Tủ thuốc gia đình Đặt tủ thuốc ởđâu?

Một phần của tài liệu chăm sóc sức khỏe trẻ em vì tương lai của cộng đồng (Trang 46 - 49)

II. TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC CHO TRẺ EM ỞN ƯỚC TA HIỆN NAY

Tủ thuốc gia đình Đặt tủ thuốc ởđâu?

Tủ thuốc cần đặt ở vị trí cao để trẻ không với tới được và phải có khóa. Trẻ nào cũng thích mở tủ. Khi thấy các hộp thuốc, lọ thuốc nhỏ xinh, trẻ nào cũng muốn mở ra và nếm thử. Những ống thuốc aspirine và các chai thuốc an thần mà nhiều người lớn vẫn coi thường, lại thường là những thủ phạm gây ra nhiều vụ ngộđộc nhất cho trẻ em. Không nên để tủ thuốc ở những nơi ẩm hoặc nóng.

Trong tủ thuốc nên có :

• Bông, gạc • Băng buộc, băng dính(keo) • Kéo • Kẹp • Ống thụt • 1 lọ sérum sinh học • 1 bình thuốc sát trùng • 1 ống cặp sốt • 1 lọ xà phòng nước

• 1 hộp viên nhuận tràng loại đặt hậu môn • 1 ống va-dơ-lin

• 1 ống aspirine hay paracétamol dạng viên, gói, hoặc loại đặt ở hậu môn như: Efferalgan, Dolipral ...

Ngoài ra, có thể có một hộp băng cầm máu loại “Stop HéMO”: băng + gạc có chất thấm cầm máu.

Giữ thuốc thế nào?

ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng

loại nào nên vứt đi, thứ nào đã dùng hết, phải mua bổ sung.

• Những ống thuốc tiêm (chích): Nếu còn hạn sử dụng thì còn dùng được.

• Loại thuốc kháng sinh và sulfamide: Thuốc dùng thừa nên vứt đi vì những thuốc này khi dùng phải do bác sỹ chỉđịnh.

• Thuốc viên, viên con nhộng, gói: Phải đểở nơi khô ráo.

• Thuốc nhỏ mắt: Một khi đã mở rồi, chỉ dùng trong vòng 15 ngày.

• Thuốc mỡ: Nếu bóp ống thuốc mỡ thấy có nước mà phần còn lại bị cứng thì vứt cảống đi. Những thuốc mỡ có chứa chất kháng sinh hoặc sulfamide chỉ dùng được trong vòng vài tuần.

• Chất bột: Phải để ở nơi khô ráo.

• Dung dịch sérum sinh học: Cần thay luôn.

• Sirô: Khi đã mở, chỉ dùng được trong thời gian vài tuần lễ. • Viên đặt ở hậu môn: để nơi khô ráo.

Bác sỹ chuyên khoa

Có nhiều người tích rất nhiều loại thuốc trong tủ thuốc gia đình, nghĩ rằng như vậy sẽứng phó

được với tình hình sức khỏe của con cái và cả mọi người trong gia đình. Trẻ sốt? Cho uống thuốc kháng sinh! Da bị mẩn đỏ? Bôi thuốc mỡ! Mệt? Cho uống thuốc bổ! Khó ngủ? Cho uống thuốc an thần! Hành động như vậy chưa đủ và đôi khi còn không có lợi vì đấy là sự cố gắng xóa dấu vết các triệu chứng của một căn bệnh nào đó chưa được biết. Các bác sỹ chuyên môn cần nhìn vào các triệu chứng đó để xác định được bệnh và quyết định cho bé dùng thuốc gì đểđiều trị bệnh. Trong mấy năm đầu, người bác sỹ rất cần cho trẻ, kể cả các cháu khỏe mạnh. Vì ngoài việc chữa bệnh, bác sỹ còn có nhiệm vụ quan trọng là phòng bệnh. Cho tới 6 tuổi, các cháu cần phải được bác sỹ theo dõi sức khỏe, kiểm tra sự phát triển về mọi mặt, tiêm chích phòng bệnh và chữa bệnh. Ở các thành phố và tỉnh đều có các bác sỹ chuyên trị các bệnh trẻ em và các bệnh viện có khoa nhi riêng biệt. Vì vậy nên tìm biết các địa chỉđó để đưa các trẻ tới khám sức khỏe định kỳ

và khám bệnh khi cần thiết.

