hoặc thuốc kém chất lượng, thuốc hết hạn dùng, thuốc giả … Vì vậy, cần thiết và cấp bách phải nâng cao ý thức và hiểu biết của các bậc cha mẹ về cách dùng thuốc để bảo vệ sức khỏe trẻ em vì hạnh phúc gia đình và góp phần phát triển cộng đồng bền vững.
I. MỘT SỐ HIỂU BIẾT CƠ BẢN KHI SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ EM TRẺ EM
1. Thuốc là hàng hóa đặc biệt, không được mua hoặc sử dụng tùy tiện tiện
• Thuốc là các chất (có nguồn gốc tự nhiên hoặc do tổng hợp, bán tổng hợp) dùng để chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho người sử dụng. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa sau: “Thuốc là những chất dùng cho người để phòng bệnh, chẩn đoán hay chữa bệnh hoặc làm thay đổi một chức năng sinh lý”.
• Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt. Khác với hàng hóa thông thường, thuốc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng. Vì vậy, việc mua, dùng và bán thuốc không được tuỳ tiện. Đối với hàng hóa thông thường người mua có quyền tự quyết định mình mua cái gì và dùng như thế nào. Đối với thuốc thì khác hẳn, thuốc chỉđược mua theo
đơn của thầy thuốc. Thuốc chỉđược dùng theo chỉ dẫn của thầy thuốc. Điều này có nghĩa là người mua hoặc dùng thuốc không thể tự quyết định mình mua thuốc gì mà thầy thuốc (người khám bệnh, kê đơn) mới là người có vai trò quyết định trong chỉđịnh việc mua thuốc gì và dùng thuốc như thế nào cho từng người bệnh cụ thể.
2. Mỗi loại thuốc đều có 8 thông tin cơ bản cần phải nghiên cứu kỹ
trước khi sử dụng
Trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào cho trẻ các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kỹ 8 thông tin chủ
yếu được trình bày trong "Hướng dẫn sử dụng":
(1) Thành phần: Mục này liệt kê các hoạt chất và các tá dược có trong thành phần của thuốc. Cần biết các hoạt chất này, nếu không sẽ dùng thuốc có tên gọi khác nhau nhưng có cùng hoạt chất như nhau sẽ dẫn đến ngộđộc vì dùng quá liều .
(2) Chỉđịnh: Mục này nêu những tác dụng của thuốc (Ví dụđiều trị tiêu chảy hoặc trị giun đũa, giun kim, giun móc hoặc dùng để dự phòng cơn đau thắt ngực). Cần đọc phần này để xem thuốc có phù hợp với bệnh của trẻđang được điều trị hay không.
(3) Cách dùng - Liều dùng: Mục này hướng dẫn cách dùng thuốc như thế nào (Ví dụ: ngậm dưới lưỡi, uống hoặc tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch ...). Đặc biệt mục này còn hướng dẫn liều dùng cho 1 lần, liều trong 24 giờ (tức trong một ngày), liều cho một đợt điều trị (Ví dụ: liều dùng 250 mg x 3 lần/ngày, trong 10 ngày, có nghĩa là mỗi lần dùng 250 mg thuốc, dùng 3 lần trong ngày, dùng trong 10 ngày liên tiếp).
(4) Chống chỉđịnh:Đây là mục lưu ý một số trường hợp không được dùng thuốc. Cần phải hiểu là chống chỉđịnh tuyệt đối, tức là không vì lý do nào đó được linh động dùng thuốc (Thí dụ: Nếu ghi "chống chỉđịnh đối với trẻ dưới 15 tuổi", thì phải tuyệt đối theo đúng điều này, đừng vì thấy trẻ 13 - 14 tuổi có vóc dáng to lớn hoặc có vẻ già dặn mà lại cho dùng thuốc này).
(5) Lưu ý - Thận trọng:Đây là chống chỉđịnh tương đối nghĩa là có những trường hợp không
được dùng thuốc nhưng không cấm hoàn toàn (Thí dụ: Nếu hướng dẫn "Thận trọng khi chỉđịnh cho trẻ dưới 2 tuổi", có nghĩa là tốt nhất nên tránh dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, nhưng vì sự cần thiết
ă m sóc s ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng
bác sĩ vẫn có thể chỉđịnh thuốc cho trẻ nhưng cần phải theo dõi kỹ).
