Viêm phế quản phổ

Một phần của tài liệu chăm sóc sức khỏe trẻ em vì tương lai của cộng đồng (Trang 31 - 34)

II. Các nhiễm khuẩn cấp tính tại phổi: những nhiễm khuẩn cấp tính tại phổi hay gặp ở trẻ dưới 3 tuổi là viêm tiểu phế quản và viêm phế

2. Viêm phế quản phổ

Đây là bệnh viêm phổi phổ biến nhất ở trẻ em dưới 3 tuổi. Bệnh cảnh gần giống như viêm tiểu phế

ă m sóc s ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng

quản nói trên, nhưng nguyên nhân thường do các vi khuẩn phổ biến gây viêm đường hô hấp như

phế cầu, hemophylus infl uenzea, braxella catarhalis, liên cầu và tụ cầu. Trẻ thường có sốt, có thể

sốt cao, dịch tiết mũi họng màu xanh hoặc đục như mủ, thở nhanh, khò khè giống viêm tiểu phế

quản, nhưng ít có hiện tượng tắc nghẽn hơn nên thường khó thở cả thì thở ra và thở vào. Nghe phổi có thể có ít ran ngáy ran rít, nhưng chủ yếu là nhiều ran ẩm nhỏ và vừa hạt khắp hai bên phổi. Hình ảnh Xquang phổi thấy nhiều chấm nốt mờ rải rác hai bên phổi, tập trung nhiều ở phía gần tim. Xét nghiệm máu thấy có các biểu hiện viêm cấp tính của cơ thể như: tăng số lượng bạch cầu và tăng tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, protein C phản ứng cấp (CRP: C reactive protein) tăng cao, pro-calcitonin tăng cao. Trẻ cần được điều trị tại bệnh viện. Ngoài các biện pháp không

đặc hiệu như trong viêm tiểu phế quản, sử dụng kháng sinh thích hợp có tác dụng điều trị tốt vì có thể tiêu diệt được nguyên nhân gây bệnh là các vi khuẩn.

Tóm lại, nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính là bệnh hay gặp nhất ở trẻ em, có nhiều mức độ khác nhau, trong đó có nhiều thể bệnh rất nguy hiểm vì có thể gây tử vong nhanh chóng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đúng đắn. Gia đình và người trông trẻ cần hiểu rõ lúc nào phải đưa trẻđến viện để tránh hậu quảđáng tiếc. Việc khám và điều trị tại bệnh viện cũng cần được khẩn trương, tích cực và chính xác. Việc tự ý dùng các thuốc co mạch, thuốc giảm ho và kháng sinh bừa bãi không do thầy thuốc chỉđịnh đã dẫn đến nhiều hậu quảđáng tiếc, cần được kiểm soát và hạn chếđến tối đa nhằm tránh tử vong cho trẻ và giảm tỷ lệ kháng thuốc của vi khuẩn. (TS. Nguyễn Văn Bàng - Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội)

ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng Phụ lục 2 HIỂU HƠN VỀ BỆNH CẢM CÚM Ở TRẺ EM Các biểu hiện cúm ở trẻ em

Các triệu chứng cảm cúm thường gặp ở trẻ là sốt cao (khoảng 40°C), đau đầu, đau họng, ho khan, các cơđau nhức, trẻ cảm thấy lạnh và mệt mỏi. Các triệu chứng này thường kéo dài trong 3 - 4 ngày song trẻ có thể vẫn tiếp tục ho và mệt mỏi trong hai tuần sau khi đã khỏi cúm. Có thể, bố mẹ, anh chị hay những người hay ở gần trẻ cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi.

Các biểu hiện cúm ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (mới chập chững đi)

Ở trẻ nhỏ, các triệu chứng cúm tương tự như triệu chứng của các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác như bệnh bạch hầu thanh quản (bệnh gây khó thở và ho), bệnh viêm phế quản, bệnh viêm phổi. Cụ thể là đau bụng, co giật, tiêu chảy là những triệu chứng cảm cúm thường gặp ở trẻ

sơ sinh, trong đó sốt cao thường là triệu chứng rõ ràng nhất.

