II. TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ EM ỞN ƯỚC TA HIỆN NAY
DÙNG THUỐC CHO TRẺ
ă m sóc s ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng Các cách cho trẻ uống thuốc
Nếu thuốc viên, tán ra thành bột rồi trộn với nước đường. Nếu thuốc có vịđắng, rất đắng, nên pha với mứt quả có vị chua hoặc mật ong, sôcôla, chuối nghiền. Nếu trẻ nhè ra, cần coi xem trẻ đã uống được bao nhiêu để cho trẻ uống thêm mà không quá liều lượng. Tránh không trộn thuốc với các thức ăn thường ngày của trẻ như sữa, súp v.v..., vì như vậy, sau này trẻ nhìn thấy sữa sẽ
sợ, không chịu bú nữa.
• Thuốc để trong viên bao không nên lấy ra vì có thể loại thuốc này cần phải để lọt xuống dạ
dày rồi mới để cho tan.
• Sirô: Những thuốc loại sirô thường dễ uống. Trước khi uống, nên lắc đều chai đựng thuốc. • Viên đặt ở hậu môn: Cần làm viên thuốc ướt hoặc ngâm vào vadơlin trước khi nhét thuốc
vào hậu môn trẻ. Sau đó, giữ mông trẻ khít lại vài phút để thuốc không bị rơi ra.
Thời gian chữa trị
Bé sốt 40°C, bác sỹ cho uống thuốc kháng sinh. Hôm nay, thân nhiệt của bé đã xuống tới 36°C. Vậy, có cần phải uống thuốc nữa hay không?
Vẫn cần phải uống thuốc cho đủ liều lượng. Để trị khỏi bệnh bằng thuốc kháng sinh, phải tiếp tục dùng thuốc thêm một vài ngày, dù các triệu chứng bệnh đã mất. Thí dụ triệu chứng của bệnh viêm họng, hoặc ho là sốt, khi hết sốt không có nghĩa là đã hết bệnh. Muốn khỏi dứt bệnh, phải dùng thuốc đủ liều từ 8 - 10 ngày. Nếu không dùng thuốc đủ liều lượng, có thể bị bệnh trở lại.
Tủ thuốc gia đìnhĐặt tủ thuốc ở đâu?