(6) Tác dụng phụ (hoặc tác dụng ngoài ý): Mục này nêu lên những tác dụng không phải dùng trong điều trị, xảy ra ngoài ý muốn (Ví dụ: Một số tác dụng phụ của thuốc thường hay gặp:
đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhức đầu, chóng mặt ... thường các tác dụng phụ này sẽ mất đi khi ngưng dùng thuốc).
(7) Tương tác thuốc: Là phần lưu ý khi dùng cùng lúc với một số thuốc khác sẽ bị các phản ứng bất lợi (Ví dụ: aspirin nếu dùng chung với các thuốc giảm đau chống viêm giống như nó (được gọi là các thuốc chống viêm không steroid) sẽđưa đến tương tác thuốc dễ làm tổn hại niêm mạc dạ dày (hại bao tử) hơn).
(8) Hạn dùng: Được ghi trên bao bì (nhãn thuốc, vỉ thuốc, lọ thuốc hoặc hộp giấy đựng lọ
thuốc). Hạn dùng được hiểu là khoảng thời gian sử dụng ấn định cho một lô thuốc (thuốc được sản xuất theo lô). Sau thời hạn này thuốc đó không còn giá trị sử dụng. Như vậy nếu trên nhãn thuốc hoặc bao bì ghi: "H.D (hoặc exp): 30 tháng 6 năm 2008", có nghĩa là trong suốt thời gian từ lúc thuốc xuất xưởng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2008 thuốc có giá trị sử dụng. Đến ngày 1/7/2008 thuốc quá hạn dùng không còn giá trị, phải bỏđi, không được sử dụng.
3. Một số lưu ý khi cho trẻ uống thuốc
• Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, nên kiểm tra thật kỹ, tuyệt đối không sử dụng thuốc
đã có dấu hiệu bị cắt, xé hoặc tình trạng không hoàn hảo khác ngoài bao bì. • Đọc kỹ nhãn thuốc nhằm đảm bảo tuyệt đối sự an toàn cho trẻ.
• Chuẩn bị thuốc ở nơi có ánh sáng đầy đủ vì ở nơi tối, sẽ có nguy cơ dùng sai thuốc và sai liều lượng.
• Không pha thuốc vào bình sữa hoặc chén, đĩa thức ăn. Trẻ có thể chỉ uống hoặc ăn một phần và lượng thuốc còn lại vẫn nằm thuốc ởđáy bình, đáy bát.
• Hướng dẫn trên bao bì thuốc thường ghi cách tính liều theo cân nặng hoặc lứa tuổi của trẻ. Nếu nhãn ghi không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi thì dứt khóat không dùng khi trẻ chưa đến 2 tuổi. Cần biết chính xác cân nặng của trẻ để tính liều thuốc, không nên ước lượng vì như
vậy không chính xác. Không tự tăng liều chỉ vì thấy bệnh của trẻ có vẻ nặng hơn. • Luôn luôn đậy nắp, không để trẻ mởđược lọ. Đặt tất cả thuốc xa tầm với của trẻ.
• Khi trẻ đủ lớn để tự uống thuốc, vẫn cần theo dõi sát, không để trẻ nhỏ uống thuốc một mình.
• Phải trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng gì về vấn đề dùng thuốc của trẻ. Thông báo với bác sĩ về sự thay đổi hoặc phản ứng (nếu có) của trẻ sau khi dùng thuốc.
Lưu ý:
• Nếu là thuốc viên thì phải nghiền thuốc cho thật mịn, hòa với một thìa nước đường hoặc sữa mẹđể cho trẻ uống. Với trẻ lớn có thể hướng dẫn cho trẻ uống cả viên. Các loại thuốc dùng cho trẻ em nên chọn dạng siro, hoặc dạng sữa cho trẻ dễ uống.
• Không nên trộn thuốc với thức ăn (sữa bò, cháo …) vì thức ăn có thể làm thay đổi tính chất của thuốc và có thể làm cho trẻ sợăn. Mặt khác khi trẻ bị nôn sẽ không đủ lượng thuốc. • Khi trẻ không chịu uống thuốc, không lấy tay bịt mũi trẻ vì có thể làm trẻ bị sặc do thuốc
vào đường thở, gây nguy hiểm cho trẻ.