Đối với trẻ sơ sinh, các triệu chứng cảm cúm thường không rõ ràng và thường được xem như là nhiễm khuẩn. Cảm cúm ở trẻ dưới 6 tháng tuổi thường ít gặp song nếu có thường xuất hiện các triệu chứng như ngủ lịm, bú ít, tuần hoàn kém.

Do trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc cảm cúm nên trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi cần được đi tiêm phòng cảm cúm hằng năm vào mùa thu hoặc mùa đông.

Khi trẻ bị ngạt mũi mà chưa xác định được nguyên nhân, cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng các loại thuốc co mạch để nhỏ cho bé. Tốt nhất dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để nhỏ, rửa mũi hàng ngày. Nó có tác dụng rửa mũi, làm cho dịch mũi loãng ra và giúp niêm mạc mũi trở lại trạng thái bình thường. Có thể nhỏ 4 - 5 giọt vào một bên mũi rồi hút sạch, ngày làm 2 - 4 lần. Chú ý không bơm nước mạnh quá vào mũi để khỏi chảy xuống họng, nhất là với trẻ sơ sinh vì dễ gây sặc. Loại này hoàn toàn không gây hại gì, có thể dùng lâu dài.

Các biến chứng của bệnh cúm

Theo các chuyên gia y tế, các biến chứng có thể của bệnh cúm là viêm phổi do vi khuẩn, viêm tai, nhiễm trùng xoang, cơ thể bị mất nước.

Ngoài ra, bệnh cảm còn là nguyên nhân làm cho các bệnh mãn tính như bệnh suy tim sung huyết, bệnh suyễn và bệnh tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn.

Sinh tố C Thần dược trị cảm cúm

Sinh tố C có tác dụng như một người lao công dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong cơ thể bạn, bao gồm cả vi khuẩn, vi rút nữa. Nhờ công dụng này mà sinh tố C có thểđược xếp vào một trong những thần dược trị cảm cúm. Nó có khả năng rút ngắn được thời gian cơn bệnh, đáng lẽđến 7 - 8 ngày nay chỉ còn 2 - 3 ngày.

Tuy việc uống sinh tố C với liều lượng khá cao như trên không gây nguy hại trong thời gian ngắn ngủi một vài ngày, nhưng các bác sĩ khuyên rằng nên tiếp tế cho cơ thể sinh tố này bằng cách ăn nhiều trái cây cam, bưởi, chanh, hoặc ăn sống các rau cải có mầu xanh đậm tốt hơn là uống thuốc viên.

Ngoài sinh tố C được xem như có thể giải quyết phần lớn mọi triệu chứng của bệnh cảm, các loại thuốc sau đây có những công hiệu riêng biệt cho từng loại bệnh trạng và cũng rất có ích. Tùy theo triệu chứng, bạn có thể dùng những chất sau đây: kẽm (làm dịu đi rất hữu hiệu cảm giác khô cổ, rát cổ); tỏi sống; nước muối (giúp thông cổ họng, bớt nghẹt mũi, giết vi trùng và làm khạc ra đờm nhiều hơn); uống trà nóng hoặc canh nóng (giúp thông mũi); tắm nước nóng (tắm đứng chừng 20 phút với nước nóng bốc hơi cũng có công dụng làm thông mũi và điều hòa nhiệt độ cơ thể) hoặc xông.

ă m sóc s ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng

Viêm nhiễm đường hô hấp cấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Ở các trẻ này, các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp hay gặp nhất là: viêm phế quản - phổi, viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp, viêm phổi do virus, tụ cầu phổi, hen phế quản ...

Viêm phế quản - phổi

Là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ nhiều hơn các trẻ lớn. Trẻ thường mắc bệnh sau khi bị những bệnh nhiễm khuẩn làm suy giảm mạnh sức đề kháng của cơ thể như: sau khi bị sởi, ho gà, cúm, bạch hầu hoặc sau mổ, sau khi bị bỏng nặng.

