưới 35°C Nếu bà mẹ không tự đo nhiệt
độ có thể áp trán vào con thấy trẻ nóng hoặc lạnh hơn trán mình
+ Trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng nặng: Nếu trẻ có biểu hiện NKHHCT mà kèm theo tình
trạng suy dinh dưỡng nặng như cơ thể teo đét da bọc xương, tóc khô thưa, hoặc trẻ phù
hai mu chân, lờ đờ, chậm chạp, da xanh nhợt, có thể có những mảng màu sắc tố hoặc
loét trên da thì thường là sẽ diễn biến rất nặng
3 Nguyên nhân trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Trẻ em dễ bị NKHHCT do nhiều nguyên nhân:
• Ngay từ khi mang thai, các bà mẹ không được chăm sóc đầy đủ, ăn uống kiêng khem nên
khi sinh con ra trẻ bị thiếu cân (dưới 2.500gram) Trẻ nhẹ cân sẽ thiếu sức đề kháng dễ
NKHHCT
• Trẻ suy dinh dưỡng dễ mắc NKHHCT hơn trẻ bình thường, và khi NKHHCT thì thời gian điều
trị kéo dài hơn và có tiên lượng xấu hơn
• Trẻ không được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ sẽ thiếu sức đề kháng dễ NKHHCT
• Vào mùa hè thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại virut, vi khuẩn phát triển Cơ thể
non yếu của trẻ khiến cho các loại virut, vi khuẩn này rất dễ xâm nhập và gây bệnh
• Tình trạng ô nhiễm môi trường do bụi, khói, do sự hình thành các khu công nghiệp, các làng
nghề ngày một gia tăng ảnh hưởng rất nhiều đến đường hô hấp của trẻ
• Ô nhiễm nội thất, khói bụi trong nhà, khói thuốc lá sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động
bảo vệ của niêm mạc đường hô hấp Vì vậy trẻ sẽ dễ bị mắc bệnh hơn
• Thời tiết lạnh thay đổi đột ngột là điều kiện thuận lợi gây NKHHCT, đặc biệt là thời điểm
chuyển mùa
• Nhà ở chật chội, thiếu vệ sinh
• Đời sống kinh tế gia đình thấp, trẻ bị thiếu vitamin A
• Mùa hè nóng nực, cơ thể trẻ ra nhiều mồ hôi Nếu không được lau khô kịp thời, trẻ rất dễ
bị cảm lạnh
• Trời nóng nực, mồ hôi đang ra nhiều mà trẻ bị tắm ngay cũng làm cho trẻ dễ bị ốm
• Nhiều gia đình sử dụng máy điều hòa nhiệt độ Đây là một nguy cơ nguy hiểm nếu không
biết sử dụng phù hợp với sức khỏe của trẻ Trẻ đang ở trong phòng điều hòa bỗng đột ngột
đưa ra ngoài làm cơ thể trẻ không thích ứng kịp
• Một nguyên nhân làm trẻ bị bệnh nặng phải nhập viện là do các bậc cha mẹ không hiểu biết
về kiến thức chăm sóc trẻ khi bị bệnh Triệu chứng ban đầu của NKHHCT là ho và sổ mũi
Có nhiều các bậc cha mẹ tự mua thuốc cầm ho cho trẻ uống khiến trẻ bị ứ đờm và các độc
chất dồn lại trong phổi, phế quản Đây là nguyên nhân làm cho trẻ khó thở dẫn đến viêm
phổi Có nhiều các bậc cha mẹ lại lạm dụng kháng sinh khi trẻ có dấu hiệu NKHHCT, điều
này rất có hại cho sức khỏe của trẻ
4 Nguy hiểm của nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em
Nếu trẻ em bị NKHHCT mà không được phát hiện, điều trị xử trí sớm và đúng thì có thể sẽ xảy
Trang 255 Cách phát hiện sớm trẻ bị viêm phổi
Có thể dựa vào những dấu hiệu sau để phát hiện sớm trẻ bị viêm phổi:
Nhịp thở tăng
Một trẻ được coi là viêm phổi khi có ho và thở nhanh, bởi vì khi phổi bị viêm sự trao đổi ôxy ở phổi trở nên khó khăn hơn, nên cơ thể rất dễ thiếu ôxy Trẻ phản ứng lại tình trạng này bằng cách tăng nhịp thở lên để bù đắp tình trạng thiếu ôxy đó
Các bậc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ có thể dễ dàng quan sát nhịp thở bằng cách vén áo trẻ lên để nhìn di động của lồng ngực hoặc bụng Nếu di động đó nhanh hơn những ngày trẻ khỏe mạnh bình thường là trẻ có thở nhanh Điều quan trọng là phải quan sát lúc trẻ nằm yên tĩnh hoặc lúc ngủ, không được quan sát lúc trẻ đang quấy khóc
Nếu có đồng hồ có kim giây, có thể để đồng hồ gần bụng hoặc ngực của trẻ và đếm nhịp thở trong vòng 1 phút Một trẻ có thở nhanh nếu đếm được:
• Từ 60 lần/phút trở lên đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi
• Từ 50 lần/phút đối với trẻ từ 2 tháng tuổi đến 1 tuổi
• Từ 40 lần/phút đối với trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi
Thở nhanh là dấu hiệu sớm nhất của một trẻ bị viêm phổi
Nếu không đếm được nhịp thở của trẻ hoặc không thể phân
biệt được trẻ có thở nhanh hơn ngày thường hay không thì có
thể vén áo trẻ lên và quan sát lồng ngực Nếu thấy trẻ thở khác
thường hoặc nghe thấy trẻ thở phát ra một tiếng bất thường
khác thì cũng có thể trẻ bị viêm phổi
Rút lõm lồng ngực
Vén áo trẻ lên và nhìn vào phần ranh giới giữa ngực và bụng trẻ
thấy lõm vào khi trẻ hít thở vào thì đó chính là dấu hiệu rút lõm
lồng ngực Dấu hiệu này được quan sát dễ dàng và chính xác
nếu bế trẻ nằm ngang trên lòng hoặc đặt trẻ nằm ngang trên
giường Hiện tượng này phải thấy thường xuyên ở bất kì nhịp
thở nào của trẻ khi trẻ nằm yên tĩnh hoặc ngủ mới có giá trị,
còn nếu chỉ thấy khi trẻ quấy khóc hoặc khi cố gắng hít sâu vào
thì không được coi là rút lõm lồng ngực Trẻ có rút lõm lồng ngực chứng tỏ trẻ đã bị viêm phổi nặng Các trẻ này cần phải được điều trị tại bệnh viện
Khi trẻ có ho, sốt cần phải theo dõi xem trẻ có thở nhanh hoặc có bất kỳ biểu hiện thở khác thường (khó thở hơn bình thường hoặc co rút lõm lồng ngực …) Đây là việc làm đầu tiên và quan trọng nhất để phát hiện sớm trẻ có bị viêm phổi hay không
Chú ý: Khi trẻ có ho, sốt mà lại thấy trẻ thở khác thường thì phải mang đến cơ sở y tế ngay
6 Cách xử trí và chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của NKHHCT, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và tư vấn chăm sóc đúng Đặc biệt nếu thấy trẻ có một trong số những dấu hiệu của bệnh nặng hoặc rất nặng thì nhất thiết phải đưa trẻ tới ngay các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời
Nếu sau khi khám, y/bác sĩ quyết định cho trẻ về chăm sóc tại nhà thì các bậc cha mẹ phải biết cách chăm sóc trẻ tại nhà