• Khi phải uống nhiều loại thuốc cùng một lúc nên cho trẻ uống riêng từng thứ một. Không nên trộn lẫn vì các thuốc có thể tương kỵ lẫn nhau.
4. Một số loại thuốc không được dùng cho trẻ nhỏ
ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng
tự ý dùng thuốc hoặc dùng không đúng chỉ định hoặc chỉđịnh không đúng với lứa tuổi sẽ dẫn tới những tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số thuốc không nên dùng cho trẻ
nhỏ:
Aspirin
Aspirin kích ứng dạ dày gây đau hay gây xuất huyết tiêu hóa ở những đối tượng có tiền sử bị
loét dạ dày - tá tràng. Đặc biệt, có một biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ khi dùng aspirin,
đó là hội chứng Reye, tuy hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Vì vậy, không bao giờ được dùng aspirin cho trẻ.
Phải luôn chắc chắn các loại thuốc chuẩn bị cho trẻ uống không có chứa aspirin bằng cách đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng trong hộp thuốc, vì rất nhiều loại thuốc chứa nhiều chất trong đó có aspirin (Ví dụ như thuốc Pepto-Bismol có chứa aspirin).
Thuốc chỉ dùng cho người lớn
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Cơ thể trẻ em, nhất là trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ. Hệ thần kinh trung ương, chức năng gan thận chưa hoàn chỉnh cho nên việc hấp thu chuyển hóa và thải trừ thuốc khỏi cơ thể khác xa với người lớn. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh và đẻ non. Đừng bao giờ cho trẻ uống loại thuốc mà người lớn đang dùng, cho dù chỉ dùng với liều nhỏ hơn .
Thuốc được kê cho trẻ khác hay cho một chứng bệnh khác
Có rất nhiều bà mẹ trong lúc bối rối khi con bị bệnh đã dễ dàng nghe theo lời khuyên của bà mẹ
khác, dùng lại đơn thuốc trước đó của con người đó do có một vài triệu chứng na ná giống nhau. Hậu quả là bệnh không khỏi mà có khi còn gặp nguy hiểm. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ dùng thuốc theo đơn mà bác sĩ chỉđịnh cho trẻ uống mỗi lần ốm. Tuyệt đối không tự dùng lại cho lần sau, vì chưa chắc lần sau trẻ có bệnh và mức độ bệnh tương tự như lần trước.
Những loại thuốc đã hết hạn sử dụng
Khi mua thuốc, cần kiểm tra kỹ hạn sử dụng thuốc. Nên chọn những vỉ thuốc nào in rõ hạn sử
dụng. Không nên lấy những viên lẻ. Nếu mua thuốc để dự trữ ở nhà, nên yêu cầu những hộp thuốc có hạn sử dụng còn dài.
Thuốc kết hợp nhiều hoạt chất
Rất nhiều loại thuốc kết hợp nhiều hoạt chất khác nhau, trong đó có những thành phần không phù hợp với trẻ (Ví dụ: Các loại thuốc cảm kết hợp paracetamol với codein hay với một loại thuốc kháng viêm không steroid khác nhằm tăng cường tác dụng giảm đau). Vì vậy, nên tham khảo ý kiến thầy thuốc khi sử dụng.
Các loại thuốc kháng viêm không steroid
Các thuốc này thường gây kích ứng dạ dày, đặc biệt là ibuprofen. Vì vậy, hầu hết đều được các hãng sản xuất khuyến cáo không sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, đề phòng những tác dụng phụ có thể xảy ra, nhất là khi trẻđang nôn.
Các dạng trình bày không thích hợp cho trẻ
Dạng viên hay dạng phải nhai nuốt có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu viên thuốc lọt vào đường thở. Vì thế nếu cần sử dụng thuốc, nên dùng những loại lỏng như viên hòa tan trong nước hay dạng sirô ...