Khi bị viêm phế quản phổi, trẻ có các triệu chứng nhiễm khuẩn: sốt, ho, hay nôn trớ, da xanh, bỏ chơi, hay quấy khóc, khó thở nhanh, cánh mũi đập, rút lõm trên xương ức, tím tái. Nghe phổi thấy nhiều ran ẩm. Chụp X-quang cả hai phổi có nhiều đám mờ rải rác.

Phải điều trị kháng sinh tích cực (penicillin, ampicillin, cephalosporin), chống khó thở, hạ nhiệt, trợ tim.

Viêm phổi thùy

Hay gặp ở trẻ lớn (về mùa thu, đông, xuân). Trẻ bị bệnh thường sốt cao 39°C - 40°C, đột ngột sau khi bị nhiễm lạnh, khó thở, đau ngực, ho. Vùng phổi bị viêm nghe có nhiều ran ẩm, tiếng thổi ống, ran nổ, gõ đục. Chụp X-quang phổi thấy tổn thương khu trú hình tam giác đáy quay ra ngoài, đỉnh ở rốn phổi. Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu, tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính cao. Điều trị như trong bệnh viêm phế quản - phổi.

Viêm phế quản cấp

Thường gặp ở trẻ lớn, những khi thời tiết thay đổi hoặc sau khi viêm mũi họng. Thường thì các phế quản ở tầng trên, phế quản loại trung bình hoặc phế quản lớn bị viêm, các phế quản nhỏ ít hoặc không bị ảnh hưởng. Trẻ bị bệnh có triệu chứng sốt, ho. Lúc đầu ho khan sau ho có đờm, toàn trạng ít bịảnh hưởng. Nghe phổi có nhiều ran ngáy, ran rít ở rải rác cả hai phổi. Tuy bệnh không nặng như viêm phổi thùy, viêm phế quản - phổi nhưng cũng phải điều trị dứt điểm không

để bệnh chuyển sang thể nặng hơn.

Viêm phổi do virút

Nhiều loại virút có thể gây ra viêm phổi. Trẻ em thường bị nhiều hơn người lớn. Tỷ lệ viêm phổi do virút những năm gần đây ngày một nhiều. Bệnh ở trẻ càng nhỏ càng nặng, có thể gây ra suy hô hấp cấp, nếu không được xử trí kịp thời có thể gây tử vong. Bệnh thường xảy ra về mùa lạnh, những khi thời tiết thay đổi. Bệnh có khởi phát nhanh, đột ngột. Trẻđang khỏe bỗng ngạt mũi, có triệu chứng viêm đường hô hấp trên: viêm mũi - họng, viêm thanh quản, trẻ kêu đau họng, nói khàn, sốt cao 39°C - 40°C, ho khan. Nếu tác nhân gây bệnh là adenovirus trẻ có triệu chứng đau mắt (mắt đỏ, chảy nước mắt), hạch cổ nổi to, amidan sưng to. Toàn trạng ảnh hưởng nhiều. Trẻ

mệt nhọc, bỏ chơi, hay quấy khóc, không chịu ăn. Các triệu chứng ở phổi không nhiều và không rõ như các triệu chứng toàn thân. Phổi chỉ nghe thấy ít tiếng ran ẩm, ran ngáy hoặc ran rít. Chụp X-quang phổi ở trẻ nhỏ có khi chỉ thấy hình phổi tăng sáng hơn bình thường. Ở trẻ lớn hơn, có hình rốn phổi đậm, có những vết mờ đi từ phía rốn phổi ra phía ngoại vi hay những nốt mờ rải rác hai phổi. Xét nghiệm máu thấy tỷ lệ tế bào lympho tăng, số lượng bạch cầu giảm. Điều trị chủ

yếu là phòng ngừa suy hô hấp và các biến chứng khác trong và sau khi mắc bệnh. Các kháng sinh thông thường không có tác dụng đối với virút, chỉ có tác dụng ngăn cản các vi khuẩn có thể

bội nhiễm trong khi bị bệnh.

Phụ lục 3

Một phần của tài liệu chăm sóc sức khỏe trẻ em vì tương lai của cộng đồng (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)