Cuốn sổ sức khỏe của Bé

Mỗi trẻ em cần được bố mẹ lập cho một cuốn sổ sức khỏe. Sổ này có bán sẵn ở các trung tâm y tế tại khoa nhi, hoặc có thể phải làm lấy. Bố hoặc mẹ các cháu sẽ ghi lại tất cả các điều có liên quan tới Bé từ ngày mẹ Bé mang thai, ngày sinh, số cân nặng, chiều cao ở các độ tuổi của bé, ngày mọc răng, ngày bắt đầu chập chững biết đi, ngày phải uống thuốc trị bệnh gì, các bệnh đã mắc phải do bác sỹ chẩn đoán, các lần phải vào bệnh viện hoặc phải chữa trịđặc biệt ... Tất cả

những điều được ghi trên, như một thứ lý lịch về sức khỏe của cháu bé, sẽ giúp cho bác sỹ tìm

được cách phòng bệnh, trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cháu bé một cách đắc lực.

ă m sóc s ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng

Sau khi sinh, hệ thần kinh, hệ tim mạch và các cơ quan hấp thụ thuốc khác của bé đều đang trong quá trình hình thành, phân hoá và phát triển. Các chỉ số của sự tăng trưởng như cân nặng, chiều cao và các hằng số sinh lý ... đều liên tục thay đổi từ sơ sinh cho đến thành niên, sự chuyển hóa và đào thải thuốc đều có những đặc điểm khác biệt so với người lớn.

Sự hấp thụ cũng như sựđào thải thuốc ở trẻ em mang những đặc điểm riêng

• Sự hấp thụ một số thuốc ở dạ dày và ruột phụ thuộc vào độ pH, vào thời gian thuốc lưu lại

ởống tiêu hóa. Trẻ mới sinh chưa tiết acid ở dạ dày, sau 7 ngày mới bắt đầu tiết dịch vị và

đến 3 tuổi mới đạt mức bình thường.

• Ở trẻ em mới sinh, thời gian thuốc lưu dạ dày kéo dài 6 - 8 giờ và phải 2 tháng sau mới đạt mức của người lớn.

• Một số thuốc kháng sinh như Penicilin, Ampicilin có hiệu lực cao với trẻ sơ sinh. Trái lại, một số loại như Barbiturique, Paracetamol thì trẻ em hấp thu chậm hơn.

• Một đặc điểm giải phẫu là ruột trẻ em dài hơn tương đối so với ruột người lớn, dạ dày và thực quản dốc thẳng. Các đặc điểm đó ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc và thức ăn. • Thuốc được chuyển hóa trong cơ thể, sự chuyển hoá được đánh giá bằng sựđào thải qua

gan hoặc qua thận. Thuốc bài tiết qua gan phụ thuộc vào sự chuyển hóa nhờ các enzym và phụ thuộc vào dòng máu qua gan. Cả hai yếu tố này đều khác nhau theo lứa tuổi. Chức năng thận ở trẻ sơ sinh còn chưa được hoàn chỉnh như trẻ lớn hơn và người trưởng thành. Bề mặt tiểu cầu thận trẻ sơ sinh chỉ bằng 25% người lớn và mức độ lọc cầu thận chỉ bằng 5%, do đó việc sử dụng các dung dịch còn chậm. Ống thận trẻ nhỏ còn ngắn nên sự tái hấp thụ các chất còn ít, cần phải điều chỉnh liều lượng và khoảng thời gian giữa các lần dùng thuốc. Một số thuốc kháng sinh phải giảm bớt liều lượng ...

(Nguồn: Theo Viện dinh dưỡng quốc gia) Phụ lục 2

ứ c kh ỏ e tr ẻ em vì t ươ ng lai c ủ a c ộ ng đồ ng

Nóng sốt, ho, hen, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi v.v... đều là những bệnh thông thường cho người lớn lẫn trẻ em. Nhưng trẻ em lại không phải là người lớn thu nhỏ nên không thể máy móc dùng thuốc người lớn chia nhỏ liều để dùng cho trẻ em. Vì thế các bậc làm cha, mẹ cần có những hiểu biết cơ bản về dùng thuốc cho bé để khi cần thiết có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả.

Tập cho bé uống thuốc như thế nào?

Đây là điều quan trọng mà các bà mẹ cần quan tâm vì người mẹ thường là người chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong gia đình. Câu chuyện sau minh chứng điều trên:

Một đêm nọ, người mẹđưa con trong tình trạng nóng sốt vào cấp cứu ở một bệnh viện. Bệnh nhi

được lưu lại để theo dõi. Khi người mẹ cho bé uống thuốc, bé dãy dụa dữ dội cương quyết không chịu uống. Dỗ dành không xong, người mẹđã bóp mũi cho bé nghẹt thở phải há miệng ra thế là viên thuốc giảm sốt được phóng vào miệng bé ...

Chắc chắn kỷ niệm uống thuốc lạnh người trên sẽ ám ảnh bé dài lâu. Phản ứng sợ hãi khi uống, chích thuốc của bé là điều bình thường. Vì thế bậc làm cha mẹ khéo léo là tập dần từng bước để

bé quen với việc uống thuốc, coi đó là điều tự nhiên khi đau ốm hoặc ngay cả khi không đau.

Tốt hơn hết vẫn là

• Bình thường, tập cho bé quen uống thuốc bằng các loại thuốc bổ thông dụng có mùi vị

thơm ngon để bé có ấn tượng uống thuốc không có gì là ghê gớm cả.

• Nếu uống thuốc đắng, nên pha trong nước đường hoặc nước trái cây thơm ngon để giảm bớt sự khó chịu của thuốc.

• Khi bé bệnh, đưa thuốc trị bệnh cho bé uống thản nhiên như mọi ngày vẫn cho bé uống thuốc bổ hoặc uống sirô trái cây vậy.

• Trường hợp uống nhiều loại thuốc, cho uống nhiều lần mỗi lần một thứ thuốc tương đối khó, tốt hơn hết nên tán nhuyễn rồi trộn với nước trái cây (nên chọn những loại trái cây mà bé thường thích) và pha thêm tí nước đá để vị lạnh sẽ làm giảm khó chịu của thuốc. Cũng có thể tán nhuyễn rồi trộn với trái cây bé ưa thích để bé ăn.

Chích thuốc cho bé là điều cần hạn chế trừ khi có chỉđịnh cụ thể của bác sỹ.

Tự dùng thuốc cho bé có được không?

Liều lượng thuốc cho mỗi ngày và thời gian dùng thuốc tùy thuộc tình trạng bệnh và cơ thể (còn gọi là tổng trạng) của bệnh nhi. Dùng thuốc trị bệnh là cả một nghệ thuật tùy thuộc kinh nghiệm lâm sàng của người thầy thuốc. Thế nhưng hiện nay trong xã hội đang diễn ra tình trạng tự ý dùng thuốc khá phổ biến, trong đó dùng liều mạnh dẫn đến nguy hại cho bé hoặc dùng không

đúng liều, đúng thời gian gây “nhờn thuốc” sẽ dẫn đến tình trạng tiền mất, tật mang. Vì thếđể

tránh tình trạng đáng tiếc gây ra, sau đây là những điều người tự ý dùng thuốc cần nhớ:

• Những loại thuốc kháng sinh, nhất là kháng sinh thế hệ mới như Cephalosporin, Fluoroqui- nolon, các thuốc có chứa nội tiết tố nang thượng thận (gọi chung là thuốc corticoid) chỉ nên dùng khi có chỉđịnh rõ ràng của bác sỹ điều trị, không nên nghe “mới”, “hay” rồi tự ý mua dùng cho bé để rồi sau này mắc phải bệnh gọi là “bệnh do thuốc gây ra”.

• Chỉ nên dùng những loại thuốc thông thường đã quen thuộc từ lâu như Paracetamol, Dex- tromethorphan sirô v.v..., nói chung là những thuốc phổ biến, được phép dùng không cần toa.

• Vì đa số mua thuốc lẻ nên thường chỉ là vài viên thuốc rời đựng trong bịch nylon hay bao

Phụ lục 3

Một phần của tài liệu chăm sóc sức khỏe trẻ em vì tương lai của cộng đồng (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)