ă m sóc s ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng
5. Những nguyên tắc đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả đối với trẻ nhỏ và hiệu quả đối với trẻ nhỏ
Việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả sẽ làm giảm tới mức thấp nhất các phản ứng có hại của thuốc và ngăn ngừa có kết quả những tai biến có thể xảy ra khi dùng thuốc. Muốn vậy mỗi người khi trẻốm cần thực hiện:
• Không tự ý dùng thuốc.
• Đi khám bệnh và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.
• Yêu cầu thầy thuốc hướng dẫn cách sử dụng hoặc tựđọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc.
• Tránh dùng một lúc nhiều loại thuốc. Trong trường hợp phải dùng nhiều loại thuốc thì cần liên hệ chặt chẽ với thầy thuốc để được hướng dẫn và theo dõi.
• Chỉ dùng thuốc tiêm khi thật cần thiết và có sự theo dõi của thầy thuốc. • Các loại nước (siro, dạng sữa) không được giữ lâu, nhất là khi đã mở ra dùng.
• Phải theo dõi phản ứng của trẻ sau khi dùng thuốc, nếu thấy các phản ứng khác thường (như phát ban, mẩn ngứa, vật vã, kích thích, rối loạn tiêu hóa ...) cần ngừng thuốc ngay và
đưa trẻđến cơ sở y tếđể xử trí kịp thời.
• Không mua thuốc của những người không có chuyên môn y, dược.
• Không dùng thuốc đã hỏng, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không có nhãn hoặc không còn nhãn.
• Cần để thuốc ở nơi khô ráo, mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào. Để mỗi lọ vào các loại riêng, ghi rõ tên thuốc, hàm lượng thuốc trong mỗi viên và thời hạn sử dụng.
• Các loại thuốc luôn phải để nơi trẻ em không lấy được.
6. Những điều cần biết khi sử dụng tủ thuốc gia đình
Thuốc cần được giữ trong tủ thuốc gia đình. Tủ thuốc có thể treo lên tường, vách. Cần lưu ý: Nơi
đặt tủ phải khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào, không đểở nơi ẩm ướt (trong buồng tắm, nhà bếp), đặt ở xa tầm với của trẻ hoặc nếu trẻ có khả năng với tới thì tủ phải có khóa với chìa khóa được cất ở nơi chỉ riêng những người lớn trong gia đình biết. Nếu không có điều kiện đóng hoặc mua tủ nhỏ, có thể tạm đặt thuốc trong ngăn kéo bàn hoặc trong một hộc của tủ lớn. Để
dễ tìm, nên sắp thành 3 loại đặt ở 3 chỗ khác nhau.
1. Loại bác sĩ kê đơn và người trong gia đình đang sử dụng. Thuốc này cần để riêng ra một nơi và tốt hơn hết nên để trong bao gói có ghi tên thuốc và cách sử dụng (mỗi lần uống mấy viên, ngày uống mấy lần, uống vào lúc nào, có điều gì cần lưu ý ...).
2. Loại thường dùng, để trị một số bệnh nhẹ thường gặp như: thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc trị ho, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu đầy bụng, dịứng, v.v...
3. Loại dùng ngoài: Povidine, Betadine (bôi ngoài da sát trùng), nước ôxy già (eau oxygénée), cồn 70°..., bông băng, một số vật dụng y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ
mũi.
Đối với thuốc dùng trong (tức loại để uống) nên sắp đặt riêng, không nên để lẫn lộn thuốc dành cho người lớn và thuốc dành cho trẻ con.
Nếu thuốc có bao bì, nên giữ trong bao bì kể cả bảng hướng dẫn sử dụng. Tất cả các loại viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch có nắp đậy và các chai lọ này đều phải dán nhãn ghi rõ tên thuốc. Thuốc dành cho người lớn, nên ghi thêm câu trên nhãn: người lớn. Nếu có hạn dùng phải ghi rõ và thường xuyên theo dõi, khi quá hạn phải bỏ đi, thay thuốc mới vào. Để giữ nhãn thuốc tốt, có thể dùng băng keo trong dán chồng lên. Sau cùng, ta nên để sẵn một đèn pin ởđầu giường ngủ phòng khi đêm tối cúp điện. Tránh việc mò mẫm lấy thuốc trong tình trạng không
ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng