THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP TÍNH Ở TRẺ EM

Một phần của tài liệu chăm sóc sức khỏe trẻ em vì tương lai của cộng đồng (Trang 27 - 28)

NKHHCT là một bệnh thường gặp ở trẻ em và cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, đặc biệt ở trẻ em dưới 5 tuổi. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết do nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chiếm tỷ lệ 28,5% tổng số trẻ em bị chết.

Ở Việt Nam NKHHCT là bệnh có tỷ lệ mắc cũng như tỷ lệ chết cao nhất trong tất cả các loại bệnh,

đặc biệt ở trẻ nhỏ. Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng từ 20 - 30 ngàn trẻ em dưới 5 tuổi chết do NKHHCT, trong đó chủ yếu do viêm phổi. Đây cũng là nguyên nhân của khoảng 30% - 50% số trẻ phải đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế (tỷ lệ tử vong lên đến 20% - 25% số trẻ mắc bệnh đến điều trị tại các bệnh viện). Tại cộng đồng, với 1 xã trung bình có 8.000 dân, với khoảng 1.000 trẻ dưới 5 tuổi, ước tính mỗi năm có khoảng 2.000 đến 6.000 lượt trẻ mắc NKHHCT, trong số này có khoảng 600 đến 700 lượt trẻ bị viêm phổi (Theo tài liệu của chương trình NKHHCT Trẻ

em, Viện lao và bệnh phổi, năm 2001).

Theo số liệu của Bệnh viện Nhi trung ương, trong 60 tháng tiêu biểu của 16 năm, số trẻ bị bệnh vào điều trị chiếm 44% tổng số trẻ vào viện và số trẻ tử vong do bệnh hô hấp chiếm 37% trong tổng số tử vong. TS. Đào Minh Tuấn - Phó chủ nhiệm khoa hô hấp cho biết, trong số hàng vạn lượt trẻ em đến khám tại Bệnh viện Nhi trung ương từđầu năm 2008 đến nay, có tới hàng nghìn lượt trẻ mắc các bệnh viêm đường hô hấp do nhiễm virut và vi khuẩn. Nhóm bệnh hô hấp ở trẻ

em mắc phải chủ yếu là NKHHCT. Tỉ lệ mắc bệnh do virut là 70% và do vi khuẩn là 30%. Các loại virut hay mắc phải là virut hợp bào, virut cúm, adenovirut, myxovirut. Hai vi khuẩn hay gặp nhất gây NKHHCT ở trẻ em là Heamophilus infuenza và Strepcococcus pneumoniae. Nhóm vi sinh vật gây bệnh còn có các loại nấm kí sinh trong mũi, họng, phổi. Lứa tuổi dễ mắc bệnh là từ 6 tháng

đến 1 tuổi.

Ở Tp. Hồ Chí Minh có mật độ dân cư dày đặc, tình trạng ô nhiễm khói bụi trầm trọng nên tỷ lệ

trẻ bị NKHHCT rất cao. Một trẻ có thể bị mắc NKHHCT từ 6 - 8 lần trong một năm và số trẻ mắc NKHHCT luôn chiếm hơn nửa số bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện nhi. Bác sĩ Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng I, TP. Hồ Chí Minh cho biết, hàng năm số lượng trẻ bị

mắc bệnh NKHHCT đông nhất vào lúc đang chuyển mùa và các tháng mưa 8, 9, 10. Nhưng năm 2008 tình hình diễn ra không như chu kì nữa. Thời điểm này số lượng trẻ NKHHCT không giảm so với các tháng cao điểm. Nguyên nhân có thể do mùa mưa kéo dài và có những đợt không khí lạnh làm trẻ em dễ bị nhiễm vi trùng và siêu vi trùng. Hiện nay mỗi ngày có gần 200 bệnh nhi NKHHCT nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng I và có thêm gần 20 trẻ nhập viện vì căn bệnh này, trong

đó dưới 12 tháng tuổi chiếm đến 60%. Trên toàn quốc, tỉ lệ mắc NKHHCT so với tổng số bệnh nhi chiếm đến 40%. Đây là diễn biến bất thường so với các năm trước. Bác sĩ Tuấn cho biết, đa số trẻ nhiễm bệnh đều dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Lứa tuổi này rất dễ bị siêu vi trùng xâm nhập và gây bệnh vì sức đề kháng quá yếu. Các nghiên cứu cho thấy, có đến 20% trẻ bị

NKHHCT sẽ chuyển sang viêm phổi. Đây là căn bệnh gây tử vong hàng đầu trong tất cả các loại bệnh ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Ở nước ta, tình trạng trẻ em bị NKHHCT do nhiều nguyên nhân

• Các bà mẹ thiếu kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai nên sinh con nhẹ

cân. Vì vậy trẻ dễ bị NKHHCT.

• Chưa biết cách nuôi và chăm sóc con khoa học (cho trẻ ăn dặm quá sớm, thức ăn không

đủ chất dinh dưỡng, chưa biết cách vệ sinh ăn uống ... ). Vì vậy trẻ bị suy dinh dưỡng và dễ bị NKHHCT.

ă m sóc s ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng

• Môi trường sống bị ô nhiễm (khói bụi ngoài đường phố, khói bụi xe cộ, khói thuốc lá, khói bụi trong nhà ...).

• Thời tiết thay đổi thất thường, không khí lạnh kéo dài, làm trẻ em dễ bị NKHHCT.

• Thiếu hiểu biết về kiến thức chăm sóc trẻ khi bị NKHHCT (tự dùng thuốc, lạm dụng kháng sinh ...).

• …

Để phòng chống NKHHCT ở trẻ em, cần phải

• Tuyên truyền nâng cao nhận thức/tập huấn cho các bà mẹ các kiến thức về:

+ Chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai (trước khi mang thai, trong khi mang thai và sau khi sinh con).

+ Cách nuôi và chăm sóc con khoa học (nuôi con bằng sữa mẹ, cho con ăn đủ chất dinh dưỡng, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc con khi thời tiết thay đổi ...).

+ Chăm sóc trẻ khi bị NKHHCT (không được tự ý dùng thuốc, không được lạm dụng kháng sinh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc ...).

• Cho trẻđi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.

• Động viên người dân tham gia vệ sinh môi trường, hạn chế bụi bặm, các loại khói bếp, khói thuốc lá, khói nhà máy ...

• ....

III. CH TRƯƠNG CA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC V PHÒNG CHNG NHIM KHUN HÔ HP CP TÍNH TR EM

Một phần của tài liệu chăm sóc sức khỏe trẻ em vì tương lai của cộng đồng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)